Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại: Chương 4
lượt xem 3
download
Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại: Chương 4 Quản trị dự trữ và thanh khoản của ngân hàng, được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên hiểu được vai trò của dự trữ và xác định nhu cầu dự trữ; Phân tích được mối quan hệ giữa dự trữ và khả năng thanh khoản của ngân hàng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại: Chương 4
- CHƯƠNG 4 QUẢN TRỊ DỰ TRỮ VÀ THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG
- Mục tiêu: - Hiểu được vai trò của dự trữ và xác định nhu cầu dự trữ - Phân tích được mối quan hệ giữa dự trữ và khả năng thanh khoản của NH Nội dung: - Dự trữ của NHTM và quản trị dự trữ - Thanh khoản và quản trị thanh khoản
- 4.1. QUẢN TRỊ DỰ TRỮ CỦA NHTM 4.1.1. Quản trị dự trữ Dự trữ: là tiền của NH được giữ tại NH hoặc được duy trì ở TK tiền gửi của NH tại NHTW & các TCTD khác để đáp ứng các yêu cầu trong thanh toán, chi trả, rút tiền & xin vay mới theo các yêu cầu tín dụng hợp lệ. Mục đích: nhằm đảm bảo khả năng thanh toán toàn bộ các khoản nợ phát sinh, toàn bộ các khoản chi trả, chi tiêu và cho vay thường xuyên của ngân hàng, tránh tình trạng dự trữ quá ít hoặc quá nhiều.
- Tính thanh khoản: Khả năng chuyển đổi TS ra thanh tiền Thời gian & chi phí chuyển đổi TS ra thành tiền càng cao thì tính thanh khoản của TS càng thấp & ngược lại. Tính thanh khoản của NH: là khả năng đáp ứng các yêu cầu trong thanh toán, chi trả, rút tiền & xin vay mới của KH theo những yêu cầu về tín dụng hợp lệ.
- Tỷ lệ về khả năng chi trả (chương 3) (i) Tỷ lệ dự trữ thanh khoản: TCCD, chi nhánh NHNN phải nắm giữ những tài sản có tính thanh khoản cao để dự trữ đáp ứng các nhu cầu chi trả đến hạn và phát sinh ngoài dự kiến. Tỷ lệ dự trữ Tài sản có tính thanh khoản cao x 100% thanh khoản = Tổng Nợ phải trả Tổng Nợ phải trả: là khoản mục Tổng Nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán. -tỷ lệ dự trữ thanh khoản: Ngân hàng thương mại 10%;
- (ii) Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày: Tỷ lệ khả năng chi trả Tài sản có tính thanh khoản cao x 100% trong 30 ngày (%) = Dòng tiền ra ròng trong 30 ngày tiếp theo
- *Tổ chức tín dụng phải duy trì tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày đối với đồng Việt Nam như sau: - Ngân hàng thương mại: 50%; * Tổ chức tín dụng phải duy trì tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày đối với ngoại tệ như sau: - Ngân hàng thương mại: 10%;
- 4.1.2. Các hình thức dự trữ của NHTM 4.1.2.1. Căn cứ vào yêu cầu dự trữ: dự trữ pháp định và dự trữ thặng dư Số tiền dự trữ bắt buộc trong kỳ = số dư tiền gửi bình quân ngày (của kỳ này hoặc kỳ trước ) x tỷ lệ dự trữ bắt buộc Trong đó: Tổng số dư tiền gửi từng ngày trong kỳ Số dư tiền gửi bình quân = Số ngày dương lịch trong kỳ
- Các loại tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc gồm tiền VND và ngoại tệ, cụ thể sau: + Tiền gửi của kho bạc Nhà nước + Tiền gửi của khách hàng trong và ngoài nước: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc, tiền gửi vốn chuyên dùng, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn... + Tiền thu được từ việc phát hành giấy tờ có giá => Được theo dõi trên tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của NHTM tại NHNN (tài khoản tiền gửi thanh toán).
- Quyết định 379/QĐ-NHNN Điều 1. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam áp dụng cho các tổ chức tín dụng như sau: 1. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng đồng Việt Nam: 3% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc. -Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân trung ương, ngân hàng hợp tác là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc. 2. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên bằng đồng Việt Nam áp dụng như sau: 1% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.
- Quyết định số 74/QĐ-NHNN điều chỉnh dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) Điều 1. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: đối với tiền gửi bằng ngoại tệ áp dụng cho các tổ chức tín dụng như sau: 1. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng ngoại tệ áp dụng như sau: a. Các ngân hàng thương mại Nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn), ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 4% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc. b. Ngân hàng, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân trung ương, ngân hàng hợp tác là 3% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.
- 2. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên bằng ngoại tệ áp dụng như sau: a. Các ngân hàng thương mại Nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn), ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính là 2% trên tổng số dư tiền phải dự trữ bắt buộc. b. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân trung ương, ngân hàng hợp tác là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao hay thấp phụ thuộc vào: nguồn vốn ngắn hay dài hạn, loại hình TCTD, loại đồng tiền. Dự trữ bắt buộc duy trì nhằm: (1) bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền vào ngân hàng, (2) bảo đảm cho NHNN có thể điều chỉnh được khả năng tạo tiền của các NHTM nhằm thực thi chính sách tiền tệ của mình.
- Phương pháp quản lý số tiền dự trữ Phong tỏa hoàn toàn: toàn bộ số tiền dự trữ bắt buộc sẽ được NHNN quản lý tại một tài khoản riêng biệt, số tiền này NHTM không được sử dụng đến và không được hưởng lãi. Bán phong tỏa: một phần dự trữ bắt buộc sẽ được quản lý như trên tại một NHNN, phần còn lại được quản lý tại NHTM đó dưới hình thức như tiền mặt, tiền gửi, các chứng khoán có tính thanh khoản cao. Định kỳ NHNN sẽ kiểm tra tình hình dự trữ của các NHTM tại các khoản mục trên. Không phong tỏa: toàn bộ số tiền dự trữ bắt buộc sẽ được quản lý tại NHTM dưới hình thức tiền gửi, tiền mặt, đầu tư chứng khoán và định kỳ ngân hàng nhà nước sẽ kiểm tra.
- Quá trình kiểm tra tình hình dự trữ bắt buộc - Các TCTD có trách nhiệm gửi báo cáo “số dư tiền gửi huy động bình quân” của kỳ xác định dự trữ bắt buộc làm cơ sở tính toán tiền dự trữ bắt buộc của kỳ duy trì dự trữ bắt buộc cho chi nhánh NHNN Tỉnh, Thành phố nơi TCTD đặt trụ sở. - NHNN sẽ tiến hành kiểm tra dự trữ bắt buộc bằng cách so sánh hai số liệu sau: (1) Số tiền phải duy trì dự trữ bắt buộc của ngày, tháng năm này (2) Số dư bình quân của TK tiền gửi thanh toán (TK tiền gửi không kỳ hạn – 1113) tại NHNN ngày, tháng năm trước.
- + Nếu (1) = (2) : Ngân hàng dự trữ đủ + Nếu (1) < (2): Dự trữ thừa. Phần dự trữ vượt mức này NH được hưởng lãi theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. + Nếu (1) > (2) : Dự trữ thiếu. Ngân hàng TM sẽ bị phạt theo quy định của NHNN: thiếu dự trữ bắt buộc lần đầu trong năm sẽ bị hình thức phạt cảnh cáo. Nếu thiếu lần thứ hai trở đi trong năm thì bị phạt bằng tiền phần thiếu đối với hội sở chính của NHTM như sau: ++ Trường hợp phần thiếu dự trữ bắt buộc bằng VND: Mức phạt = lãi suất tái cấp vốn của NHNN x 150% x phần chênh lệch dự trữ thiếu. ++ Trường hợp phấn thiếu dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ: Mức phạt = lãi suất SIBOR kỳ hạn 3 tháng của USD x 150% x phần chênh lệch dự trữ thiếu.
- 4.1.2.2. Căn cứ vào cấp độ dự trữ: dự trữ sơ cấp và dự trữ thứ cấp. - Dự trữ sơ cấp (tuyến phòng thủ thứ nhất) : bao gồm tiền mặt + tiền gửi NH khác để đáp ứng những nhu cầu thanh toán thường xuyên, hàng ngày tại NH - Dự trữ thứ cấp (tuyến phòng thủ thứ hai): các khoản dự phòng bằng chứng khoán, thỏa mãn: + An toàn: chứng khoán phải chắc chắn được thanh toán khi đến hạn (như chứng khoán Chính phủ) + Thời gian đáo hạn ngắn (dưới 1 năm) + Có tính thanh khoản cao, dễ mua bán, dễ chuyển đổi ra tiền (chiết khấu, tái chiết khấu, bán trên thị trường ...) với chi phí thấp.
- Dự trữ thứ cấp nằm trong khoản mục đầu tư Dự trữ thứ cấp = tỷ lệ dự trữ thứ cấp x khoản mục đầu tư Hoặc: Dự trữ thứ cấp = tỷ lệ thanh khoản x tổng nguồn vốn huy động
- 4.1.2.3. Căn cứ vào hình thái tồn tại - Tiền gửi không kỳ hạn: khoảng 60%-70% được sử dụng cho dự trữ sơ cấp, phần còn lại được đưa vào kinh doanh (chủ yếu là cho vay ngắn hạn). - Nguồn vốn huy động có kỳ hạn: là loại tiền gửi ổn định có mức độ an toàn cao nên phần dự trữ cho loại tiền gửi này tương đối thấp và chủ yếu là cho vay trug hạn. - Vốn điều lệ và các quỹ: có tính ổn định rất lớn, được sử dụng để mua sắm TSCĐ, thiết bị, dụng cụ phục vụ cho hoạt động kinh doanh, hùn vốn, liên doanh....nhu cầu dự trữ cho nguồn vốn này là không cần thiết.
- 4.1.3. Quản trị trạng thái tiền tệ - Tiền mặt tại quỹ: phải thường xuyên kiểm soát tồn quỹ tiền mặt của NH - Dự trữ bắt buộc: số tiền dự trữ bắt buộc vượt quá sẽ không được hưởng lãi hoặc hưởng lãi thấp hơn nhiều so với tài sản Có sinh lợi khác, nên NH phải thường xuyên theo dõi, kiểm soát dự trữ bắt buộc của mình. - Tiền gửi tại NH khác: NH cần so sánh chi phí của việc duy trì số dư tiền gửi không kỳ hạn tại NH khác (không hưởng lãi) với giá trị và lợi ích do ngân hàng nhận gửi đó cung cấp. - Tiền trong quá trình nhờ thu: NH cần thu hồi các khoản mục tiền mặt càng nhanh càng tốt như làm thêm giờ để xử ký các tờ séc nhanh hơn, sử dụng hình thức chuyển tiền hiệu quả.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng môn học Quản trị bán hàng: Chương 3 - ThS. Huỳnh Hạnh Phúc
8 p | 135 | 19
-
Bài giảng Quản trị bán hàng: Chương 3 - ĐH Thương mại
15 p | 109 | 14
-
Bài giảng Quản trị bán hàng: Chương mở đầu - ĐH Kinh tế Quốc dân
9 p | 56 | 12
-
Bài giảng Quản trị bán hàng: Chương 3 - Th.S Huỳnh Hạnh Phúc
8 p | 100 | 11
-
Bài giảng Quản trị nhà hàng - Chương 7: Quản trị doanh thu, kiểm soát chi phí và đánh giá hiệu quả kinh doanh của nhà hàng
10 p | 23 | 6
-
Bài giảng Quản trị bán hàng: Chương 2 - ThS. Lượng Văn Quốc
61 p | 22 | 5
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại - Trường ĐH Kinh tế Luật
155 p | 25 | 5
-
Bài giảng Quản trị tài chính: Chương 3 - ThS. Nguyễn Hữu Thọ
39 p | 50 | 5
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng - Chương 3: Quản trị nguồn vốn
10 p | 10 | 4
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại: Chương 5
34 p | 7 | 4
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại: Chương 3
153 p | 8 | 4
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại: Chương 2
32 p | 7 | 4
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng - Chương 5: Quản trị rủi ro tín dụng
9 p | 16 | 4
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng - Chương 2: Quản trị rủi ro lãi suất
12 p | 23 | 3
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại: Chương 1
47 p | 4 | 3
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng - Chương 4: Quản trị thanh khoản
9 p | 12 | 3
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng - Chương 1: Đánh giá hoạt động kinh doanh Ngân hàng
14 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn