intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 5: Luật tố tụng dân sự

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 5 cung cấp những kiến thức như khái quát về pháp luật tố tụng dân sự; những quy định chung của pháp luật tố tụng dân sự; các thủ tục tố tụng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 5: Luật tố tụng dân sự

  1. Đ Ạ I H Ọ C Q U Ố C G I A T P. H Ồ C H Í M I N H TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA CHƯƠNG V LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 1
  2. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015. Một số văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. 2
  3. Bộ môn Lý luận chính trị- Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM 3 1. KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG, Vấn đề PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH 1. PHÂN BIỆT VỤ ÁN – Vấn đề 2. VIỆC DÂN SỰ 3
  4. 1.1. KHÁI NIỆM LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ • Là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Luật Tố tụng dân sự là một ngành luật hình thức, quy định về cách thức, trình tự, thủ tục để Toà án và các chủ thể thực hiện hành vi tố tụng nhằm giải quyết các tranh chấp dân sự, các yêu cầu dân sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Nhà nước, cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật. 4
  5. 1.2. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH - Nhóm quan hệ tố tụng phát sinh giữa Toà án nhân dân với các cơ quan tiến hành tố tụng khác. - Nhóm quan hệ tố tụng phát sinh giữa Toà án nhân dân với các bên đương sự. - Nhóm quan hệ tố tụng phát sinh giữa Toà án nhân dân, các cơ quan tiến hành tố tụng khác, đương sự với các chủ thể khác tham gia vào quá trình giải quyết các vụ việc dân sự. 5
  6. 1.3. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH - Mệnh lệnh: một bên quan hệ là TAND - Bình đẳng định đoạt: cho quan hệ giữa các bên cùng là đương sự 6
  7. 1.4. PHÂN BIỆT VỤ ÁN VÀ VIỆC DÂN SỰ 7
  8. Vụ án dân sự Việc dân sự + Có tranh chấp xảy ra. + Không có tranh chấp xảy ra. + Là việc giải quyết tranh chấp; có + Là việc riêng; không có nguyên đơn, nguyên đơn và bị đơn; Tòa án giải bị đơn mà chỉ có người yêu cầu Tòa án quyết trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của giải quyết, từ đó Tòa án công nhận người có quyền và buộc người có quyền và nghĩa vụ cho họ. nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ. + Yêu cầu Tòa án công nhận hoặc + Khởi kiện tại tòa không công nhận một sự kiện pháp lý + Tuyên bằng bản án. phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự. + Tuyên bằng quyết định. 8
  9. 2. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 9
  10. 2.1. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự Nguyên tắc hoà giải trong tố tụng dân sự 10
  11. 2.2. CHỦ THỂ THAM GIA QUAN HỆ TỐ TỤNG DÂN SỰ Cơ quan, người tiến hành tố tụng gồm: • a) Tòa án; • b) Viện kiểm sát. Những người tiến hành tố tụng dân sự gồm có: • a) Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án; • b) Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên. 11
  12. NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG • Đương sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đương sự trong việc dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu. 12
  13. • Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án (gồm cả cơ quan, tổ chức do khởi kiện bảo vệ lợi ích công cộng, Nhà nước). • Bị đơn là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện. • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ. • Những người tham gia tố tụng khác: là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; người làm chứng; người giám định; người đại diện; người phiên dịch. 13
  14. 2.3. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP, YÊU CẦU DÂN SỰ CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN • Gồm các tranh chấp, yêu cầu về: dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh thương mại 14
  15. 2.4. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TRONG TRƯỜNG HỢP CHƯA CÓ ĐIỀU LUẬT ĐỂ ÁP DỤNG Nguyên tắc: Toà án không được từ chối giải quyết vụ việc khi chưa có điều luật điều chỉnh. • Áp dụng tập quán: trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định, đương sự viện dẫn. • Áp dụng tương tự pháp luật: các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán. • Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng. 15
  16. 3. CÁC THỦ TỤC TỐ TỤNG 3.1. Thủ tục sơ thẩm 3.2. Thủ tục phúc thẩm 3.3. Thủ tục đặc biệt 16
  17. 3.1. THỦ TỤC SƠ THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ • Khởi kiện => Thụ lý => Chuẩn bị xét xử sơ thẩm • Hoà giải là bắt buộc (trừ bị cấm hoà giải): + Nếu hoà giải thành => Không xét xử + Không thành => mở phiên toà sơ thẩm • Toà Sơ thẩm: một Thẩm phán và hai Hội thẩm (Phức tạp: 2 TP - 3 HTND) • Phiên toà được mở công khai (trừ bí mật nhà nước hoặc thuần phong mỹ tục hoặc xử kín theo yêu cầu). • Kết quả của phiên toà sơ thẩm được tuyên bằng một bản án và đương sự có quyền kháng cáo, Viện Kiểm sát có quyền kháng nghị. 17
  18. 3.2. THỦ TỤC PHÚC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ • PT  kháng cáo hoặc kháng nghị. • Thời hạn kháng cáo: 15 ngày, có trường hợp kháng cáo quá hạn. • Thời hạn kháng nghị của Viện Kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện Kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày. • Toà án cấp trên trực tiếp của Toà án đã xét xử sơ thẩm vụ án tiến hành chuẩn bị xét xử phúc thẩm trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày thụ lí vụ án. Với Hội đồng gồm ba Thẩm phán, tiến hành mở phiên toà. 18
  19. 3.2. THỦ TỤC PHÚC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ • Toà phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án, sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị (phần khác => không có quyền). • Ví dụ: Ông A kí hợp đồng cho ông B thuê nhà, khi hết hạn hợp đồng ông B không trả nhà cho ông A và còn thiếu ông A số tiền thuê nhà là 30tr. Ông A khởi kiện tại Toà án sơ thẩm yêu cầu trả nhà và trả 30tr. Toà sơ thẩm tuyên ông B không có nghĩa vụ trả nhà và buộc ông B trả ông A 20tr tiền thuê nhà. Sau đó ông B không kháng cáo yêu cầu Toà án buộc ông B phải trả nhà. Trong trường hợp này, Toà án cấp phúc thẩm chỉ xét xử lại nội dung ông B có phải trả nhà cho ông A hay không vì đây là nội dung bị kháng cáo, còn vấn đề tiền thuê nhà không được xử lại. 19
  20. 3.3. THỦ TỤC TỐ TỤNG ĐẶC BIỆT Thủ tục giám đốc thẩm Thủ tục tái thẩm Thủ tục xét lại quyết định của HĐTP TANDTC 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2