intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Vật lí kiến trúc (Phần 1): Chương 5 - Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:37

16
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Vật lí kiến trúc (Phần 1) - Chương 5 Che nắng, cung cấp cho người học những kiến thức như: Ý nghĩa quan trọng trong việc che nắng cho công trình; các biện pháp che nắng; xác định các yếu tố và chọn hình thức che nắng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Vật lí kiến trúc (Phần 1): Chương 5 - Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội

  1. CHƢƠNG 5. CHE NẮNG
  2. 5.1. Ý NGHĨA QUAN TRỌNG TRONG VIỆC CHE NẮNG CHO CÔNG TRÌNH  Trong các biện pháp chống nóng cho công trình kiến trúc che nắng là biện pháp có hiệu quả lớn thứ hai sau biện pháp thông gió tự nhiên.  Tia nắng làm cho: - nhiệt độ tác dụng lên vật thể tăng thêm vài chục độ - lên con ngƣời tăng thêm gần chục độ. Vì vậy che chắn tia nắng trực tiếp là biện pháp chống nắng quan trọng.
  3. 5.2. CÁC BIỆN PHÁP CHE NẮNG 5.2.1. Biện pháp quy hoạch 5.2.2. Biện pháp cây xanh che nắng 5.2.3. Biện pháp che nắng trong công trình Thời điểm nắng nóng : (14 – 17 h, tháng 5, 6, 7) A0 : -900 đến -1100
  4. 5.2.1. BIỆN PHÁP QUY HOẠCH a. Chọn hướng đường phố, hướng công trình hợp lý:  Ở Việt Nam, thời điểm nắng nóng 14- 17h những ngày tháng 5,6,7 góc phương vị mặt trời trong phạm vi 90- 110˚C.  Đường phố hướng Đông- Tây hoặc Tây lệch bắc 20˚C trở lên đều bị nắng chiếu nghiêm trọng về chiều. Vì vậy với đường phố chính đông người qua lại nên đặt hướng Đông Đông Bắc sẽ được che mát bởi công trình và cây xanh bên đường. b. Xử lý vỉa hè hợp lý: Mùa hè nước ta nắng lắm mưa nhiều, với đường phố đông người 2 bên vỉa hè nên thiết kế: tạo thành vật che mát - kiến trúc có ô văng chạy dài từng đoạn nhà cao tầng vỉa hè và che mưa cho - kết hợp hướng đường hợp lý khách bộ hành.
  5. 5.2.1. BIỆN PHÁP QUY HOẠCH (Cont) Các tuyến đƣờng chính của thủ đô Hà Nội Quy hoạch chọn hướng đường phố hợp lý, tránh các hướng đường xấu bị nắng chiếu về chiều
  6. 5.2.1. BIỆN PHÁP QUY HOẠCH (Cont) Phố Tràng Tiền với vỉa hè kiến trúc ô văng chạy dài che nắng cho người đi bộ Một con phố ở Paris – Một con đường ở Việt Nam - đường phố 2 bên vỉa hè nên thiết kế kiến trúc có ô văng được che mát bởi cây xanh bên đường chạy dài từng đoạn nhà cao tầng
  7. 5.2.2. BIỆN PHÁP CÂY XANH CHE NẮNG  Tác dụng của cây xanh: • Che bức xạ mặt trời • Điều hòa không khí • Chắn bụi rất tốt • Rễ cây hút ẩm cho đất làm giảm phản xạ nhiệt của mặt đất • Cây xanh có thể chắn 50- 90% lượng tổng xạ mặt trời tác dụng lên mặt đất.Nhiệt độ trong vùng cây xanh thấp hơn vùng trống 10- 12% .Nhiệt độ tổng trong bóng râm thấp hơn ngoài nắng 30- 40%.  Trồng cây là biện pháp che nắng có hiệu quả lớn nên: • Trồng theo tuyến đường xung quanh công trình. • Trồng cây tán cao đảm bảo thông gió mát mùa hè • Cây tán thấp chắn gió mùa lạnh mùa đông. • Cây thấp kết hợp cây cao hướng luồng gió.
  8. 5.2.2. BIỆN PHÁP CÂY XANH CHE NẮNG (Cont) Trồng cây xung quanh để che nắng, làm mát cho công trình
  9. 5.2.2. BIỆN PHÁP CÂY XANH CHE NẮNG (Cont) (Nhà vườn 37 Phú Mộng- TP Huế) (Nhà ông Lê Trọng Phú- Phước Tích) - Từ xưa tới nay, cây xanh đã trở thành một yếu tố quan trọng, không thể thiếu trong bố cục khuôn viên truyền thống của người dân Việt Nam. - Vườn cây đã góp phần tích cực tạo cho ngôi nhà có một môi trường vi khí hậu thuận lợi. - Trồng cây tán cao phía trước đảm bảo thông gió, che mát vào mùa hè (vd:cây cau…). - Trồng cây tán thấp phía sau để che gió (Đường làng- Làng cổ Phước Tích) lạnh mùa đông (vd: bụi chuối, bụi gai…)
  10. 5.2.2. BIỆN PHÁP CÂY XANH CHE NẮNG (Cont) Sử dụng các loại cây dây leo làm dàn để che nắng, tạo không gian đệm giữa công trình và môi trường bên ngoài
  11. 5.2.2. BIỆN PHÁP CÂY XANH CHE NẮNG (Cont) (Cây xanh tạo chi tiết cửa sổ) Cây xanh che nắng cho mặt đứng công trình Cây xanh che nắng cho cửa sổ
  12. 5.2.2. BIỆN PHÁP CÂY XANH CHE NẮNG (Cont) Cây xanh phủ trên bề mặt kết cấu bao che công trình
  13. 5.2.3. BIỆN PHÁP DÙNG KẾT CẤU CHE NẮNG CHO CÔNG TRÌNH  Đối với những công trình kiến trúc nhiều tầng, có những phòng phải đặt hƣớng nắng chiếu cần dùng kết cấu che nắng.  Hình thức và kích thƣớc kết cấu che nắng phụ thuộc: • vị trí mặt trời nơi xây dựng • thời gian cần che • kích thƣớc cửa.
  14. 5.3. XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ VÀ CHỌN HÌNH THỨC CHE NẮNG 5.3.1. TIÊU CHUẨN CHE NẮNG  Tiêu chuẩn cần che nắng: xác định bằng thời gian cần che nắng trong ngày của các tháng mùa hè. Biểu thị trên biểu đồ quỹ đạo mặt trời thành Biểu đồ chỉ tiêu che nắng.  Theo giáo sƣ Phạm Ngọc Đăng: – Thời gian cần che được xét trong đ.kiện con người đứng ở tâm cửa sổ – Nhiệt độ tổng tác dụng lên người và độ ẩm không khí khi ứng với ttổng trong điều kiện v = 0,3 ~ 0,5 m/s thq ≥ 27˚C – Bức xạ mặt trời trên mặt cửa J ≥ 230 Kcal/m2h thì phải che. Theo quan điểm này, căn cứ số liệu khí tượng địa phương sẽ xác định được những giờ cần che.  Hiện nay nhà nƣớc chƣa quy định tiêu chuẩn. Khi thiết kế có thể căn cứ: – Công trình cụ thể định tiêu chuẩn che nắng để thiết kế. – Thống nhất với chủ công trình
  15. 5.3.1. TIÊU CHUẨN CHE NẮNG (Cont) Ví dụ: Thiết kế che nắng cho công trình A tại Hà Nội theo yêu cầu che nắng nhƣ sau: •Tháng 6,7: che nắng từ 9h- 17h •Tháng 4,8: che nắng từ 9h30- 16h30 •Tháng 3,9: che nắng từ 10h- 14h Yêu cầu che nắng của công trình được vẽ thành biểu đồ chỉ tiêu che nắng như hình vẽ.
  16. 5.3.2. CHỌN HÌNH THỨC KẾT CẤU CHE NẮNG  Kết cấu che nắng phân 2 loại: cố định và di động. – Loại cố định: gồm kết cấu che ngang, che dọc và hỗn hợp – Loại di động: gồm chớp quay, mui che, rèm, tấm chắn  Muốn biết chọn kết cấu che hợp lý cần hiểu biết hiệu quả che của từng loại về các mặt: – ngăn nhiệt bức xạ – thông gió tự nhiên – chiếu sáng tự nhiên – che mưa – hiệu quả kiến trúc.
  17. 5.3.2. CHỌN HÌNH THỨC KẾT CẤU CHE NẮNG (Cont) a. Kết cấu che nắng ngang: (ô văng, mái đua…) Che những tia nắng trực tiếp từ phía trước, trên cao tới với góc h ≥ 60º, góc hẹp giữa hình chiếu tia nắng và pháp tuyến cửa (A-a) ≥ 20º Thường dùng cho các cửa hướng Nam và lân cận (a ≤ ±20º)  Ưu điểm : Kết hợp che nắng, chắn mưa tốt. Che được phấn lớn tán xạ chói chang mùa hè .  Nhược điểm: Nếu vươn ra quá lớn sẽ ảnh hưởng: – thông gió mùa hè – chiếu sáng mùa đông. – Tích tụ hơi nóng ở nền hoặc ở ban công bốc lên rồi theo gió lùa vào phòng. Nếu tấm ngang quá lớn thì: làm lỗ thoát khí nóng tích tụ, chia nhỏ thành nhiều lớp trên chiều cao cửa.
  18. 5.3.2. CHỌN HÌNH THỨC KẾT CẤU CHE NẮNG (Cont) a. Kết cấu che nắng ngang: (ô văng, mái đua…) Cao ốc Sài Gòn mới Chia nhỏ kết cấu che nắng ngang thành nhiều lớp
  19. 5.3.2. CHỌN HÌNH THỨC KẾT CẤU CHE NẮNG (Cont) a. Kết cấu che nắng ngang: (ô văng, mái đua…) Công trình Stacking Green House – Tp Hồ Chí Minh Kết hợp che nắng bằng kết cấu bê tông ngang + trồng cây xanh, kín đáo mà lại thoáng, gió và ánh sáng tán xạ vẫn có thể xuyên qua tán cây vào bên trong nhà
  20. 5.3.2. CHỌN HÌNH THỨC KẾT CẤU CHE NẮNG (Cont) b. Tấm che đứng: Che những tia nắng góc h nhỏ xiên từ 1 phía tới. h ≤ 60º, (A-a) ≥ 60º thường dùng cho cửa hướng Bắc và lân cận thuộc vùng vĩ độ thấp.  Ưu điểm: Bố trí hợp lý có tác dụng: – hướng luồng gió mát – chắn gió lạnh, gió nóng.  Nhược điểm: Nếu vươn quá lớn sẽ: – Giảm hiệu quả thông gió – Ảnh hưởng tầm nhìn và chiếu sáng mùa đông. Khắc phục bằng cách chia nhỏ chiều rộng cửa, làm nhiều tấm che dọc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2