intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Trắc địa địa chính: Chương 2 - TS. Cao Danh Thịnh

Chia sẻ: Lê Thị Hạnh Tuyết | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:41

140
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 2: Địa giới hành chính và phân loại sử dụng đất thuộc bài giảng Trắc địa địa chính trình bày về khái niệm địa giới hành chính, quy trình vạch đường địa giới hành chính, lập bản đồ địa giới hành chính, điều chỉnh đường địa giới hành chính, phân loại sử dụng đất. Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Trắc địa địa chính: Chương 2 - TS. Cao Danh Thịnh

  1. Chương 2 Địa giới hành chính và phân loại sử dụng đất
  2. 2.1. Địa giới hành chính 1) Khái niệm địa giới hành chính Đường địa giới hành chính của một địa phương là một đường bao khép kín xác định phạm vi mà ở đó thực thi các hoạt động của tổ chức hành chính Nhà nước và kinh tế địa phương. Đường địa giới hành chính là một đường thẳng hay đường cong được đánh dấu ở thực địa và biểu diễn lên bản đồ.
  3. Hệ thống hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam gồm ba cấp cơ bản: Tỉnh (thành phố), huyện (quận), xã (phường). Địa giới được quy định có 4 loại: quốc gia, tỉnh, huyện, xã để định rõ đường địa giới ở thực địa. Người ta chôn các mốc đặc biệt tại các điểm đặc trưng trên đường địa giới. Bản đồ địa hình dùng làm bản đồ nền để vạch ra đường địa giới hành chính thường có tỷ lệ 1: 1000 đến 1:100.000.
  4. Bộ hồ sơ địa giới hành chính là tài liệu quan trọng phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai và giải quyết các tranh chấp. 2) Quy trình vạch đường địa giới hành chính a) Lập hội đồng định giới Đường địa giới hành chính (ĐGHC) phải được chính quyền các cấp tương đương hai bên thừa nhận và cấp trên chuẩn y được xác định ở thực địa, cắm mốc và biểu diễn lên bản đồ. Để
  5. làm được công việc này các cấp hành chính tỉnh, huyện phải thành lập Ban chỉ đạo thành lập bản đồ địa giới, cấp xã phải thành lập hội đồng định giới gồm chủ tịch cơ quan chuyên môn về địa chính. b) Khảo sát đánh dấu và đo vẽ địa giới Việc vạch và mô tả địa giới nên bắt đầu từ một vị trí đặc trưng sau đó tiếp tục từ điểm này đến điểm khác cho kết thúc. Khi thực hiện vạch địa giới thường có một số quy luật.
  6. - Ở vùng đồng bằng: Phân theo đường xá, bờ ruộng, … - Ở vùng núi cao: Phân chia địa giới theo sông núi hoặc khe núi - Phân chia địa giới theo sông ngòi thường lấy chỗ sâu nhất, khi trên sông có cầu thường lấy điểm giữa - Khi phân chia địa giới qua hồ, rừng, bãi cát nên dùng dạng đường thẳng.
  7. Sơ đồ địa giới được thể hiện trên bản đồ nền với tỷ lệ quy định như sau: Khu vực Thành Đồng Trung du Miền núi phố bằng Cấp HC Xã 1:1.000 1:5.000 1:10.000 1:25.000 1:5.000 1:10.000 1:25.000 1:50.000 Huyện 1:5.000 1:10.000 1:25.000 1:25.000 1:10.000 1:25.000 1:50.000 1:50.000 Tỉnh 1:10.000 1:10.000 1:50.000 1:50.000 1:50.000 1:50.000 1:50.000 1:100.000
  8. Tài liệu để cấp trên xem xét giải quyết gồm tờ trình và bản đồ kèm theo. Sau khi đã được cấp trên giải quyết, các cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp sẽ tổ chức cắm mốc vẽ lại đường địa giới chính thức. c) Cắm mốc địa giới Khi khảo sát mới cắm mốc tạm thời sau này cần cắm mốc bê tông cố định. Các mốc được bố trí ở các điểm đặc biệt. Nếu cắm ngoài đường địa giới thì trên mốc phải ghi
  9. cách ngắn nhất đến đường địa giới. Khi chôn mốc phải để mốc nhô cao khỏi mặt đất 30 cm. Mốc được đánh số từ 1 đến hết trên mốc phải ghi cấp quản lý trực tiếp, số đơn vị hành chính quản lý trực tiếp. Ví dụ: HN – HB – 2T – 10 d) Mô tả đường địa giới hành chính Trước tiên phải mô tả đường ĐGHC cấp xã, còn bản mô tả đường địa giới cấp huyện, tỉnh sẽ dựa vào bản mô tả cấp xã để lập.
  10. Trong bản mô tả thể hiện rõ điểm mốc xuất phát, điểm đặc trưng trên đường địa giới, hướng của đường địa giới. 2.2. Lập bản đồ địa giới hành chính 1) Tài liệu để lập bản đồ địa giới hành chính (ĐGHC) Bản đồ ĐGHC là tài liệu cơ bản của hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới hành chính được thành lập ở 3 cấp: Tỉnh, huyện, xã. Bản đồ ĐGHC cấp xã lập trước để lập bản đồ ĐGHC trước hết phải
  11. thu thập các tài liệu văn bản pháp lý c ủa nhà nước về đơn vị hành chính đường ĐGHC, … Lựa chọn bản đồ địa hình làm bản đồ nền theo quy định. Ưu tiên chọn bản đồ hệ tọa độ Gauss. Nếu dùng bản đồ UTM thì khi hoàn chỉnh phải chuyển về tọa độ Gauss. Nếu bản đồ sử dụng đã cũ, có nhiều thay đổi ở thực địa, thì phải tiến hành hiệu chỉnh, thường chỉ hiệu chỉnh dọc theo đường ĐGHC với chiều rộng từ 2 – 4cm trên bản đồ. Bản đồ
  12. hoàn toàn với các văn bản lập ra. 2) Nội dung bản đồ địa giới hành chính Yếu tố địa giới hành chính là yếu tố cơ bản nhất của bản đồ địa giới. Trên bản đồ địa giới cần thể hiện rõ: đường địa giới, các mốc, các điểm đặc trưng trên đường địa giới. Bản đồ cấp xã thể hiện cơ bản đầy đủ các điểm đặc trưng. Các bản đồ cấp huyện, tỉnh do tỷ lệ nhỏ hơn nên chọn các điểm đặc trưng nhất trên bản đồ địa giới ghi đầy đủ địa danh
  13. cụm dân cư, sông suối, núi, … Đặc biệt, chú ý tới trung tâm hành chính các cấp. 3) Trình bày bản đồ địa giới Một đơn vị hành chính lập một bản đồ địa giới. Bộ bản đồ này có thể gồm nhiều tờ nên trước tiên cần lập sơ đồ ghép biên để đánh số thứ tự các tờ, khi đánh số đánh theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Đường địa giới là đường màu đen theo ký hiệu cấp hành chính: tỉnh, huyện, xã. Rồi tô màu đỏ
  14. Ngoài lãnh thổ. Dải viền rộng tùy theo đơn vị hành chính: tỉnh 15 mm, huyện 10 mm, xã 5 mm. Đường địa giới cấp dưới trong nội bộ được tô màu hai phía 4 mm đối với cấp huyện trong tỉnh và 2 mm mỗi phía với cấp xã trong huyện. Huyện A Đường viền 10 mm (đỏ)
  15. Các mốc địa giới, địa vật đặc biệt, các yếu tố ngoài khung được ghi theo ký hiệu quy định có ký tên đóng dấu của các UBND cấp sở tại và cấp trên. 4) Kiểm tra lưu trữ tài liệu địa giới hành hính Hồ sơ địa giới hành chính các cấp là tài liệu có tính pháp lý cao nên phải kiểm tra, nghiệm thu chặt chẽ, nghiêm túc.
  16. Việc nghiệm thu cần đạt các yêu cầu phải đồng bộ, thống nhất, chính xác. Trình tự kiểm tra nghiệm thu: - Đơn vị sản xuất tự kiểm tra 100% - UBND các cấp phối hợp kiểm tra tài liệu do cấp mình quản lý Ban kiểm tra Nhà nước sẽ nghiệm thu hồ sơ cấp tỉnh, tài liệu cần kiểm tra là bản đồ địa giới hành chính, các mốc và tọa độ, …
  17. Tài liệu giao nộp: Với cấp xã cần 5 bộ: cơ sở xã, huyện, tỉnh, Tổng cục địa chính, Cục lưu trữ quốc gia Cấp huyện 4 bộ, cấp tỉnh 3 bộ 5) Điều chỉnh đường địa giới hành chính (HCĐG) Điều chỉnh đường ĐGHC là việc làm thường xuyên như khi các cấp quản lý Nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập các đơn vị hành chính mới, phân chia hoặc tổ chức lại các
  18. đơn vị hành chính, cần phải cắm lại mốc và lập lại bản đồ địa giới hành chính. Tài liệu cơ sở để thực hiện điều chỉnh ĐGHC: - Quyết định của cấp Nhà nước có thẩm quyền - Quyết định điều chỉnh ĐGHC - Bản đồ và hồ sơ ĐGHC cũ Quy trình điều chỉnh ĐGHC
  19. - Lập hội đồng định giới - Nghiên cứu lập kế hoạch và định giới ở thực địa - Lập hồ sơ địa giới điều chỉnh và các bản mô tả - Cắm mốc, biên vẽ bản đồ địa giới - Lập hồ sơ lưu trữ 2.3. Phân loại sử dụng đất 1) Khái niệm về phân loại sử dụng đất
  20. Quỹ đất của một đơn vị hành chính là toàn bộ diện tích đất nằm trong đường địa giới hành chính: gồm đất nông nghiệp, đất rừng, mặt nước, đất chuyên dùng, đất ở và đất chưa sử dụng, … Không phân biệt chủ sở hữu, chủ sử dụng và cơ cấu kinh tế. Tổng quỹ đất của một đơn vị hành chính là một số ổn định, không đổi, nhưng mục đích sử dụng có thể thay đổi. Để quản lý đất đai một cách chặt chẽ người ta phải phân loại đất đai theo mục đích sử dụng. Việc phân loại này
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0