Bài phản biện môn Tư pháp quốc tế: Pháp luật kết hôn có yếu tố nước ngoài
lượt xem 1
download
Bài phản biện môn Tư pháp quốc tế "Pháp luật kết hôn có yếu tố nước ngoài" trình bày các nội dung chính như sau: Cơ sở lý luận kết hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam; các vấn đề pháp lý phát sinh trong kết hôn có yếu tổ nước ngoài; thực trạng kết hôn có yếu tố nước ngoài; giải pháp khắc phục vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài phản biện môn Tư pháp quốc tế: Pháp luật kết hôn có yếu tố nước ngoài
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT – ĐẠI HỌC HUẾ UNIVERSITY OF LAW- HUE UNVERSTY -------------o0o-------------- BÀI PHẢN BIỆN Đề tài: PHÁP LUẬT KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Giảng viên : TS. Nguyễn Sơn Hà Môn : Tư pháp quốc tế Nhóm thực : Nhóm 3 hiện Lớp : Luật kinh tế - K46G
- TP.Huế, ngày 28 tháng 10 năm 2024
- Danh sách thành viên nhóm ST Họ Tên T 1 Trần Hữu Hưng 2 Võ Thụy Vi 3 Đặng Lương Thảo Nguyên 4 Nguyễn Lê Minh Hạnh 5 Châu Thị Linh Kiều 6 Trần Vĩnh Đạt 7 Lê Thị Thùy Linh 8 Nguyễn Thị Hồng Nhung
- Mục lục
- I. NHẬN XÉT CHUNG 1.1. Hình thức - Ưu điểm: Tương đối đẹp, Các chương, đoạn văn được tách rõ ràng, khoảng cách dòng hợp lý, có mục lục, danh mục viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo cụ thể. - Nhược điểm: Định dạng tài liệu chưa được nhất quán, Căn lề chổ đều, chổ không đều, lỗi chính tả 1.2. Nội dung - Ưu điểm: Nội dung khá đầy đủ, phong phú, có sự đối chiếu giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế. Chủ đề “Kết hôn có yếu tố nước ngoài” được khai thác tương đối chi tiết, bao gồm khái niệm, cơ sở pháp lý, thực trạng, vấn đề phát sinh, và các giải pháp. Các nội dung pháp lý được trích dẫn đầy đủ từ Luật Hôn nhân và Gia đình, Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật khác. Điều này tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho bài thảo luận. Có sự nghiêm cứu đa chiều khi tham chiếu đến pháp luật các nước lên quan đến đề tài. - Nhược điểm: Thiếu trang đưa ra đầy đủ cơ sỡ pháp lý theo yêu cầu của thầy. Số chương không đồng nhất: Mục lục liệt kê 5 chương, nhưng phần "Bố cục bài thảo luận" chỉ có 4 chương. Điều này dễ gây nhầm lẫn về cấu trúc bài. Nhiều nhận định chưa có số liệu hoặc ví dụ minh họa cụ thể, chẳng hạn khi đề cập đến việc "đa phần là các trường hợp kết hôn vì lợi ích kinh tế." Nên đưa ví dụ cụ thể để thấy rõ hơn Trùng ý: một số phần diễn đạt khá dài dòng, lặp ý, đặc biệt ở chương 1 và chương 3. Ví dụ, các khái niệm như "kết hôn có yếu tố nước ngoài" hoặc "điều kiện kết hôn" được trình bày nhiều lần mà không bổ sung thông tin mới. Một số thuật ngữ chưa nhất quán hoặc chưa được giải thích rõ ràng, ví dụ như các thuật ngữ pháp lý liên quan đến "lex loci celebrationis" hoặc "lex patriae" ở phần 2.3.1 Một số quy định pháp luật quốc tế được trích dẫn nhưng chưa giải thích rõ mối liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam. Chưa làm nổi bật các điểm khác biệt hoặc mâu thuẫn cụ thể giữa pháp luật Việt Nam và quốc tế, đặc biệt trong các trường hợp xung đột pháp luật. 6
- Hình ảnh chưa đồng bộ với nội dung : Một số hình ảnh được đề cập nhưng không rõ ràng về chất lượng hoặc nguồn (ví dụ: “Hình từ Internet” chưa được trích dẫn đầy đủ ở mục 2.4.2) Trích nội dung từ các nguồn liên quan đến đề tài nhưng lại không trích nguồn cụ thể. II. PHẢN BIỆN 2.1. Phần Mở đầu - Phần tính cấp thiết của đề tài: Nhóm đã trình bày sự cần thiết phải nghiên cứu pháp luật liên quan đến kết hôn có yếu tố nước ngoài trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, nội dung hơi dài dòng và có thể tóm gọn lại để nhấn mạnh vào trọng tâm. Một số câu như việc nhắc lại quyền tự do kết hôn và số liệu không cần thiết nhóm có thể bỏ qua. - Phần mục đích thảo luận: Tuy đã xác định rõ rằng nghiên cứu nhằm phát hiện bất cập trong luật hiện hành và đề xuất giải pháp. Tuy nhiên, phần này nên tập trung hơn vào mục tiêu cụ thể, Cách viết còn trùng lặp ý với phần tính cấp thiết, làm giảm tính độc lập của nội dung và tránh liệt kê dài dòng. - Phần đối tượng thảo luận: Mô tả phạm vi và nội dung nghiên cứu, khá đầy đủ. Tuy nhiên, phần này cũng có phần dài và trùng lặp với các chương nội dung . Bạn có thể rút gọn lại, nhấn mạnh vào đối tượng chính là pháp luật kết hôn có yếu tố nước ngoài và thực trạng tại Việt Nam. - Phần bố cục bài thảo luận: Liệt kê rõ các chương. Tuy nhiên, Phần bố cục có sự không khớp với mục lục đã liệt kê (Mục lục có 5 chương nhưng phần bố cục chỉ có 4 chương). Điều này dẫ đến việc dễ gây nhầm lẫn đối với nội dung bài. 2.2. Chương 1: Cơ sỡ lý luận kết hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật việt nam - Ở phần 1.1: Nhóm đã đưa ra được khái niệm cũng như phân tích khá dài về “Kết hôn có yếu tố nước ngoài” được quy định ở Khoản 25 Điều 3 Luật HN&GĐ 2014, tuy nhiên, việc phân tích khái niệm của nhóm vẫn lang mang và chưa cho thấy rõ được các “Yếu tố nước ngoài” được thể hiện như thế nào và vấn đề “Kết hôn có yếu tố nước ngoài”, nó có khác gì so với “Yếu tố nước ngoài” trong các quan hệ dân sự khác hay không, + Kiến nghị của nhóm: Ở phần 1.1 này nhóm bạn nên chỉ nên đưa ra khái niệm cũng tập trung vào vấn đề “Yếu tố nước ngoài” được quy định như thế nào theo pháp luật HN&GĐ. Cũng như chỉ ra điểm khác nhau giữa “YTNN” trong quan hệ kết hôn so với “YTNN” trong các quan hệ dân sự khác. - Chương 1 các bạn đưa ra là “cơ sỡ lý luận kết hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật VN”. Tuy nhiên, ở phần 1.2 nội dung là “ Nguyên tắc áp dụng pháp luật đối với 7
- QHHNGĐ có yếu tố nước ngoài” nhưng nội dung các bạn phân tích trong phần này là nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn theo pháp luật nước ngoài mà không đề cập đến bất cứ nội dung gì liên quan đến nguyên tắc áp dụng pháp luật với quan hệ HN&GĐ, 2 nội dung này hoàn toàn khác nhau, do đó tạo sự mâu thuẫn về nội dung ở đây. + Kiến nghị của nhóm: Nhóm bạn nên phân biệt ra được đâu là nguyên tắc áp dụng pháp luật, đâu ra nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài. Đồng thời, nhóm nên tách nội dung về nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật nước ngoài và theo pháp luật VN thành 2 phần riêng biệt, để dễ dàng nhận thấy sự khác nhau giữa pháp luật nước ngoài và pháp luật VN. - Ở phần 1.3 nội dung về điều kiện kết hôn các bạn chỉ mới phân tích được điều kiện về nội dung còn về điều kiện hình thức các bạn chưa đề cập tới. + Kiến nghị của nhóm: Các bạn nên bổ sung đối với điều kiện về hình thức: Theo Luật HN&GĐ 2014 thì nghi thức kết hôn hợp pháp của VN là nghi thức kết hôn dân sự. Việc kết hôn phải được đăng kí trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khi đăng kí kết hôn phải có mặt của cae hai bên nam nữ kết hôn. - Phần 1.3.2. Điều kiện về độ tuổi. Các bạn lại nói là “ Cũng giống như quan hệ hôn nhân giữa các công dân Việt Nam với nhau, các chủ thể khi tham gia quan hệ hôn nhân (kết hôn có yếu tố nước ngoài) chỉ được coi là thỏa mãn yêu cầu về mặt chủ thể khi đạt đến độ tuổi nhất định: “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên” quy định tại điểm a Khoản 1, Điều 8 của LHNVGĐ năm 2014.” Theo như ý của các bạn như trên thì khi công dân VN kết hôn với người nước ngoài thì chỉ cần thõa mãn điều kiện về độ tuổi theo pl VN. Trong khi ở phần 1.3 các bạn đưa ra quy định của pháp luật là “Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật nước mình về điều kiện kết hôn” Vậy vấn đề mà các bạn nói ở phần 1.3.2 này nó trái hoàn toàn với quy định của pl VN. + Do đó theo nhóm mình: Trong quan hệ hôn nhân có các yếu tố nước ngoài, nếu có chủ thể nước ngoài tham gia thì ngoài việc phải thỏa mãn các quy định của pháp luật Việt Nam về độ tuổi kết hôn còn phải thỏa mãn quy định của pháp luật nước mà họ là công dân về độ tuổi kết hôn. Do đó, nếu thỏa mãn các quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn nhưng lại không thỏa mãn về điều kiện kết hôn theo quy đinh pháp luật nước mà họ là công dân hoặc ngược lại thì không thỏa mãn yêu cầu về mặt chủ thể khi tham gia vào quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài . - Ở phần 1.3.3.. Các bạn chỉ mới đưa ra được căn cứ pháp lý cũng như các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật. Nhưng các bạn chưa đi vào phân tích cụ thể những trường hợp này. + Kiến nghị của nhóm: Các bạn nên đi sau vào phân tích cụ thể hơn các trường hợp pháp luật cấm kết hôn cũng như đưa ra các ví dụ minh họa để dễ hình dung hơn các trường hợp này trong thực tế 8
- - Ở phần 1.4 nhóm các bạn xác định cơ quan có thẩm quyền đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài là UBND cấp tỉnh theo nghị định 126/2014 Hướng dẫn luật HN&GĐ. Tuy nhiên, kể từ 1/1/2016 trở đi cơ quan có thẩm quyền trong việc đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoái do UBND cấp huyện thực hiện và được xác định theo Luật Hộ Tịch 2014. Ngoài ra, còn có UBND cấp xã khu vực biên giới và Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cũng có thẩm quyền đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định cua pháp Luật Hộ Tịch. Do đó, việc các bạn xác định UBND cấp tỉnh thực hiện đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài là sai với quy định pháp luật về thẩm thẩm quyền đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài: + Cụ thể: Theo điểm a khoản 2 Điều 7 Luật Hộ tịch năm 2014 thì "Ủy ban nhân dân cấp huyện đăng ký sự kiện hộ tịch quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật này có yếu tố nước ngoài". + Theo khoản 1 Điều 3 Luật Hộ tịch năm 2014 thì những sự kiện hộ tịch bao gồm: khai sinh; kết hôn; giám hộ;nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch; khai tử. + Điều 37 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định như sau: “Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài. Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn” + Theo điểm d khoản 1 Điều 7 Luật Hộ tịch năm 2014 thì Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam. + Theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã đó với công dân của nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú. + Theo khoản 3 Điều 7 Luật Hộ tịch năm 2014 thì cơ quan đại diện đăng ký các việc hộ tịch quy định tại Điều 3 của Luật này cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài. + Theo Điều 53 Luật Hộ tịch năm 2014 thì cơ quan đại diện đăng ký kết hôn cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài, nếu việc đăng ký đó không trái pháp luật của nước tiếp nhận và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. - Phần 1.4 nhóm các bạn dựa theo văn bản hưởng dẫn Luật HN&GĐ để xác định cơ quan thẩm quyền đăng kí kết hôn có YTNN là UBND cấp tỉnh. Tuy nhiên, trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài của phần 1.5 các bạn lại nói UBND cấp huyện là cơ quan có thẩm quyề đưa ra quyết định đăng kí kết hôn có YTNN và các bạn xác định trình tự, thủ tục đăng kí kết hôn theo 9
- Luật Quốc Tịch. Do dó, nội dung các bạn đề cập ở phần 1.4 và 1.5 nó không liên qua và cũng như trái với nhau hoàn - Ngoài ra, nhóm các bạn đưa ra Trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài nhưng lại không đưa ra các căn cứ pháp lý cụ thể nào quy định trình tự, thủ tục đó. Không những thế mà nội dung các bạn trình bày nó quá nhiều nội dung và dài dòng, khiến nhóm mình không hiểu được quy trình của việc đăng kí kết hôn nó thực hiện như nào + Kiến nghị của nhóm: Các bạn nên căn cứ vào Luật Hộ tịch cũng như các Nghị định hướng dẫ liến quan để tóm gọn và tổng hợp nội dung, Từ đó, đưa ra một cách ngắn gọn hơn các trình tự, thục tục của việc kết hôn có YTNN sẽ gồm mấy bước chính. 2.3. Chương 2 các vấn đề pháp lý phát sinh trong kết hôn có yếu tổ nước ngoài - Nội dung nhóm các bạn phân tích trong chương 2 quá lộn sộn, khó hiểu và nhiều nội dung mang tính trùng lập cao cũng như không liên quan đến vấn đề các bạn đặt ra ở chương 2 cụ thể như: - Ở phần 2.1. Thay vì nói là các quy định xung đột pháp luật trong quan hệ kết hôn có YTNN đổi thành nguyên nhân dẫn đến xung đột pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài nó sẽ dễ hiểu và phù hợp hơn với nội dung các bạn phân tích ở mục 2.1. Ngoài ra, Phần 2.1.1. nhóm bạn đưa ra dữ liệu “tại Pháp, độ tuổi tối thiểu là 15 cho phụ nữ và 18 cho nam”. Tuy nhiên trong BLDS Phap hiện hành tại điều 144 nó chỉ quy định là “ Không được phép kết hôn nếu không đủ 18 tuổi” trong trường hợp người chưa thành niên kết hôn hôn thì phải có sự đồng ý của bố mẹ (Điều 148). Do đó căn cứ về độ tuổi kết hôn tại pháp sai với quy định pháp luật Pháp - Mục 2.2 và 2.3 hai mục này các bạn có thể gộp nó lại thành một mục đó là “Giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật VN” trong đó, nó sẽ bao gồm các mục nhỏ về “ Giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài và Giải quyết xung đột pháp luật về nghi thức kết hôn có yếu tố nước ngoài sẽ hợp lý hơn. - Mặc dù, phần này nhóm các bạn đưa ra nguyên tác áp dụng pháp luật về giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn có YTNN. Tuy nhiên, các bạn chỉ mới đề cập đến nguyên tắc áp dụng theo quy định của các Hiệp định tương trợ tư pháp với các quốc gia khác mà VN là thành viên, còn đối với các quốc gia mà VN không là thành viên của Hiệp định tương trợ tư pháp thì sẽ được giải quyết như thế nào? Cụ thể, phần 2.2.2 về nghi thức kết hôn nhóm bạn chỉ mới đưa ra cách giải quyết xung đột pháp luật về nghi thức kết hôn theo các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam tham gia “ pháp luật của quốc gia nơi tiến hành kết hôn” . Còn đối với Đối với quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoại đến từ các quốc gia mà Việt Nam chưa ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp, thì giải quyết xung đột pháp luật sẽ dựa trên “quy định của pháp luật Việt Nam” . Nhưng phần này các bạn không hề đưa ra bất cứ quy định nào của pháp luật VN về giải quyết xung đột về nghi thức kết hôn với một quốc gia không kí kết Hiệp định tương trợ với VN. Ngoài ra, vấn đề về nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về hủy kết hôn trái pháp luật có yếu tố nước ngoài nhóm các bạn vẫn chưa có bất cứ đề cập lên quan đến. 10
- - Nội dung ở mục 2.4: Quyết định ly hôn của Tòa án nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam nó không liên quan đến đến vấn đề pháp lý phát sinh trong kết hôn có YTNN. Thay vì nhóm các bạn tìm hiểu về việc công nhận và cho thi hành quyết định ly hôn của tòa án nước ngoài thì các bạn nên tình hiểu về “Quy định của pháp luật VN về việc công nhận việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài” nó sẽ đúng hơn với nội dung mà nhóm các bạn đề cập ở chương 2. 2.4. Chương 3: thực trạng kết hôn có yếu tố nước ngoài - Đề tài của nhóm bạn là “Pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài” nhưng chương 3 này các bạn lại đi nói về “thực trạng kết hôn có YTNN” dẫn đến nội dung mà các bạn phân tích ở chương 3 này nó không ăn khớp đến chủ đề của nhóm, Cụ thể, các vấn đề nhóm đề cập trong chương 3 như lượng hôn nhân tăng nhanh, chênh lệch giới tính, thần thức về hòa nhập và pháp lý... Vấn đề nhập cư, xung hướng tương lại ở mục 3.2.1, Hay nguyên nhân công dân VN kết hôn với người nước ngoài ở mục 3.2 dường như nhóm chỉ tâp trung nhiều vào nguyên nhân xã hội, lợi ích kinh tế và tác động môi giới mà chưa đủ nhấn mạnh đến vai trò của khung pháp lý hoặc các thiếu sót trong quy định pháp luật hiện hành. Hay chưa chỉ ra được những khó khăn và vướng mắc trong thực tiễ áp dụng pháp luật về kết hôn có YTNN. Đồng thời, các số liệu liên quan đến vấn đề kết hôn có YTNN chưa đưa ra để có thể làm rõ hơn về thực trạng của vấn đề nguyên cứu. + Kiến nghị của nhóm: Nội dung chương 3 này các bạn chỉ nên tập trung đi vào tìm hiểu kỹ về thực trạng áp dụng pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài tại VN qua việc đưa ra những bản án hay số liệu cụ thể về các vụ việc liên quan đến kết hôn có yếu tố nước ngoài. Đồng thời, từ những số liệu trên đưa ra được những khó khăn và vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật về kết hôn có YTNN như sau: Sự khác biệt giữa hệ thống pháp luật của các quốc gia về điều kiện kết hôn cũng như về thủ tục pháp lý: Nếu như mỗi quốc gia sẽ có một quy định khác nhau về độ tuổi kết hôn, tình trạng hôn nhân cũng như các trường hợp pháp luật cấm kết hôn. Từ đó làm cho quy trình đăng ký kết hôn và các yêu cầu về giấy tờ (giấy chứng nhận độc thân, giấy tờ chứng minh nhân thân) có thể không đồng nhất, dẫn đến khó khăn trong việc chuẩn bị và xác thực tài liệu. Sự chồng chéo và thiếu thống nhất trong quy định pháp luật Việt Nam: Các quy định về HN&GĐ có YTNN và các văn bản pháp luật khác đôi khi không đồng bộ với nhau.Ví dụ, văn bản hướng dẫn luật HN&GĐ quy định UBND cấp tỉnh có thẩm quyền ĐKKH có YTNN, tuy nhiên pháp luật Hộ tịch lại quy định UBND cấp huyện là cơ quan thực hiện ĐKKH có YTNN. Do có cùng một vấn đề nhưng các văn bản pháp luật khác nhau lại có sự quy định khác nhau dẫn đến khó khăn cho việc xác định. Sự hạn chế trong quy định của pháp luật Việt Nam: Pháp luật Việt Nam cụ thể tại điều 126 Luật HN&GĐ 2014 khi quy định về kết hôn “yếu tố nước ngoài” chỉ quy định nguyên tắc chọn luật áp dụng đối với điều kiện kết hôn mà không quy định về nghi thức kết hôn. So với các quy định trước đây của pháp luật VN trong các nghị định chỉ quy định về việc công nhận việc kết hôn 11
- ở nước ngoài khi không được tiến hành tại cơ quan thẩn quyền của VN mà không quy định nguyên tác chọn luật áp dụng để điều chỉnh khi có xung đột pháp luật, hay nói cách khác pháp luật VN chưa quy định về nguyên tắc chọn luật áp dụng để xác định tính hợp pháp của nghi thức kết hôn coa yếu tố nước ngoài. Điều này dẫn đến khó khăn trong quá trình áp dụng luật điều chỉnh. Thủ tục và giấy tờ hành chính phức tạp: Để đăng ký kết hôn, cần các giấy tờ như giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân, giấy khai sinh, hộ chiếu, và thường phải hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng tại Việt Nam, điều này thường mất thời gian và chi phí. Trong nhiều trường hợp, giấy tờ từ nước ngoài không phù hợp với yêu cầu của cơ quan Việt Nam, dẫn đến việc bổ sung, chỉnh sửa kéo dài. Đồng thời, Một số trường hợp kết hôn giả vì mục đích nhập cư hoặc tài chính gây khó khăn cho cơ quan quản lý trong việc xác minh ý chí thực sự của các bên. Thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng: Các cơ quan lãnh sự, tư pháp ở Việt Nam và nước ngoài đôi khi thiếu sự phối hợp chặt chẽ, gây khó khăn cho công dân trong việc hoàn tất thủ tục. Ngoài ra, vấn đề về công tác tư vấn pháp lý còn hạn chế, nhiều người dân, đặc biệt ở vùng núi nông thôn, không nắm được rõ các quy định pháp luật và thủ tục, dẫn đến sai sót hoặc rủi ro trong quá trình kết hôn với người nước ngoài. 2.5. Chương 4: Giải pháp khắc phục vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài - Nên tập trung vào các vần đề chính liên quan đến pháp luật kết hôn có yếu tố nước ngoài. Do đó, các giải pháp mà nhóm đưa ra chưa thật sự chú tâm vào vấn đề tư pháp quốc tế theo pháp luật mà thiên về phía góc nhìn xã hội hơn. - Các giải pháp nhóm đưa ra trong chương 4 không đồng bộ và thiếu sự cụ thể. Ví dụ: Các giải pháp như "tăng cường phổ biến pháp luật và tuyên truyền nâng cao nhận thức" (4.1.1) hay "đẩy mạnh hợp tác quốc tế" (4.1.4) được nêu ra mang tính chung chung, chưa có kế hoạch hoặc biện pháp cụ thể để thực hiện. - Đồng thời các giải pháp thiếu sự đánh giá khả thi: Chẳng hạn Một số đề xuất như "xây dựng cơ chế bảo vệ quyền lợi cho các bên liên quan" (4.1.3) hoặc "khuyến khích các tổ chức xã hội tham gia" (4.1.7) không đánh giá được tính khả thi trong điều kiện thực tế của hệ thống pháp luật và cơ chế hiện hành tại Việt Nam. - Các giải pháp chưa bao hết các khía cạnh quan trọng: Các bạn chỉ mới đưa ra các giải pháp mang tính xã hội nhiều nhưng chưa nhấn mạnh vào các vấn đề quan trong liên quan đến chủ đề của nhóm như các vấn đề lên quan đến cải cách các quy định pháp luật hoặc lấp đầy khoảng trống pháp lý mà pháp luật VN về kết hôn có YTNN còn hạn chế. + Kiến nghị của nhóm: Nhóm bạn nên tập trung chủ yếu vào việc đưa ra cũng như phân tích sâu vào các giải pháp mang tính pháp lý trong việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài như: Sử đổi và bổ sung quy định của pháp luật phù hợp với thực tiễn quốc tế; Đơn giản hóa các thủ tục hành chính đăng kí kết hôn; tăng cường hợp tác quốc tế; Nâng cao 12
- năng lực cán bộ cũng như ứng dụng công nghệ số trong việc quản lý thông tin liên quan đến kết hôn có yếu tố nước ngoài III. PHẦN CÂU HỎI Câu 1: “ Yếu tố nước ngoài” được quy định trong Luật HN&GD 2014 khác gì so với “Yếu tố nước ngoài” được quy định trong BLDS 2015? Khi xác định “ yếu tố nước ngoài” trong quan hệ HN&GD nên xác định theo luật HN&GD 2014 hay xác định theo BLDS 2015 ? Vì sao? Trả lời: - “Yếu tố nước ngoài” trong Luật HN&GD 2014 được quy định tại Khoản 25 Điều 3, bao gồm: Có ít nhất một bên chủ thể trong quan hệ là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài Các căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra theo pháp luật nước ngoài Tài sản liên quan đến quan hệ đó nằm ở nước ngoài - “Yếu tố nước ngoài” trong BLDS 2015 được quy định tại Khoản 2 Điều 663, bao gồm: Có ít nhất một bên chủ thể trong quan hệ là người nước ngoài hoặc pháp nhân nước ngoài Các căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở nước ngoài hoặc theo pháp luật nước ngoài Tài sản liên quan đến quan hệ đó nằm ở nước ngoài - So với quy định tại khoản 2 Điều 663 BLDS 2015, quy định tại khoản 25 Điều 3 Luật HN&GD 2014 quy định thêm một loại chủ thể là “người Việt Nam định cư ở nước ngoài”. Điều này xuất phát từ các lý do sau đây: + Thứ nhất, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 được xây dựng trước Bộ luật dân sự 2015 nên việc quy định chủ thể của quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài bao gồm cả “người Việt Nam định cư ở nước ngoài” là hoàn toàn phù hợp với Điều 758 Bộ luật dân sự 2005. + Thứ hai, xuất phát từ bản chất của quan hệ hôn nhân và gia đình là quan hệ đặc thù, chịu sự ảnh hưởng sâu sắc không chỉ từ pháp luật quốc gia của các bên trong quan hệ mà còn của pháp luật nơi hai vợ chồng cư trú. Trong đó, yếu tố cư trú có mối liên hệ mật thiết hơn yếu tố quốc tịch. Vì vậy, việc xác định yếu tố nước ngoài trong các quan hệ hôn nhân và gia đình cần phải dựa trên yếu tố chủ thể là người Việt Nam định cư ở nước ngoài là phù hợp. - Vậy khi cần xác định “ yếu tố nước ngoài” trong quan hệ HN&GD nên xác định theo luật HN&GD 2014. Bởi vì: + Về nguyên tắc, theo quy định tại Khoản 3 Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, sửa đổi, bổ sung 2020 thì trong trường hợp các “văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau” . Theo đó, phải áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 663 BLDS 2015. 13
- + Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 6 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì các quy định của Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình trong trường hợp Luật Hôn nhân và Gia đình không quy định; trong khi đó, Khoản 25 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 hoàn toàn có quy định về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nên phải áp dụng quy định này. + Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 663 BLDS 2015 thì trường hợp luật khác có quy định về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không trái với quy định từ Điều 664 đến Điều 671 BLDS 2015 thì luật đó được áp dụng, nếu trái thì quy định có liên quan của Phần thứ năm BLDS 2015 được áp dụng. Theo đó, dù được ban hành sau, nhưng BLDS 2015 đã cho phép “ưu tiên” áp dụng luật chuyên ngành nếu có quy định khác nhau đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, miễn là không trái với nguyên tắc chung từ Điều 664 đến Điều 671 BLDS 2015. Từ các lẽ trên, phải áp dụng quy định tại khoản 25 Điều 3 Luật HN&GD 2014 để xác định yếu tố nước ngoài trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Câu 2: Theo quy định pháp luật VN, pháp luật áp dụng điều chỉnh điều kiện kết hôn đối với người nước ngoài là pháp luật của nước mà người đó mang quốc tịch đồng thời cư trú vào thời điểm kết hôn. Vậy giả sử A là mang quốc tịch VN kết hôn với B vừa mang quốc tịch Hoa Kỳ vừa mang quốc tịch pháp Anh. Cả hai đều đang cư trú tại Hoa Kỳ. Hỏi pháp luật quốc gia nào sẽ được áp dụng để điều chỉnh điều kiện kết hôn giữa A và B ? Trả lời: - Căn cứ vào Khoản 1 Điều 126 Luật HN&GD 2014 “ Kết hôn giữa công dân VN với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn (Luật quốc tịch)” - Tuy nhiên, trong trường hợp này B là người mang hai quốc tịch Hoa kỳ và Anh. Nên trường hợp này căn cứ vào Khoản 2 Điều 672 BLDS 2015 quy định “ Trong trường hợp cá nhân là người nước ngoài mang nhiều quốc tịch thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm pháp sinh quan hệ dân sự” - Do đó: + Pháp luật VN sẽ được áp dụng để điều chỉnh về điều kiện kết hôn của A + Pháp luật Hoa kỳ sẽ được áp dụng để điều chỉnh về điều kiện kết hôn của B Câu 3: Hai công dân Việt Nam thực hiện đăng kí kết hôn ở nước ngoài sẽ chịu sự điều chỉnh của Tư pháp quốc tế Việt Nam? Trả lời: Nhận định Sai - Vì: Căn cứ khoản 25 Điều 3 Luật HN&GD 2014 quy định “Quan hệ mà các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài”. 14
- - Do đó, hai công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài kết hôn ở nước ngoài tại cơ quan đại diện ngoại giao của VN tại nước ngoài, do đó căn cứ để xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó không theo pháp luật nước ngoài dẫn đến quan hệ hôn nhân đó không chịu sự điều chỉnh của tư pháp quốc tế Việt Nam mà chịu sự điều chỉnh của Luật HNGD 2014. Câu 4: A là công dân Việt Nam kết hôn với B là công dân của Belarus tại Belarus. Hãy xác định pháp luật áp dụng để điều chỉnh việc kết hôn trên giữa A và B ? Trả lời: - Giữa Việt Nam và Belarus có hiệp định tương trợ tư pháp nên trong trường hợp này các quy định cảu hiệp định tương trợ tư pháp sẽ được áp dunhj để điều chỉnh quan hệ kết hôn giữa A và B, cụ thể: - Căn cứ vào Điều 26 của Hiệp định : Điều kiện kết hôn sẽ tuân theo pháp luật mà các bên là công dân, Ngoài ra, về những trường hợp cấm kết hôn, việc kết hôn phải tuân theo pháp luật nơi tiến hành kết hôn Nghi thức kết hôn tuân theo pháp luật của Bên ký kết nơi tiến hành kết hôn. - Do đó: + Điều kiện kết hôn của A sẽ tuân theo pháp luật Việt Nam + Điều kiện kết hôn của B sẽ tuân theo pháp luật Belarus + Cả A và B còn phải tuân theo pháp luật Belarus về các trường hợp cấm kêt shoon cũng như tuân thủ về nghi thức kết hôn Câu 5: Vì sao Quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài có được xem là quan hệ dân sự đặc biệt không? Vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài có làm xung đột pháp luật hay không ? Trả lời: - Tính chất dân sự trong quan hệ hôn nhân và gia đình được thể hiện ở ba góc độ : Đối tượng điều chỉnh Phương pháp điều chỉnh Các quy định có tính nguyên tắc điều chỉnh - Tuy nhiên, khác với quan hệ dân sự, quan hệ hôn nhân và gia đình( gồm cả quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài) có tính chất đặc biệt được thể hiện ở quan hệ tình cảm giữa các chủ thể tham gia quan hệ. Các quan hệ này hình thành từ sự kiện kết hôn, từ quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng. - Ngoài ra, quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài còn được xem là quan hệ dân sự đặc biệt bởi nó được điều chỉnh từ nhiều hệ thống pháp luật khác nhau dẫn đến việc quyền và nghĩa vụ của các bên cũng trở nên khác biệt hơn so với quy định mà không có yếu tố nước ngoài. 15
- - Chính vì chứa đựng yếu tố nước ngoài nên các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài thường được điều chỉnh bởi hai hay nhiều hệ thống pháp luật. Điều đó đã dẫn đến tình trạng “xung đột pháp luật” và đặt ra yêu cầu phải xem xét, lựa chọn hệ thống pháp luật áp dụng đối với những quan hệ này. Câu 6: Anh A(18 tuổi) mang quốc tịch Pháp kết hôn với chị B(18 tuổi) quốc tịch Việt Nam. A và B thực hiện đăng kí kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Pháp luật nào sẽ được áp dụng để giải quyết tình huống trên? Việc kết hôn A và B có đc thực hiện hay không? Trả lời: - Giữa Việt Nam và Pháp có kí kết với nhau hiệp định tương trợ nhưng không quy định về pháp luật hôn nhân, Ngoài ra, A và B thực hiện việc đăng kí tại cơ quan có thẩm quyền của VN, nên PL VN sẽ được áp dụng trong trường hợp này. - Căn cứ vào Khoản 1 Điều 126 Luật HN&GD 2014 quy định “Kết hôn giữa công dân VN với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn ; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật VN về điều kiện kết hôn” - Chị B sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn. Do đó, theo Điều 8 Luật HN&GD 2014 chị B đã đủ điều kiệ kết hôn là 18 tuổi với nữ - Anh A sẽ chịu sự điều chỉnh của cả pháp luật Pháp và pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn (do anh A thực hiện đăng kí kết hôn tại cơ quan thẩ quyền của VN). Theo đó, căn cứ Điều 144 BLDS Pháp thì anh A đáp ứng điều kiện về độ tuổi kết hôn là 18 tuổi. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật Việt Nam về độ tuổi kết hôn theo Điều 8 Luật HN&GD 2014 cho nam là đủ 20 tuổi. Do đó, anh A tuy đáp ứng được yêu về điều kiệ kết hôn theo pháp luật Pháp nhưng lại không đáp ừng được điều kiện kết hôn theo quy đinh pháp luật Việt Nam. - Vì vậy: Việc kết hôn của A và B sẽ không được thực hiện Câu 7: Theo pháp luật việt nam, hệ thuộc luật nhân thân là hệ thuộc duy nhất được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn, cấm kết hôn ? Trả lời: Nhận định sai - Căn cứ tại Khoản 1 và 2 Điều 126, Điều 122 LHNGĐ 2014, Điều 664 BLDS 2015 thì: - Vì Ngoài hệ thuộc luật nhân thân, pháp luật Việt Nam còn áp dụng luật của nước nơi hành vi kết hôn diễn ra để xác định tính hợp pháp của việc kết hôn. Nếu việc kết hôn được tiến hành tại Việt Nam, điều kiện và trường hợp cấm kết hôn phải tuân theo pháp luật Việt Nam (theo nguyên tắc luật nơi thực hiện việc kết hôn). Trường hợp pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu nhưng kết hôn vi phạm các quy định cấm kết hôn của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam vẫn được ưu tiên áp dụng. Câu 8: Nêu tóm gọn thủ tục và quy trình đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài ? 16
- * Đăng kí tại UBND cấp huyện - Trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện được quy định tại Điều 38 Luật Hộ tịch năm 2014 và được hướng dẫn cụ thể tại Điều 31 Nghị định 123/2015/NĐ-CP: - Bước 1: Hai bên nam, nữ nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện - Hồ sơ đăng kí: + Giấy tờ xuất trình: Được quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015 gồm “ bản chính một trong các loại giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân”. Trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ nơi cư trú (Khoản 2 Điều 30 Nghị định 123/2015/NĐ-CP) + Giấy tờ phải nộp: Được quy định tại Điều 30 Nghị định 123/2015/NĐ-CP gồm “ Tờ khai đăng ký kết hôn; Giấy tờ xác nhận tình trạng sức khỏe; Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài; bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn.” - Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức làm công tác hộ tịch tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết - Bước 3: Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật, không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn. - Bước 4: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ. * Đăng kí kết hôn tại khu vực biên giới - Việc đăng ký kết hôn tại khu vực biên giới được thực hiện theo quy định tại Điều 18 Nghị định 123/2015/NĐ-CP. - Bước 1: Hai bên nam, nữ nộp hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới nơi công dân Việt Nam thường trú. + Giấy tờ xuất trình: Theo khoản 2 Điều 9 Luật Hộ tịch năm 2014 và khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP gồm “giấy tờ tùy thân; giấy tờ chứng minh nơi cư trú” + Giấy tờ phải nộp: khoản 2 Điều 18 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký kết hôn bao gồm “Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định; Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi thường trú ở khu vực biên giới của công dân nước láng giềng” 17
- - Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định. Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 08 ngày làm việc. - Bước 3: Nếu hai bên nam, nữ đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký Giấy chứng nhận kết hôn, công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký, ghi rõ họ tên trong Sổ hộ tịch, Giấy chứng nhận kết hôn; mỗi bên vợ, chồng được cấp 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn. * Trình tự, thủ tục ghi vào sổ hộ tịch việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài - Trình tự, thủ tục ghi chú kết hôn được quy định tại Điều 48, Điều 50 Luật Hộ tịch năm 2014 và Điều 35 Nghị định 123/2015/NĐ-CP - Bước 1: Một trong hai bên kết hôn nộp hồ sơ tại ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam + Hồ sơ ghi chú kết hôn gồm: Tờ khai theo mẫu quy định; Bản sao giấy tờ chứng nhận việc kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp; Nếu là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì phải nộp trích lục về việc đã ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn. - Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu thấy yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn là đủ điều kiện ( Điều 34 Nghị định 123/2015/NĐ-CP). Trưởng phòng Tư pháp ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký cấp bản chính trích lục hộ tịch cho người yêu cầu, nếu thấy yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn thuộc một trong các trường hợp từ chối ghi vào sổ việc kết hôn8 thì Trưởng phòng tư pháp báo cáo Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện để từ chối. Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 10 ngày làm việc. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng môn Đầu tư tài chính: Chương 1 - ThS. Từ Thị Hoàng Lan
41 p | 233 | 27
-
Bài giảng Nhập môn chính sách công: Bài 1 - Nguyễn Xuân Thành
10 p | 199 | 7
-
Bài giảng Nhập môn chính sách công: Bài 4 - Nguyễn Xuân Thành (2017)
15 p | 90 | 7
-
Bài tập môn Quản lý dự án đầu tư - Ths. Nguyễn Lê Quyền
6 p | 25 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn