Bài giảng Tư pháp quốc tế: Bài 6 – ThS. Bùi Thị Thu
lượt xem 10
download
"Bài giảng Tư pháp quốc tế - Bài 6: Tố tụng dân sự quốc tế" gồm 3 nội dung khái quát chung; thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài; công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam. Để nắm chi tiết hơn nội dung kiến thức, mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tư pháp quốc tế: Bài 6 – ThS. Bùi Thị Thu
- TƯ PHÁP QUỐC TẾ Giảng viên: ThS. Bùi Thị Thu 11
- BÀI 6 TỐ TỤNG DÂN SỰ QUỐC TẾ Giảng viên: ThS. Bùi Thị Thu 2
- MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày được khái niệm, các đặc trưng cơ bản của tố tụng dân sự quốc tế; • Trình bày được khái niệm, nội dung, nguyên tắc luật toà án; • Trình bày được các quy định về địa vị tố tụng của người nước ngoài tại Việt Nam; • Trình bày được nguyên tắc, trình tự thủ tục ủy thác tư pháp; • Nắm được trình tự, thủ tục, điều kiện công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam. 3
- CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để học được môn học này, sinh viên phải học xong các môn học: • Luật Dân sự; • Luật Thương mại; • Luật Hôn nhân và gia đình. 4
- HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc giáo trình. • Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về vấn đề trình tự thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. • Trả lời các câu hỏi của bài học. • Đọc và tìm hiểu thêm các vấn đề tố tụng dân sự quốc tế. 5
- CẤU TRÚC NỘI DUNG 6.1 Khái quát chung 6.2 Thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài Công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa 6.3 án nước ngoài tại Việt Nam 6
- 6.1. KHÁI QUÁT CHUNG 6.1.1. Khái niệm, đặc điểm của tố tụng dân sự quốc tế 6.1.2. Nguyên tắc cơ 6.1.3. Hệ thống pháp bản của tố tụng dân luật về tố tụng dân sự sự quốc tế quốc tế 7
- 6.1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA TỐ TỤNG DÂN SỰ QUỐC TẾ Khái niệm: Tố tụng dân sự quốc tế là các quy định về trình tự thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. • Khái niệm vụ việc dân sự bao gồm: Việc dân sự và các tranh chấp dân sự, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình. • Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài (Khoản 2 Điều 405 Bộ luật Tố tụng dân sự 2011). 8
- 6.1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA TỐ TỤNG DÂN SỰ QUỐC TẾ (tiếp theo) Giải quyết xung đột thẩm quyền và xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án. Vấn đề ủy thác tư pháp quốc tế. Nội dung “tố tụng dân sự quốc tế” Trình tự thủ tục giải quyết các vụ việc dân bao gồm: sự có yếu tố nước ngoài tại Tòa án. Vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài... 9
- 6.1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA TỐ TỤNG DÂN SỰ QUỐC TẾ (tiếp theo) Thủ tục đặc biệt. Đây là các vụ việc liên quan đến hệ thống pháp luật và hệ thống tài phán của các quốc gia khác nhau (xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền). Đặc điểm của tố tụng dân sự quốc tế Giải quyết theo pháp luật về trình tự thủ tục của mỗi quốc gia tại hệ thống Cơ quan tư pháp của quốc gia. 10
- 6.1.2. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA TỐ TỤNG DÂN SỰ QUỐC TẾ Tôn trọng độc lập chủ quyền, an ninh quốc gia của nhau. Tôn trọng quyền miễn trừ tư pháp của Nhà nước nước ngoài và những người Các nguyên được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tắc cơ bản của ngoại giao. tố tụng dân sự quốc tế Đối xử quốc gia. Có đi có lại, cùng có lợi. Luật tòa án (Lex fori). 11
- 6.1.2. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA TỐ TỤNG DÂN SỰ QUỐC TẾ Lex fori • Khi giải quyết các vụ việc dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, Tòa án có thẩm quyền chỉ áp dụng pháp luật nước có Tòa án đó (bao gồm luật tố tụng, luật nội dung và Tư pháp quốc tế). • Xem Khoản 3 Điều 2 Bộ luật tố tụng dân sự 2011. 12
- 6.1.3. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ TỐ TỤNG DÂN SỰ QUỐC TẾ Các Điều ước quốc tế song phương Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động tương trợ tư pháp. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xét xử của Cơ quan tư pháp các nước ký kết. Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật. Việt Nam đã tiến ký kết 16 Hiệp định Bảo hộ công dân, pháp nhân của các nước tương trợ tư pháp ký kết. Thủ tục thực hiện ủy thác tư pháp quốc tế. Thủ tục tống đạt tài liệu, hồ sơ vụ án. Công nhận và thi hành các bản án, quyết định của Tòa án nước ký kết hữu quan. 13
- 6.1.3. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ TỐ TỤNG DÂN SỰ QUỐC TẾ Các Điều ước quốc tế đa phương: Công ước Lahay 1954 về các vấn đề tố tụng dân sự quốc tế; Công ước 1956 về tống đạt các hồ sơ tư pháp và các tài liệu có liên quan mang tính chất tố tụng dân sự và thương mại cho Tòa án nước ngoài; Công ước Lahay ngày 15/11/1965 về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự, thương mại ra nước ngoài; Công ước Lahay 18/3/1970 về thu thập chứng cứ cho các vụ kiện dân sự và thương mại; Công ước Lahay 1958 về công nhận và cho thi hành bản án về cấp dưỡng trẻ em; Công ước năm 1952 về thống nhất hóa một số nguyên tắc liên quan đến thẩm quyền xét xử các vụ kiện về tai nạn đâm va tàu biển… Các nước Châu Âu EU có Công ước Brucxell năm 2008 về thẩm quyền xét xử quốc tế, về công nhận và thi hành các bản án dân sự - thương mại của Tòa án nước ngoài, về giá trị bắt buộc của các tài liệu do cơ quan công quyền cấp… Công ước Cộng đồng Châu Âu 27/9/1968 về trách nhiệm quốc tế và thi hành quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài… Nội dung các công ước La Hay được đăng tải trên website: www.hcc.net 14
- 6.2. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 6.2.1. Địa vị pháp lý trong lĩnh vực tố tụng của người nước ngoài 6.2.2. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng 6.2.3. Vấn đề uỷ thác tư lực hành vi tố tụng dân sự pháp, tương trợ tư pháp của người nước ngoài 15
- 6.2.1. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ TRONG LĨNH VỰC TỐ TỤNG CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI • Bảo hộ pháp lý cho người nước ngoài khi tham gia tố tụng trước các Cơ quan tài phán quốc gia, cụ thể trong: Điều ước quốc tế (Hiệp định tương trợ tư pháp, Hiệp định lãnh sự, Hiệp định thương mại, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư…) Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2011 về quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự của cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài (Điều 406). • Địa vị tố tụng của người nước ngoài được xác định dựa trên các quy định về năng lực chủ thể của các đối tượng này. 16
- 6.2.2. NĂNG LỰC PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VÀ NĂNG LỰC HÀNH VI TỐ TỤNG DÂN SỰ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Cá nhân nước ngoài Quốc tịch của cá nhân Năng lực pháp luật và năng lực hành vi Tố tụng dân sự của Nơi cư trú của cá nhân cá nhân nước ngoài (Điều 407 Bộ luật tố tụng dân sự 2011) Nơi thực hiện hành vi tố tụng. 17
- 6.2.2. NĂNG LỰC PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VÀ NĂNG LỰC HÀNH VI TỐ TỤNG DÂN SỰ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế • Điều 408 Bộ luật tố Tụng dân sự 2011 là năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức, được xác định theo pháp luật của nước mà cơ quan, tổ chức đó thành lập, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác. • Đối với chủ thể tham gia tố tụng dân sự quốc tế là các tổ chức quốc tế thì năng lực pháp luật tố tụng dân sự được xác định dựa trên cơ sở các Điều ước quốc tế là cơ sở pháp lý để thành lập tổ chức quốc tế đó, quy chế hoạt động của tổ chức quốc tế hoặc các Điều ước quốc tế đã được ký kết với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. 18
- 6.2.2. NĂNG LỰC PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VÀ NĂNG LỰC HÀNH VI TỐ TỤNG DÂN SỰ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Cá nhân, tổ chức được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao • Bộ luật Tố tụng dân sự 2011, Pháp lệnh về quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 1993; Nghị định số 73/CP ngày 30/7//1994 của Chính phủ quy định chi tiết thực hiện Pháp lệnh trên… • Tranh chấp dân sự quốc tế mà một bên đương sự là quốc gia hoặc người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao của Việt Nam sẽ được Nhà nước Việt Nam giải quyết bằng con đường ngoại giao (Khoản 4 Điều 2 Bộ luật Tố tụng dân sự 2011). 19
- 6.2.3. VẤN ĐỀ ỦY THÁC TƯ PHÁP, TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP Khái niệm: • Ủy thác tư pháp quốc tế là sự yêu cầu bằng văn bản chính thức của Cơ quan tư pháp quốc tế nước này đối với Cơ quan tư pháp quốc tế của nước kia (thường là Tòa án cùng cấp) thực hiện các hành vi tố tụng riêng biệt tại lãnh thổ nước kia theo những nội dung chỉ định trong văn bản yêu cầu. • Điều 6 Luật Tương trợ tư pháp của Việt Nam năm 2008 quy định: “Ủy thác tư pháp là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật nước có liên quan hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên”. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế - Chương 1: Những đặc điểm cơ bản của tư pháp quốc tế
42 p | 681 | 96
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế - Chương 7: Quan hệ thừa kế trong tư pháp quốc tế
18 p | 509 | 90
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế - Chương 5: Tố tụng dân sự quốc tế
56 p | 471 | 89
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế - Chương 6: Quan hệ sở hữu trong tư pháp quốc tế
25 p | 312 | 76
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế: Bài 4 – ThS. Bùi Thị Thu
29 p | 79 | 10
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế: Bài 2 – ThS. Bùi Thị Thu
41 p | 73 | 10
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế: Bài 1 – ThS. Bùi Thị Thu
29 p | 107 | 8
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế - Chương 1: Những vấn đề chung về Tư pháp quốc tế
22 p | 40 | 8
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế: Bài 1 - PGS.TS. Lê Thị Nam Giang
55 p | 42 | 8
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế: Chương 9 - ThS. Trần Thị Bé Năm
13 p | 18 | 5
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế: Chương 8 - ThS. Trần Thị Bé Năm
41 p | 13 | 4
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế: Chương 6 - ThS. Trần Thị Bé Năm
40 p | 7 | 4
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế: Chương 5 - ThS. Trần Thị Bé Năm
29 p | 16 | 4
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế: Chương 4 - ThS. Trần Thị Bé Năm
32 p | 9 | 4
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế: Chương 3 - ThS. Trần Thị Bé Năm
28 p | 25 | 4
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế: Chương 2 - ThS. Trần Thị Bé Năm
66 p | 17 | 4
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế: Chương 1 - ThS. Trần Thị Bé Năm
64 p | 11 | 4
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế: Chương 7 - ThS. Trần Thị Bé Năm
33 p | 13 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn