intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại: Chương 3

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:153

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại: Chương 3 Quản trị nguồn vốn – tài sản của ngân hàng thương mại, được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên hiểu được vai trò quan trọng của vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại; Vận dụng kỹ năng quản trị các nguồn vốn của ngân hàng thương mại; Nắm được các tài sản của ngân hàng thương mại; Vận dụng tốt các phương pháp quản trị ngân hàng thương mại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại: Chương 3

  1. Chương 3 QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN – TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
  2.  Mục tiêu:  - Hiểu được vai trò quan trọng của vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM  - Vận dụng kỹ năng quản trị các nguồn vốn của NHTM  - Nắm được các tài sản của NNHTM  - Vận dụng tốt các phương pháp quản trị NHTM  Nội dung:  - Tổng quan về nguồn vốn của NHTM  - Quản trị nguồn vốn của NHTM  - Tổng quan về tài sản của NHTM  - Quản trị tài sản của NHTM
  3. 3.1. TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3.1.1. Khái niệm  Ngân hàng thương mại là tổ chức tài chính trung gian, kinh doanh tiền tệ dựa vào nguồn vốn vay mượn. Để có nguồn vốn kinh doanh, các ngân hàng thương mại bán các quyền sử dụng vốn tiền gửi cho các cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.  Nếu xét ở góc độ chi phí, nghiệp vụ vay mượn vốn kinh doanh làm phát sinh, chi phí lớn nhất trong số các khoản mục chi phí hoạt động của ngân hàng và do đó cũng ảnh hưởng sâu sắc đến thu nhập ròng của ngân hàng. => Quản trị nguồn vốn nhằm đảm bảo ngân hàng luôn có đủ nguồn vốn duy trì và phát triển các hoạt động kinh doanh ở mức độ chi phí có thể đem lại lợi nhuận tối ưu cho ngân hàng có tầm quan trọng đặc biệt trong toàn bộ quá trình quản trị tài chính ngân hàng..
  4. 3.1.2. Vai trò của nguồn vốn ngân hàng - Đối với doanh nghiệp và dân cư: là cơ sở để cung cấp tín dụng cho các hoạt động của các đối tượng này. - Đối với bản thân ngân hàng: quyết định quy mô của ngân hàng, góp phần quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. - Đối với nền kinh tế: thông qua hoạt động cungc ấp tín dụng cho doanh nghiệp và dân cư, nguồn vốn NHTM góp phấn vào việc thực hiện các chính sách tài chính, tiền tệ của nhà nước, góp phần chống lạm phát và sử dụng vốn có hiệu quả trong nền kinh tế.
  5. 3.1.3. Các thành phần của nguồn vốn 3.1.3.1. Vốn chủ sở hữu (vốn tự có) 3.1.3.2. Vốn huy động 3.1.3.3. Vốn bổ sung khác
  6. -Ngày 20/11/2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đây là văn bản pháp lý tạo lập khuôn khổ pháp lý mới điều chỉnh toàn diện về giới hạn, hạn chế, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng. -Thông tư 36 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/02/2015 -Thông tư 36 đã bổ sung hoạt động đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp cũng được coi là hoạt động cấp tín dụng. Đồng thời, tổng mức dư nợ cấp tín dụng (khái niệm được dùng để tính giới hạn cấp tín dụng) đã được mở rộng bao gồm cả đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, số dư bảo lãnh và các khoản ủy thác cho TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác cấp tín dụng.
  7. Mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng (Ban hành kèm theo Nghị định số 10/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2011 Mức vốn pháp định áp dụng cho của STT Chính phủ) Loại hình tổ chức tín dụng đến năm 2011 I Ngân hàng 1 Ngân hàng thương mại a Ngân hàng thương mại Nhà nước 3.000 tỷ đồng b Ngân hàng thương mại cổ phần 3.000 tỷ đồng c Ngân hàng liên doanh 3.000 tỷ đồng d Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 3.000 tỷ đồng đ Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài 15 triệu USD 2 Ngân hàng chính sách 5.000 tỷ đồng 3 Ngân hàng đầu tư 3.000 tỷ đồng 4 Ngân hàng phát triển 5.000 tỷ đồng 5 Ngân hàng hợp tác 3.000 tỷ đồng 6 Quỹ tín dụng nhân dân a Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương 3.000 tỷ đồng b Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 0,1 tỷ đồng
  8. 3.1.3.1. Vốn chủ sở hữu (vốn tự có) (= 5-10%)  Khái niệm: Vốn chủ sở hữu (VCSH) hay còn gọi là vốn tự có là số vốn thuộc quyền sở hữu của NHTM.  Đóng góp chủ yếu bởi những người chủ ngân hàng (cổ đông) + tạo ra trong quá trình kinh doanh dưới dạng lợi nhuận giữ lại.  Vốn chủ sở hữu là phần còn lại của tổng tài sản sau khi đã loại trừ tổng nợ phải trả ( VCSH = Tổng tài sản – Tổng nợ phải trả)  Vốn Chủ Sở Hữu = Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2  Vốn cấp 1 (vốn cơ bản) được xem là sức mạnh và tiềm lực thực sự của ngân hàng ;  Vốn cấp 2 (vốn bổ sung) được giới hạn tối đa bằng 100% vốn cấp 1.
  9. 3.1.3.1. Vốn chủ sở hữu (vốn tự có) Vốn cấp 1: (Vốn tự có cơ bản -Core Capital)  Vốn điều lệ (Vốn đã được ngân sách cấp, vốn cổ phần thường đã đóng góp của cổ đông, do pháp luật qui định) -Không được dùng vốn điều lệ để chia lợi tức, lập quỹ phúc lợi khen thưởng.  Các quỹ dự trữ: +Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ (5% lợi nhuận sau thuế, không vượt quá vốn điều lệ) +Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ (10% lợi nhuận sau thuế, không vượt quá 25% vốn điều lệ)  Lợi nhuận không chia 15  Thặng dư vốn cổ phần (chênh lệch giữa thị giá & mệnh giá của cổ phiếu)
  10. Các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1 1.Lợi thế thương mại 2. Khoản lỗ kinh doanh 3. Các khoản góp vốn mua cổ phần của các tổ chức tín dụng khác 4. Các khoản góp vốn cổ phần của các công ty con
  11. Vốn cấp 2:(Vốn bổ sung – Supplymentary capital) = max 100% vốn cấp 1 a. 50% số dư có tài khoản đánh giá lại TSCĐ b. 40% số dư có tài khoản đánh giá lại TSTC c. Quỹ dự phòng chung= max 1,25% tổng TS Có rủi ro (trích 0,75% trên dư nợ từ nhóm 1 đến 4) d. Trái phiếu chuyển đổi do TCTD phát hành phải thỏa mãn các điều kiện: + Có kỳ hạn ban đầu >= 5 năm trước khi chuyển đổi thành cổ phiếu thường + Không được đảm bảo bằng tài sản tài chính của chính TCTD + TCTD không được mua lại trên thị trường thứ cấp e. Các công cụ nợ khác: Phải thỏa mãn các điều kiện như TP chuyển đổi nói trên 17
  12. 4. Quản trị vốn chủ sở hữu -Là cơ sở để thu hút tiền gửi -Điều chỉnh hoạt động đầu tư & hoạt động tín dụng  Quản trị VCSH:  Thực chất là xác định quy mô và cấu trúc sao cho phù hợp với yêu cầu kinh doanh, quy định của pháp luật.  Nhằm tìm kiếm các biện pháp tăng VCSH 18
  13. Basel I  Mục đích của Basel I: Củng cố sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng quốc tế;  Thiết lập một hệ thống ngân hàng quốc tế thống nhất, bình đẳng nhằm giảm cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng quốc tế.  Basel I đưa ra trọng số rủi ro gồm 4 mức: quốc gia 0%; ngân hàng 20%; doanh nghiệp 100%... Trọng số rủi ro không phản ánh độ nhạy cảm rủi ro trong mỗi loại này
  14. Tiêu chuẩn của Basel I:  Vốn cấp 1, cấp 2 và cấp 3  Vốn cấp 1 là lượng vốn dự trữ sẵn có và các nguồn dự phòng được công bố, như là khoản dự phòng cho các khoản vay, bao gồm: Vốn chủ sở hữu vĩnh viễn; Dự trữ công bố (Lợi nhuận giữ lại); Lợi ích thiểu số (minority interest) tại các công ty con, có hợp nhất báo cáo tài chính; Lợi thế kinh doanh (goodwill).  Vốn cấp 2 (Vốn bổ sung) gồm: Lợi nhuận giữ lại không công bố; Dự phòng đánh giá lại tài sản; Dự phòng chung/dự phòng thất thu nợ chung; Công cụ vốn hỗn hợp; Vay với thời hạn ưu đãi; Đầu tư vào các công ty con tài chính và các tổ chức tài chính khác.  Vốn Cấp 3 (Dành cho rủi ro thị trường) = Vay ngắn hạn
  15. Basel II:  Mục tiêu của Basel II: Nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế; Tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động trên bình diện quốc tế; Đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực quản lý rủi ro.
  16. Basel II:  Vốn tối thiểu vẫn là 8% của tài sản có rủi ro.  Trọng số rủi ro sẽ phụ thuộc vào xếp hạng tín dụng của từng khách hàng.  Chứng khoán sẽ được xem xét khi tính toán mức vốn yêu cầu.  Càng nhiều phương pháp phức tạp thì càng ít vốn an toàn.  Vốn phải bù đắp cho tất cả các loại rủi ro kể cả rủi ro hoạt động.  Hiệp ước vốn mới nhạy cảm hơn với rủi ro và quản lý rủi ro tốt hơn.  Hiệp ước mới bắt đầu có hiệu lực từ 31-12-2006.
  17. Basel II:  Theo Basel II CAR vẫn quy định >= 8% nhưng gắn chặt với mức độ rủi ro của tài sản của ngân hàng, do đó tương đương >= 12%, trong đó VTC cấp 1/Tổng TS Có rủi ro >=8%
  18. 3.1.3.2. Vốn huy động Vốn bổ sung khác: +Vay từ các TCTD và NHNN +Vốn trong thanh toán Phát hành giấy VỐN HUY +Vốn ủy thác đầu tư tờ có giá ĐỘNG Nhận tiền gửi
  19. A.Vốn huy động từ tiền gửi -Nguồn vốn chủ yếu của Ngân hàng thương mại, chiếm tỷ II. CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTM trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn 1 3 2 Tiền gửi Tiền gửi Tiền gửi không kỳ có kỳ hạn tiết kiệm hạn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2