báo cáo: Thực trạng và giải pháp ngành chế biến thủy sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 13
download
Trong xu thế hội nhập toàn cầu về kinh tế như ngày nay, chúng ta thấy rằng trong bất kì lĩnh vực nào cũng đều có rất nhiều doanh nghiệp cùng tham gia sản xuất kinh doanh. Trong số đó có rất nhiều doanh nghiệp có nguồn lực dồi dào và phong phú, đã nổi tiếng từ lâu trên toàn cầu, trong khi các doanh nghiệp của Việt Nam đa phần là tiềm lực yếu, thời giant ham gia thương trường chưa lâu, nên có thể cạnh tranh được với các đối thủ trên thì các doanh nghiệp của Việt Nam phải có một đặc điểm...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: báo cáo: Thực trạng và giải pháp ngành chế biến thủy sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- MỤC LỤC MỤC LỤC......................................................................................................................................1 DANH SÁCH NGƯỜI THAM GIA...........................................................................................1 1.Huỳnh Nữ Bảo Hiệp.................................................................................................................1 2.Cao Thị Trúc Ly..........................................................................................................................1 3.Nguyễn Thị Nhài........................................................................................................................1 4.Đào Thị Thúy Phương..............................................................................................................1 5.Đoàn Thị Thanh Thảo...............................................................................................................1 6.Vũ Thị Thanh Thảo...................................................................................................................1 Ngành Nghề Kinh Doanh .......................................................................................................9 Định Hướng Phát Triển .....................................................................................................13 DANH SÁCH NGƯỜI THAM GIA 1. Huỳnh Nữ Bảo Hiệp 2. Cao Thị Trúc Ly 3. Nguyễn Thị Nhài 4. Đào Thị Thúy Phương 5. Đoàn Thị Thanh Thảo 6. Vũ Thị Thanh Thảo 1
- CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Khái niệm: I. Trong xu thế hội nhập toàn cầu về kinh tế như ngày nay, chúng ta thấy rằng trong bất kì lĩnh vực nào cũng đều có rất nhiều doanh nghiệp cùng tham gia sản xuất kinh doanh. Trong số đó có rất nhiều doanh nghiệp có nguồn lực dồi dào và phong phú, đã nổi tiếng từ lâu trên toàn cầu, trong khi các doanh nghiệp của Việt Nam đa phần là tiềm lực yếu, thời giant ham gia thương trường chưa lâu, nên có thể cạnh tranh được với các đối thủ trên thì các doanh nghiệp của Việt Nam phải có một đặc điểm nổi bật làm cho người tiêu dùng luôn nhớ đến doanh nghiệp, dù họ chưa có nhu cầu về sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Khi họ có nhu cầu thì ngay lập tức họ nghĩ đến doanh nghiệp, thì đặc điểm đó chính là văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ những giá trị mà doanh nghiệp tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nó tác động đến tình cảm lý trí và hành vi c ủa các thành viên, là sợi dây liên kết các thành viên trong tổ chức l ại và nhân lên sức mạnh của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp tạo cơ sở cho doanh nghiệp phát triển bền vững Văn hóa doanh nghiệp gắn với đặc điểm từng dân tộc, từng thời kỳ phát triển cho đến từng người trong doanh nghiệp. 2
- Văn hóa doanh nghiệp là thái độ của mọi người trong quá trình sản xuất hay trong giao tiếp. Nó thể hiện cả trong các sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng, chi phối đến kết quả hoạt động cuối cùng của doanh nghiệp. Các đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp: II. Văn hóa doanh nghiệp là sản phẩm của những con người cùng làm việc trong 1. doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của donh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp xác lập nên một hệ thống các giá trị dưới dạng vật thể 2. và phi vật thể, được toàn thể những người làm việc trong doanh nghiệp chấp nhận, chia sẻ, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó nhằm đạt dược mục tiêu của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp tạo được bản sắc riêng của doanh nghiệp giúp cho 3. người tiêu dùng phân biệt được doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Chính nhờ bản sắc này mà doanh nghiệp có được sức mạnh và l ợi thế cạnh tranh. Văn hóa doanh nghiệp trở thành truyền thống, tức là có giá trị lâu bền được lưu 4. truyền qua nhiều thế hệ người làm việc trong doanh nghiệp. Các loại hình văn hóa doanh nghiệp: III. Văn hóa doanh nghiệp được nhận biết ở các khía cạnh khác nhau. Ở bề ngoài văn hóa doanh nghiệp được thể hiện qua biểu tượng của doanh nghiệp (logo), kiểu kiến trúc hay khẩu hiệu, …bên trong là những giá trị được các thành viên chia sẻ và chấp nhận. Cuối cùng phần cốt lõi, là phần khó nhận biết nhất vì nó được hình thành từ từ qua thời gian, thấm nhuần vào các thành viên trong doanh nghiệp một cách vô thức. Dựa vào sự hình thành, văn hóa doanh nghiệp có thể nhận biết dưới ba dạng: 1. Văn hóa doanh nghiệp hướng vào cá tính của nhà lãnh đạo hay tập thể nhà lãnh đạo, mà những người này biết làm cho mình nổi bật lên tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện qua vai trò của nhà lãnh đạo đó. 2. Văn hóa tổ chức hướng vào một hoạt động hay nghề nghiệp như hãng hàng không sử dụng hình ảnh chiếc máy bay… 3. Loại hình văn hóa tập trung vào cách cung ứng mang tính cộng đồng, mang tính gia đình. Loại hình văn hóa này dựa trên cơ sở một sự xã hội hóa sâu rộng những giá trị, chuẩn mực được chia sẻ rộng rãi như bột giặt Omo quyên góp đồng phục trắng cho học sinh nghèo đến trường… Các bộ phận cấu thành văn hóa doanh nghiệp: IV. 1. Triết lý hoạt động của doanh nghiệp Mục tiêu của doanh nghiệp hướng tới sự phát triển lâu dài bền vững Định hướng hoạt động của doanh nghiệp vào việc phục vụ lợi ích xã hội thông qua việc phục vụ khách hàng Đề cao giá trị con người , đặt con người vào vị trí trung tâm trong toàn bộ mối quan hệ ứng xử trong doanh nghiệp. 3
- 2. Đạo đức kinh doanh Xác định rõ mục tiêu kinh doanh Xác định rõ quan hệ giữa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng Đạo đức kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ với Nhà Nước theo luật định. Đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm đảm bảo lợi ích của những người làm việc trong doanh nghiệp, tôn trong nhân phẩm của họ, tạo điều kiện cho họ phát huy sáng kiến và tài năng. Chính điều này làm cho họ quan tâm và gắn bó nhiều hơn đến doanh nghiệp, ra sức cống hiến và làm cho doanh nghiệp được thuận lợi hơn. Đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm giải quyết các vấn đề môi trường Đạo đức kinh doanh khuyến khích các doanh nghiệp quan tâm đến các vấn đề xã hội – nhân đạo, quan tâm đến những người kém may mắn trong cuộc sống. Đạo đức kinh doanh cũng đòi hỏi các nhà doanh nghiệp xây dựng phong cách giao tiếp ứng xử có văn hóa với công chúng. 4
- CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN ĐÔNG LẠNH Thực trạng văn hóa doanh nghiệp ngành chế biến thủy hải sản đông lạnh: I. 1. Tầm quan trọng của ngành chế biến thủy hải sản đông lạnh: Thuỷ sản là ngành hàng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đối với nước ta, thuỷ sản hiện đang cung cấp một nguồn thực phẩm quan trọng cho tiêu dùng trong nước và góp phần không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước nhà. Với tiềm năng to lớn, để phát triển thuỷ sản, cùng với việc chủ động tiếp cận thị trường, thực hiện công cuộc ”đổi mới” trong quản lý và sản xuất kinh doanh thuỷ sản, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đã vượt qua ngưỡng 2 tỷ đô la vào cuối năm 2002, ngày càng trở thành một ngành quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước, tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, cải tạo bộ mặt nông thôn ven bi ển Việt Nam. 2. Thực trạng ngành chế biến thủy hải sản đông lạnh: a) Sự phát triển của ngành thủy sản trong những năm gần đây: Tổng sản lượng thủy sản đã tăng từ 0,81 triệu tấn trong năm 1985 lên 2,54 tri ệu t ấn trong năm 2003. Hiện nay sản lượng hải sản đánh bắt chiếm 56% tổng sản l ượng, trong khi đó tỷ lệ nuôi trồng thủy sản đang ngày càng gia tăng. Trong giai đoạn 1985 - 2003, tổng giá trị sản lượng thủy sản của Việt Nam tăng 2,6 lần, trong số đó tổng giá trị sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng hơn 4,8 lần. Đánh bắt hải sản: đã phát triển nhanh chóng vào cuối năm 1980 và đầu năm 1990. Tuy nhiên, do hầu hết các tàu thuyền đánh bắt với kích cỡ nhỏ, nên phạm vi hoạt động đánh bắt hải sản tập trung chủ yếu ở ven bờ. Gần đây, các hoạt động đánh bắt ven bờ đã suy giảm rõ rệt. Ngành thủy sản chỉ có thể tăng sản lượng đánh bắt chủ yếu bằng cách mở rộng các hoạt động đánh bắt xa bờ. Sự chuyển dịch từ đánh bắt ven bờ sang đánh bắt xa bờ cũng đồng nghĩa với sự chuyển dịch từ đánh bắt với giá trị thấp sang đánh bắt với giá trị cao. Tỷ lệ xuất khẩu trong tổng sản lượng đánh bắt hải sản tăng từ 20% năm 1998 lên 25% năm 2002. Tuy nhiên các chuyên gia thủy sản đều cho rằng Việt Nam đang tiến gần đến ngưỡng giới hạn của sự tăng trưởng nguồn lợi hải sản. Nuôi trồng thủy sản: khác với lĩnh vực đánh bắt hải sản, nuôi trồng thủy sản vẫn còn có thể tiếp tục phát triển. Sự tăng trưởng nhanh chóng của nuôi trồng thủy sản chỉ diễn ra từ đầu những năm 1990, và từ năm 1999, lĩnh vực này đã thực sự phát triển mạnh cả về diện tích nuôi trồng và đa dạng hóa chủng loại sản phẩm. Những 5
- sản phẩm có thể xuất khẩu như tôm sú, tôm hùm, tôm càng xanh và cá da trơn là các sản phẩm chủ đạo, trong đó tôm sú đen và cá da trơn là hai mặt hàng xuất khẩu chính. Những sản phẩm khác vẫn còn bị hạn chế về sản lượng, hoặc khả năng cạnh tranh còn yếu trên thị trường thế giới. b) Việc làm Theo cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản đ ược tiến hành trong năm 2001, thì số hộ gia đình và tỷ trọng các hộ gia đình tham gia vào nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là ở các vùng ven biển đã gia tăng một cách rõ rệt. Tính đ ến thời đi ểm ngày 1 tháng 10 năm 2001, toàn quốc có 509.000 hộ, chiếm 3,7% số hộ gia đình được phỏng vấn có thu nhập chính từ nông – ngư nghiệp. Tỷ lệ cao nhất thuộc về vùng đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2001, số hộ gia đình nông - ngư nghiệp đã tăng 2,2 lần so với năm 1994. Đặc biệt, số người làm ngư nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đã tăng cao nhất là 4,2 lần, miền Nam Trung Bộ l,7 lần, miền Đông Nam Bộ 1,5 lần. Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản có tất cả là 2 triệu hộ gia đình với 3 triệu lao động đang tham gia cả việc nuôi trồng hoặc đánh bắt thủy sản. Về quy mô sản xuất, các hộ gia đình đã có xu hướng tập trung và mở rộng thành các trang trại. Trước đây, các hộ gia đình chỉ đầu tư ít, nuôi trồng chủ yếu tại những vùng ngập sẵn có. Tại thời điểm của cuộc điều tra này, toàn quốc có 16.951 hộ gia đình nông - ngư nghiệp đã đạt tiêu chuẩn trang trại, tức là có diện tích nuôi trồng hơn 2 ha và doanh thu hơn 40 triệu đồng/năm. Số lượng các trang trại nuôi trồng thủy sản đã tăng một cách rõ rệt trong hơn một thập kỷ qua. Các trang trại nuôi trồng đã được phân bổ theo 8 vùng sinh thái, trong đó khu vực đồng bằng sông Cửu Long có 12.806 trang trại, chiếm khoảng 71,3% tổng số, miền Nam Trung Bộ có l.297 trang trại (7,2%), và miền Đông Nam Bộ có 1.191 trang trại (7%). Các tỉnh ven biển như Bạc Liêu, Cà Mau, Bến Tre, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bình Định, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Quảng Ninh, Hải Phòng và Nam Định đã gia tăng số các trang trại nuôi trồng thủy sản của mình với một t ốc độ chưa từng thấy. Nghề kinh doanh chính của các trang trại này là nuôi tôm và cá. Nông - ngư nghiệp trước đây chỉ là việc làm thêm của nhiều hộ gia đình ở nông thôn, hiện nay đã trở thành nghề chính mang lại thu nhập cao và sản l ượng cao cho toàn ngành. c) Đầu tư Các con số thống kê của Bộ Thủy sản đã cho thấy có sự gia tăng đáng kể về đầu tư cho ngành này trong giai đoạn 1986 - 2003. Trong giai đoạn 1986 - 1990, mức đ ầu t ư trung bình hàng năm là 170,6 tỷ đồng và giai đoạn tiếp theo 1991 - 1995, con số đó đã tăng lên 565,9 tỷ đồng, còn đến giai đoạn 1996 - 2000 mức đ ầu tư trung bình hàng năm là 1.837,1 tỷ đồng, tăng gấp ba lần so với giai đoạn trước. Mức đầu tư bình quân hàng năm trong giai đoạn 2001 -2003 lại một lần nữa tăng lên gấp hơn ba l ần so v ới giai đoạn 1996 - 2000, đạt mức 5.732,9 tỷ đồng. Trong đó năm 2003, mức đầu tư của toàn ngành thủy sản đạt mức kỷ lục là 6.316 tỷ đồng. 6
- Nguồn vốn trong nước chiếm khoảng 86% trong tổng vốn đầu tư, trong đó nguồn vốn huy động từ dân chiếm khoảng 18,6%. Xét dưới góc độ phân bổ nguồn vốn cho các lĩnh vực, bắt đầu từ năm 2001, đầu tư cho các nhà máy chế biến sản phẩm thủy sản chiếm khoảng 30,5% quỹ đầu tư. Các khoản đầu tư lớn khác là đầu tư cho khai thác hải sản chiếm 27,9%, và nuôi trồng thủy sản chiếm 25,5%. Hơn nũa, 16,2% tổng vốn đầu tư cho lĩnh vực thủy sản là dành cho lĩnh vực dịch vụ. Gần đây, xu hướng phân bổ vốn đầu tư đã thay đổi đáng kể (xem bảng 2). Rõ ràng là đã có s ự đ ầu t ư nhiều hơn vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Đầu tư cho lĩnh vực thủy sản là rất có hiệu quả. Từ năm 1996 - 2000, đ ầu t ư cho ngành đã góp phần làm tăng tỷ trọng của ngành thủy sản trong GDP của Việt Nam từ 3% lên 3,2%, mặc dù tỷ lệ đầu tư cho ngành trong tổng vốn đầu tư phát triển lại rất thấp, chỉ chiếm 1,8%. Tuy nhiên, nhu cầu về đầu tư phát triển cho ngành này vẫn còn rất lớn. Thực tế cho thấy rằng ở nhiều tỉnh, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và dịch vụ là không đủ mạnh để hỗ trợ cho sự tăng trưởng của ngành thủy sản. d) Sự phát triển của ngành chế biến thủy sản Ngành chế biến thủy sản đã phát triển mạnh mẽ cả về công suất lẫn công nghệ chế biến. Đến năm 2003, ngành đã có trên 300 nhà máy chế biến thủy sản, trong đó có 60% nhà máy đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, giúp các nhà xuất khẩu Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng và an toàn thực phẩm của EU và của Mỹ. Những điều kiện thuận lợi này đã tác động tích cực tới việc thâm nhập thị trường và mở rộng qui mô xuất khẩu. Từ tháng 11 năm 1999, các sản phẩm thủy sản của 18 công ty đã lọt vào danh sách I xuất khẩu tới EU, tức là được cấp EU code. Năm 2002, số doanh nghiệp có EU code lên tới 62. Hiện nay Việt Nam đã có 100 doanh nghiệp có EU code. Ngoài ra còn có 53 doanh nghiệp khác đang được đề nghị cấp EU code. Cũng trong thời gian này, 126 doanh nghiệp đã nhận được chứng chỉ phân tích mối nguy hiểm kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) để xuất khẩu vào Mỹ. Doanh thu của các doanh nghiệp này chiếm 80% tổng giá trị xuất khẩu. Những doanh nghiệp khác đang tiến hành nâng cấp doanh nghiệp mình để đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn vệ sinh của ngành. Các nhà chế biến thủy sản đang tập trung ở khu vực phía nam Việt Nam. Phần lớn các doanh nghiệp này là các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh. e) Cạnh tranh nhiều hơn Trong những năm 80 và đầu những năm 90, chỉ có một doanh nghiệp được phép xuất khẩu sản phẩm thủy sản, đó là Tổng công ty Xuất nhập khẩu thủy sản Seaprodex, một doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Thủy sản. Nhờ một lọat cải cách kinh tế c ủa Chính phủ vào đầu năm 90, Seaprodex đã bị xóa bỏ thế độc quyền trong xuất khẩu hàng thủy sản vào năm 1994, và rồi từ đó tất cả các loại hình doanh nghiệp trong ngành này đều được phép xuất khẩu. Số các doanh nghiệp xuất khẩu đã gia tăng mạnh mẽ. Theo bảng 3 cho thấy, năm 1980 mới chỉ có 30 nhà máy, và năm 1990 số nhà máy đã tăng lên gấp 3 lần so với năm 1980, và tăng lên thành 240 nhà máy vào năm 2000, sau đó giảm xuống chút ít, còn 235 nhà máy vào năm 2002. Quan trọng hơn 7
- là phải nói đến sự tham gia của các khu vực tư nhân và nước ngoài vào lĩnh vực này. Hoạt động mạnh của các doanh nghiệp tư nhân năm 2002 đã được thể hiện một phần qua bảng 4, vị trí đầu bảng là một doanh nghiệp tư nhân - doanh nghiệp Kim Anh, chứ không phải là một chi nhánh của Seaprodex. Tăng cường tính cạnh tranh đã khuyến khích những người nông dân, họ vốn bị phụ thuộc vào những nhà thu mua nguyên liệu có sức mạnh chi phối thị trường. Thị phần của Tổng công ty Seaprodex đã giảm (xem Minot, 1998). Trong 2 năm 2001 - 2002, Seaprodex đã xuất khẩu đ ược 337 triệu USD chiếm khoảng 9% trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Một số doanh nghiệp chế biến thủy hải sản tiêu biểu: II. 1. Công ty Cổ phần Kinh Doanh Thủy Hải Sản Sài Gòn Với tên giao dịch là SAI GON AQUATIC PRODUCTS TRADING JOINT STOCK COMPANY (APT Co) là một doanh nghiệp Nhà nước, được thành lập từ năm 1976, hoạt động theo mô hình Công ty Cồ phần từ ngày 01/01/2007, chuyên sản xuất chế biến và kinh doanh các mặt hàng thủy hải sản tươi sống và chế biến. Với tổng số lao động trên 2.000 người, hàng năm APT Co sản xuất, chế biến và kinh doanh 30.000 tấn thuỷ hải sản các loại, tổng doanh thu 1.000 tỷ đồng. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu trên 30 triệu USD xuất qua các nước Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Hồng Kông, Trung Quốc, Úc, EU (Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan, Đức, Ý), các nước Asean. Hàng hải sản chế biến đông lạnh và hàng khô của Công ty có khả năng cạnh tranh cao về chất lượng và giá cả tại các thị trường Nhật, Mỹ, EU, Hàn Quốc. Công ty cũng chú trọng đẩy mạnh chương trình kinh doanh nội địa với mạng lưới tiêu thụ trên 350 điểm được phân bổ trên phạm vi cả nước: TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, các tỉnh cao nguyên, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh miền Đông. APT Co luôn đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO, HACCP, đạt Code EU và tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Với các nhà máy mới được xây dựng theo tiêu chuẩn HACCP và EU, máy móc thiết bị tiên tiến ở Khu Công Nghiệp và vùng nguyên liệu, với đội ngũ cán bộ quản lý kinh nghiệm, lực lượng công nhân lành nghề có ý thức tổ chức, với phương châm chất lượng và phục vụ đáp ứng mọi yêu cầu khách hàng, đây là một điều kiện thuận l ợi để APT Co có thể mở rộng và phát triển thị trường mới. Ngoài ra, việc xây dựng nhà máy tại vùng nguyên liệu sẽ tạo điều kiện cho Công Ty thực hiện quy trình khép kín trong lãnh vực nuôi trồng : “ Trại ươm giống – Trại nuôi – Nhà máy SX thực phẩm nuôi trồng – Nhà máy SXCB – Xuất khẩu “, giúp APT Co kiểm tra được sản phẩm theo tiêu chuẩn sản phẩm sạch, đồng thời hạ giá thành, nâng cao nâng cao năng l ực cạnh tranh. Năm 2008, APT Co tiếp tục theo đuổi các định hướng: 8
- + Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu song song với củng cố, khôi phục thị trường nội địa + Tiếp tục phát triển hoạt động nuôi trồng theo hướng chủ động quỹ đất, thực hiện mô hình khép kín: Xây dựng Trại ươm giống, Trại nuôi cá thương phẩm, Nhà máy chế biến thực phẩm nuôi trồng thủy sản, Nhà máy chế biến thủy sản. + Tìm mọi biện pháp mở rộng hoạt động thương mại dịch vụ, khai thác tốt các cơ sở vật chất, nhà xưởng, mặt bằng góp phần tăng lợi nhuận. Đối với xuất khẩu, APT Co tiếp tục chiến lược đa dạng hoá mặt hàng, đa phương hoá thị trường, duy trì và phát triển thêm khách hàng ở thị trường truyền thống (Nhật, Mỹ, Hàn Quốc), đồng thời tìm mọi biện pháp mở rộng khách hàng, thị trường mới ở các nước: EU (Đông và Tây Âu), Nam Mỹ, Asean, Trung Quốc, các nước Trung Đông, Châu Phi. Về mặt hàng, APT Co sẽ tập trung 3 nhóm mặt hàng chiến lược là: + Sản phẩm nuôi trồng + Hàng đông lạnh chế biến + Đồ hộp Song song với hoạt động xuất khẩu, APT Co tiếp tục đẩy mạnh chương trình kinh doanh nội địa về mặt hàng, mạng lưới, tiếp thị, … với mục tiêu lâu dài là phát tri ển cân đối giữa xuất khẩu và kinh doanh nội địa, phấn đấu đạt doanh thu hàng sản xuất chế biến nội địa ở mức 100 tỷ đồng/năm. Với phương châm luôn luôn cải tiến, đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng, APT Co rất mong nhận được sự hợp tác c ủa Quý khách. Ngành Nghề Kinh Doanh * Nuôi trồng thủy hải sản. Mua bán vật tư ngành nuôi trồng thủy sản. Mua bán, chế biến thủy hải sản. Sản xuất, mua bán thức ăn gia súc. Chế biến nước mắm, n ước chấm. Sản xuất nước đá. * Gia công hàng may mặc, các sản phẩm bằng kim loại. Sản xuất mua bán gaz NH3. * Sản xuất các loại cấu kiện từ panel nhựa xốp, gia công lắp ráp các nhà kho chứa, kho lạnh, khung nhà tiền chế, các loại vách ngăn cách nhiệt, các tấm trần bằng cấu kiện panel và tole tráng nhựa, các loại bao bì, các loại hộp thực phẩm và thức ăn bằng nhựa xốp. Mua bán bao bì, panel nhựa xốp * Mua bán xăng, dầu, nhớt các loại * Kinh doanh ăn uống các mặt hàng thủy hải sản tươi sống và chế biến. * Mua bán cấu kiện, thiết bị lạnh. Mua bán thực phẩm, công nghệ phẩm, kim khí, điện máy, xe máy, vật tư phục vụ sản xuất, nông sản, phương tiện vận chuyển chuyên dùng. 9
- * Mua bán thiết bị, máy móc, vật tư, nguyên liệu ngư lưới cụ,rượu * Ăn uống, nhà nghỉ, massage, xông hơi, sân tennis. * Dịch vụ bảo quản hàng đông lạnh xuất khẩu, sửa chữa cơ điện lạnh. * Cano lướt ván, chèo thuyền, câu cá giải trí, cho thuê kho, bãi. Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất chế biến và kinh doanh các mặt hàng thủy hải sản, nông sản, thực phẩm, nước mắm, thức ăn gia súc, công nghệ phẩm, kim khí điện máy,…Kinh doanh ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí. - Nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước ngọt - Kết hợp với các tỉnh, địa phương có nguồn nguyên liệu khai thác thủy hải sản. - Nhập khẩu thức ăn nuôi trồng thủy sản, nông ngư cụ. - Nhập khẩu các mặt hàng kim khí điện máy, điện gia dụng, hàng tiêu dùng. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm: 45-50 triệu USD. Thị trường chính: Mỹ, Eu, Nhật, Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc, Singapore, Hong Kong, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan, Trung Đông.. 2. Tên Doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Thuỷ sản Tên giao dịch: INCOMFISH Địa chỉ: Lô A 77/1 Ðường số 7, KCN Vĩnh Lộc, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh Tỉnh, Thành phố: Hồ Chí Minh Điện thoại: (84) 8 7653142/7653145 Fax: (84) 8 7652162/7653136 E-mail: mailto:incomfish@incomfish.com Website: http://www.incomfish.com Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Thủy sản (INCOMFISH) được thành lập 01/9/1999 với lĩnh vực hoạt động chính là đầu tư, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng thủy sản đông lạnh. Là Công ty được thành lập trên cơ sở đóng góp của các cổ đông là thể nhân và pháp nhân mới dưới hình thức Công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp. Đến năm 2001, căn cứ theo kế hoạch định hướng khi thành lập đảm bảo phát triển Công ty bền vững và lâu dài, đồng thời để chủ động nguồn cung cấp sản phẩm cho xuất khẩu, Công ty đã triển khai dự án xây dựng Nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh tại Khu công nghiệp Vĩnh Lộc – Tp. Hồ Chí Minh. 10
- Sau hơn một năm xây dựng từ năm 2001 đến tháng 6/2002, Nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu với công suất sản xuất ổn định các mặt hàng có giá tr ị gia tăng là 6.500 tấn/năm đã đi vào sản xuất thử, sau đó đi vào sản xuất chính thức từ đầu năm 2003 cho đến nay. Nhà máy Incomfish được đầu tư để chế biến thủy sản, thực phẩm với đa dạng sản phẩm, được trang bị máy móc thiết bị với công nghệ tiên tiến và đồng bộ. Ngay từ khi bắt đầu hoạt động, Incomfish đã áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng xuyên suốt quá trình sản xuất để đảm bảo đạt tiêu chuẩn cao về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm như: HACCP, BRC (Brittish Retail Consortium), ISO 9001:2000, IFS (Intrenational Food Standard), ACC (Aquaculture Certificate Council), MSC (Marine Stewardships Council). Công ty cũng đang xúc tiến để đạt chứng nhận tiêu chuẩn SA 8000 về lao động vào cuối năm 2008. Với các Chứng nhận này, sản phẩm của Công ty có thể đi vào tất cả các hệ thống siêu thị trên toàn cầu. Ngoài đội ngũ quản lý chất lượng được đào tạo chuyên nghiệp, Incomfish còn quy tụ được đội ngũ nhà quản lý gồm những người quản trị Công ty đã kinh qua lĩnh v ực chế biến, xuất khẩu thủy sản, có hơn 25 năm kinh nghiệm trên thương tr ường quốc tế. Với mặt hàng chủ lực là các sản phẩm giá trị gia tăng trực tiếp vào siêu thị Châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ và một số thị trường đặc biệt khó tính khác, … đã tạo cho Incomfish có lợi thế cạnh tranh cao so với các nhà máy khác trong nước và khu vực. Incomfish được phép xuất khẩu sản phẩm thủy sản vào thị trường EU với các code: DL 189, DL 368, NM 188 và HK 187. Bên cạnh đó, Công ty còn cung cấp thực phẩm cho cộng đồng Hồi giáo trên toàn thế giới thông qua giấy chứng nhận Halal do tổ chức Hồi giáo quốc tế cấp. Công ty là thành viên của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam (VCCI). Vào ngày 29/11/2006, Công ty đã được cấp giấy chứng nhận số 47/TTGDHN-ĐKGD về việc được đăng ký giao dịch cổ phiếu phổ thông tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và đã giao dịch phiên đầu tiên ngày 18/12/2006 và sau đúng một năm giao dịch tại Hà nội, Công ty đã chuyển vào giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HoSE) theo Quyết định số 170/QĐ-SGDHCM ngày 11/12/2007 của HoSE. Tầm nhìn Trở thành nhà cung cấp thủy sản giá trị gia tăng hàng đầu Việt Nam và khu vực Đông Nam Á Sứ mệnh 11
- Được lãnh đạo bởi một đội ngũ có kinh nghiệm trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản và thành thạo trong phát triển, tiếp thị sản phẩm, với tiêu chí "Chất lượng hôm nay - Thị trường ngày mai". INCOMFISH cam kết sẽ phát huy tối đa năng lực của mình để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng cũng như c ủa người tiêu dùng trong và ngòai nước, không ngừng học hỏi kinh nghiệm, chuyên môn nhằm sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng tốt nhất, phù hợp với các tiêu chuẩn cao nhất về an tòan vệ sinh thực phẩm và tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. Giá trị cốt lõi - CON NGƯỜI LÀ MỤC TIÊU CHO MỌI NỖ LỰC - ĐẶT CHẤT LƯỢNG & AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM LÊN HÀNG ĐẦU - QUAN TẤM TỐI ĐA BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG - LẤY TRUNG THỰC LÀM THƯỚC ĐO MỌI HOAT ĐỘNG - ĐẢM BẢO CHỮ TÍN - GIAO HÀNG ĐÚNG HẠN - QUÁN TRIỆT PHƯƠNG CHÂM “CHẤT LƯỢNG HÔM NAY - THỊ TRƯỜNG NGÀY MAI” Vị thế của Công ty INCOMFISH trong ngành thủy sản VN Incomfish là một trong những công ty thủy sản được đầu tư trang thiết bị hiện đại, đồng bộ với kỹ thuật tiên tiến thế giới; đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ thuật chuyên môn có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chế biến, xuất nhập khẩu thủy sản … góp phần quan trọng trong việc hiện đại hóa, tăng sản lượng và giá tr ị ngoại t ệ xuất khẩu cho ngành thủy sản Việt Nam. Lợi thế của ICF là đã hội tụ được đội ngũ quản lý đã kinh qua lĩnh v ực ch ế bi ến, xuất khẩu thủy sản, có nhiều năm kinh nghiệm trên thương trường quốc tế; nhà máy được trang bị máy móc thiết bị với công nghệ tiên tiến và đồng bộ với kết cấu nhà xưởng; cơ cấu sản phẩm có tính cạnh tranh cao với các sản phẩm được chế biến có giá trị gia tăng đưa thẳng vào siêu thị Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ; đa dạng nguồn nguyên liệu trong và ngoài nước, giảm được rủi ro về mùa vụ. Cơ sở hạ tầng, công nghệ, trang thiết bị tốt, sản phẩm đa dạng, giá thành cạnh tranh, nguồn nguyên vật liệu ổn định, phong phú, mặt hàng gia công xuất khẩu ổn định, có nhiều tiềm năng tăng trưởng, vị trí kinh doanh thuận lợi. Hiện nay, thị trường chủ yếu của Incomfish là Châu Âu và Nhật Bản nên việc đánh thuế chống phá giá của Mỹ không ảnh hưởng lớn đến họat động sản xuất kinh doanh của Incomfish. Hơn nữa, Incomfish đang là công ty trong nhóm công ty Việt Nam chịu thuế chống phá giá với mức thuế thấp nên tác động của các vụ kiện chống bán phá giá tôm và cá da trơn không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của Công ty. Bên cạnh đó công ty được miễn kiểm tra khi xuất khẩu hàng vào thị trường Nhật Bản. Ngày 26/07/2007, hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) 12
- đã có thông báo về việc thông báo danh sách 56 doanh nghiệp, trong đó có INCOMFISH được miễn kiểm tra khi xuất khẩu hàng thủy sản vào thị trường Nhật Bản. Công ty là doanh nghiệp đã xuất khẩu nhiều lô hàng liên tiếp vào thị trường Nhật Bản mà không bị phát hiện nhiễm hóa chất, kháng sinh tính từ 01/01/2007 đến nay. Định Hướng Phát Triển Với phương châm “chất lượng hôm nay, thị trường ngày mai” Incomfish đã định hướng chiến lược lấy chất lượng làm tiêu chí phát triển lâu dài và bền vững. Công ty đã không ngừng nâng cao vai trò quản lý chất lượng sản phẩm đ ể thỏa mãn yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Để không ngừng đa dạng hóa sản phẩm, đa phương hóa thị trường, Công ty đã có kế hoạch đầu tư xây dựng hạ tầng Cụm công nghiệp, hợp tác đầu tư xây mới Nhà máy đông lạnh ở tỉnh Đồng Tháp trong chương trình hợp tác kinh tế, xã hội giai đoạn từ năm 2007 - 2010 giữa Tp. Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Tháp. Dự án đang trong quá trình xây dựng và dự kiến Nhà máy sẽ đi vào hoạt động trong tháng 10/2008, góp phần đáp ứng nhu cầu rất lớn ngày càng tăng của người tiêu dùng trên toàn thế giới hiện tại và trong tương lai. Thực hiện Nghị quyết của Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2006, tổ chức ngày 20/4/2007 và Đại hội bất thường ngày 10/8/2007 nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã thành lập Công ty Incomfish khu vực Hoa Kỳ và Bắc Mỹ (đặt tại Hoa Kỳ) và khu vực Châu Âu (đặt tại Bỉ) để chế biến, đóng gói, phân phối các sản phẩm của Công ty tại hai thị trường lớn nhất thế giới hiện nay. Công ty Incomfish EU đã đi vào hoạt động từ cuối năm 2007, Công ty Incomfish US đã có Giấy phép hoạt động của nước sở tại và đã bước đầu triển khai các thủ tục cần thiết liên quan để chính thức đi vào hoạt động trong tháng 10/2008. Ngoài ra, với chiến lược phát triền về trung và dài hạn, Công ty cũng đã quyết định đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, thương mại với việc góp vốn vào các dự án như Linh Xuân đang lập Báo cáo khả thi và Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Saga để xây dựng cao ốc văn phòng cho thuê tại số 32 đường Mạc Đĩnh Chi, Phường Đakao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Đây là một vị trí mang tính chiến lược tọa lạc tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Nhãn hiệu thương mại Ngoài những nhãn hiệu của khách hàng, Công ty còn có các nhãn hiệu truyền thống đã được các khách hàng biết đến là SHRIMP ONE; LEADER FISH; UNCLE HUNDREDS, SAIGON PACIFIC;… đến nay vẫn duy trì và phát triển tốt các nhãn hiệu thương mại này đối với thị trường trên thế giới và trong tương lai không xa sẽ phát triển các thương hiệu này tại thị trường trong nước. Các nhãn hiệu này đã đ ược Công ty đăng nhãn hiệu hàng hóa ngay từ năm 2002, 2003. 13
- Chính sách chất lượng Với phòng kiểm nghiệm riêng cùng các thiết bị kiểm tra đảm bảo thực hiện việc kiểm tra phân tích sinh - hóa - lý, kháng sinh trên nguyên liệu, dây chuyền sản xuất và thành phẩm, INCOMFISH cam kết quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm bằng cách thực hiện nghiêm ngặt các quy định HACCP, GMP và SSOP trong suốt tiến trình mua nguyên liệu, chế biến, đóng gói và phân phối sản phẩm, đảm bảo chất lượng từ vùng khai thác nguyên liệu đến bàn ăn. Chính sách về môi trường INCOMFISH ý thức được trách nhiệm đối với môi trường và luôn xem xét các vấn đề này trong quá trình chế biến. Chúng tôi cam kết tuân theo các quy đ ịnh c ủa pháp luật về môi trường thông qua việc giảm thiểu các tác động đến môi trường bằng cách sử dụng một cách có hiệu quả và tiết kiệm nguồn nguyên liệu tài nguyên thiên nhiên, giảm lượng chất thải, chất ô nhiễm trong các hoạt động. INCOMFISH luôn luôn xác định tầm quan trọng về nhân lực trong quá trình phát triển của công ty và là một trong những mục tiêu hàng đầu của chúng tôi để đảm bảo việc kinh doanh và nâng cao uy tín của công ty, thông qua đó chúng tôi cam kết phục vụ khách hàng bằng các dịch vụ tốt nhất mà chúng tôi có. Sản phẩm: • Sản phẩm tươi, sống • Sản phẩm đông lạnh • Sản phẩm giá trị gia tăng • Sản phẩm chế biến ăn liền • Sản phẩm khô • Sản phẩm ngâm tẩm 3. Công ty Cổ phần Thuỷ đặc sản Tên giao dịch: SEASPIMEX – VIETNAM Địa chỉ: 1004A Đường Âu Cơ, Phường Phú Trung, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh Tỉnh, Thành phố: Hồ Chí Minh Điện thoại: (84) 8 9741135/8615252/9741136 Website: http://www.seajocovietnam.com.vn 14
- Công ty XNK Thuy Đăc San - SEASPIMEX VIETNAM - được thanh lập ngay 01- ̉ ̣ ̉ ̀ ̀ 09-1983 – đanh dâu môt bước phat triên lớn manh cua Tông công ty Thủy Sản VIET ́ ́ ̣ ́ ̉ ̣ ̉ ̉ NAM - SEAPRODEX - noi riêng và Nganh thuy san luc bây giờ noi chung. ́ ̀ ̉ ̉́ ́ ́ Với sự đâu tư đung mức, với 29 năm kinh nghiêm trên thị trường thế giới và thị ̀ ́ ̣ trường nôi đia, chăc chăn Công ty Cổ Phân Thuy Đăc San sẽ đat được những thanh ̣̣ ́ ́ ̀ ̉ ̣ ̉ ̣ ̀ công vượt bâc về cung câp hang hoa chât lượng, dich vụ kip thời, nhanh chong, tiên ich. ̣ ́ ̀ ́ ́ ̣ ̣ ́ ̣́ Lĩnh vực sản xuất: Chuyên sản xuất và sản xuất thực phẩm đông lạnh,tiệt trùng và khô từ hải sản và xúc sản,nông sản. - Kinh doanh và phân phối thị trường trong và ngoài nước các sản phẩm thực phẩm của công ty. - Nuôi trồng thủy sản. - Kinh doanh dịch vụ :cho thuê kho lạnh,sân bãi,ủy thác xuất nhập khẩu . - Liên kết đào tạo BẢN SẮC THƯƠNG HIỆU - Đáng tin cậy. - Tận tụy. - Giàu kinh nghiệm. - Chuyên nghiệp. - Sẵn sàng thích ứng. TẦM NHÌN - Phát triển vượt bậc về quy mô lẫn độ chuyên sâu, trở thành doanh nghiệp dẫn đ ầu trong lĩnh vực Thủy hải sản và Thực phẩm chế biến trong nước, vươn ra chinh phục khu vực châu Á lân cận. - Trở thành một doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề lấy lĩnh vực chủ đạo là Sản xuất và Kinh doanh Thủy hải sản - Thực phẩm chế biến làm nòng cốt. 4. Tên Doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Thuỷ sản số 1 Tên giao dịch: SEAJOCO VIETNAM Được thành lập từ năm 1988, Xí Nghiệp Mặt Hàng Mới hay Factory No.1 là một doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu Thủy sản đầy uy tín. Đến tháng 7/2000, xí nghiệp được cổ phần hóa và đổi tên là Công ty Cổ Phần Thủy sản Số 1 (Tên dịch: giao SEAJOCO VIETNAM). Giữ vững và phát huy truyền thống “Uy tín, Chất lượng”, công ty chúng tôi không ngừng nỗ lực đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, năng lực cán bộ, tay nghề công nhân để trở thành một trong những nhà sản xuất và cung cấp thủy sản 15
- đầu của Việt hàng Nam. Chúng tôi có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001-2000 và tiêu chuẩn thực phẩm tòan cầu BRC trên cơ sở áp dụng HACCP, GMP và SSOP. Cả hai phân xưởng sản xuất của công ty đều đạt tiêu chuẩn An Tòan Vệ sinh Công Nghiệp do Bộ Thủy sản cấp và có giấy phép xuất vào thị trường Châu Âu DL01 & DL157. Sản phẩm của chúng tôi rất đa dạng và đa số là các mặt hàng chế biến giá trị cao từ tôm, mực, bạch tuộc, ghẹ, cá. Sản phẩm của chúng tôi được xuất đi và luôn làm hài lòng các bạn hàng Nhật Bản, Châu âu (Pháp, Bỉ, Hà lan…), Mỹ, Úc… Sản phẩm của chúng tôi cũng được tiêu thụ mạnh trong nước thông qua các hệ thống siêu thị, nhà hàng như: METRO, LOTTERIA… Với phương châm “Chất lượng – Uy tín : Sự sống còn của công ty” “ Hợp tác cùng chia sẻ lợi nhuận” Tài sản & Cơ sở vật chất 1. Vị trí: Nằm ở Quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, cách các vùng nguyên liệu lớn: Vũng Tàu, Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Phan Thiết từ 2-6 giờ xe. 2. Tổng diện tích 13.419 m2 Trong đó diện tích nhà xưởng 4.500 m2 (gồm 2 phân xưởng sản xuất) 3. Vốn điều lệ 35 tỷ VNĐ. 4. Công suất cấp đông 15 tấn thành phẩm / ngày. (Gồm 1 hệ thống băng chuyên IQF, 2 tủ đông gió, 4 tủ đông tiếp xúc, 2 hầm đông) 5. Công suất kho lạnh: 1200 tấn 6. Các máy móc chuyên dùng trong chế biến thủy sản như: máy xay, máy trộn, máy hấp, máy dò kim lọai… 7. Hệ thống xử lý nước 250 m3/ngày. Máy làm đá vảy 20 tấn / ngày. 8. Phòng thí nghiệm sinh – hóa: kiểm nghiệm nguồn nguyên liệu, nguồn nước và sản phẩm hàng ngày theo tiêu chuẩn ngành, quốc gia và theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, chúng tôi còn có một nguồn tài sản vô cùng quí báu, đó là: - Hơn 600 kỹ sư và công nhân lành nghề, tận tâm - Chứng chỉ ISO 2001, BRC, HACCP - Chứng nhận An Tòan Vệ sinh Công Nghiệp do Bộ Thủy Sản cấp - Giấy phép xuất khẩu vào thị trường Châu Âu: DL01 & DL157 Sản phẩm Sản phẩm tẩm bột 16
- Sản phẩm giá trị gia tăng Tôm, cá, ghẹ. Kết luận: 17
- CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HÓA DOANH NGHIỆP NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN 1. Trước hết cần bổ sung, hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tạo cơ s ở v ững chắc cho sự phát triển của doanh nghiệp 2. Cần nâng cao nhận thức về văn hóa doanh nghiệp trong doanh nghiệp: Trước hết các phương tiện thông tin đại chúng nên tiến hành phổ cập các kiến thức về văn hóa doanh nghiệp. Nhằm định hướng hành vi của nhân viên. Tổ chức các lớp học cho nhân viên về văn hóa của doanh nghiệp, chọn lựa dịch và xuất bản một số sách có uy tín của nước ngoài về đề tài này… Nên lưu ý là sách cho doanh nghiệp cần ngắn gọn, nhiều tình huống thực tế, kiểu Cẩm nang về đạo đức kinh doanh chẳng hạn… Các Trường Cao đẳng, Đại học khối Kinh tế cũng cần đưa nội dung về đạo đức kinh doanh vào chương trình đào tạo của mình, có thể dưới dạng một môn riêng hay gài vào các môn học khác như quản trị nhân sự, nghiệp vụ kinh doanh… Vì bản quyền của các sách kinh doanh thường đắt và dịch thuật không dễ dàng, nên có thể tranh thủ sự trợ giúp của các tổ chức nước ngoài để đảm bảo hiệu quả cho việc làm này. 3. Cần có những biện pháp khuyến khích nhân viên trong doanh nghiệp nâng cao văn hóa cũng như đạo đức của mình: Chúng ta cần ý thức rằng, không có ranh giới cố định nào về đạo đức mà đạo đức là một phạm trù mà con người luôn cần vươn lên để đạt đ ến nó. Rất khó kiểm soát đạo đức vì nó vượt xa hơn việc tuân thủ pháp luật rất nhiều. Với đạo đức trong văn hóa doanh nghiệp cũng như trong kinh doanh, vấn đề còn phức tạp hơn vì việc tuân thủ đạo đức trong ngắn hạn thường không đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, trong khi lợi nhuận mới là mục đích chính của doanh nghiệp. Vì vậy, các cơ quan hữu quan cần có những biện pháp để khuyến khích doanh nghiệp có thành tích, có thể đ ưa việc có thành tích trong đạo đức kinh doanh là một tiêu chuẩn đ ể xét. Các c ơ quan thông tin đại chúng có thể đăng bài tôn vinh những doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn này… Ngược lại, các cơ quan quản lý cũng cần có biện pháp phạt những doanh nghiệp vi phạm đạo đức kinh doanh với mức phạt tương xứng. Không thể tiếp tục tình trạng doanh nghiệp buộc người lao động làm thêm giờ 16 - 20h/ngày hàng tuần liền đến mức lao động ngất xỉu mà chỉ bị phạt vài triệu VND; Các doanh nghiệp vi phạm quy định bảo vệ môi trường như xả hóa chất ra sông làm cá chết hàng loạt, người dân không có nước sinh hoạt…mà lại được cho phép tiếp tục hoạt động trong khi tìm biện pháp xử lý…. 18
- Cũng như văn hóa, đạo đức nói chung và đạo đức kinh doanh nói riêng là những phạm trù phức tạp, cần nhiều thời gian và công sức để hoàn thiện và phát triển. Là một quốc gia đang phát triển, mới tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa, những phạm trù như văn hóa kinh doanh, đạo đức kinh doanh còn khá mới mẻ ở Việt nam. Được biết trong thời gian tới, chính phủ Việt Nam đang có chủ trương nâng cao trình độ nhận thức cho người dân và doanh nghiệp về các vấn đề có liên quan đến hội nhập KTQT và toàn cầu hóa. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đang khuyến cáo các trường Đại học và Cao đẳng cần đổi mới chương trình đào tạo cho phù hợp với trình độ chung trên thế giới. Có được những yếu tố thuận lợi này và truyền thống đạo đức lâu đời của người Việt Nam, hy vọng là trong thời gian tới, nhận thức của người VN về DDKD sẽ nhanh chóng được nâng cao, góp phần duy trì sự phát triển bền vững và nâng cao chất lượng đời sống cho người dân Việt Nam . 4. Cần kiểm soát chặt chẽ các thông tin trong nhân viên nhằm ngăn chặn sự chống phá ngầm của một số nhân viên và của các đối thủ cạnh tranh 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cải cách tài chính công thực trạng và giải pháp khắc phục
15 p | 679 | 105
-
Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta thực trạng và giải pháp
24 p | 251 | 68
-
Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại các siêu thị ở Hà Nội
29 p | 273 | 64
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐĂNG KÝ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ"
11 p | 163 | 25
-
Nợ công - thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ công tại Việt Nam
7 p | 113 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐĂNG KÝ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ"
11 p | 119 | 13
-
Phân tích đánh giá tính bền vững của ngân sách nhà nước dựa vào các cơ sở dữ liệu báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước: Phần 2
162 p | 18 | 11
-
Nợ công của Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
4 p | 109 | 10
-
Quản lý quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
4 p | 48 | 9
-
Báo cáo Hành trình chuyển đổi: Vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong cung cấp dịch vụ công tại Việt Nam (Dịch vụ đánh giá sự phù hợp)
84 p | 43 | 8
-
Thực trạng và giải pháp về giải quyết khiếu nại kỷ luật trong Đảng hiện nay: Phần 2
53 p | 85 | 7
-
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả phổ biến giáo dục pháp luật cho ngư dân biển ở Việt Nam
10 p | 45 | 7
-
Thực trạng và giải pháp trong công tác quản lý nghĩa trang nhân dân huyện Đông Anh, TP Hà Nội
5 p | 15 | 6
-
Chất lượng tăng trưởng kinh tế thành phố Yên Bái: Thực trạng và giải pháp
6 p | 80 | 5
-
Xử phạt vi phạm hành chính về nội dung thông tin trong hoạt động báo chí - Thực trạng và giải pháp
5 p | 42 | 4
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng
6 p | 29 | 2
-
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Hưng Yên: Thực trạng và giải pháp
11 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn