UBND TỈNH QUẢNG NGÃI<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG<br />
-------------------<br />
<br />
BÀI GIẢNG<br />
<br />
TỰ ĐỘNG HÓA QUÁ<br />
TRÌNH SẢN XUẤT<br />
DÀNH CHO BẬC ĐẠI HỌC TÍN CHỈ (30 tiết)<br />
Biên soạn: ThS.Trần Thanh Tùng<br />
<br />
Quảng Ngãi, tháng 5 năm 2014<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
Tự động hóa quá trình sản xuất là xu hướng phát triển tất yếu trong giai đoạn hiện<br />
nay, tất cả các cải tiến, phát minh sáng chế trong kỹ thuật đều nhằm mục đích giải<br />
phóng con người khỏi sự tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất.<br />
Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các ngành khoa học về điều khiển,<br />
công nghệ thông tin, tự động hóa, thì việc áp dụng các thành tựu của các ngành vào<br />
việc cải tiến các máy móc, dây chuyền sản xuất để tăng khả năng tự động hóa là yêu<br />
cầu cấp thiết hiện nay đối với nền sản xuất trong nước cũng như trên thế giới. Bên cạnh<br />
đó, việc áp dụng tự động hóa quá trình sản xuất sẽ đem lại những lợi ích to lớn cho con<br />
người như: tăng năng suất lao động, cải thiện chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản<br />
phẩm….<br />
Tự động hóa quá trình sản xuất là môn học nằm trong chương trình đào tạo kỹ sư<br />
cơ khí ở các trường đại học kỹ thuật, môn học nhằm cung cấp cho người học những<br />
kiến thức cơ bản về các cơ cấu tự động hóa, hệ thống thiết bị chính của dây chuyền sản<br />
xuất tự động, các hệ thống sản xuất tự động hiện đại ngày nay đang được sử dụng.<br />
Bài giảng được biên soạn trên cơ sở tham khảo các tài liệu chuyên ngành tự động<br />
hóa trong nước và quốc tế, cập nhật những kiến thức mới về lĩnh vực tự động hóa được<br />
áp dụng trong thực tế. Ngoài ra, bài giảng dựa trên những hiệu chỉnh thiếu sót trước<br />
đây trong quá trình giảng dạy môn học này và trong các bài giảng trước. Bài giảng là<br />
tài liệu tham khảo chính cho sinh viên, giáo viên giảng dạy môn Tự động hóa quá trình<br />
sản xuất.<br />
Trong quá trình biên soạn bài giảng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Mọi<br />
phản hồi góp ý cho tác giả xin gửi về Bộ môn cơ khí - Khoa Kỹ Thuật Công Nghệ Đại Học Phạm Văn Đồng.<br />
<br />
Tác giả<br />
<br />
Chương 1<br />
CHƯƠNG 1<br />
TỔNG QUAN VỀ TỰ ĐỘNG HÓA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT<br />
Sau khi học xong chương này sinh viên cần nắm được những nội dung sau:<br />
+ Lịch sử và sự ra đời của tự động hóa quá trình sản xuất.<br />
+ Các khái niệm cơ bản về tự động hóa và cách phân biệt các dạng tự động<br />
hóa, hiểu được tại sao cần phải tự động hóa sản xuất trình các ngành sản xuất, hiệu<br />
quả mang lại của việc tự động hóa quá trình sản xuất.<br />
+ Cấu trúc cơ bản của một hệ thống sản xuất tự động gồm những thành phần<br />
chính nào.<br />
1.1 Lịch sử phát triển của tự động hóa quá trình sản xuất<br />
Tự động hóa theo tiếng Hy lạp có nghĩa là “ tự chuyển động ”. Ở đây chúng ta<br />
hiểu thuật ngữ tự động hóa là thực hiện quá trình sản xuất mà trong đó tất cả các tác<br />
động cần thiết để thực hiện nó, kể cả việc điều khiển quá trình được tiến hành<br />
không có sự tham gia của con người.<br />
Hiện nay tự động hóa đã được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành sản xuất và<br />
trong công nghiệp người ta nói thế kỷ 21 này là thế kỷ của tự động hóa và điều<br />
khiển tự động .<br />
Nhưng nếu nhìn nhận kỹ nguồn gốc thì ta thấy TĐH có nguồn gốc từ cổ xưa.<br />
+ Vào thế kỷ thứ nhất sau công nguyên, Heerron ở Ai Cập đã làm những màn<br />
múa rối với nhiều loại con rối tự động.<br />
+ Đến thế kỷ 17-18 nhiều loại đồ chơi tự động và đồng hồ tự động đã xuất hiện.<br />
+ Sau đó đến thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 trong giai đoạn cách mạng công nghiệp ở<br />
Châu Âu tự động hóa mới thâm nhập vào thực tế sản xuất.<br />
+ Năm 1765 xuất hiện bộ điều chỉnh tự động mức trong nồi hơi của Pôndunnop<br />
+ Năm 1784 bộ điều chỉnh tốc độ trong nồi hơi của Giôn Oát đã xuất hiện.<br />
+ Năm 1798 Henry Nandsley ở nước Anh mới dùng vít-đai ốc để dịch bàn máy.<br />
+ Năm 1873 Spender đã chế tạo máy tiện tự động có ổ cấp phôi và trục phân phối<br />
với cam đĩa và cam thùng.<br />
Đến năm 1880 thì nhiều hãng trên thế giới như Pittler Ludwig Lowe (Đức),<br />
RSA (Anh) …đã chế tạo máy tiện tự động Rowvonve dùng phôi thép thanh. Sau đó<br />
xuất hiện máy tiện tự động tiện dọc định hình.<br />
<br />
Tự động hóa quá trình sản xuất<br />
<br />
1<br />
<br />
Chương 1<br />
Vào đầu thế kỷ 20 bắt đầu có máy tự động nhiều trục chính máy tự động tổ<br />
hợp đường dây tự động liên kết mềm và liên kết cứng dùng trong sản xuất hàng loạt<br />
hàng khối. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của điều khiển học và các quy luật<br />
chung của quá trình điều khiển và truyền tin trong các hệ thống có tổ chức đã góp<br />
phần đẩy mạnh sự phát triển và ứng dụng của tự động hóa các quá trình sản xuất<br />
vào công nghiệp.<br />
Trong những năm gần đây, các nước có nền công nghiệp phát triển tiến hành<br />
rộng rãi tự động hóa trong sản xuất loạt nhỏ. Điều này phản ánh xu thế chung của<br />
một nền kinh tế thế giới chuyển từ sản xuất loạt lớn và hàng khối sang sản xuất loạt<br />
nhỏ và hàng khối thay đổi.<br />
Nhờ những thành tựu to lớn của công nghệ thông tin và các lĩnh vực khoa học<br />
khác, ngành công nghiệp gia công cơ của thế giới trong những năm cuối của thế kỷ<br />
20 đầu thế kỷ 21 đã có những thay đổi sâu sắc.<br />
1.2 Các khái niệm tự động hóa<br />
Tự động hóa quá trình sản xuất là một công nghệ sản xuất sử dụng các hệ<br />
thống cơ khí, điện tử, máy tính để hoạt động và điều khiển quá trình sản xuất. Tự<br />
động hóa quá trình sản xuất chia ra làm hai mức:<br />
1.2.1 Tự động hóa từng phần.<br />
Tự động hóa từng phần là tự động hóa từng nguyên công riêng biệt, ví dụ<br />
nguyên công trên các máy có điều khiển tự động các máy CNC.<br />
1.2.2 Tự động hóa toàn phần.<br />
Tự động hóa toàn phần là tự động hóa quá trình gia công, kiểm tra lắp ráp nhờ<br />
các hệ thống sản xuất linh hoạt FMS (Flexible Manufacturing systems).<br />
Máy tự động là một cơ cấu tác động độc lập hoặc tổ hợp các cơ cấu có khả<br />
năng thực hiện tất cả các quá trình như tiếp nhận, truyền tải và sử dụng năng lượng<br />
mà không có sự tham gia trực tiếp của con người.<br />
Các thiết bị công nghệ tự động hiện đại được dùng để hình thành kích thước,<br />
hình dáng và tính chất của chi tiết đồng thời cũng có khẳ năng hình thành thông tin<br />
(chương trình gia công, kết quả kiểm tra kích thước của chi tiết v…v) Với sự tăng<br />
lên của mức độ tự động hóa vai trò của các quá trình thông tin trong sản xuất cũng<br />
<br />
Tự động hóa quá trình sản xuất<br />
<br />
2<br />
<br />
Chương 1<br />
tăng theo đó chính là nguyên nhân tăng mức độ sử dụng máy tính để thiết kế và điều<br />
khiển sản xuất.<br />
Trong tự động hóa hoàn toàn thì công đoạn sản xuất, phân xưởng sản xuất và<br />
nhà máy sản xuất hoạt động như một khối thống nhất. Tự động hóa hoàn toàn có<br />
tính ưu việt trong điều kiện sản xuất phát triển ở trình độ cao trên cơ sở các phương<br />
pháp công nghệ tiên tiến và các phương pháp điều khiển có sự trợ giúp của máy<br />
tính.<br />
<br />
Hình 1.1: Mô hình hệ thống sản xuất linh hoạt<br />
1.2.3 Dây chuyền sản xuất: Dây truyền là hệ thống các máy móc được lắp đặt<br />
cạnh nhau hoạt động độc lập với nhau, còn chi tiết gia công được chuyển từ máy<br />
này sang máy khác để thực hiện tất cả các nguyên công. Máy của dây chuyền về<br />
nguyên tắc thường là máy bán tự động, do đó việc cấp tháo phôi, vận chuyển phôi<br />
giữa các máy và kiểm tra chi tiết được thực hiện bằng tay.<br />
<br />
Hình 1.2: Mô hình một dây chuyền tự động<br />
Tự động hóa quá trình sản xuất<br />
<br />
3<br />
<br />