Chương 2:<br />
<br />
Chất thải rắn ở đô thị<br />
<br />
Chương 2.<br />
<br />
2.1. PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM<br />
<br />
CHẤT THẢI RẮN Ở ĐÔ THỊ<br />
<br />
Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đang<br />
diễn ra rất mạnh mẽ, rất nhiều đô thị được<br />
chuyển từ đô thị loại thấp lên đô thị loại<br />
cao và nhiều đô thị mới được hình thành.<br />
Nếu năm 2000, nước ta có 649 đô thị thì<br />
năm 2005, con số này là 715 đô thị và đã<br />
tăng lên thành 755 đô thị lớn nhỏ vào giữa<br />
năm 2011 (Bộ Xây dựng, 2011). Đô thị phát<br />
triển kéo theo vấn đề di dân từ nông thôn ra<br />
thành thị. Năm 2009, dân số đô thị là 25,59<br />
triệu người (chiếm 29,74% tổng dân số cả<br />
nước), đến năm 2010, dân số đô thị đã lên<br />
đến 26,22 triệu người (chiếm 30,17% tổng<br />
số dân cả nước) (TCTK, 2011). Dự báo, đến<br />
năm 2015 dân số đô thị là 35 triệu người<br />
chiếm 38% dân số cả nước, năm 2020 là 44<br />
triệu người chiếm 45% dân số cả nước và<br />
năm 2025 là 52 triệu người chiếm 50% dân<br />
số cả nước1.<br />
<br />
Bảng 2.1. Số lượng đô thị các loại qua các năm từ 2005 - 2025<br />
Năm<br />
<br />
Loại đặc<br />
biệt<br />
<br />
Loại 1<br />
(Thành<br />
phố)<br />
<br />
Loại 2<br />
(Thành<br />
phố)<br />
<br />
Loại 3<br />
(Thành<br />
phố)<br />
<br />
Loại 4<br />
(Thị xã)<br />
<br />
Loại 5<br />
(Thị trấn,<br />
thị tứ)<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
2005<br />
<br />
2<br />
<br />
4<br />
<br />
14<br />
<br />
22<br />
<br />
52<br />
<br />
621<br />
<br />
715<br />
<br />
2007<br />
<br />
2<br />
<br />
4<br />
<br />
13<br />
<br />
43<br />
<br />
36<br />
<br />
631<br />
<br />
729<br />
<br />
2010<br />
<br />
2<br />
<br />
9<br />
<br />
13<br />
<br />
43<br />
<br />
43<br />
<br />
624<br />
<br />
734<br />
<br />
2011*<br />
<br />
2<br />
<br />
10<br />
<br />
12<br />
<br />
47<br />
<br />
50<br />
<br />
634<br />
<br />
755<br />
<br />
2015<br />
<br />
2<br />
<br />
9<br />
<br />
23<br />
<br />
65<br />
<br />
79<br />
<br />
687<br />
<br />
870<br />
<br />
20<br />
<br />
81<br />
<br />
122<br />
<br />
-<br />
<br />
1.000<br />
<br />
2025<br />
<br />
17<br />
<br />
Ghi chú: (*) Số liệu từ Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng tháng 06/2011.<br />
Nguồn: TCTK, 2011;<br />
Quyết định 445/QĐ-TTg ngày 7/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Định hướng<br />
Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050<br />
<br />
1 Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 của Thủ tướng<br />
Chính phủ về việc Định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển<br />
đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.<br />
<br />
13<br />
<br />
Báo cáo môi trường quốc gia 2011:<br />
<br />
Chất thải rắn<br />
<br />
Cả nước có 2 đô thị loại đặc biệt (Hà Nội, Tp. HCM); 3 đô thị loại 1 trực<br />
thuộc Trung ương (Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ); 7 đô thị loại 1 trực thuộc<br />
tỉnh (Hạ Long, Huế, Vinh, Đà Lạt, Nha Trang, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột);<br />
12 đô thị loại 2 (Biên Hòa, Cà Mau, Hải Dương, Long Xuyên, Mỹ Tho, Nam<br />
Định, Phan Thiết, Pleiku, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Việt Trì, Vũng Tàu); 47<br />
đô thị loại 3; 50 đô thị loại 4 và hơn 630 đô thị loại 5.<br />
Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng đã trở thành nhân tố tích cực<br />
đối với phát triển KT-XH của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích<br />
về KT-XH, đô thị hóa nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy<br />
giảm chất lượng môi trường và phát triển không bền vững. Các hoạt động<br />
sản xuất, sinh hoạt tăng theo và lượng chất thải cũng tăng theo. Tính bình<br />
quân người dân đô thị tiêu dùng năng lượng, đồ tiêu dùng, thực phẩm,...<br />
cao gấp 2 - 3 lần người dân nông thôn kéo theo lượng rác thải của người<br />
dân đô thị cũng gấp 2 - 3 lần người dân nông thôn.<br />
Dân số đô thị nước ta phân bố không đồng đều và có sự khác biệt lớn<br />
theo vùng. Tính đến năm 2010, dân số đô thị khu vực Đông Nam Bộ cao<br />
nhất cả nước với 8,35 triệu người, tiếp theo đó là vùng Đồng bằng sông<br />
Hồng với 5,86 triệu người, khu vực có số dân đô thị ít nhất là Tây Nguyên<br />
với 1,5 triệu người. Mật độ dân số theo đó cũng cao chủ yếu ở 3 vùng<br />
kinh tế lớn là Đồng bằng sông Hồng (939 người/km2), Đông Nam Bộ (617<br />
người/km2) và Đồng bằng sông Cửu Long (426 người/km2) (mật độ dân số<br />
trung bình toàn quốc vào khoảng 263 người/km2). Những con số trên cho<br />
thấy, phát sinh CTR đô thị sẽ tập trung phần lớn ở vùng Đông Nam Bộ và<br />
Đồng bằng sông Hồng (Biểu đồ 2.1).<br />
<br />
Biểu đồ 2.1. Dân số đô thị nước ta theo các vùng kinh tế<br />
giai đoạn 2006 - 2010<br />
Nguồn: TCTK, 2011<br />
<br />
14<br />
<br />
Chương 2:<br />
<br />
Chất thải rắn ở đô thị<br />
<br />
2.2. PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN Ở<br />
ĐÔ THỊ<br />
Quá trình phát sinh CTR luôn đi đôi với<br />
quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người.<br />
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về CTR đô thị,<br />
tuy nhiên, các số liệu thống kê từ các đề tài<br />
nghiên cứu chưa được thống nhất.<br />
<br />
2.2.1. Các nguồn phát sinh chất thải rắn<br />
ở đô thị<br />
Phát sinh CTR ở đô thị chủ yếu là CTR<br />
sinh hoạt chiếm khoảng 60 - 70% lượng CTR<br />
phát sinh, tiếp theo là CTR xây dựng, CTR<br />
công nghiệp, CTR y tế,...<br />
CTR ở đô thị bao gồm:<br />
- CTR sinh hoạt: phát sinh chủ yếu từ các<br />
hộ gia đình, các khu tập thể, chất thải đường<br />
phố, chợ, các trung tâm thương mại, văn<br />
phòng, các cơ sở nghiên cứu, trường học,...<br />
<br />
Bảng 2.2. Các loại CTR đô thị của Hà Nội năm 2011<br />
TT<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
Loại chất thải<br />
<br />
Khối lượng<br />
phát sinh<br />
(tấn/ngày)<br />
<br />
CTR sinh hoạt<br />
<br />
~ 6.500<br />
<br />
CTR công nghiệp<br />
<br />
~1.950<br />
<br />
CTR y tế<br />
<br />
~15<br />
<br />
Thành phần chính<br />
<br />
Biện pháp xử lý<br />
<br />
Chất vô cơ: gạch đá vụn, tro xỉ Chôn lấp hợp vệ sinh<br />
than tổ ong, sành sứ...<br />
Sản xuất phân hữu cơ vi<br />
Chất hữu cơ: rau củ quả, rác nhà sinh: 60 tấn/ngày.<br />
bếp...<br />
Tái chế: 10%, tự phát tại<br />
các làng nghề.<br />
Các chất còn lại<br />
Cặn sơn, dung môi, bùn thải công Một phần được xử lý tại<br />
nghiệp, giẻ dính dầu mỡ, dầu Khu xử lý chất thải Công<br />
thải...<br />
nghiệp<br />
Xử lý bằng công nghệ<br />
Bông băng, dụng cụ y tế nhiễm<br />
lò đốt Delmonego 200 khuẩn<br />
Italia: 100%<br />
Nguồn: URENCO Hà Nội, 2011<br />
<br />
15<br />
<br />
Báo cáo môi trường quốc gia 2011:<br />
<br />
Chất thải rắn<br />
<br />
- CTR xây dựng: phát sinh từ các công<br />
trình xây dựng, sửa chữa hạ tầng;<br />
- CTR công nghiệp: phát sinh từ các cơ sở<br />
công nghiệp nằm trong đô thị, hoặc từ các<br />
KCN;<br />
- CTR y tế: phát sinh từ các bệnh viện, các<br />
cơ sở khám chữa bệnh;<br />
- CTR điện tử: phát sinh từ các hoạt động<br />
sinh hoạt của con người như: đồ điện tử cũ<br />
hỏng bị loại bỏ,..<br />
<br />
2.2.2. Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị<br />
Tổng lượng CTR sinh hoạt ở các đô thị<br />
phát sinh trên toàn quốc tăng trung bình 10 ÷<br />
16 % mỗi năm. Tại hầu hết các đô thị, khối<br />
lượng CTR sinh hoạt chiếm khoảng 60 - 70%<br />
tổng lượng CTR đô thị (một số đô thị tỷ lệ này<br />
lên đến 90%).<br />
Chỉ số phát sinh CTR đô thị bình quân đầu<br />
người tăng theo mức sống. Năm 2007, chỉ số<br />
CTR sinh hoạt phát sinh bình quân đầu người<br />
tính trung bình cho các đô thị trên phạm vi<br />
toàn quốc vào khoảng 0,75 kg/người/ngày<br />
(Bảng 2.3). Năm 2008, theo Bộ Xây dựng<br />
<br />
Khung 2.1. Một loạt các đô thị được<br />
nâng cấp trong vài năm gần đây<br />
Tổng khối lượng CTR đô thị phát sinh vào<br />
khoảng 8.700 - 8.900 tấn/ngày, trong đó, CTR<br />
xây dựng (xà bần) chiếm khoảng 1.200 - 1.500<br />
tấn/ngày và CTR sinh hoạt trung bình từ 6.200<br />
- 6.700 tấn/ngày. Ước tính tỷ lệ gia tăng khoảng<br />
8 - 10%/năm.<br />
Một số loại CTR đô thị như: rác khu thương<br />
mại, xà bần, rác công nghiệp,... trước đây ít thì<br />
những năm gần đây mức độ tăng (khối lượng và<br />
thành phần chất thải) ngày càng cao. Tỷ trọng<br />
nguồn phát sinh cụ thể như sau:<br />
- Rác hộ dân chiếm tỉ trọng 57,91% tổng<br />
lượng rác.<br />
- Rác đường phố chiếm tỉ trọng 14,29%<br />
tổng lượng rác.<br />
- Rác công sở chiếm tỉ trọng 2,8% tổng<br />
lượng rác.<br />
- Rác chợ chiếm tỉ trọng 13% tổng lượng rác.<br />
- Rác thương nghiệp chiếm tỉ trọng 12%<br />
tổng lượng rác.<br />
Thành phần chủ yếu trong CTR đô thị là<br />
chất hữu cơ (rác thực phẩm), chiếm tỷ lệ khá<br />
cao từ 60 - 75% / tổng khối lượng chất thải.<br />
Nguồn: Sở TN&MT Tp. HCM, 2011<br />
<br />
Bảng 2.3. CTR đô thị phát sinh các năm 2007 - 2010<br />
Nội dung<br />
Dân số đô thị (triệu người)<br />
<br />
2007<br />
<br />
2008<br />
<br />
2009<br />
<br />
2010<br />
<br />
23,8<br />
<br />
27,7<br />
<br />
25,5<br />
<br />
26,22<br />
<br />
28,20<br />
<br />
28,99<br />
<br />
29,74<br />
<br />
30,2<br />
<br />
Chỉ số phát sinh CTR đô thị (kg/người/ngày)<br />
<br />
~ 0,75<br />
<br />
~ 0,85<br />
<br />
0,95<br />
<br />
1,0<br />
<br />
Tổng lượng CTR đô thị phát sinh (tấn/ngày)<br />
<br />
17.682<br />
<br />
20.849<br />
<br />
24.225<br />
<br />
26.224<br />
<br />
% dân số đô thị so với cả nước<br />
<br />
Nguồn: TCMT tổng hợp, 2011<br />
<br />
16<br />
<br />
Chương 2:<br />
<br />
Chất thải rắn ở đô thị<br />
<br />
Bảng 2.4. Lượng CTR sinh hoạt phát sinh<br />
ở các đô thị Việt Nam năm 2007<br />
Chỉ số CTR<br />
sinh hoạt<br />
Loại đô<br />
bình quân<br />
STT<br />
thị<br />
đầu người (kg/<br />
người/ngày)<br />
<br />
Lượng CTR đô thị<br />
phát sinh<br />
Tấn/<br />
ngày<br />
<br />
Tấn/năm<br />
<br />
1<br />
<br />
Đặc<br />
biệt<br />
<br />
0,96<br />
<br />
8.000<br />
<br />
2.920.000<br />
<br />
2<br />
<br />
Loại 1<br />
<br />
0,84<br />
<br />
1.885<br />
<br />
688.025<br />
<br />
3<br />
<br />
Loại 2<br />
<br />
0,72<br />
<br />
3.433<br />
<br />
1.253.045<br />
<br />
4<br />
<br />
Loại 3<br />
<br />
0,73<br />
<br />
3.738<br />
<br />
1.364.370<br />
<br />
5<br />
<br />
Loại 4<br />
<br />
0,65<br />
<br />
626<br />
<br />
228.490<br />
<br />
17.682<br />
<br />
6.453.930<br />
<br />
Tổng cộng:<br />
<br />
Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2006, 2007<br />
và Báo cáo của các Sở TN&MT<br />
<br />
Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt tại các đô thị<br />
Việt Nam năm 2007<br />
<br />
thì chỉ số này là 1,45 kg/người/ngày, lớn hơn<br />
nhiều so với ở nông thôn là 0,4 kg/người/ngày.<br />
Tuy nhiên, theo Báo cáo của các địa phương<br />
năm 2010 thì chỉ số phát sinh CTR sinh hoạt<br />
đô thị trung bình trên đầu người năm 2009<br />
của hầu hết các địa phương đều chưa tới 1,0<br />
kg/người/ngày. Các con số thống kê về lượng<br />
phát sinh CTR sinh hoạt đô thị không thống<br />
nhất là một trong những thách thức cho việc<br />
tính toán và dự báo lượng phát thải CTR đô<br />
thị ở nước ta.<br />
Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 - 2007<br />
đã cho thấy, lượng CTR đô thị phát sinh chủ<br />
yếu tập trung ở hai đô thị đặc biệt là Hà<br />
Nội và Tp. Hồ Chí Minh, chiếm tới 45,24%<br />
tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh từ tất cả<br />
các đô thị tương ứng khoảng 8.000 tấn/ngày<br />
(2,92 triệu tấn/năm) (Biểu đồ 2.2). Tuy nhiên,<br />
cho đến thời điểm hiện tại, tổng lượng và chỉ<br />
số phát sinh CTR đô thị của đô thị đặc biệt và<br />
đô thị loại 1 hiện nay đã tăng lên rất nhiều.<br />
Nguyên nhân của sự gia tăng này là do Thủ<br />
đô Hà Nội sau khi điều chỉnh địa giới hành<br />
chính thì lượng CTR đô thị phát sinh đã lên<br />
đến 6.500 tấn/ngày (con số của năm 2007 là<br />
2.600 tấn/ngày), bên cạnh đó, số đô thị loại<br />
1 đã tăng lên 10 đô thị (trong khi năm 2007<br />
là 4 đô thị loại 1).<br />
Trong các vùng trọng điểm, vùng Đông<br />
Nam Bộ (bao trùm cả KTTĐ phía Nam) là nơi<br />
có lượng CTR đô thị nhiều nhất, tiếp đến là<br />
vùng Đồng bằng sông Hồng (bao trùm cả vùng<br />
KTTĐ Bắc Bộ), ít nhất là khu vực Tây Nguyên<br />
(Biểu đồ 2.3).<br />
<br />
Nguồn: Dự án “Xây dựng mô hình và triển khai thí điểm việc phân<br />
loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt cho các khu đô thị mới”,<br />
Cục BVMT, 2008<br />
<br />
17<br />
<br />