Bài giảng: Quản lý môi trường biển (Hoàng Trung Du)
lượt xem 75
download
Với khoảng 3.260 km đường bờ biển, hơn 1 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế biển, 29/65 tỉnh, thành phố tiếp giáp với biển và là nơi sinh sống của 30% dân số cả nước, Vùng ven biển Việt Nam đang giữ một vị trí chiến lược trọng yếu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng và môi trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng: Quản lý môi trường biển (Hoàng Trung Du)
- Môn học: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG BIỂN HOÀNG TRUNG DU Viện Hải Dương Học – Nha Trang Email: h_trungdu@hotmail.com
- NHẬP MÔN Với khoảng 3.260 km đường bờ biển, hơn 1 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế biển, 29/65 tỉnh, thành phố tiếp giáp với biển và là n ơi sinh sống của 30% dân số cả nước, Vùng ven biển Việt Nam đang giữ một vị trí chiến lược trọng yếu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, chính tr ị, an ninh quốc phòng và môi trường Vai trò kinh tế biển và các đại dương đối với phát triển xã hội ngày càng lớn, Sử dụng một cách triệt để mọi nguồn lợi biển, không tính đến giới hạn sinh thái của chúng.
- Và các tổ hợp kinh tế vùng ven biển đã dẫn đến sự xáo trộn toàn bộ những đặc trưng hóa lý, sinh thái; Phá vỡ các mối quan hệ trong chu trình vận động vật chất và năng lượng, làm ô nhiễm suy thoái môi trường Để ngăn ngừa ô nhiễm và quản lý môi trường biển cần coi việc sử dụng hợp lý và bảo vệ môi trường biển là một vấn đề ưu tiên.
- Trong đó mục tiêu bảo vệ các hệ sinh thái và bảo tồn tính đa dạng sinh học biển là trọng tâm. Để đạt được điều đó cần tiến hành các chương trình quản lý tổng hợp vùng ven biển trong mối quan hệ với quản lý các lưu vực lân cận. Một chương trình như vậy cần phải được xây dựng trên cơ sở khoa học, phù hợp với bản chất tự nhiên và đặc thù tài nguyên của từng khu vực, Cũng như phải lôi cuốn được các cấp chính quyền địa phương và các ngành cùng tham gia thực hiện, kể cả cộng đồng nhân dân ven biển
- MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC Sẽ tập trung giới thiệu ngắn ngọn các vấn đề mấu chốt cần nắm vững trong quá trình nghiên cứu về quản lý môi trường biển. Bao gồm: Các khái niệm cơ bản được sử dụng trong môi trường bi ển Những mối đe dọa đối với sinh thái môi trường biển Những vấn đề cần thiết trong quản lý tài nguyên và b ảo v ệ môi trường biển Bên cạnh việc tập trung đi sâu vào các vấn đề chủ yếu liên quan tới nguồn lợi, tài nguyên và môi trường biển theo luận điểm về sinh thái kinh tế học hải dương. Tài liệu còn cung cấp một số cách tư duy liên quan đến vấn đề quản lý môi trường biển hiện nay.
- NỘI DUNG Giới thiệu một số khái niệm trong quản lý môi trường biển Tăng cường khả năng hiểu biết về các hệ sinh thái trong vùng biển Việt Nam Xem xét những mối tác động tới môi trường biển Vấn đề quản lý tài nguyên và môi trường biển
- CHƯƠNG I MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG BIỂN
- 1.Biển và Đới bờ biển Đại dương là phần nước mặn bao quanh các lục địa. Biển là phần đại dương ven các lục địa. Theo khái niệm pháp lý: Phần lớn diện tích vùng biển (vùng biển qu ốc t ế) là của chung thế giới; Một phần biển ven bờ do các quốc gia quản lý theo công ước quốc tế (1958) hay còn gọi là lãnh hải (không vượt quá 12 h ải lý), Vùng tiếp giáp lãnh hải (là vùng rộng nh ất định-không v ượt quá 24 hải lý kể từ đường cơ sở để tính chiều rộng của lãnh hải) nối liền lãnh hải với bên ngoài lãnh hải là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý th ường được các nước lập ra thông qua pháp luật của nước mình
- Đới bờ biển là vùng chuyển tiếp giữa lục địa và biển. Đới bờ biển có bản chất khác hẳn các vùng biển và lục địa lân cận. Đới bờ biển là một hệ cân bằng động, Hệ bờ biển tại đây luôn xảy ra các quá trình t ương tác Biển - Lục địa, với dải lục địa ven biển được giới hạn từ đường bờ biển về phía lục địa cho đến phạm vi ảnh hưởng của thủy triều. Ngoài ra còn một cách nói khác đó là “vùng ven bờ” thường được hiểu như là nơi tương tác giữa đất và biển, bao gồm các môi trường ven bờ cũng như vùng nước kế cận. Đây là hệ chuyển tiếp có chứa rất nhiều h ệ sinh thái tự nhiên như: cửa sông, đầm phá, vũng vịnh, các dải ven biển, đất ngập nước và vùng triều, … Các hệ sinh thái này có bản ch ất t ự nhiên, có giá tr ị tài nguyên môi trường khác nhau
- Ngoài việc xác định đới bờ biển thuần túy theo khái niệm địa lý sinh thái, còn được phân chia theo quản lý hành chính, và quy hoạch phát triển từng vùng. Các thành phần của nó bao gồm các vùng châu thổ, vùng đồng bằng ven biển, các vùng đất ngập nước, các bãi biển và cồn cát, các rạn san hô, các vùng rừng ngập mặn, đầm phá, và các đặc trưng ven bờ khác. Khái niệm vùng ven bờ thường được xác định một cách tùy tiện, hơi khác nhau giữa các quốc gia và thường dựa vào giới hạn pháp lý và ranh giới hành chánh
- Theo IUCN (1986), vùng ven bờ được định nghĩa như sau: “là vùng ở đó đất và biển tương tác với nhau, trong đó ranh giới về đất liền được xác định bởi giới hạn các ảnh hưởng của biển đến đất và ranh giới về biển được xác định bởi giới hạn các ảnh hưởng của đất và nước ngọt đến biển”
- Tuy nhiên, trong môi trường biển rất hiếm có một ranh giới địa lý rõ ràng, cố định phân chia các quần xã và các quá trình sinh học. Thứ nhất, pháp luật quốc gia liên quan tới giải quyết vấn đề này, nếu nó tồn tại, thường không rõ ràng trong việc đưa ra những định nghĩa và tiêu chí biên giới vùng ven bờ một cách chính xác. Thứ hai, thường các ranh giới được xác đ ịnh theo qui định của hành chính không đồng nhất với ranh giới của hệ sinh thái. Thứ ba, việc quản lý các vùng ven bờ xuyên qu ốc gia thường rất khó khăn do nó liên quan tới lợi ích từng quốc gia.
- Do vậy, định nghĩa vùng ven bờ phải phản ảnh các tiếp cận tổng hợp bao gồm: Vùng ven bờ được quản lý là một hệ tổng hợp về tài nguyên và sử dụng tài nguyên; và Chức năng quản lý phối hợp giữa các tổ chức khác nhau liên quan đến qui hoạch và thực thi
- Để định nghĩa về vùng ven bờ tiếp tục được chu ẩn bị kỹ lưỡng và cập nhật trong các dự án của các quốc gia, các yếu tố sau đây cần phải được tính đến: Phạm vi phần đất bên trong vùng ven bờ ph ải được thoả thuận cũng như phần nước thu ộc lãnh thổ quản lý. Định nghĩa vùng ven bờ phải xuất phát từ các đặc điểm tự nhiên (địa mạo) và chức năng sinh thái. Xác định ranh giới hành chính dựa vào pháp lu ật quốc gia, các vùng đặc trưng và các qui hoạch chi tiết. Sử dụng các kỹ thuật bản đồ để phác họa ranh giới đường bờ và đường vùng ven bờ trên các bản đồ
- 2. Khái niệm về Quản lý tổng hợp vùng bờ (QLTHVB)
- QLTHVB được định nghĩa như sau: “QLTHVB bao gồm việc đánh giá toàn diện, đặt ra các mục tiêu, quy hoạch và quản lý các hệ thống tài nguyên ven biển, có xét đến các yếu tố lịch sử, văn hóa và truyền thống, và các lợi ích trong mâu thuẫn sử dụng; là quá trình liên tục tiến triển nhằm đạt được sự phát triển bền vững”
- Mặc dù có rất nhiều định nghĩa khác nhau về QLTHVB nhưng sự khác nhau giữa chúng là rất ít. Hầu hết các định nghĩa đều thừa nhận rằng QLTHVB là một quy trình có tính liên tục, tính tiên phong trong thực hiện và có khả năng thích nghi cao nh ằm qu ản lý nguồn tài nguyên cho sự phát triển bền vững vùng ven bờ QLTHVB không thay thế cho các kế hoạch và quản lý của từng ngành. Đúng hơn là nó tập trung vào sự liên kết giữa hoạt động của các ngành, củng cố và điều hòa quản lý ngành để đạt được mục tiêu một cách bền vững và đầy đủ.
- Có rất nhiều dạng của quản lý tổng hợp, theo Net Coast, 2001, có thể phân biệt các dạng sau: Tổng hợp giữa các chính quyền Tổng hợp giữa các lĩnh vực Tổng hợp giữa các tổ chức phi chính phủ và tổ chức chính phủ Tổng hợp giữa khoa học và quản lý Tổng hợp quốc tế Tổng hợp theo không gian Tổng hợp theo chiều dọc hay chiều ngang
- Từ các thảo luận trên, có thể thấy là có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý tổng hợp vùng ven bờ. Tuy vậy, rõ ràng là một chương trình quản lý vùng bờ miêu tả một số dạng hợp tác giữa các cơ quan hoặc tổ chức khác nhau để cố gắng giải quyết những mâu thuẩn có khả năng sinh ra Không có một cơ chế nào phù hợp cho tất cả, do sự thành công của việc thực thi QLTHVB phụ thuộc vào các điều kiện địa phương, kinh nghiệm, đặc điểm của hệ sinh thái, áp lực phát triển cũng như vào các khung chính sách, pháp lý khu vực và quốc gia, cùng nhiều yếu tố khác nữa
- Điều đó có nghĩa rằng mỗi một vùng cần có một phương pháp tiếp cận của chính mình. Không có một khuôn mẫu chung đối với tất cả các vùng khác nhau. QLTHVB cần một số nhân tố quan trọng: Đạt được sự thống nhất và hợp tác giữa các ban ngành chính phủ tại mọi cấp độ khác nhau; Đảm bảo sự ủng hộ của các thể chế chính trị cho việc thực thi dự án; Đảm bảo sự tham gia và tham vấn đầy đủ của cộng đồng và các chủ thể địa phương; Đạt được sự nhất trí trong việc quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên ven bờ; Đinh hướng các phương pháp quản lý có tính linh hoạt và thích ứng khi các điều kiện thay đổi; Làm cho quy trình QLTHVB phù hợp với thể chế, tổ chức và môi trường xã hội của quốc gia và khu vực.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản lý môi trường ( TS Đinh Thị Hải Vân) - Chương 3
80 p | 375 | 90
-
Bài giảng Quản lý môi trường: Chương 4
98 p | 273 | 81
-
Bài giảng Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp - ThS. Nguyễn Thị Ngọc Anh
44 p | 233 | 54
-
Bài giảng Quản lý môi trường: Chương 3
67 p | 177 | 52
-
Bài giảng Quản lý môi trường: Chương 2
89 p | 217 | 50
-
Bài giảng Quản lý môi trường: Chương 1
25 p | 191 | 49
-
Bài giảng Quản lý môi trường: Chương 5
67 p | 189 | 40
-
Bài giảng Quản lý môi trường - ĐH Lâm nghiệp
159 p | 109 | 15
-
Bài giảng Quản lý môi trường đô thị - Nguyễn Đức Quảng
164 p | 50 | 5
-
Bài giảng Quản lý môi trường: Chương 6 - ThS. Trương Thị Diệu Hiền
17 p | 17 | 5
-
Bài giảng Quản lý môi trường: Chương 2 - ThS. Trương Thị Diệu Hiền
65 p | 10 | 5
-
Bài giảng Quản lý môi trường: Chương 4 - ThS. Trương Thị Diệu Hiền
8 p | 11 | 4
-
Bài giảng Quản lý môi trường: Chương 1 - ThS. Trương Thị Diệu Hiền
18 p | 18 | 4
-
Bài giảng Quản lý môi trường: Chương 1 - Nguyễn Viết Thành
16 p | 7 | 1
-
Bài giảng Quản lý môi trường: Chương 2 - Nguyễn Viết Thành
39 p | 2 | 1
-
Bài giảng Quản lý môi trường: Chương 3 - Nguyễn Viết Thành
20 p | 4 | 1
-
Bài giảng Quản lý môi trường: Chương 4 - Nguyễn Viết Thành
7 p | 5 | 1
-
Bài giảng Quản lý môi trường: Chương 5 - Nguyễn Viết Thành
4 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn