GIỚI THIỆU MÔN HỌC<br />
Tài liệu tham khảo chính<br />
[1] Ronald E. Walpole, Raymond H.Myers và Sharon L.Myers,<br />
Xác suất và thống kê dành cho kỹ sư và nhà khoa học(Bản<br />
dịch của Bộ môn Toán ĐHTL).<br />
[2] Morris H. DeGroot, Mark J. Schervish, Probability and<br />
Statistics(Third edition).<br />
[3] Đặng Hùng Thắng, Mở đầu về lí thuyết xác suất và các ứng<br />
dụng,Nhà XBGD,1997.<br />
[4] Trần Mạnh Tuấn, Xác suất & Thống kê lý thuyết và thực<br />
hành tính toán, Nhà xuất bản ĐHQGHN, 2004.<br />
[5] Nguyễn Văn Đắc, Bài giảng toán V.<br />
<br />
GIỚI THIỆU MÔN HỌC<br />
Nội dung gồm 8 chương<br />
• Chương I Biến cố và xác suất của biến cố<br />
• Chương II Biến ngẫu nhiên và phân phối xác suất<br />
• Chương III Kỳ vọng toán<br />
• Chương IV Một số phân phối xác suất thường gặp<br />
• Chương V Mẫu ngẫu nhiên và phân phối của một số<br />
thống kê cơ bản<br />
• Chương VI Ước lượng tham số<br />
• Chương VII Kiểm định giả thiết<br />
• Chương VIII Hồi quy và tương quan tuyến tính<br />
<br />
XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ<br />
(Buổi 1)<br />
BIẾN CỐ VÀ XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ<br />
Phép thử và không gian mẫu<br />
<br />
Biến cố và các phép toán biến cố<br />
Định nghĩa xác suất của biến cố<br />
Quy tắc cộng xác suất<br />
<br />
1. PHÉP THỬ VÀ KHÔNG GIAN MẪU<br />
.<br />
<br />
Định nghĩa.<br />
Phép thử ngẫu nhiên: Là một thí nghiệm hoặc hành động<br />
xác định có thể quan sát được mà các kết quả của nó không<br />
thể dự đoán trước.<br />
Tập hợp gồm tất cả các kết quả của phép thử được gọi là<br />
không gian mẫu(sample space) và ký hiệu bởi S hoặc .<br />
Điểm mẫu: Là mỗi kết quả (phần tử) của không gian mẫu.<br />
<br />
1. PHÉP THỬ VÀ KHÔNG GIAN MẪU<br />
.<br />
<br />
Ví dụ 1.1 Tung một đồng xu. Không gian mẫu là:<br />
<br />
= {S, N}.<br />
<br />
Ví dụ 1.2 Lấy ngẫu nhiên hai số x, y trong [0, 2].<br />
Không gian mẫu là:S = { (x, y) | 0 ≤ x ≤ 2 và 0 ≤ y ≤ 2}.<br />
Ví dụ 1.3 Tung một con xúc xắc.<br />
Không gian mẫu là : S1 = {1, 2, 3, 4, 5, 6}.<br />
Hoặc : S2 = {C, L}.<br />
Ví dụ 1.4 Tung một đồng xu, nếu mặt ngửa xuất hiện ta tung đồng<br />
xu đó lần thứ hai còn mặt sấp xuất hiện ta tung một con xúc xắc.<br />
Hãy xác định không gian mẫu?<br />
<br />