intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tổng quan về đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:20

446
lượt xem
68
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dưới đây là bài giảng Tổng quan về đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục. Mời các bạn tham khảo bài giảng để hiểu rõ hơn về quan niệm về chất lượng và chất lượng giáo dục; các mô hình quản lý chất lượng; kiểm định chất lượng giáo dục. Với các bạn chuyên ngành Giáo dục học thì đây là tài liệu hữu ích.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tổng quan về đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục

  1. TỔNG QUAN VỀ ĐẢM BẢO VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CỤC KHẢO THÍ VÀ KIỂM ĐỊNH CLGD BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
  2. QUAN NIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
  3. Chất lượng được đánh giá bằng “đầu vào” Chất lượng một trường phụ thuộc vào chất lượng hay số lượng đầu vào (chất lượng tuyển sinh, chất lượng giáo viên, cơ sở vật chất, tài chính,... ). Là quan điểm nguồn lực, bởi coi nguồn lực chính là chất lượng. Nhược điểm: Bỏ qua sự tác động của quá trình giáo dục, chỉ dựa vào sự đánh giá “đầu vào” và phỏng đoán chất lượng “đầu ra”.
  4. Chất lượng được đánh giá bằng “đầu ra” “Đầu ra” chính là năng lực, kỹ năng của học sinh khi tốt nghiệp hay khả năng cung cấp các hoạt động giáo dục của trường đó. Nhược điểm: - Mối liên hệ giữa “đầu vào” và “đầu ra” không được xem xét đúng mức; - Cách đánh giá “đầu ra” có thể khác nhau.
  5. Chất lượng được đánh giá bằng “Giá trị gia tăng” Một trường có chất lượng khi tạo ra sự phát triển về trí tuệ của học sinh. Đó là “giá trị gia tăng” mà trường đã đem lại cho học sinh. “Giá trị gia tăng” được xác định bằng giá trị của “đầu ra” trừ đi giá trị của “đầu vào”. Nhược điểm: - Khó thiết kế một thước đo thống nhất để đánh giá chất lượng “đầu vào”, “đầu ra” và tìm ra được hiệu số của chúng; - Giá trị gia tăng không cung cấp thông tin về sự cải tiến quá trình giáo dục trong nhà trường.
  6. Chất lượng được đánh giá bằng “Giá trị học thuật” Chất lượng được tạo nên từ năng lực học thuật và tay nghề của đội ngũ cán bộ, giáo viên. Trường nào được đánh giá là có đội ngũ giáo viên giỏi, có uy tín khoa học và tay nghề cao thì được xem là trường có chất lượng cao. Nhược điểm: Khó có thể đánh giá chính xác năng lực chất xám và tay nghề của đội ngũ giáo viên.
  7. Chất lượng được đánh giá bằng “Văn hoá tổ chức” Một trường được đánh giá là có chất lượng khi nó có được “Văn hoá tổ chức” riêng hỗ trợ cho quá trình liên tục cải tiến chất lượng. Nhược điểm: Quan điểm này được mượn từ lĩnh vực công nghiệp và thương mại nên khó áp dụng trong lĩnh vực giáo dục.
  8. Chất lượng được đánh giá bằng “Kiểm toán” Coi trọng quá trình hoạt động bên trong và nguồn thông tin cung cấp cho việc ra quyết định. Nó quan tâm xem các trường có thu thập đủ thông tin phù hợp và trên cơ sở đó lãnh đạo nhà trường có ra được các quyết định về chất lượng hợp lý và thực hiện có hiệu quả không? Nhược điểm: Có những trường hợp khi một cơ sở giáo dục có đầy đủ phương tiện thu thập thông tin, song vẫn có thể có những quyết định chưa phải là tối ưu.
  9. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM KHÁC Chất lượng là sự vượt trội: Chất lượng là sự nổi trội, xuất sắc; là sự đạt được một số tiêu chuẩn đặt trước. Chất lượng là sự hoàn hảo nhất quán: Bảo đảm mọi thứ đều đúng, không có sai sót và phải nhất quán. (Châm ngôn: khiếm khuyết bằng không và làm mọi việc đúng ngay từ đầu)
  10. QUAN ĐIỂM CHI PHỐI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CỦA VIỆT NAM Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu: - Xác định theo yêu cầu của xã hội: Chất lượng là mức độ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng của một sản phẩm hay dịch vụ. Trong lĩnh vực giáo dục, “khách hàng” được hiểu là các yêu cầu của xã hội được xác định cụ thể trong Luật giáo dục và trong các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. - Xác định theo sứ mạng. Chất lượng là sự hoàn thành sứ mạng và mục tiêu do nhà trường đặt ra. Sứ mạng và mục tiêu đó phải phù hợp với yêu cầu của xã hội và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương
  11. CÁC MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
  12. KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG (QUALITY CONTROL) • Kiểm soát chất lượng là quan điểm lâu đời nhất về quản lý chất lượng nhằm phát hiện và loại bỏ các thành tố hoặc sản phẩm cuối cùng không đạt chuẩn quy định. • Kiểm soát chất lượng được những chuyên gia chất lượng như kiểm soát viên hoặc thanh tra viên chất lượng tiến hành sau quá trình sản xuất hoặc dịch vụ. • Thanh tra (Inspection) và kiểm tra (Test) là hai phương pháp phù hợp nhất được sử dụng rộng rãi trong giáo dục để xem xét việc thực hiện các chuẩn đề ra như: các chuẩn đầu vào, chuẩn quá trình đào tạo và chuẩn đầu ra.
  13. ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG (QUALITY ASSURANCE ­ QA) • Là quá trình xảy ra trước và trong khi thực hiện nhăm ngăn ngừa những sai phạm có thể xảy ra ngay từ đầu. • Đảm bảo chất lượng có nghĩa là tạo ra sản phẩm không lỗi, theo nguyên tắc "làm đúng ngay từ đầu và làm đúng ở mọi thời điểm". • Chất lượng giáo dục được đảm bảo bởi hệ thống đảm bảo chất lượng. Hệ thống này sẽ chỉ ra chính xác phải làm thế nào và theo những tiêu chuẩn nào.
  14. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ (TOTAL QUALITY MANAGEMENT­TQM) • Là sự mở rộng và phát triển của mô hình đảm bảo chất lượng. • Quản lý chất lượng tổng thể nhằm tạo ra một nền “văn hóa chất lượng”, trong đó mỗi thành viên của cơ sở giáo dục đều cố gắng đáp ứng tối đa yêu cầu học tập của người học và các yêu cầu, đòi hỏi của xã hội.
  15. KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC                               
  16. Kiểm định chất lượng giáo dục trường  mầm non là hoạt động đánh giá trường   mầm non (bao gồm tự đánh giá và đánh  giá ngoài) để xác định mức độ nhà trường  đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng  giáo dục và việc công nhận nhà trường  đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục của  cơ quan quản lý nhà nước.
  17. KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG LÀ MỘT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ 1. Phản ánh thực trạng của trường mầm non theo  tiêu chuẩn đánh giá chất lượng 2. Đánh giá những điểm mạnh so với các tiêu chuẩn  đánh giá chất lượng. 3. Đánh giá những điểm yếu so với các tiêu chuẩn  đánh giá chất lượng. 4. Trên cơ sở điểm mạnh và điểm yếu phát hiện được  so với các tiêu chuẩn, định ra kế hoạch phát huy  điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để phát triển.
  18. Ý NGHĨA CỦA KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC 1. Nhà trường tự nhỡn nhận lại cỏc hoạt động giỏo  dục và cỏc điều kiện khỏc của mỡnh và xõy dựng  được kế hoạch cải tiến chất lượng; 2. Giỳp nhà trường và cỏc cơ quan quản lý giỏo  dục xõy dựng chớnh sỏch, đầu tư nguồn lực để  khụng ngừng nõng cao chất lượng giỏo dục của  nhà trường; 3. Gúp phần nõng cao trỏch nhiệm xó hội của nhà  trường.
  19.        QUY TRỠNH KIỂM ĐỊNH  TRƯỜNG MẦM NON ĐƯỢC TÚM TẮT  THEO SƠ ĐỒ SAU ĐĂNG KÝ  CÔNG  ĐÁNH GIÁ  NHẬN VÀ  TỰ  ĐÁNH  ĐÁNH GIÁ  NGOÀI VÀ  CẤP GIẤY  GIÁ NGOÀI CHỨNG  ĐĂNG KÝ KIỂM ĐỊNH  NHẬN KIỂM  ĐỊNH CLGD CLGD
  20. TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2