YOMEDIA
ADSENSE
Báo cáo thực tập Công ty Hải Minh – Nhà máy X51 Hải Quân
236
lượt xem 40
download
lượt xem 40
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Công ty được trang bị cơ sở vật chất và các thiết bị đầy đủ các chức năng của mình như : Máy gia công tôn tấm và kết cấu : Máy cắt tôn12mm, máy ép thủy lực với sức ép 400T, máy ép thép định hình 200T, máy ép bằng bánh đa,ø máy uốn ống, máy cuốn tôn, máy chấn góc pacific 400T, máy cắt CNC ...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo thực tập Công ty Hải Minh – Nhà máy X51 Hải Quân
- BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN GVHD:NGUYỄN VĂN CÔNG ( B ) Báo cáo thực tập Công ty Hải Minh – Nhà máy X51 Hải Quân SVTT: NGUYỄN QUANG VŨ – VT08B Trang 1
- BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN GVHD:NGUYỄN VĂN CÔNG ( B ) Mục lục Phần A Giới thiệu về Công ty Hải Minh- Nhà máy X51 Hải Quân _______ 1 Phần B Näi dung báo cáo ______________________________________ 6 I Các phân xưởng đóng tàu ở nhà máy _______________________ 6 II Hệ thống thiết bị hạ thủy tàu _____________________________ 6 III Các trang thiết bị, máy móc của nhà máy ____________________ 11 IV Kết cấu khung dàn bệ lắp ráp chi tiết , phân đoạn______________ 22 V Cách lắp ráp & hàn phân đoạn ,tổng đoạn ___________________ 24 VI Các phương pháp làm sạch vỏ bao tàu,các thiết bị làm sạch & Yêu cầu kỹ thuật về sơn ______________________________ 27 VII Trang thiết bị an toàn lao động & nội quy an toàn lao động _______ 30 VIII Phóng dạng & chế tạo dưỡng mẫu _________________________ 33 SVTT: NGUYỄN QUANG VŨ – VT08B Trang 2
- BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN GVHD:NGUYỄN VĂN CÔNG ( B ) Phần A- GIỚI THIỆU CÔNG TY HẢI MINH – NHÀ MÁY X51 HẢI QUÂN - Trụ sở chính : Công ty Hải Minh – Nhà máy X51 Hải Quân. - Địa chỉ : Phú Xuân-Nhà Bè-TP HỒ CHÍ MINH - Điện thoại : 37.828.260 – fax: (84.8) 37.829.403 Email : HaiminhShipyard@yahoo.com Công ty đóng tàu Hải Minh là công ty đóng tàu trực thuộc Cục Kỹ thuật-Bộ Tư lệnh Hải Quân. Ngoài tên dao dịch(Hải Minh) còn có tên gọi khác là Nhà máy X51 Hải Quân. Giao thông vận tải: - Cách phao số 0: VT - SG 66km - Vị trí nam khu đất của công ty là giao của ngã 3 sông:sông Nhà Bè, sông Soài Rập, sông Lòng. - Luồng 1: tàu chạy 2 chiều (Soài Rập) Rộng 150 m( Chiều rộng lớn nhất 250m) Cao độ 8,5 m (Hải Độ) Tàu trọng tải 15000 DWT thông qua. Hạ thủy: thủy triều +3m (HĐ) - Luồng 2:VT phao số 0 . Điều kiện khí hậu: - Chế độ gió: Từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau: gió Đông Bắc-Bắc. Từ tháng 2 đến tháng 5: Đông Nam-Nam. Từ tháng 6 đến tháng 10:Tây-Nam. - Vận tốc gió trung bình:3,38 m/s. - Vận tốc gió lớn nhất: 19,75 m/s. - Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 - Mùa khô từ tháng 11 đến 4 năm sau. - Lượng mưa trung bình: 1.808,3 mm/năm. - Nhiệt độ trung bình: 25 0 C - Nhiệt độ lớn nhất : 29 0 C - Độ ẩm không khí:Từ tháng 5 đến tháng 10: Độ ẩm 80% -86%. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau: 71% - 80% SVTT: NGUYỄN QUANG VŨ – VT08B Trang 3
- BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN GVHD:NGUYỄN VĂN CÔNG ( B ) - Thủy văn:1 ngày 2 lần thủy triều lên. - Mực nước :- Biên độ dâng :2,44m - Biên độ dâng lớn nhất :3,5 m(Amax = 3,5m).Hải độ Amax = 3,5m. - Mực nước trung bình: 2,76m - Lũ :4,32m - Dòng chảy : V = 0,52 m/s - Nước xuống: V = 1,86 m/s - Vmax = 2,22 m/s Cơ sở hạ tầng của nhà máy: - 1 cầu tàu 10.000 - 1 ụ khô 5000T. - 1 đốc nổi 1000T. - 1 sàn nâng hạ 2000 T - Cổng trục trọng tải 25T. - Hệ thống các nhà kho, bến bãi cùng các thiết bị chuyên nghành khác… - Điện cung cấp cho công ty 110KV/15KV. Ngành nghề kinh doanh 1. Sửa chữa và đóng mới các loại tàu,phương tiện thuỷ vỏ thép,hợp kim nhôm,gỗ,vật liệu composit,sữa chữa đầu bến, vệ sinh hầm dầu ballast, 2. Gia công cơ khí,sản xuất các sản phẩm kim loại.Sản xuất kinh doanh sơn tàu biển và vật tư cho sản xuất sơn các loại. 3. Nhập khẩu, kinh doanh máy móc,thiết bị vật tư phụ tùng phục vụ cho sữa chữa, đóng mới và gia công cơ khí 4. Khai thác dịch vụ cảng, phao neo, vận tải đường sông. 1.MẶT BẰNG THI CÔNG: Chiều dài mặt bằng thi công: 90m Chiều rộng mặt bằng thi công: 40m SVTT: NGUYỄN QUANG VŨ – VT08B Trang 4
- BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN GVHD:NGUYỄN VĂN CÔNG ( B ) Tổng diện tích thi công : 3600 m2 2/CÁC TRANG THIẾT BỊ TRONG NHÀ MÁY: Công ty được trang bị cơ sở vật chất và các thiết bị đầy đủ các chức năng của mình như : - Máy gia công tôn tấm và kết cấu : Máy cắt tôn12mm, máy ép thủy lực với sức ép 400T, máy ép thép định hình 200T, máy ép bằng bánh đa,ø máy uốn ống, máy cuốn tôn, máy chấn góc pacific 400T, máy cắt CNC ... - Do nhu cầu sữa chữa, đóng mới ngày càng cao nên công ty đang xây dựng cầu tàu 10.000T(Đơn vị thiết kế là Công ty CPTVXDCT Hàng Hải vàđơn vị thi công là Binh đoàn 11 Bộ Quốc Phòng).Cùng với nhu cầu sản xuất ngày càng nhiều,công ty cũng trang bị thêm một số máy móc và trang thiết bị mới Mục tiêu sản xuất và kinh doanh của công ty là :an toàn, chất lượng, hiệu quả và giá cả hợp lý . 3.NHÂN LỰC: - Cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý, các kỹ sư chuyên ngành tàu thủy . - Công nhân kỹ thuật ngành hàn tàu thủy được Đăng Kiểm Việt Nam , BV , NK cấp chứng chỉ chuyên ngành hàn . - Lực lượng công nhân kỹ thuật lành nghề của nhiều ngành nghề phục vụ cho công tác đóng mới và sửa chữa tàu thủy . Ngoài ra còn có các công nhân lành nghề được thuê từ công ty Hải Minh ở các lĩnh vực : cơ khí, điện, sơn, trang trí nội thất, mộc, nề…. Phục vụ cho công tác đóng mới và sửa chữa . Công ty đã thi công trong thời gian qua: - Seri tàu đánh cá ngừ đại dương tầm xa (seas) chiều dài 90 m, lượng giãn nước 1800 T - Sữa chữa các tàu cho hải quân HQ 265, HQ 266 , Trường sa - Đóng mới 2 tàu kéo đẩy - Đóng mới 1 tàu chiến - Sữa chữa tàu kéo phú mỹ SVTT: NGUYỄN QUANG VŨ – VT08B Trang 5
- BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN GVHD:NGUYỄN VĂN CÔNG ( B ) SVTT: NGUYỄN QUANG VŨ – VT08B Trang 6
- BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN GVHD:NGUYỄN VĂN CÔNG ( B ) Phần B – NỘI DUNG BÁO CÁO: I. Các phân xưởng đóng tàu ở nhà máy: Nhà máy bao gồm các phân xưởng: - Phân xưởng vỏ sữa chữa 1 - phân xưởng vỏ sữa chữa 2 - Phân xưởng ụ đốc - phân xưởng phun cát - Phân xưởng cơ khí - phân xưởng khí tài- điện tàu - Phân xưởng mộc-cơ khí – ống - động lực - Phân xưởng vỏ tàu: gò chấn thép tấm , thép hình - Phân xưởng vỏ tàu: cắt các chi tiết trên máy CNC, lắp ráp cụm SVTT: NGUYỄN QUANG VŨ – VT08B Trang 7
- BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN GVHD:NGUYỄN VĂN CÔNG ( B ) ( sơ đồ bố trí nhà máy ) Việc bố trí các phân xưởng phụ thuộc vào địa thế của từng vùng; các ụ, các đường triền, các cầu cảng nằm phía sát với dòng sông. Các phân xưởng khác nằm ở vị trí mà chúng có thể hổ trợ bổ sung cho nhau và nằm trong vùng hoạt động của các cần cẩu nâng hạ, để thuận tiện cho việc vận chuyển các bộ phận ra đường triền . Qua sơ đồ bố trí nhà máy ta thấy phân xưởng ụ đốc được bố trí gần ụ khô 500 T, phân xưởng vỏ sữa chữa được đặt gần bãi sữa chữa, phân xưởng phun cát đặt gần bãi thi công. Các phân xưởng cơ khí, khí tài-điện tàu, Phân xưởng mộc-cơ khí – ống - động lực , Phân xưởng vỏ tàu: gò chấn thép tấm , thép hình, Phân xưởng vỏ tàu: cắt các chi tiết trên máy CNC, lắp ráp cụm được đặt gần nhau để dễ dàng hộ trợ cho nhau Các văn phòng, phòng kỹ thuật, phòng điều hành chung được bố trí tại trung tâm nhà máy nhằm dễ dàng cho công tác điều hành quản lý , cũng như giao dịch của toàn nhà máy SVTT: NGUYỄN QUANG VŨ – VT08B Trang 8
- BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN GVHD:NGUYỄN VĂN CÔNG ( B ) Mặt bằng xí nghiệp được chia làm nhiều khu vực. Mỗi khu vực do một tổ sản xuất quản lý theo chức năng riêng của từng tổ . Qua sơ đồ bố trí các phân xưởng sản xuất ta thấy được sự thuận tiện trong việc tổ chức sản xuất và quản lý. II. Hệ thống thiết bị hạ thủy tàu: 1.Ụ khô: 1. Thông số cơ số cơ bản: _ Chiều dài : 120 (m). _ Chiều rộng : 21 (m). _ Chiều cao : 6,0 (m). 2.Kết cấu: SVTT: NGUYỄN QUANG VŨ – VT08B Trang 9
- BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN GVHD:NGUYỄN VĂN CÔNG ( B ) - Uï khô được kết cấu bằng bê tông cốt thép kín nước gắn chặt vào nền có dạng hình hộp chữ nhật hở phía trên được làm sâu xuống đất dưới mức nước của eo nước sát ụ. - Mặt cắt ngang đáy ụ có rãnh ở 2 góc để dễ tháo nước. - Ụ khô thông với eo nước bằng cửa ụ. Cửa ụ là một phao thép kín nước.Trên phao bố trí 3 van để xả nước từ sông vào ụ, 2 van bơm nước từ phao ra ngoài, 2 van đưa nước vào từ sông vào phao. - Trong ụ có đôn kê để đỡ tàu (bằng bê tông và bằng gỗ). - Hai bên thành ụ có bố trí đệm cao su để tàu không va vào thành . - Dọc 2 bên trên bố trí các cột thép lỗi bê tông để giữ ổn định cho tàu trong quá trình vào ụ. - Trang bị máy bơm công suất 15KW(5000 m 3 /h). - Cổng trục 25T. 3. Quy trình đưa tàu ra, vào ụ: a) Công việc chuẩn bị của tàu: _ Trước khi tàu vào ụ, tàu phải cân bằng mũi – lái. Thường dằn không thể cân bằng tuyệt đối, nhưng phải dằn tối đa, vì lái chìm nhiều sẽ ảnh hưởng đến mớn nước tàu vào ụ. _ Dằn tàu cân bằng sao cho mớn nước mũi và mớn nước lái 1 m. _ Khi tàu vào ụ phải bơm hết dầu mỡ trên tàu ra ngoài để tránh gây hỏa hoạn khi tàu sửa chữa trong ụ. b) Công tác chuẩn bị của xưởng : _ Ụ trưởng trực tiếp kiểm tra xem tàu có đủ điều kiện vào ụ không ? Kiểm tra các thông số : trọng lượng, kích thước tàu, chiều chìm tàu khi đã dằn cân bằng, trước khi quyết định đưa tàu vào ụ. Sau khi kiểm tra Ụ trưởng đưa ra các yêu cầu của ụ để Thuyền trưởng thực hiện. SVTT: NGUYỄN QUANG VŨ – VT08B Trang 10
- BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN GVHD:NGUYỄN VĂN CÔNG ( B ) _ Ụ trưởng phải làm việc với Thuyền trưởng trước khi tàu vào ụ, cách phối hợp giữa ụ và tàu khi đưa tàu vào ụ, các kênh liên lạc với Ụ trưởng, phổ biến các nội qui: sinh hoạt, an toàn lao động cho ê kíp thuyền viên trên tàu biết để chấp hành. _ Ụ trưởng phải tính toán thời gian đưa tàu vào ụ sao cho có lợi nhất, thường chọn thời điểm thủy triều cao nhất. _ Phải thông báo cho tàu thời gian đưa tàu vào ụ trước 24 tiếng, để tàu làm công tác chuẩn bị đưa tàu vào ụ an toàn. _ Lấy các bản vẽ phục vụ cho công tác thiết kế kê nề như sau : Bản vẽ tuyến hình. Kết cấu cơ bản. Bản vẽ vị trí các lỗ lù. Bản vẽ vị trí gắn máy đo sâu. Bản vẽ vị trí hộp van thông biển. Bản vẽ tàu vào ụ nếu có. _ Lập bản vẽ kê nề cho tàu nằm ụ (Phải thực hiện nay đủ các nguyên tắc khi lập bản vẽ kê nề – xem mục 4)ï. Khi tính toán mớn nước của ụ phải đảm bảo khoảng cách giữa ky tàu và mặt trên nền 400 mm. _ Ụ trưởng phải chịu trách nhiệm kiểm tra và tính đúng đắn của việc kê nề. _ Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, thiết bị liên quan đến việc đưa tàu vào ụ. c) Thao tác vận hành đưa tàu vào ụ : Cho nước vào ụ(mở 3 van trên phao ụ xã nước vào), mở cửa ụ, chọn thời điểm con nước lớn nhất đưa tàu vào ụ. Các bước tiến hành như sau : _ Tàu từ vị trí ngoài sông được tàu kéo lai dắt vào vị trí gần cửa ụ _ Khi mũi tàu ở vị trí gần sát cửa ụ, các thuyền viên đứng trên mũi tàu quăn dây xuống.Dây được buộc kéo bằng tay vào vị trí có các cột thép và dần đưa tàu vào vị trí nằm(kéo bằng tời điện hoặc bằng xe) ụ theo bản vẽ bố trí căn kê. _ Tiến hành định tâm tàu bằng cách : Sử dụng 02 sợi dây cáp thép Þ6 dài khoảng 30 mét/sợi. Trên mỗi sợi đánh dấu vị trí mép trái thành ụ, mép phải thành ụ, và vị trí đường tâm tàu. Khoảng cách giữa các vị trí đó phải phù hợp với kích thước trên bản vẽ kê nề. Tại 3 vị trí đánh dấu trên buộc chắc chắn các dây quả rọi. Chiều dài dây rọi phải đủ dài từ chiều cao SVTT: NGUYỄN QUANG VŨ – VT08B Trang 11
- BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN GVHD:NGUYỄN VĂN CÔNG ( B ) dây căng tới mút mũi & mút lái tàu khi tàu ở vị trí thấp nhất ( vị trí tiếp nề). Hai sợi dây cáp Þ6 nói trên gọi là dây chuẩn. Khi tàu đã vào vị trí nằm ụ nhưng còn ở trạng thái nổi, dùng một sợi dây chuẩn căng ngang ụ và vuông góc với thành ụ ở vị trí mút lái tàu. Dây chuẩn được căng dựa vào 02 cột sắt di động đặt hai bên thành ụ, chiều cao của cột sắt phải đủ cao để chiều cao dây chuẩn căng cao hơn mút mũi và mút lái tàu. Khi căng dây chuẩn vị trí quả rọi của dây rọi buộc ở dây chuẩn phải trùng với điểm tương ứng mép thành ụ. Tiến hành căng sợi dây chuẩn phía mút mũi tàu tương tự như phía mút lái. Hai người của ụ đứng trên tàu để đánh dấu tâm mút mũi, tâm mút lái. Một người đứng ở mút mũi, một người đứng ở mút lái, theo dõi điều khiển những người kéo dây chằng tàu định vị trên bờ, chỉnh làm sao cho dây rọi phải trùng với tâm mút mũi và mút lái đã được đánh dấu trên tàu, sai số cho phép là ± 5 mm. Việc theo dõi và điều chỉnh tàu này được tiến hành liên tục từ lúc bắt đầu bơm hút nước ụ ra cho tới lúc tàu bắt đầu tiếp nề. Đặc biệt thận trọng từ thời điểm vỏ tàu cách nề 0.5 mét tới lúc vỏ tàu tiếp nề. _ Tiến hành bơm nước trong ụ ra, khi mực nước trong ụ thấp dần, dây chằng cố định vị trí tàu bị căng thì phải đồng thời nới lỏng các dây sao cho tàu vẫn ở vị trí đứng. Khi tàu bắt đầu tiếp nề, tạm thời ngưng bơm hút nước trong ụ, Ụ trưởng cho thợ lặn lặn kiểm tra tình trạng các nề tiếp vỏ tàu, phát hiện các sai sót nếu có và kê bổ sung các nề hông tại các vị trí nếu thấy cần thiết. _ Khi thợ lặn đã kết luận tình trạng tiếp nề của tàu đạt yêu cầu, thì tiếp tục tiến hành bơm hút hết nước trong ụ. _ Khi bơm nước đã cạn Ụ trưởng phải trực tiếp xuống kiểm tra nề, phải củng cố các nề cho chắc chắn và tiếp xúc đều với vỏ. _ Tiến hành lắp đặt các cột chống bổ sung vào những vị trí cần thiết mà trước đó chưa thực hiện được (nếu bản vẽ kê nề có yêu cầu). _ Khi tàu vào ụ rồi thì xả hết nước dằn trên tàu ra ngoài. _ Quá trình tàu vào nằm ụ đã hoàn tất. d) Thao tác vận hành đưa tàu ra khỏi ụ : Trước khi cho tàu ra ụ phải kiểm tra để đảm bảo các điều kiện hạ thủy của tàu đã hoàn tất. Các bước tiến hành như sau : _ Dằn lại tàu như trạng thái khi vào ụ. SVTT: NGUYỄN QUANG VŨ – VT08B Trang 12
- BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN GVHD:NGUYỄN VĂN CÔNG ( B ) _ Xả nước vào ụ. _ Khi tàu bắt đầu vào thời điểm mớn nổi thì ngưng xả nước vào ụ và tiến hành kiểm tra tính kín nước của vỏ tàu sau sửa chữa. _ Nếu công tác kiểm tra đã hoàn tất thì tiếp tục xả nước vào ụ. _ Tàu nổi bình thường, kéo tàu ra khỏi ụ. _ Để đưa tàu vào ụ cần có bản vẽ tuyến hình tàu, cần số liệu tàu về kết cấu . _ Dựa vào bản vẽ tuyến hình tàu xắp xếp các dãy đế kê trước khi đánh chìm ụ. _ Đánh chìm ụ, chiều chìm ụ sao cho chiều chìm của nề cao nhất cách đáy tàu cỡ 0.5 m là tốt nhất nhằm đề đưa tàu vào dễ dàng và lợi ích về kinh tế. _ Khi tàu vào ụ ta sử dụng hệ thống máy bơm, bom rút nước ra khỏi các két của ụ.Giai đoạn nguy hiểm nhất là khi nước trong ụ xấp xỉ các dãy đế kê,trong giai đoạn này ta phải điều chỉnh tàu vào đúng vị trí các dãy đế kê sao cho không làm biến dạng tàu.Thường vị trí kê tàu là tại các cơ cấu khỏe. Khi đưa tàu ra : ta kiểm tra kỹ thuật tàu trước khi hạ thủy, tiến hành đánh chìm ụ bằng cách xả nước chảy vào hầm bơm cho đến chiều chìm thích hợp, mở cửa ụ, kéo tàu ra khỏi ụ. - Ngoài ra nhà máy còn có các thiết bị hạ thủy khác như: Sàn nâng hạ tàu + chiều dài : 57,5 m + chiều rộng : 20,3 m + chiều dài bến : 240 m + công suất 25 lượt chiếc/ name + cỡ tàu tiếp nhận : 6500 – 10000 DWT Đốc nổi 1000 T III.Các trang thiết bị, máy móc của nhà máy: 1. Thiết bị nâng. - Cẩu MKZ_3000 sức nâng 300T phục vụ việc đóng mới tàu. Phục vụ cho việc đấu ráp phân tổng đoạn tại triền đà và sàn lắp rắp ngoài trời. - Cẩu di động bánh lốp KATO sức nâng 75T phục cho việc đấu ráp, lật phân tổng đoạn… SVTT: NGUYỄN QUANG VŨ – VT08B Trang 13
- BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN GVHD:NGUYỄN VĂN CÔNG ( B ) _ Cần cẩu phục vụ ụ khô sức nâng 25T: phục vụ cẩu trang thiết bị, vật liệu phục vụ cho đóng mới và sửa chữa tàu trong ụ khô. - Dàn cẩu trục 8T, 12T trong nhà xưởng phục vụ quá trình lắp ráp, thi công phân tổng đoạn trong nhà xưởng. 2. Máy cắt CNC – Plasma (Hiệu Hybird 300). Máy cắt CNC KOIKE MAXI GRAPH Nước sản xuất : Nhật Năm sản xuất: 1996 Các thông số cơ bản: - Chiều dày cắt gas: 6-150 mm - Chiều dày cắt plasma: 6-25 mm - Chiều dài cắt max: 10150 mm SVTT: NGUYỄN QUANG VŨ – VT08B Trang 14
- BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN GVHD:NGUYỄN VĂN CÔNG ( B ) - Chiều rộng cắt max: 2600 mm - Bộ xử lí CPU Pentium: 133HZ - Tốc độ di chuyển khi cắt:~6m/ph - Tốc độ di chuyển không tải: 12m/ph - Điên áp nguồn 3 pha 380V Công dụng: Cắt mã hông, các mặt bích, các con số, chữ gắn trên mạn tàu… 3. Máy chấn tôn. Thông số kỹ thuật: - Nước sản xuất: Liên Xô cũ.Hiệu VT-CH04.Năm SX 1996 - Điều khiển: bán tự động, điện cơ - Chiều dài khuôn 5000mm - Dài-sân-cao: 5240x1500x3030mm - Chiều dày lớn nhất tôn có thể chấn 12mm - Hành trình chấn: 210mm - Lực chấn tôn lớn nhất: 160T - Số lượng xylanh thủy lực: 02 bộ SVTT: NGUYỄN QUANG VŨ – VT08B Trang 15
- BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN GVHD:NGUYỄN VĂN CÔNG ( B ) - Khối lượng máy: 14.100KG - Aùp suất làm việc lớn nhất 252KG/cm3 - Điện áp sử dụng: 3F/380V/50Hz - Công suất động cơ chính 15KW/1440 vòng/phút Công dụng: - Chấn tôn thành dạng hình L. - Chấn tôn cóchiều dài lớn phục vụ cho việc chế tạo các trụ cẩu, đũa cẩu… 4. Máy chấn góc Pacific:. Thông số kỹ thuật: - Nước sản xuất: Mỹ - Năm sản xuất: 1968 - Lực chấn tối đa: 400T - Aùp lực làm việc lớn nhất: 160KG/ cm 2 - Chiều dày tôn chấn tối đa: 25mm - Công suất động cơ chính: 40Hp/1500v/p - Điện áp sử dụng cho hệ thống điện của máy là: 3F/380V/50Hz - Kích thước máy: 4000x1630x4320 mm SVTT: NGUYỄN QUANG VŨ – VT08B Trang 16
- BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN GVHD:NGUYỄN VĂN CÔNG ( B ) 5.máy lốc tôn 3 trục - Nước sản xuất: mỹ - chiều dài khuôn 2000 mm - khả năng uốn đến bán kính nhỏ nhất : 250 mm - điện áp sử dụng : 3 pha 220/440 V, tần số 50/60 Hz - công suất động cơ chính: 10 HP, - tốc độ 1145 vòng/ phút - kích thước bao (L.B.H) : 3600 x 1040 x 1450 mm SVTT: NGUYỄN QUANG VŨ – VT08B Trang 17
- BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN GVHD:NGUYỄN VĂN CÔNG ( B ) 6.Máy uốn tôn dạng đĩa: SVTT: NGUYỄN QUANG VŨ – VT08B Trang 18
- BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN GVHD:NGUYỄN VĂN CÔNG ( B ) - Lực chấn tối đa: 400 T - Aùp lực làm việc lớn nhấ 160 kG/ m2 - Đường kính đĩa chấn 320 mm - Khả năng chấn theo thiết kế đến chiều dày 16 mm - Điện áp sử dụng 3 pha 380V/50Hz - Công suất động cơ chính 14 kW/950 vòng/phút - Kích thước bao mm (LxBxH) 3600x1600.2500 - Khối long 7500 kg 7.Máy cắt tôn: Trước kia cắt được tôn dày 10mm. Bôi trơn bằng dầu công nghiệp 20. Cấu tạo: cấu tạo cơ bản của máy cắt bao gồm - Hệ thống khung bệ đỡ SVTT: NGUYỄN QUANG VŨ – VT08B Trang 19
- BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN GVHD:NGUYỄN VĂN CÔNG ( B ) - Hệ thống hai lưỡi dao cắt chuyển động theo nguyên lý cắt kéo. Hệ thống tạo lực cắt có sử dụng động cơ điện để chạy máy bơm hơi, tạo nên áp lực cắt bằng khí nén hoặc có thể sử dụng làm quay hệ thống bánh đà tạo nên. - Bàn đỡ vật cắt và bàn giữ hệ thống dao cố định. - Hệ thống chặn tôn - Hệ thống canh chỉnh - Các hệ thống để tạo cở dưỡng Nguyên lý làm việc: Vật liệu cắt sẽ được đưa lên bàn đỡ cố định và được cân chỉnh ở vị trí cần cắt, cần điều khiển cho phép hệ thống động lực truyền động vào lưỡi dao cắt di động để thực hiện nhát cắt. Cách sử dụng: - Kiểm tra độ an toàn của máy(kiểm tra ốc vẹn hệ thống cân chỉnh. . . ) - Đóng cầu dao điện cho động cơ hoạt động - Đưa vật cắt vào vị trí cân chỉnh cử dưỡng. - Kiểm tra vị trí của vật xem đã đảm bảo dao nằm đúng vị trí chấu chặn của bàn đặt tôn. Sau đó kéo cần điều khiển để thực hiện việc cắt tôn. SVTT: NGUYỄN QUANG VŨ – VT08B Trang 20
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn