Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 1: Bài 5 - Lê Quốc Anh
lượt xem 3
download
"Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 1 - Bài 5: Vốn của doanh nghiệp" thông tin đến người học với các nội dung tổng quan về vốn của doanh nghiệp; phương pháp lựa chọn nguồn vốn; các nguồn vốn của doanh nghiệp và phương thức huy động vốn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 1: Bài 5 - Lê Quốc Anh
- BÀI 5 VỐN CỦA DOANH NGHIỆP Tên giảng viên: Lê Quốc Anh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0014112202 1
- TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Nền kinh tế đang phục hồi vững chắc Từ cuối năm 2013, số doanh nghiệp phải ngừng hoạt động giảm mạnh, số tái hoạt động và thành lập mới tăng nhanh. Mặc dù giữa năm 2014 xảy ra bất ổn Biển Đông, nhưng Chính phủ và các tổ chức quốc tế như WB, ADB vẫn rất tự tin vào tăng trưởng kinh tế trong cả năm 2014 của nước ta. 1. Tại sao số doanh nghiệp phải ngừng hoạt động trong các năm 2012 – 2013 cao? 2. Tại sao triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2014 được các tổ chức thế giới đánh giá cao, mặc dù bị sự cố bất ổn biển Đông? 3. Cơ sở nào để khẳng định từ năm 2014, nền kinh tế nước ta sẽ phục hồi vững chắc? v1.0014112202 2
- MỤC TIÊU Sau khi học xong bài học này, sinh viên có thể thực hiện được các việc sau: • Phân biệt được vốn lưu động với vốn cố định, nợ với vốn chủ sở hữu, vốn ngắn hạn với vốn dài hạn. • Trình bày được các nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích được ưu, nhược điểm của các nguồn vốn đó, đồng thời, chỉ ra được rằng ứng với từng nguồn thì trong điều kiện nào, doanh nghiệp nên sử dụng nguồn đó để huy động tăng vốn. v1.0014112202 3
- HƯỚNG DẪN HỌC Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: • Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, trả lời các câu hỏi ôn tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. • Đọc tài liệu: Chương 5, trang 139 – 154, sách “Tài chính doanh nghiệp”, PGS.TS Lưu Thị Hương và PGS.TS Vũ Duy Hào đồng chủ biên, Nxb ĐH Kinh tế Quốc dân, 2013. Chương 10 và 11, trang 263 – 326, sách “Giáo trình Tài chính doanh nghiệp”, TS Bùi Văn Vần và TS Vũ Văn Ninh đồng chủ biên, Nxb Tài chính, 2013. Chương 17, 18, 19, 20 và 21, trang 424 – 542, sách “Quản trị Tài chính doanh nghiệp”, Nguyễn Hải Sản, Nxb Thống kê, 2010. • Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. • Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. v1.0014112202 4
- NỘI DUNG Tổng quan về vốn của doanh nghiệp Phương pháp lựa chọn nguồn vốn Các nguồn vốn của doanh nghiệp và phương thức huy động vốn v1.0014112202 5
- 1. TỔNG QUAN VỀ VỐN CỦA DOANH NGHIỆP • Khái niệm: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp phải bỏ ra để đầu tư hình thành nên các tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo một cách diễn đạt khác ở khía cạnh kế toán, vốn là biểu hiện bằng tiền của tài sản, còn tài sản là hình thái hiện vật của vốn tại từng thời điểm nhất định. v1.0014112202 6
- 1. TỔNG QUAN VỀ VỐN CỦA DOANH NGHIỆP (tiếp theo) • Phân loại: Vốn kinh doanh Theo đặc điểm Theo quan hệ Theo thời hạn lưu chuyển sở hữu sử dụng Vốn lưu động Nợ Vốn ngắn hạn Vốn cố định Vốn chủ sở hữu Vốn dài hạn v1.0014112202 7
- 2. PHƯƠNG PHÁP LỰA CHỌN NGUỒN VỐN Một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định huy động vốn của doanh nghiệp: • Trình độ phát triển của thị trường tài chính. • Trạng thái của nền kinh tế. • Đặc điểm ngành nghề kinh doanh. • Uy tín của doanh nghiệp. • Quy mô và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. • Trình độ khoa học – kỹ thuật và trình độ quản lý. • Chiến lược phát triển và chiến lược đầu tư của doanh nghiệp. • Thái độ của chủ doanh nghiệp. • Chính sách thuế... v1.0014112202 8
- 2. PHƯƠNG PHÁP LỰA CHỌN NGUỒN VỐN • Ba xu hướng cơ bản về huy động vốn của doanh nghiệp: Tài sản Nợ dài hạn Sử dụng toàn bộ nguồn vốn dài hạn ngắn hạn để tài trợ cho tổng tài sản. Tài sản Vốn chủ dài hạn sở hữu Tài sản Nợ ngắn hạn Dùng nguồn vốn dài hạn tài trợ cho ngắn hạn toàn bộ tài sản dài hạn, dùng nguồn Tài sản Nợ dài hạn vốn ngắn hạn để tài trợ cho toàn bộ dài hạn Vốn chủ tài sản ngắn hạn. sở hữu Tài sản Nợ ngắn hạn Toàn bộ TSDH, một phần TSNH ngắn hạn Nợ dài hạn được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn, Tài sản nguồn vốn ngắn hạn được dùng để dài hạn Vốn chủ tài trợ cho phần TSNH còn lại. sở hữu v1.0014112202 9
- 3. CÁC NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP VÀ PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG 3.1. Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp 3.2. Nợ và các phương thức huy động nợ của doanh nghiệp v1.0014112202 10
- 3.1. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA DOANH NGHIỆP 3.1.1. Vốn góp ban đầu. 3.1.2. Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia. 3.1.3. Phát hành cổ phiếu. v1.0014112202 11
- 3.1.1. VỐN GÓP BAN ĐẦU Là số vốn mà những người chủ sở hữu của doanh nghiệp đã thực góp tại thời điểm doanh nghiệp được thành lập. * Phân biệt Vốn góp ban đầu với Vốn điều lệ, Vốn pháp định và Vốn chủ sở hữu??? v1.0014112202 12
- 3.1.2. NGUỒN VỐN TỪ LỢI NHUẬN KHÔNG ĐƯỢC CHIA • Lợi nhuận không chia hay lợi nhuận giữ lại là phần lợi nhuận sau thuế được doanh nghiệp sử dụng để tái đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất – kinh doanh trong kỳ tới, thay vì được dùng để chi trả cho các chủ sở hữu (thành viên góp vốn, cổ đông …). • Điều kiện để giữ lại lợi nhuận: Doanh nghiệp làm ăn có lãi. Các chủ sở hữu đồng ý để lại lợi nhuận. v1.0014112202 13
- 3.1.2. NGUỒN VỐN TỪ LỢI NHUẬN KHÔNG ĐƯỢC CHIA • Ưu điểm: An toàn, tăng mức độ độc lập, tự chủ về tài chính. Không ảnh hưởng tới số lượng và cơ cấu các chủ sở hữu hiện tại. Việc huy động được thực hiện cực kỳ dễ dàng, nhanh chóng. • Nhược điểm: Không tận dụng được đòn bẩy tài chính. Quy mô tài trợ nhỏ. v1.0014112202 14
- 3.1.3. PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU • Khái niệm: Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. Đối với công ty cổ phần, cổ phiếu là phương tiện để hình thành vốn chủ sở hữu ban đầu và cũng là phương tiện để huy động tăng thêm vốn chủ sở hữu. v1.0014112202 15
- 3.1.3. PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU (tiếp theo) • Phân loại cổ phiếu: Dựa vào tình hình phát hành và lưu hành: Cổ phiếu được phép phát hành, cổ phiếu đã phát hành, cổ phiếu đang lưu hành và cổ phiếu quỹ. Dựa vào tính hữu danh của cổ phiếu: Cổ phiếu ghi tên (hữu danh) và cổ phiếu không ghi tên (vô danh). v1.0014112202 16
- 3.1.3. PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU (tiếp theo) • Phân loại cổ phiếu: Dựa vào quyền lợi mà cổ phiếu mang lại cho người nắm giữ: Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết Cổ phiếu thường Cổ phiếu ưu đãi Cổ phiếu cổ tức (Cổ phiếu ưu tiên) Cổ phiếu ưu đãi Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại Cổ phiếu ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định v1.0014112202 17
- 3.1.3. PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU (tiếp theo) • Phát hành cổ phiếu thường: Đặc điểm: Là loại chứng khoán vốn. Không xác định thời gian đáo hạn (Không xác định thời hạn hoàn trả vốn gốc). Cổ tức phụ thuộc vào kết quả kinh doanh, và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của công ty. Đem lại cho các cổ đông thường các quyền: Quyền quản lý và kiểm soát công ty. Quyền đối với tài sản của công ty. Quyền chuyển nhượng quyền sở hữu cổ phần. Quyền khác quy định trong Điều lệ công ty. Phương thức phát hành: Chào bán riêng lẻ. Chào bán ra công chúng v1.0014112202 18
- 3.1.3. PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU (tiếp theo) • Phát hành cổ phiếu thường: Ưu điểm: An toàn; Không tạo ra các căng thẳng về mặt tài chính như khi huy động nợ. Có khả năng huy động được lượng vốn lớn. Chủ động (Thời gian, quy mô, cách thức phát hành...). Nhược điểm: Không tận dụng được đòn bẩy tài chính. Có thể làm thay đổi số lượng và cơ cấu cổ đông thường hiện tại. Phải đáp ứng được các điều kiện phát hành theo quy định của Nhà nước. Phát sinh nhiều chi phí (in ấn, quảng cáo, bảo lãnh…). Cổ đông của công ty phải đối mặt với hiệu ứng loãng giá cổ phiếu. v1.0014112202 19
- 3.1.3. PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU (tiếp theo) • Phát hành cổ phiếu ưu tiên: Cổ phiếu ưu tiên là loại chứng khoán lai ghép giữa cổ phiếu thường và trái phiếu doanh nghiệp. Ưu điểm: An toàn; Không tạo ra các căng thẳng về mặt tài chính như khi huy động nợ. Không làm thay đổi số lượng và cơ cấu cổ đông thường hiện tại. Tạo điều kiện khuếch đại thu nhập thuộc về các cổ đông thường (EPS). Nhược điểm: Không tạo ra khoản tiết kiệm thuế. Phải đáp ứng được các điều kiện phát hành theo quy định của Nhà nước. Phát sinh nhiều chi phí (in ấn, quảng cáo, bảo lãnh...). v1.0014112202 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 11 - ĐH Thương Mại
17 p | 273 | 62
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 10 - ĐH Thương Mại
14 p | 304 | 54
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 9 - ĐH Thương Mại
10 p | 232 | 41
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 2 - Chương 3: Dự báo và hoạch định tài chính doanh nghiệp
33 p | 195 | 28
-
Tập bài giảng Tài chính doanh nghiệp
211 p | 60 | 19
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 1: Chương 1 - PGS.TS Trần Thị Thái Hà
40 p | 119 | 16
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 1 - Học viện Tài chính
35 p | 91 | 11
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 1 - ĐH Kinh Tế (ĐHQG Hà Nội)
27 p | 36 | 10
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp (TS. Nguyễn Thanh Huyền)
63 p | 87 | 10
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp (Corporate finance) - Trường ĐH Thương Mại
49 p | 41 | 8
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Bài 1: Tổng quan về tài chính doanh nghiệp (TS. Nguyễn Thanh Huyền)
44 p | 66 | 8
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 1: Chương 1 - ThS. Bùi Ngọc Toản
10 p | 99 | 8
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 3 - Phân tích BCTC & Dự báo tài chính doanh nghiệp
60 p | 33 | 7
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Bài 3: Đầu tư tài chính của doanh nghiệp (TS. Nguyễn Thanh Huyền)
37 p | 143 | 6
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Bài 1 - TS. Nguyễn Thị Hà
25 p | 42 | 6
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp cơ bản: Chương 1 - ThS. Hà Minh Phước
42 p | 39 | 6
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 1: Bài 1 -Lê Quốc Anh
41 p | 81 | 5
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 1 - ThS. Đặng Thị Quỳnh Anh
6 p | 110 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn