intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Xác định giá trị doanh nghiệp: Chương 9 - TS. Nguyễn Ngọc Quang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Xác định giá trị doanh nghiệp: Chương 9 - Xác định giá trị doanh nghiệp bằng các phương pháp tài sản" được biên soạn với mục tiêu giúp người học trình bày khái quát chung phương pháp tài sản; đánh giá lợi thế kinh doanh; quy định của luật pháp Việt Nam trong việc sử dụng phương pháp tài sản Thẩm định giá trị doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Xác định giá trị doanh nghiệp: Chương 9 - TS. Nguyễn Ngọc Quang

  1. CHƯƠNG 9: XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP TÀI SẢN I. KHÁI QUÁT CHUNG PHƯƠNG PHÁP TÀI SẢN II. ĐÁNH GIÁ LỢI THẾ KINH DOANH (GOODWILL) III. QUY ĐỊNH CỦA LUẬT PHÁP VIỆT NAM TRONG VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÀI SẢN TĐG TRỊ DOANH NGHIỆP 189
  2. I. KHÁI QUÁT CHUNG PHƯƠNG PHÁP TÀI SẢN 1.1. Cơ sở của phương pháp tài sản • Tiếp cận tài sản hay tài sản tích luỹ (Asset Accumulation Method) bao gồm nhiều phương pháp và có cùng một số cơ sở sau: • Tiếp cận tài sản là cơ sở lịch sử chi phí trong báo cáo tài chính. • Các tài sản và nguồn vốn cần được cấu trúc lại phù hợp với tiêu chuẩn TĐG • Các tài sản và nguồn vốn cần phải được xem xét đánh giá lại theo các tiêu chuẩnTĐG. 190
  3. • Giá trị tài sản thuần đánh giá lại (VCSH) = Giá trị các tài sản – Giá trị các khoản nợ 191
  4. 1.2. Nội dung phương pháp • Nguyên tắc chung đó là giá trị tài sản thuộc về các cổ đông sau khi đã thanh toán tất cả các khoản nợ. • Giá trị tài sản thuần đánh giá lại (VCSH) = Giá trị các tài sản – Giá trị các khoản nợ • Giá trị các tài sản và các khoản nợ cần được đánh giá lại theo nguyên tắc dưới đây. 192
  5. 1.2. Nội dung phương pháp Nhóm phương pháp dựa trên giá trị thay thế: nhà đầu tư lựa chọn việc mua doanh nghiệp hay tự đầu tư để có được hoạt động kinh doanh như vậy • Giá trị kế toán thay thế • Giá trị bảo hiểm • Giá trị sử dụng thay thế • Giá trị thực chất kinh doanh Nhóm phương pháp dựa trên giá trị còn lại (bán lại) • Giá trị phá sản • Giá trị giải thể • Giá trị tài sản thuần đánh giá lại 193
  6. 1. Các tài sản được đánh giá dựa trên giá trị tại thị trường mua bán lại • Đất đai • Nhà cửa không phục vụ sản suất • Máy móc thiết bị thông thường có thể giao dịch trên thị trường mua bán lại • Đầu tư tài chính ngắn và dài hạn tại các công ty niêm yết (tính mức giá trung bình từ 1 đến 3 tháng) • Tồn kho nguyên vật liệu, so sánh với mức giá hiện hành có tính đến sự giảm chất lượng của nguyên vật liệu • Các khoản khách hàng nợ, cần chú ý các khoản nợ khó đòi, các khoản nợ không có hoá đơn, không có hợp đồng, không theo thủ tục pháp lý • Các tài sản vô hình có một giá trị trên thị trường (nhãn hiệu, bằng phát minh, vv.) • Trong các trưòng hợp trên cấn chú ý các yếu tố ẩn làm tăng giảm giá trị, ảnh hưởng của thuế 194
  7. 2. Các tài sản được đánh giá dựa trên chi phí thay thế • Phương pháp này áp dụng đối với nhà xưởng phục vụ sản suất. Phương pháp tính thường xuất phát từ giá xây dựng mới – tỉ lệ hao mòn, tỷ lệ này có thể dựa vào quy định về khấu hao của Nhà nước và hiện trạng cụ thể của công trình. • Giá xây dựng có thể được tính theo mét vuông, công suất sử dụng 195
  8. 3. Các tài sản được đánh giá dựa trên giá mua có điều chỉnh hệ số đánh giá lại và hệ số sử dụng • Phương pháp này áp dụng đối với công trình xây dựng, vật kiến trúc khó xác định giá xây dựng hiện tại và đối với các máy móc thiết bị không có trị trường bán lại. Phương pháp này cũng xuất phát từ giá đầu tư mới của tài sản. Vr = P. (1+i)(D-A)/ D • Vr : Giá trị điều chỉnh của tài sản • P : Giá mua • D : Thời gian khấu hao của tài sản • A : Tuổi của tài sản • i : hệ số điều chỉnh 196
  9. 4. Các tài sản được đánh giá trên chi phí sản xuất • Tồn kho thành phẩm, bán thành phẩm • Các tài sản đang trong quá trình xây dựng, đang tiến hành • Trong quá trình đánh giá cần chú ý đến sự hao mòn hữu hình và vô hình của tài sản 197
  10. 5. Các tài sản, các khoản vay, các khoản nợ được đánh giá trên dòng tiền • Nhà, vật kiến trúc, tài sản vô hình, hữu hình cho thuê - đánh giá dựa trên việc hiện tại hoá tiền cho thuê và giá trị còn lại và thuế liên quan • Các tài sản thuê vận hành – xác định dòng tiền, chi phí khi dừng hợp đồng • Các tài sản thuê tài chính – hạch toán như một khoản vay dài hạn của doanh nghiệp, dòng tiền được xác định trong hợp đồng thuê mua • Các khoản dự phòng, cần phân biệt dự phòng từ nguồn lợi nhuận (dự phòng cho đầu tư, thay đổi giá, ngoại tệ) và dự phòng cho rủi ro và chi phí (các khoản dự phòng này phải coi là các khoản nợ) • Các khoản nợ, cần chú ý lãi suất trong hợp đồng và lãi suất hiện tại nếu mức lãi suất này khác nhau sẽ làm tăng hoặc giảm giá trị các khoản nợ • Các tài sản và nguồn có yếu tố lựa chọn (cổ phiếu lựa chọn, trái phiếu chuyển đổi, vv.) 198
  11. 6. Các tài sản không có giá trị • Chú ý các tài sản vô hình, lợi thế thương mại 199
  12. 7. Các điều cần chú ý khi đánh giá • Chú ý các yếu tố không nằm trong bảng cân đối kế toán: rủi ro không dự phòng, các cam kết theo hợp đồng, điều kiện ưu đãi với các đối tác, cán bộ, nhà đầu tư, cổ đông, vv. • Chú ý sự thay đổi giá trị khi đánh giá và khi tiến hành giao dịch • Loại trừ một số yếu tố trong bảng cân đối kế toán: các chi tiêu cho tài sản vô hình, cho nghiên cứu phát triển không thực sự cần thiết, không có mục đích. • Tránh đánh giá trùng nhiều lần • Loại trừ cổ tức hứa trả các khoản stock option cho lãnh đạo doanh nghiệp. 200
  13. ĐÁNH GIÁ LỢI THẾ KINH DOANH (GOODWILL) • Giá trị doanh nghiệp = Giá trị tài sản thuần đánh giá lại + GW • Theo quan điểm kế toán lợi thế kinh doanh được hiểu là lợi nhuận trong tương lai của những tài sản vô hình không xác định • Theo tiêu chuẩn định giá quốc tế lợi thế kinh doanh được định nghĩa: Lợi thế kinh doanh là tài sản vô hình phát sinh như một kết quả của danh tiếng, uy tín, lượng khách hàng, vị trí, sản phẩm, và những yếu tố tương tự không được xác định giá trị hay định nghĩa riêng biệt nhưng chúng tạo ra những lợi ích về kinh tế. 201
  14. II. ĐÁNH GIÁ LỢI THẾ KINH DOANH (GOODWILL) • Theo chuẩn kế toán quốc tế, chỉ lợi thế kinh doanh mua được tức là phát sinh từ hoạt động mua một doanh nghiệp, thì được công nhận là tài sản. Lợi thế kinh doanh được phát sinh từ nội tại doanh nghiệp không được công nhận cho mục đích hạch toán. • GW biểu hiện khả năng của doanh nghiệp tạo ra một mức sinh lời lớn hơn việc sử dụng các tài sản của doanh nghiệp một cách thông thường. 202
  15. Công thức tính • GW = Giá mua doanh nghiệp – Giá trị tài sản thuần đánh giá lại • Công thức chung tính GW: n GW = ∑ ( B − r. A).(1 + i ) − j j =1 • Trong đó • B : Khả năng sinh lời của doanh nghiệp (Superprofit) • A : Giá trị tài sản thuần tham gia vào quá trình kinh doanh • r : Mức sinh lời ở mức thông thường của các tài sản • i : Tỉ lệ hiện tại hoá • n : Số năm dự đoán doanh nghiệp đạt mức lợi nhuận trên 203
  16. Phương pháp của hiệp hội kế toán châu Âu Cơ sở phương pháp xuất phát từ mức lợi nhuận siêu ngạch tạo ra từ phần vốn hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp. GW = (RNE – km.VSB).a(n) RNE: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chính sau khi đã điều chỉnh các yếu tố bất thường. VSB: Tổng tài sản sử dụng trong hoạt động chính, bao gồm tổng tài sản lưu động và tài sản cố định phục vụ cho hoạt động kinh doanh chính bao gồm cả các tài sản thuê tài chính. Đây là tổng vốn đầu tư cần thiết để tạo ra được kết quả từ hoạt động kinh doanh chính. km : Chi phí vốn bình quân. i = rf lãi suất trái phiếu chính phủ không rủi ro. n < ∞ thời gian tính toán càng ngắn độ chính sác càng cao (trung bình thường là 3 năm). 204
  17. Phương pháp của hiệp hội kế toán châu Âu • Trường hợp thứ hai, có thể tính GW dựa trên vốn chủ sở hữu. Công thức như sau: • GW = (RNC – k.VSN).a(n) • Trong đó: • RNC: lợi nhuận thuần vốn chủ sở hữu sau khi điều chỉnh các yếu tố bất thường, các khoản đầu tư tài chính. • VSN: Giá trị thực chất thuần, được tính bằng Tổng tài sản sử dụng trong hoạt động chính trừ đi các khoản nợ. • k: Chi phí vốn chủ sở hữu. n a(n) = ∑ (1 + i ) − j j =1 205
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2