intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thống kê doanh nghiệp - ĐH Phạm Văn Đồng

Chia sẻ: Đồng Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:172

121
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Nội dung Bài giảng Thống kê doanh nghiệp được trình bày như: thống kê sản phẩm trong doanh nghiệp, thống kê tài sản cố định trong doanh nghiệp, thống kê nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất, thống kê lao động, năng suất lao đông và tiền lương trong doanh nghiệp,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thống kê doanh nghiệp - ĐH Phạm Văn Đồng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG<br /> KHOA KINH TẾ<br /> <br /> BÀI GIẢNG<br /> MÔN:THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP<br /> (Dùng cho đào tạo tín chỉ)<br /> <br /> Người biên soạn: Th.S Tạ Công Miên<br /> <br /> Lưu hành nội bộ - Năm 2015<br /> -0-<br /> <br /> DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT<br /> CN<br /> <br /> Công nhân<br /> <br /> NG<br /> <br /> Nguyên giá<br /> <br /> KH<br /> <br /> Kế hoạch<br /> <br /> CCDC<br /> <br /> Công cụ dụng cụ<br /> <br /> NVL<br /> <br /> Nguyên vật liệu<br /> <br /> GTSX<br /> <br /> Giá trị sản xuất<br /> <br /> LVTT<br /> <br /> Làm việc thực tế<br /> <br /> TSCĐ<br /> <br /> Tài sản cố định<br /> <br /> MMTB<br /> <br /> Máy móc thiết bị<br /> <br /> NSLĐ<br /> <br /> Năng suất lao động<br /> <br /> SXSP<br /> <br /> Sản xuất sản phẩm<br /> <br /> -1-<br /> <br /> Chương 1: THỐNG KÊ SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP<br /> 1.1. Thống kê doanh nghiệp và đối tượng của thống kê doanh nghiệp<br /> 1.1.1. Khái niệm thống kê doanh nghiệp<br /> Là thống kê tất cả các quá trình hoạt động và kết quả hoạt động trong doanh<br /> nghiệp<br /> 1.1.2. Đối tượng của thống kê doanh nghiệp<br /> Là nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ chặt chẽ với mặt chất của các<br /> hiện tượng kinh tế xảy ra trong phạm vi doanh nghiệp gắn liền với điều kiện thời<br /> gian và không gian cụ thể.<br /> 1.2. Nhiệm vụ và nội dung của thống kê doanh nghiệp<br /> 1.2.1. Nhiệm vụ của thống kê doanh nghiệp<br /> - Thu thập các thông tin thống kê phản ánh tình hình sử dụng các yếu tố của<br /> quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó doanh nghiệp chủ động điều<br /> chỉnh kế hoạch sản xuất, dự trữ... để đảm bảo quá trình kinh doanh đạt hiệu quả<br /> kinh tế cao.<br /> - Thu thập thông tin phản ánh tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm như: chi<br /> phí, giá thành, giá bán, tình hình cạnh tranh trên thị trường... làm cơ sở để đưa ra<br /> quyết định kinh doanh đối với từng mặt hàng cụ thể của doanh nghiệp.<br /> - Phân tích thông tin đã thu thập, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân<br /> tố đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ở hiện tại và xu thế trong tương lai.<br /> - Lập báo cáo thống kê theo quy định của nhà nước đối với hoạt động kinh<br /> doanh của doanh nghiệp.<br /> 1.2.2. Nội dung của thống kê doanh nghiệp<br /> Nội dung nghiên cứu của thống kê doanh nghiệp được thể hiện qua ba<br /> nhóm chỉ tiêu sau:<br /> - Nhóm 1: Nghiên cứu các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng sản phẩm.<br /> Đây là nội dung nghiên cứu các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất.<br /> - Nhóm 2: Nghiên cứu các chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của<br /> quá trình sản xuất gồm yếu tố lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động.<br /> - Nhóm 3: Nghiên cứu các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của quá trình<br /> sản xuất gồm các chỉ tiêu về giá thành, vốn, doanh thu và lợi nhuận.<br /> -2-<br /> <br /> 1.3. Phương pháp tính các chỉ tiêu thống kê sản phẩm trong doanh nghiệp<br /> 1.3.1. Chỉ tiêu sản phẩm tính theo hiện vật<br /> 1.3.1.1. Chỉ tiêu sản phẩm hoàn thành<br /> Sản phẩm hoàn thành hay còn gọi là thành phẩm, là sản phẩm đã được chế<br /> biến ở tất cả các giai đoạn của quy trình công nghệ và đáp ứng những tiêu chuẩn<br /> chất lượng quy định của sản phẩm đó.<br /> 1.3.1.2. Chỉ tiêu nửa thành phẩm<br /> Nửa thành phẩm là sản phẩm đã qua chế biến ở một hoặc một số giai đoạn<br /> của quy trình công nghệ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật ở những giai đoạn này nhưng<br /> chưa qua chế biến ở giai đoạn cuối cùng. Trong thực tế, nửa thành phẩm là rất đa<br /> dạng, phong phú tùy vào đặc điểm kỹ thuật của từng ngành, từng sản phẩm. Ví dụ<br /> như gạch, ngói chưa được nung; vải dệt xong nhưng chưa nhuộm; khung xe ô tô<br /> chưa được sơn; một hạng mục công trình như nền, móng... đã hoàn thành.<br /> 1.3.1.3 Chỉ tiêu sản phẩm quy ước<br /> Trường hợp một loại sản phẩm nhưng có nhiều chủng loại, quy cách khác<br /> nhau thì ta quy đổi tất cả các quy cách khác còn lại về sản phẩm chuẩn đó thông<br /> qua hệ số tính đổi.<br /> Công thức tính:<br /> <br /> n<br /> <br /> Q Hqu <br /> <br />  qih i<br /> i 1<br /> <br /> Trong đó:<br /> + QHqu: Lượng sản phẩm quy ước<br /> + qi: Lượng sản phẩm loại i; i là chủng loại sản phẩm i= (1,...n)<br /> + hi: Hệ số tính đổi cho loại sản phẩm i<br /> Hệ số tính đổi là số tương đối so sánh giữa tiêu thức của từng loại sản phẩm<br /> so với sản phẩm quy ước.<br /> 1.3.2. Chỉ tiêu sản phẩm tính bằng giá trị<br /> Chỉ tiêu sản phẩm tính bằng giá trị là việc sử dụng thước đo tiền tệ để đo<br /> lường mức độ của các chỉ tiêu thống kê sản phẩm trong doanh nghiệp.<br /> Thống kê sản phẩm trong doanh nghiệp tính bằng giá trị sử dụng hệ thống<br /> các chỉ tiêu gồm: giá trị sản xuất, chi phí trung gian và giá trị tăng thêm.<br /> <br /> -3-<br /> <br /> 1.3.2.1 Giá trị sản xuất (GO: Gross Output)<br /> Giá trị sản xuất là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ do doanh<br /> nghiệp tạo ra trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.<br /> a. Đối với hoạt động công nghiệp<br /> Nội dung giá trị sản xuất bao gồm:<br /> - Giá trị thành phẩm sản xuất bằng nguyên vật liệu của doanh nghiệp.<br /> - Giá trị của những bán thành phẩm, vật bao bì đóng gói, công cụ, phụ tùng<br /> do hoạt động sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp tạo ra, đã xuất bán ra ngoài<br /> doanh nghiệp hoặc cho các bộ phận khác không phải là hoạt động công nghiệp của<br /> doanh nghiệp nhưng có hạch toán riêng.<br /> - Giá trị chế biến sản phẩm bằng nguyên vật liệu của người đặt hàng.<br /> - Giá trị các công việc có tính chất công nghiệp.<br /> - Giá trị của sản phẩm phụ, phế phẩm và phế liệu đã tiêu thụ và thu được<br /> tiền.<br /> - Chênh lệch giá trị giữa cuối năm so với đầu năm của nửa thành phẩm, sản<br /> phẩm dở dang, công cụ và mô hình tự chế.<br /> b. Đối với hoạt động nông nghiệp<br /> Trong hoạt động nông nghiệp, giá trị sản xuất được tính cho từng ngành<br /> khác nhau là trồng trọt và chăn nuôi.<br /> *Đối với ngành trồng trọt, giá trị sản xuất bao gồm:<br /> - Giá trị sản phẩm chính.<br /> - Giá trị sản phẩm phụ của các loại cây trồng thực tế có thu hoạch trong<br /> năm.<br /> - Chênh lệch giá trị sản phẩm sản xuất dở dang tại cuối năm so với đầu năm.<br /> *Đối với ngành chăn nuôi, giá trị sản xuất bao gồm:<br /> - Giá trị trọng lượng thịt hơi tăng thêm trong năm của gia súc, gia cầm<br /> (không bao gồm súc vật là tài sản cố định).<br /> - Giá trị sản lượng các loại sản phẩm chăn nuôi thu được trong năm không<br /> phải thông qua giết thịt như: sữa, trứng, lông, mật ong, ...<br /> - Giá trị các loại thủy sản nuôi trồng đã thu hoạch trong năm.<br /> -4-<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2