Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ
lượt xem 14
download
Kinh tế phát triển liên tục với nhịp độ tương đối cao và có sự đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc gia, có ảnh hưởng thúc đẩy các vùng lân cận phát triển. Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 1996 - 2000 khoảng 8,5%,
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ
- Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KINH TẾ XÃ HỘI 1. Tình hình thực hiện. 1.1. Những kết quả đạt được Trong quá trình phát triển, những năm qua vùng đạt được những kết quả chủ yếu sau: (1) Dân số và mật độ dân số của vùng Bảng 1: Dân số và mật độ dân số 2000 2001 2002 2003 Diện tích đất tự nhiên 2185,4 2185,3 2185,4 2185,4 (nghìn ha) Dân số (nghìn người) 4356,5 4403 4460,1 4537,9 Mật độ dân số 199,7 201,4 204 207,6 (Người/km2) (2) Kinh tế phát triển liên tục với nhịp độ tương đối cao và có sự đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc gia, có ảnh hưởng thúc đẩy các vùng lân cận phát triển. (3) Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 1996 - 2000 khoảng 8,5%, giai đoạn 1996 - 2002 là 5,8% thấp hơn tốc độ tăng trung bình của cả nước. Do điểm xuất phát thấp và nhịp độ dân số phát triển nhanh nên GDP bình quân đầu người thấp và tăng không đáng kể, năm 1995 đạt 202,1 USD, năm 2000 đạt 265, 2 USD,
- năm 2002 đạt 288, 1 USD, bằng khoảng 60% mức bình quân chung của cả nước. Chủ trương phát triển kinh tế của vùng với tốc độ nhanh, làm đầu tàu cho cả vùng miền Trung phát triển nhằm sớm rút ngắn khoảng cách chênh lệch với 2 vùng miền Nam và miền Bắc vẫn chưa thực hiện được. (4) Cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư từng bước được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá và nâng cao hiệu quả trong từng ngành, từng lĩnh vực. Do đón trước thời cơ nên đã chủ động đầu tư chiều sâu phát triển một số xí nghiệp công nghiệp nhẹ có trình độ thiết bị và công nghệ hiện đại đã phát huy hiệu quả tốt, nên tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng dần qua các năm và đạt 29,3% năm 2002. Sự đóng góp của khu vực dịch vụ đang có xu hướng giảm từ 43,72% năm 1995 xuống 39,84% năm 2000 và 40,14% năm 2002. Khu vực dịch vụ đang có những bước chuyển biến mạnh theo hướng phát triển dịch vụ du lịch quy mô lớn, các dịch vụ cao cấp về thương mại, tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông, đặc biệt là ở hai TP. Huế và TP. Đà Nẵng. Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp đang có xu hướng giảm dần về tỷ trọng từ 36,43 % năm 1995 xuống 32,47% năm 2000 và 30,82% năm 2002. - Về công nghiệp Tốc độ tăng trung bình giai đoạn 1996 - 2002 là 13,9%. Các phân ngành (công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, công nghiệp điện nước) và các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phục vụ cho đời sống và sinh hoạt của nhân dân đều tăng khá. Sự tăng trưởng nhanh của công nghiệp là do kết quả đầu tư mở rộng sản xuất, thay đổi thiết bị, cải tiến qui trình công nghệ ở nhiều cơ sở sản xuất và mở rộng quy mô sản xuất thông qua đầu tư mới như: công ty may Quảng Nam (Thăng Bình, xí nghiệp may Đại Lộc, xí nghiệp tuyển rửa cát (Tam Kỳ), nhà máy axetilen, xí nghiệp giày Duy Xuyên,... Các khu công nghiệp, khu chế xuất trong vùng cũng có sự phát triển nhanh chóng. Theo quy hoạch phát triển, chưa kể khu kinh tế Dung Quất, khu kinh tế mở Chu
- Lai, vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ đã thành lập 9 khu công nghiệp, khu chế xuất. Đến 31/12/2002 đã có 9 khu công nghiệp, khu chế xuất, đạt được dự kiến theo quy hoạch, với tổng diện tích là 1.285,6 ha. Diện tích có thể cho thuê là 840,5 ha, trong đó đã cho thuê là 546,6 ha, đạt 65%. Tại các khu công nghiệp này đã thu hút được 1221 dự án (có 23 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đầu tư khoảng 152 triệu USD và 168 dự án trong nước với số vốn đầu tư khoảng 5862,9 tỷ đồng), tạo việc làm cho khoảng trên 27 ngàn lao động. Đặc biệt, trên địa bàn Thừa Thiên - Huế đã tìm thấy 100 mỏ và điểm quặng. Trên địa bàn Quảng Ngãi đã phát hiện một số loại khoáng sản có giá trị kinh tế công nghiệp cao như: graphit trữ lượng 4 triệu tấn; cao lanh 4,1 triệu tấn; bôxit 1,5 triệu tấn; xilimanit 1 triệu tấn; than bùn 476 triệu m3; đá các loại 7 tỷ m3. Tiềm năng thuỷ điện Quảng Ngãi rất lớn. Riêng sông Trà Khúc đã có tiềm năng 360 nghìn kW. Đáng chú ý là, vùng thềm lục địa Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng có nhiều triển vọng về dầu khí. Đến năm 2002, trên địa bàn đã có một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu là các sản phẩm dệt (25,7 triệu m - bằng 6,1% cả nước), may (36.7 triệu sản phẩm - bằng 10,3% cả nước), giấy, đường mật, bia, tinh bột mỳ, cồn, giầy dép da, xà phòng, chất tẩy rửa... - Về nông nghiệp Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người trong vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ vào loại thấp so với các vùng khác trong cả nước, năm 2002 bình quân đầu người chỉ có 0,061ha (bằng 52,7% mức bình quân cả nước) cao hơn chút ít so với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là vùng có mức bình quân thấp nhất (0,057ha). Tỷ lệ nông nghiệp trong GDP tuy có xu hướng giảm những vẫn ở mức cao, năm 2002, tỷ lệ này là 30,82%. Nông nghiệp thuần túy đã và đang tiếp tục thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, vừa tạo ra hiệu quả kinh tế, vừa tạo ra vùng nguyên liệu ổn định phục vụ công nghiệp chế biến, hình thành một số vùng
- cây công nghiệp ngắn ngày như mía, lạc, thuốc lá phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của vùng... Các tỉnh, thành phố trong vùng đều coi chuyển dịch cơ cấu kinh tế là vấn đề chiến lược của mình để thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ phát triển vùng, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trên vùng đã xuất hiện một số vùng nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn, gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Kết hợp với các chương trình quốc gia, xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp trang trại vườn đồi và đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc (đàn bò năm 2002 có 2,1 triệu con, đàn lợn 3,3 triệu con)... Công tác quản lý và bảo vệ rừng được tập trung chỉ đạo, đã hạn chế được thiệt hại do cháy rừng gây ra. Trồng rừng tập trung mỗi năm đạt trên 8.500 ha các loại cây có giá trị kinh tế cao như: quế, dược liệu. Năm 2001 diện tích trồng rừng tập trung là 18,7 nghìn ha. Công tác giao đất, giao rừng, khoán rừng thuộc khu vực xung yếu cho các hộ dân để quản lý bảo vệ đang được đẩy mạnh. Chương trình đánh bắt hải sản xa bờ được chú trọng. Đã đưa vào khai thác nhiều đội tàu công suất lớn trên 110 CV, đạt hiệu quả kinh tế khá, đóng mới tàu thuyền có công suất lớn để đánh bắt xa bờ. Sản lượng khai thác hải sản hàng năm tăng bình quân khoảng 6,57%. Hoạt động nuôi trồng thủy sản có bước phát triển tốt, sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng trung bình 16,8% năm trong giai đoạn 1996 - 2002. - Về dịch vụ Khu vực dịch vụ giữ được nhịp độ phát triển trung bình hàng năm khoảng 5,15% giai đoạn 1996 - 2000 và 6,03% giai đoạn 2001 - 2002. Hàng hoá phục vụ sản xuất và tiêu dùng đáp ứng khá hơn trước. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đều tăng, trong đó bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tăng khá mạnh (bình quân giai đoạn 1999 - 2000 tăng 13%). Tổng mức bán lẻ năm 1996 thực hiện 7.829 tỷ đồng, chiếm 5,4% tổng mức bán lẻ cả nước, năm 2000 đạt
- 12.286 tỷ đồng bằng 5,7% tổng mức bán lẻ cả nước. Giá trị xuất khẩu nói chung tăng theo các năm, nhưng đạt ở mức còn thấp so với tiềm năng. Các dịch vụ tài chính ngân hàng đã và đang phát triển mạnh. Tổng mức vốn đầu tư xã hội huy động năm 2002 đạt khoảng 11.697 tỷ đồng bằng khoảng 6,1 % cả nước so với khoảng 3,9% cả nước trong năm 1995. (5) Kết cấu hạ tầng được chú trọng phát triển cả về số lượng và chất lượng và về cơ bản đã bước đầu đáp ứng một phần yêu cầu phát triển của vùng. Mạng lưới quốc lộ trong vùng có tổng chiều dài 863 km. Các quốc lộ 1A dài 434 km, các quốc lộ 14B, 24,19 nối với Tây Nguyên lên biên giới Việt - Lào đang được nâng cấp. Hiện nay ngoài quốc lộ 19 đã được nâng cấp, chất lượng đường tuy chưa cao nhưng đã đạt 71,3% mặt trải nhựa, còn lại là đường cấp phối và đất. Mạng lưới đường bộ trong vùng phân bố tương đối hợp lý, tuy nhiên vẫn còn chưa hoàn chỉnh. So với các vùng khác, đường nông thôn của vùng chưa phát triển vì điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và do thu nhập thấp nên việc huy động từ dân khó khăn hơn. Đường sắt qua vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ tuy còn gặp nhiều khó khăn, vì nhiều đoạn qua núi, thường lũ lụt về mùa mưa gây hỏng cầu và đường ray, nhưng đã trở thành loại hình giao thông quan trọng đảm bảo cho vận chuyển hành khách và hàng hóa, trong đó đặc biệt quan trọng là các điểm nút Huế và Đà Nẵng và Quy Nhơn. Các công trình thuỷ lợi được xây dựng trong những năm gần đây đã phát huy hiệu quả, tạo điều kiện khai hoang tăng vụ, chuyển vụ, đảm bảo tưới được 31 vạn ha gieo trồng cả năm và cải thiện môi trường sinh thái... Các hồ chứa nước đã tham gia cắt giảm lũ, hạn chế ngập lụt ở hạ du như hồ Truồi (Thừa Thiên Huế), hồ Việt An, hồ Phú Ninh (Quảng Nam), công trình thuỷ lợi Thạch Nham (Quảng Ngãi ), hồ Vạn Hội (Bình Định)... Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đầu tư dự án kè Bến Kiển chống sạt lở bờ sông (Quảng Ngãi).
- Mạng lưới cung cấp điện đã ngày càng được mở rộng. Năm 1995, tỷ lệ số hộ được dùng điện mới đạt 55% thì đến năm 2002 tỷ lệ này đã đạt 92%, cao hơn mức trung bình cả nước. Mạng lưới cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển rộng khắp, đến năm 2002 tất cả các xã đã có mạng điện thoại hữu tuyến. (6) Các vấn đề xã hội và việc làm đã có những bước tiến quan trọng Nhu cầu giải quyết việc làm cho người lao động là rất lớn. Giai đoạn 1996 - 2001 giải quyết việc làm cho khoảng 34,5 vạn lao động. Năm 2001 lao động có việc làm là 2,927 triệu người. Năm 1995, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị khoảng 6,4%, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động trong khu vực nông thôn là khoảng 74,37% đến năm 2002, ước tính các tỷ lệ này tương ứng là 5,37% và 75,08%. Hệ thống giáo dục - đào tạo đã có bước phát triển: Trên lãnh thổ vùng có Đại học Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn và các trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp. Hầu hết các xã đều có trường tiểu học và trên 70% số xã có trường phổ thông trung học cơ sở. Số học sinh phổ thông đi học tăng bình quân năm khoảng 5,5 %, đại học cao đẳng tăng 29,1%, trung học chuyên nghiệp tăng 28,7%, công nhân kỹ thuật tăng 10,1%. Đây là cơ sở thuận lợi cho việc tiếp tục nâng cao trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai. Hệ thống y tế - chăm sóc sức khoẻ cộng đồng đã phát triển khá rộng khắp. Đến năm 2002 toàn vùng có 35 bệnh viện. Bình quân 25 giường bệnh và 20 cán bộ y tế (trong đó có 5,3 bác sỹ và dược sỹ cao cấp) cho 1 vạn dân, tỷ lệ các xã có bác sỹ đạt khoảng 30%. (7) Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ cũng như những vùng kinh tế trọng điểm khác là nơi có các đô thị lớn và tốc độ đô thị hoá tương đối cao. Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ với hạt nhân trung tâm là thành phố Đà Nẵng, một trong bốn đô thị lớn nhất cả nước. Ngoài ra, thành phố Huế, thành phố Quy Nhơn, thị xã Tam Kỳ, Hội An, Quảng Ngãi và các thị xã thuộc các tỉnh đang có bước phát triển đáng kể cả về quy mô cũng như tổ chức quản lý đô thị.
- Trong vùng đã hình thành một hệ thống đô thị phân bố dọc theo quốc lộ 1 như thành phố Huế, thành phố Đà Nẵng, thành phố Quy Nhơn, các thị xã Hội An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi cùng với các thị trấn khác giữ vai trò như các hạt nhân tạo vùng. Đến năm 2002, thành phố Đà Nẵng đã có quy mô dân số khoảng 72,4 vạn người, là trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ, giữ chức năng đầu mối giao thông quan trọng và trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học, dịch vụ của miền Trung và cả nước. Năm 1995, tỷ lệ dân số đô thị trong vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ năm 1995 là 23,73%, đến năm 2002 tỷ lệ này đã tăng lên 29,02%. (8) Thu chi ngân sách trên địa bàn đạt khá và tổng mức đầu tư xã hội trên địa bàn tăng lên đáng kể trong những năm gần đây Tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn thời kì 1995-2000 đạt 25.324 tỷ đồng, chiếm 4,1% tổng vốn đầu tư xã hội cả nước cùng thời kì. Năm 1995 tổng vốn đầu tư xã hội đạt 3.534 tỷ đồng, năm 2002 con số này tăng lên 11.269,7 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là vốn trong nước (68,42%), vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) 8,44%. Cơ cấu đầu tư có sự chuyển dịch theo hướng hiệu quả và chất lượng trong việc huy động, khai thác và định hướng sử dụng các nguồn vốn, từng bước tạo điều kiện cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiệu quả hơn. 1.2. Những thành tựu nổi bật từ năm 2000 đến 2003 Bảng 2: Một số chỉ tiêu cơ bản đạt được từ năm 2000 - 2003 (Đơn vị: Tỷ đồng) 2000 2001 2002 2003 Tổng sản phẩm của 15886 17803 20288,1 23145,1 vùng
- ( giá thực tế) Tổng sản phẩm của 10945,6 11959,2 13216,4 14655 vùng (giá so sánh 1994) Giá trị sản xuất công 8388,9 8974,4 10421,5 12748,9 nghiệp (giá thực tế) Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 6040 6955,4 8079 9481,8 1994) Giá trị sản xuất nông nghiệp (giá so sánh 1293,3 1441,2 1655,7 1764,5 1994) Giá trị sản xuất thuỷ sản 1691,5 1895,4 2155,7 2432,5 (giá thực tế) Tổng thu ngân sách của 4429,899 5252,944 6411,613 vùng Doanh thu bưu điện của 399,401 490,365 617,595 760,907 vùng Bảng 3: Một số chỉ tiêu về đầu tư trực tiếp nước ngoài và thương mại 2000 2001 2002 2003 Số dự án đầu tư trực tiếp 9 15 23 nước ngoài
- Vốn đăng ký đầu tư (triệu 17,9 115.4 106.2 USD) Xuất khẩu trực tiếp của 302125 331555 327465 342793 vùng (nghìnUSD) ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2010 Phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ dựa trên cơ sở khai thác nguồn lực, tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế so sánh của vùng, từng bước phát triển vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ thành một trong những vùng phát triển năng động của cả nước, bảo đảm vai trò hạt nhân tăng trưởng và thúc đẩy phát triển khu vực miền Trung và Tây Nguyên. 1. Một số mục tiêu phát triển cơ bản. (1) Về kinh tế: - Phấn đấu GDP bình quân đầu người đạt 406 USD vào năm 2000; và đạt 1337 USD vào năm 2010. - Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 14,5% từ 1997 đến năm 2000 và đạt 15% giai đoạn 2001 - 2010. - Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng bình quân hàng năm từ 25% đến 30% trong suốt giai đoạn từ 1997 đến năm 2010. - Tỷ lệ tích luỹ từ GDP phấn đấu đến năm 2010 đạt trên 19%. (2) Về xã hội: - Phấn đấu giảm tỷ lệ sinh đẻ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đa dạng hoá hình thức đào tạo để nâng cao dân trí, trình độ học vấn, nâng số lao động được đào tạo lên 35% vào năm 2010, nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- - Phấn đấu nâng tỷ lệ trẻ em ở độ tuổi giáo dục mầm non được tiếp nhận vào nhà trẻ và mẫu giáo; bảo đảm trẻ em từ 6 đến 14 tuổi đều được đi học; - Phát triển mạng lưới y tế cơ sở và chú trọng chăm sóc sức khoẻ cho người dân. - Bảo đảm tốt các nhu cầu về điện, nước, đi lại, thông tin liên lạc, đáp ứng các điều kiện sống cơ bản cho nhân dân, đặc biệt dân cư vùng nông thôn, vùng núi cao, hải đảo và vùng bãi ngang ven biển. Thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng gia đình văn hoá gắn với cộng đồng, bài trừ các tệ nạn xã hội. - Phấn đấu giải quyết cơ bản việc làm cho người lao động, thực hiện tốt mục tiêu xoá đói giảm nghèo. - Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững. (3) Về an ninh quốc phòng: - Phát triển kinh tế phải đi đôi với củng cố quốc phòng và bảo đảm an ninh chính trị, giữ vững chủ quyền đất nước thông qua sử dụng hợp lý, có hiệu quả các tiềm năng và nguồn lực. - Giữ gìn kỷ cương phép nước, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ đất nước. 2. Những nhiệm vụ phát triển chủ yếu: (1) Về kết cấu hạ tầng cơ sở: Xây dựng mới đi đôi với cải tạo kết cấu hạ tầng cơ sở đô thị và nông thôn. Chú trọng mạng lưới giao thông nông thôn và miền núi, biên giới, tạo điều kiện phát triển cho vùng khó khăn, căn cứ kháng chiến cũ. Xây dựng dải hành lang ven biển gắn kết với trục quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt, cảng biển, sân bay, thiết lập đầu mối giao thông từ cảng đến vùng Tây
- Nguyên theo các trục đường quốc lộ 14B, đường quốc lộ 24, với Lào, đông bắc Thái Lan và đông bắc Cămpuchia theo trục đường xuyên Á. Phát triển hệ thống cảng biển: Thuận An, Tiên Sa, Sông Hàn, Kỳ Hà, Sa Kỳ; từng bước xây dựng và hiện đại hoá ba cảng nước sâu: Dung Quất, Liên Chiểu, Chân Mây. Từng bước hiện đại hoá các sân bay: Đà Nẵng, Phú Bài, cải tạo sân bay Chu Lai phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cấp, thoát nước các khu công nghiệp, cụm công nghiệp: Dung Quất, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Chân Mây. Chú trọng giải quyết nước sạch cho khu vực thành thị và nông thôn. Cải tạo và làm mới các công trình thuỷ lợi đầu nguồn một số sông để giữ nước ngọt, điều tiết, kiểm soát lũ, chống nhiễm mặn, bảo đảm tưới tiêu cho sản xuất và nhu cầu dân sinh. Về mạng lưới điện: Đầu tư xây dựng các trạm biến thế cho các khu công nghiệp, phát triển mạng lưới điện các tỉnh và vùng kết hợp với mạng lưới điện quốc gia. Đồng thời phát triển lưới điện phục vụ công nghiệp chế biến và tiêu dùng nông thôn. Về bưu chính viễn thông: Xây dựng hoàn chỉnh và hiện đại hoá mạng lưới thông tin viễn thông nhằm đáp ứng nhu cầu liên lạc trong, ngoài vùng và giao lưu quốc tế. Phấn đấu đạt 13,4 máy trên 100 dân vào năm 2010. Về tổ chức không gian lãnh thổ: Nâng cấp và phát triển các thành phố, thị xã, thị trấn hiện có. Xây dựng các đô thị mới, chú trọng bảo tồn, tôn tạo và phát triển thành phố Huế và Đà Nẵng. Tổ chức không gian đô thị theo các hành lang phát triển; đồng thời tổ chức phát triển các điểm dân cư khu vực nông thôn, vùng sâu,
- vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc ít người, tạo điều kiện cho sự phát triển đồng đều trong vùng và chung cả nước. (2) Về phát triển ngành nông, lâm, ngư nghiệp: - Phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng nông nghiệp, lâm nghiệp giai đoạn 2001 - 2010 đạt trên 4%. - Phát triển ngành nông nghiệp để hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung trên cơ sở chuyển đổi mùa vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đầu tư thâm canh cao phù hợp với hệ sinh thái và môi trường, phòng tránh thiên tai lụt bão; gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến tạo ra thế phát triển bền vững. Đặc biệt chú trọng những cây công nghiệp ngắn ngày: mía, lạc, thuốc lá... phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng của vùng nhằm cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu. - Phát triển chăn nuôi theo hướng đa dạng hoá: nạc hoá đàn lợn, phát triển đàn bò sữa, bò thịt, phát triển gia cầm phục vụ đời sống và công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu. - Phát triển nông nghiệp cần gắn liền với xây dựng nông thôn mới. - Lâm nghiệp: Chú trọng công tác quản lý bảo vệ, tái tạo và tu bổ rừng tự nhiên, thực hiện mục tiêu chiến lược nhằm giữ gìn cảnh quan môi trường, duy trì và phát triển nguồn sinh thuỷ, chống xói mòn. Kết hợp chặt chẽ giữa nông lâm nghiệp với thuỷ lợi. Đẩy mạnh trồng rừng vùng đất trống, đồi núi trọc và tăng cường trồng cây phân tán, rừng phòng hộ và cây trồng ven biển. Đặc biệt chú ý rừng đầu nguồn, khu du lịch sinh thái, rừng quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. Từng bước thực hiện giao đất, giao và khoán rừng. - Thuỷ sản: Kết hợp kinh tế biển và ven bờ theo hướng kết hợp đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản, làm muối; làm nông nghiệp và trồng rừng ven biển.
- Hình thành và phát triển các làng cá vừa làm dịch vụ du lịch, vừa cung cấp thực phẩm tươi sống có chất lượng và giá trị cao. Đầu tư hiện đại hoá phương tiện, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng đánh bắt thuỷ hải sản, đặc biệt là đánh bắt hải sản xa bờ, khuyến khích tạo điều kiện chế biến xuất khẩu. (3) Về phát triển công nghiệp: - Hình thành các ngành công nghiệp mũi nhọn trên cơ sở phát triển những ngành được đầu tư tập trung, có lợi thế về tài nguyên, nguồn lao động, thị trường để tăng trưởng với tốc độ cao, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của vùng. Ưu tiên đầu tư phát triển những ngành sản xuất có hiệu quả và góp phần xuất khẩu, tạo ra lợi thế trong quá trình hoà nhập với khu vực và quốc tế. Đầu tư cho các khu công nghiệp như: Dung Quất, Điện Nam - Điện Ngọc, Hoà Khánh - Liên Chiểu, Phú Bài, An Đồn, Chân Mây, Tịnh Phong. Chuẩn bị điều kiện để phát triển một số điểm công nghiệp khác với các ngành chủ yếu là chế biến nông, lâm, thuỷ sản; công nghiệp thực phẩm, công nghiệp đóng tàu và công nghiệp hàng tiêu dùng. Đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng để thu hút vốn đầu tư. - Thực hiện hướng phát triển công nghiệp chế biến quy mô nhỏ ở nông thôn thuộc các ngành: vật liệu xây dựng, thủ công mỹ nghệ, gia công cho các khu công nghiệp lớn nhằm tạo ra sự đổi mới trong nông thôn. - Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng công nghiệp giai đoạn 2001 - 2010 đạt 17% - 18%. (4) Về phát triển thương mại và các ngành dịch vụ: - Phát triển thương mại và các ngành dịch vụ phải gắn chặt với quá trình phát triển chung của các ngành kinh tế của toàn vùng nhằm thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra.
- - Xây dựng thành phố Huế, thành phố Đà Nẵng thành đầu mối giao lưu xuất nhập khẩu. Phát triển các trạm trung chuyển, hình thành một số siêu thị và trung tâm thương mại tại Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi và đô thị mới. - Hoàn chỉnh việc xây dựng trung tâm thương mại và hội chợ quốc tế tại thành phố Đà Nẵng. Phát triển xuất nhập khẩu, chuyển đổi cơ cấu các ngành thương mại, du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, dịch vụ cảng. - Phát triển du lịch gắn kết với việc bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá, khu bảo tồn, bảo tàng. Kết hợp du lịch với nuôi trồng thuỷ hải sản, trồng cây ven biển và rừng quốc gia. Chú trọng phát triển chuỗi du lịch trọng điểm: Huế, Lăng Cô, Bạch Mã - Cảnh Dương, Đà Nẵng, Hội An, Cổ Luỹ và các khu vực phụ cận. Gắn kết du lịch giữa các tỉnh, thành phố nội vùng với các vùng khác trong nước. Nâng cao chất lượng và phát triển đa dạng các hình thức du lịch, từng bước hình thành các tuyến du lịch khu vực miền Trung. Về lâu dài nối liền với tuyến du kịch Chiềng Mai (Thái Lan) - Luông Pha Băng (Lào) - Angkorvat (Cămpuchia). - Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng, phát triển tài nguyên du lịch, phát huy truyền thống và giữ gìn bản sắc dân tộc. Bằng nhiều hình thức và biện pháp nhằm thu hút đầu tư, liên doanh, liên kết tạo sức mạnh tổng hợp, đưa du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm của vùng. (5) Về văn hoá, giáo dục y tế và xã hội: - Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục và đào tạo, cân đối quy mô ngành học, đa dạng hoá các hình thức đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống giáo dục phổ thông, phổ cập giáo dục tiểu học và xoá nạn mù chữ đạt tiêu chuẩn quốc gia vào năm 2000; phổ cập phổ thông trung học vào năm 2010.
- - Cải tạo và nâng cấp các cơ sở y tế hiện có, củng cố và phát triển mạng lưới y tế toàn vùng đủ điều kiện chữa bệnh cho đồng bào. Nâng cao hiệu quả công tác phòng bệnh, thực hiện đông tây y kết hợp trong chữa bệnh; thanh toán cơ bản các loại dịch bệnh, ký sinh trùng, sáu bệnh truyền nhiễm trẻ em. - Đầu tư phát triển văn hoá, truyền thông, phát thanh, truyền hình, thể dục thể thao đạt trình độ hiện đại đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống. - Xây dựng các cụm xã miền núi, từng bước vươn lên xoá đói giảm nghèo. - Giải quyết hữu hiệu vấn đề nước thải, chất thải rắn và khí thải để chống ô nhiễm, giữ gìn cảnh quan môi trường, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. 3. Đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh của vùng . (1)Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ ở vào trung độ của đất nước, nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Các quốc lộ 14B, 24 và 19 nối các cảng biển đến vùng Tây Nguyên và trong tương lai gần sẽ nối với hệ thống đường xuyên Á qua Lào, đông bắc Campuchia, Thái Lan, Myanmar theo hành lang Đông Tây sẽ là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và các nước trên đến các nước vùng Bắc Á. Vị trí địa lý như trên là lợi thế quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho vùng mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh Tây Nguyên và cả nước; kích thích và lôi kéo các ngành kinh tế trong vùng phát triển. (2) Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ có nguồn tài nguyên tương đối đa dạng, phong phú, có nhiều tiềm năng nổi trội về đất, biển, rừng, khoáng sản, đặc biệt là tài nguyên du lịch, cho phép phát triển kinh tế tổng hợp, trong đó có các ngành và sản phẩm mũi nhọn: + Vùng có tiềm năng nổi trội về biển, với chiều dài bờ biển kéo dài 404 km. Dọc bờ biển có nhiều cửa sông, đầm,vịnh và bãi chiều. Ngoài ra còn có thềm lục địa mênh mông và hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ. Diện tích mặt nước ngọt, nước lợ ven
- bờ biển, xung quanh các đảo và vùng biển rộng là lợi thế cho phép phát triển kinh tế thuỷ sản và hải sản, hải sản từng bước đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Biển Thừa Thiên- Huế có khoảng 500 bãi tôm, cá với trữ lượng cho phép khai thác 30-50 nghìn tấn/năm, trong đó có 40 loài có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, tôm bạc, cá chim và cá thu. Biển Quảng Nam cũng có trữ lượng 42 vạn tấn cá, 7 nghìn tấn mực và 4 nghìn tấn tôm. Biển Đà Nẵng cho phép khai thác mỗi năm 6-7 vạn tấn hải sản các loại... + Vùng có tiềm năng về đất đai, tài nguyên thiên nhiên. Năm 2000 toàn vùng có 850,5 nghìn ha đất có rừng với trữ lượng gỗ trên 7,4 triệu m3. Một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của vùng là cây Quế ( Quế Trà My- Quảng Nam và Quế Trà Bồng- Quảng Ngãi), các loại gỗ quý như giáng hương, cẩm lai, gụ mật, kiền kiền và sao đen. Động vật rừng cũng rất phong phú và quý hiếm như: hổ, báo, gấu, rùa vàng, bò rừng... (3) Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ có vịnh nước sâu Chân Mây, Liên Chiểu,Tiên Sa, Kỳ Hà, Dung Quất, Quy Nhơn, Nhơn Hội, không xa đường hàng hải quốc tế, kề bên những vùng đất cát bằng phẳng có đủ các yếu tố về điện, nước và giao thông đường bộ... cho phép xây dựng các cảng biển nước sâu, các khu công nghiệp và du lịch tập trung. (4) Trong vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ đã hình thành một hệ thống đô thị phân bố khá đều trên lãnh thổ, đặc biệt có các đô thị lớn là thành phố Huế, thành phố Đà Nẵng, thành phố Quy Nhơn, tương lai là thành phố Chân Mây, thành phố Vạn Tường, thành phố Nhơn Hội và một dải các đô thị ven biển; các khu công nghiệp mà trong đó nổi bật là khu công nghiệp lọc hoá dầu Dung Quất; các khu du lịch đã có với quy mô và cơ cấu khác nhau; các vùng chuyên môn hoá sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp... Đây là những hạt nhân có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của vùng trong tương lai.
- (5) Nhân dân trong vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ có truyền thống cách mạng, hiếu học, năng động, nhạy bén với cái mới. Nguồn lao động dồi dào, một bộ phận có trình độ tay nghề cao, bước đầu tiếp cận được với kinh tế thị trường, là nòng cốt để tiếp cận khoa học-công nghệ và quản lý theo đường lối đổi mới. MỘT SỐ NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI 1. Một số nhiệm vụ chủ yếu: (1) Xây dựng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trở thành vùng phát triển năng động, tạo việc làm, nâng cao mức sống và trình độ dân trí cho các tầng lớp dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá với mục tiêu tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh và bền vững. Phát triển mạnh khu vực công nghiệp và dịch vụ, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển khu vực dịch vụ chất lượng cao có tầm cỡ khu vực và quốc tế. (2) Phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong mối quan hệ của vùng với toàn quốc, với sự phát triển chung của tuyến hành lang Đông - Tây trong khuôn khổ hợp tác phát triển khu vực GMS, tạo ra cực tăng trưởng nhằm thúc đẩy sự phát triển của một phần lớn các tỉnh Duyên hải Trung bộ và Tây Nguyên trên cơ sở khai thác các nguồn lực trong nước và tiềm lực các nước trong khu vực. (3) Phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung phải đảm bảo tăng trưởng nhanh, có hiệu quả và bền vững cả về kinh tế và môi trường. (4) Gắn chặt phát triển kinh tế với xây dựng tiềm lực quốc phòng - an ninh, giữ vững chủ quyền và độc lập của quốc gia.
- (5) Hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực như công nghiệp lọc dầu, công nghiệp hoá chất. Từng bước phát triển các ngành có hàm lượng kỹ thuật, công nghệ cao, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghiệp cơ khí chế tạo,... (6) Đẩy mạnh vai trò trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế của thành phố Đà Nẵng, thành phố Huế, thành phố Quy Nhơn để đảm nhận chức năng dịch vụ thương mại và trung tâm du lịch của cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Hình thành các trung tâm du lịch là: Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn và vùng phụ cận. (7) Hình thành các đô thị có vai trò lớn đối với phát triển của vùng. 2. Phương hướng mới có tính chất đột phá 2.1. Đầu tư xây dựng các khu kinh tế nhưkhu kinh tế mở Chu Lai; khu kinh tế Dung Quất và khu kinh tế thương mại Chân Mây, khu kinh tế Nhơn Hội vào năm 2010, tiếp tục đầu tư và khai thác có hiệu quả các khu kinh tế này để đến năm 2020 thực sự trở thành những hạt nhân, trung tâm phát triển vùng. - Đẩy mạnh vai trò trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế của thành phố Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn để đảm nhận chức năng dịch vụ thương mại và trung tâm du lịch của cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên. - Hình thành các trung tâm du lịch là: Huế, Đà Nẵng và vùng phụ cận. - Hoàn thành việc xây dựng các công trình lớn về cơ sở hạ tầng để gắn kết khu vực này với các vùng lân cận, góp phần thực hiện chương trình hành lang Đông - Tây của Tiểu vùng Mê Kông mở rộng, gắn với nhiệm vụ phát triển khu tam giác biên giới ba nước Việt Nam, Lào và Cămpuchia. Hoàn thành xây dựng đường hầm qua đèo Hải Vân và đường tránh phía Tây qua thành phố Huế. - Hoàn thành trước năm 2007 tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Chu Lai - Quảng Ngãi, Đà Nẵng - Huế - Quảng Trị (trong đường cao tốc Bắc Nam).
- - Hình thành trung tâm đào tạo đa ngành chất lượng cao ở Huế. 2.2. Đối với thành phố Đà Nẵng Từng bước đầu tư xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành thành phố biển - Trung tâm của miền Trung có quy mô dân số khoảng 1 triệu người vào năm 2010 và gần 2 triệu người vào năm 2020, với các chức năng cơ bản như sau: - Là trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ lớn của miền Trung. Xây dựng khu sinh dưỡng công nghiệp (nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, công nghệ cho các xí nghiệp công nghiệp) - Là thành phố cảng, đầu mối giao thông quan trọng về trung chuyển và vận tải quốc tế của miền Trung, Tây Nguyên và các nước khu vực sông Mêkông. - Là trung tâm tài chính, ngân hàng và bưu chính viễn thông. - Là một trong những trung tâm văn hoá, giáo dục, đào tạo, trung tâm khoa học công nghệ của miền Trung. - Là một trong những địa bàn giữ vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước. 2.3. Đối với khu kinh tế mở Chu Lai Xây dựng và phát triển khu kinh tế mở Chu Lai nhằm thử nghiệm các thể chế, chính sách mới, tạo môi trường đầu tư, phù hợp các thông lệ quốc tế cho các loại hình kinh doanh của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, qua đó có thêm kinh nghiệm cho hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Áp dụng các mô hình động lực mới cho phát triển kinh tế, khắc phục những yếu kém và ách tắc trong chính sách và cơ chế quản lý kinh tế hiện hành trong khi chưa có điều kiện thực hiện trên phạm vi cả nước.
- - Phát triển khu kinh tế mở Chu Lai theo mô hình "khu trong khu" bao gồm các khu vực chủ yếu là: + Khu thương mại tự do gắn với một phần cảng Kỳ Hà. Hoạt động của khu này gồm các hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu và hàng phục vụ tại chỗ, thương mại hàng hoá, các hoạt động dịch vụ, xúc tiến thương mại... + Các khu công nghiệp + Các khu giải trí đặc biệt, khu vực dành cho du lịch. + Khu dân cư hành chính + Xây dựng bộ máy tổ chức của khu kinh tế mở để đảm nhận các công việc trong đầu tư phát triển. + Tiến hành quy hoạch tổng thể phát triển khu kinh tế mở. + Xúc tiến đầu tư và kêu gọi đầu tư phát triển các hạng mục của mô hình kinh tế này theo quy hoạch. 2.4. Đối với khu kinh tế Dung Quấtđãđược quy hoạch trên diện tích 10.300 ha. Đến năm 2006, đảm bảo vận hành có hiệu quả tổ hợp lọc hóa dầu, hoàn chỉnh các hạng mục hạ tầng căn bản. - Đẩy nhanh sự hình thành và phát triển khu kinh tế làm động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá miền Trung và cả nước. Xây dựng và phát triển Khu kinh tế Dung Quất trở thành một khu kinh tế tổng hợp đa ngành với các chính sách ưu đãi, khuyến khích, ổn định lâu dài, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài yên tâm bỏ vốn vào phát triển sản xuất kinh doanh trong khung khổ pháp lý hiện hành và ngày càng hoàn thiện. - Phát triển công nghiệp lọc dầu - hoá dầu - hoá chất. Từng bước phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, đóng sửa tàu biển, luyện cán thép, sản xuất xi măng, sản xuất container...; công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng tiêu dùng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CHƯƠNG IV: KẾ HOẠCH HÓA QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ, PHÁT TRIỂN ĐIỂM DÂN CƯ ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN TRÊN MỖI VÙNG LÃNH THỔ
38 p | 186 | 48
-
Báo cáo thực tập" Phân tích tài nguyên thiên và tài nguyên nhân văn của vùng kinh tế trọng điểm miền nam"
21 p | 201 | 34
-
Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao vùng kinh tế trọng điểm miền Trung qua phân tích SWOT
4 p | 102 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn