Bài giảng Pháp luật về Thuế và kế toán thuế: Chương 4 - TS. Đào Nhật Minh
lượt xem 8
download
Bài giảng Pháp luật về Thuế và kế toán thuế: Chương 4 Thuế và kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp, cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Những vấn đề cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp; Hướng dẫn kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp; Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Pháp luật về Thuế và kế toán thuế: Chương 4 - TS. Đào Nhật Minh
- CHƯƠNG IV THUẾ VÀ KẾ TOÁN THUẾ TNDN 1. Những vấn đề cơ bản về thuế TNDN 2. Hướng dẫn kê khai thuế TNDN 3. Kế toán thuế TNDN 490
- Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế TNDN 1. Khái niệm • Thuế TNDN là một loại thuế trực thu đánh vào thu nhập chịu thuế của các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế • ( Thu nhập của các cá nhân kinh doanh từ 1/1/2009 chịu sự điều chỉnh của Luật thuế TNCN) 491
- Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế TNDN 2. Đặc điểm thuế TNDN - Thuế TNDN là một loại thuế trực thu. Tính chất trực thu của loại thuế này được biểu hiện ở sự đồng nhất giữa đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế. - Thuế TNDN đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, mức động viên vào ngân sách nhà nước đối với loại thuế này phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 492
- Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế TNDN 3. Vai trò của thuế TNDN 1. Thuế TNDN là khoản thu quan trọng của NSNN: thuế TNDN trong tổng số thu Ngân sách Nhà nước do ngành thuế quản lý (trừ dầu thô) năm 2006 là 13%; năm 2007 là 12,8%; năm 2008 là 15,9;% năm 2009 là 14,5%; năm 2010 là 17,1 %, năm 2019 chiếm khoảng 17,4% (theo dự toán ngân sách nhà nước năm 2019). 2. Thuế TNDN là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế 3. Thuế TNDN là một công cụ của Nhà nước thực hiện chính sách công bằng xã hội 493
- NỘI DUNG THUẾ TNDN 1. Người nộp thuế 2. Thu nhập chịu thuế 3. Thu nhập miễn thuế 4. Kỳ tính thuế 5. Xác định thu nhập tính thuế: DT, CP được trừ, không được trừ 6. Thu nhập khác 7. Thuế suất. 8. Phương pháp tính thuế 9. Nơi nộp thuế 10. Ưu đãi thuế TNDN 11. Xác định lỗ và chuyển lỗ 12. Trích lập Quĩ phát triển Khoa học và Công nghệ 494
- Người nộp thuế Người nộp thuế TNDN là các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế, bao gồm: a) Doanh nghiệp (DN) được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; b) Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế trong tất cả các lĩnh vực; c) Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã; d) Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam; đ) Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập chịu thuế 495
- Người nộp thuế Tổ chức nước ngoài sản xuất kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo TT 103/2014/TT - BTC 496
- Phương pháp tính thuế 1. Số thuế TNDN phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất. Thuế TNDN phải nộp= Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN • Trường hợp DN nếu có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì: Thuế TNDN phải nộp= (Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN) x Thuế suất thuế TNDN 497
- Phương pháp tính thuế ➢Trường hợp có thu nhập từ đầu tư ra nước ngoài Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài chuyển phần thu nhập sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước ngoài của doanh nghiệp về Việt Nam đối với các nước đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì thực hiện theo quy định của Hiệp định; đối với các nước chưa ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp ở các nước mà doanh nghiệp đầu tư chuyển về có mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn thì thu phần chênh lệch so với số thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam. 498
- Phương pháp tính thuế Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài có thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại nước ngoài, thực hiện kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của Việt Nam, kể cả trường hợp doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập theo quy định của nước doanh nghiệp đầu tư. Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp để tính và kê khai thuế đối với các khoản thu nhập từ nước ngoài từ ngày 01/01/2016 là 20%, không áp dụng mức thuế suất ưu đãi (nếu có) mà doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đang được hưởng theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. 499
- Phương pháp tính thuế Trường hợp khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài đã chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc một loại thuế có bản chất tương tự như thuế thu nhập doanh nghiệp) ở nước ngoài, khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài hoặc đã được đối tác nước tiếp nhận đầu tư trả thay (kể cả thuế đối với tiền lãi cổ phần), nhưng số thuế được trừ không vượt quá số thuế thu nhập tính theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam. Số thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài được miễn, giảm đối với phần lợi nhuận được hưởng từ dự án đầu tư ở nước ngoài theo luật pháp của nước doanh nghiệp đầu tư cũng được trừ khi xác định số thuế thu nhập 500 doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam.
- Phương pháp tính thuế Trường hợp doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài có chuyển phần thu nhập về nước mà không thực hiện kê khai, nộp thuế đối với phần thu nhập chuyển về nước thì cơ quan thuế thực hiện ấn định thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước ngoài theo quy định của Luật Quản lý thuế. 501
- Phương pháp tính thuế Hồ sơ đính kèm khi kê khai và nộp thuế của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đối với khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài bao gồm: + Bản chụp Tờ khai thuế thu nhập ở nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế; + Bản chụp chứng từ nộp thuế ở nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế hoặc bản gốc xác nhận của cơ quan thuế nước ngoài về số thuế đã nộp hoặc bản chụp chứng từ có giá trị tương đương có xác nhận của người nộp thuế. 502
- Phương pháp tính thuế Khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài được kê khai vào quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm có chuyển phần thu nhập về nước theo quy định của pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Khoản thu nhập (lãi),khoản lỗ phát sinh từ dự án đầu tư ở nước ngoài không được trừ vào số lỗ, số thu nhập (lãi) phát sinh trong nước của doanh nghiệp khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. (Theo TT 96/2015/ TT – BTC) 503
- Phương pháp tính thuế 2. Đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác không phải là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp mà các đơn vị này xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ, cụ thể như sau: + Đối với dịch vụ (bao gồm cả lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay): 5%. • Riêng hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật: 2%. + Đối với kinh doanh hàng hóa: 1%. + Đối với hoạt động khác: 2%. 504
- Phương pháp tính thuế Ví dụ: Đại học Quy Nhơn có phát sinh hoạt động cho thuê nhà làm nhà ăn cho sinh viên, doanh thu cho thuê nhà 1 năm là 100 triệu đồng. Như vậy, Số thuế TNDN phải nộp của Đại học Quy Nhơn là bao nhiêu? 505
- Kỳ tính thuế . Kỳ tính thuế TNDN được xác định theo năm dương lịch hoặc năm tài chính, trừ trường hợp theo từng lần phát sinh. Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên của DN mới thành lập kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận ĐKKD và kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với DN chuyển đổi loại hình DN, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản có thời gian ngắn hơn 03 tháng thì được cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo (đối với DN mới thành lập) hoặc kỳ tính thuế năm trước đó (đối với DN chuyển đổi loại hình DN, hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản..,) để hình thành một kỳ tính thuế TNDN. Kỳ tính thuế TNDN năm đầu tiên hoặc kỳ tính thuế TNDN năm cuối cùng không vượt quá 15 tháng. 506
- Kỳ tính thuế Trường hợp doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế TNDN (bao gồm cả chuyển đổi kỳ tính thuế từ năm dương lịch sang năm tài chính hoặc ngược lại) thì kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp của năm chuyển đổi không vượt quá 12 tháng. Doanh nghiệp đang trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp mà có thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế thì doanh nghiệp được lựa chọn: Ưu đãi trong năm chuyển đổi kỳ tính thuế hoặc nộp thuế theo mức thuế suất phổ thông của năm chuyển đổi kỳ tính thuế và hưởng ưu đãi thuế sang năm tiếp theo. 507
- Kỳ tính thuế Ví dụ: Doanh nghiệp A kỳ tính thuế TNDN năm 2015 áp dụng theo năm dương lịch, nhưng đầu năm 2016 lựa chọn chuyển đổi sang năm tài chính từ ngày 01/4 năm này sang ngày 31/03 năm sau, thì kỳ tính thuế TNDN năm chuyển đổi được tính từ ngày 01/01/2016 đến hết ngày 31/03/2016, kỳ tính thuế TNDN năm tài chính tiếp theo được tính từ ngày 01/04/2016 đến hết ngày 31/03/2017. 508
- Đồng tiền sử dụng DN có doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế bằng ngoại tệ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam 509
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
PHÁP LUẬT VỀ THUẾ VÀ BÁO CÁO THUẾ Giảng viên: Tiến Sĩ Phan Hiển Minh
213 p | 241 | 81
-
Bài giảng Nội dung cơ bản về pháp luật thuế hiện hành ở Việt Nam - PGS.TS. Lê Xuân Trường
134 p | 108 | 20
-
Bài giảng Thuế nhà nước: Chương 1 - ThS. Hoàng T.Ngọc Nghiêm
20 p | 127 | 18
-
Bài giảng môn Kế toán thuế và lập báo cáo thuế: Chương 3 - Nguyễn Thị Ngọc Điệp
30 p | 133 | 16
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng nâng cao - Chương 7: Kế toán thuế GTGT
6 p | 91 | 11
-
Bài giảng Tổng quan về thuế: Bài 2 - TS. Vũ Duy Nguyên
44 p | 55 | 9
-
Bài giảng Thuế: Chương 2 - TS. Nguyễn Văn Nhơn
24 p | 112 | 9
-
Bài giảng Chuyên đề: Lệ phí trước bạ - Bùi Đức Hiền
41 p | 82 | 8
-
Bài giảng Thuế: Chương 10 - TS. Nguyễn Văn Nhơn
24 p | 120 | 8
-
Bài giảng Pháp luật về Thuế và kế toán thuế: Chương 2.2 - TS. Đào Nhật Minh
187 p | 20 | 7
-
Bài giảng Pháp luật về Thuế và kế toán thuế: Khai thuế giá trị gia tăng
46 p | 13 | 7
-
Bài giảng Pháp luật về Thuế và kế toán thuế: Chương 5 - TS. Đào Nhật Minh
129 p | 10 | 7
-
Bài giảng Pháp luật về Thuế và kế toán thuế: Chương 3 - TS. Đào Nhật Minh
67 p | 15 | 7
-
Bài giảng Pháp luật về Thuế và kế toán thuế: Chương 2.1 - TS. Đào Nhật Minh
41 p | 11 | 7
-
Bài giảng Pháp luật về Thuế và kế toán thuế: Chương 1 - TS. Đào Nhật Minh
67 p | 15 | 6
-
Bài giảng Thuế: Chương 1 - ThS. Nguyễn Thị Hoàng Oanh
28 p | 7 | 4
-
Bài giảng Pháp luật tài chính và ngân hàng - Chương 3: Pháp luật về thuế
68 p | 26 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn