intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ

Chia sẻ: Trần Thị Thủy Tiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:42

154
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thực tiễn những năm qua cho thấy, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là vùng lãnh thổ phát triển năng động nhất cả nước, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của công cuộc đổi mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ

  1. Vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 1. Tình hình thực hiện Thực tiễn những năm qua cho thấy, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là vùng lãnh thổ phát triển năng động nhất cả nước, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của công cuộc đổi mới. Những thành tựu đã đạt được cho thấy chủ trương chung của Đảng và Nhà nước ta, của các ngành, các địa phương về phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung phản ánh tính chính xác của các quyết sách ở tầm vĩ mô và thành quả lao động sáng tạo của Đảng bộ, quân dân các địa phương trong vùng. 1.1. Những kết quả đạt được So với nhiều vùng khác của cả nước, những kết quả nổi trội của vùng thể hiện ở những nội dung sau đây: (1) Dân số và mật độ dân số của vùng Bảng 1: Dân số và mật độ dân số 2000 2001 2002 2003 Dân số (nghìn người) 8825,2 9052,4 9218,2 9433,5 Mật độ dân số (Người/km2) 697 714,8 727,9 744,6 (2) Các tỉnh, thành phố trong vùng đã duy trì liên tục được tốc độ tăng trưởng cao, vượt trội so với mức bình quân cả nước. Thời kỳ 1996 - 2000 tốc độ tăng trưởng bình quân của vùng đạt khoảng 8,68%/năm, thời kỳ 2001 - 2002 đạt 9%. Năm 2002, GDP bình quân đầu người của
  2. vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ gấp 2,8 lần mức bình quân của cả nước (18,8 triệu so với 6,7 triệu đồng). Công nghiệp phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng GDP công nghiệp bình quân hàng năm cả thời kỳ 1996 - 2000 đạt khoảng 11,63% và giai đoạn 2001 - 2002 đạt khoảng 11,37%. Nông nghiệp phát triển đa dạng theo hướng cơ cấu lại cây trồng, mùa vụ, phát triển mạnh cây công nghiệp có thị trường tiêu thụ, thâm canh, tăng năng suất. Tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp bình quân đạt gần 4%/năm. Các loại hình dịch vụ phát triển đa dạng, thương mại phát triển khá, dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch, khách sạn, nhà hàng; dịch vụ tài chính, tiền tệ, ngân hàng phát triển sôi động hơn so với các vùng khác. Tốc độ tăng trưởng GDP các ngành dịch vụ đạt khoảng 6,7% thời kỳ 1996 - 2000 và 7,16% thời kỳ 2001 - 2002... (3) Cơ cấu kinh tế trong vùng đã có sự chuyển dịch tích cực, góp phần lôi kéo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế các vùng lân cận: tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong GDP tăng từ 88,55% GDP năm 1995 lên 94% vào năm 2002. Đây là cơ cấu khá tiên tiến, vượt trội so với cơ cấu kinh tế của cả nước. Điều đó chứng tỏ các ngành sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đã có sự phát triển đáng kể trong những năm gần đây. Ngoài lĩnh vực công nghiệp phát triển khá nhanh, những khu công nghiệp trong vùng dần dần được lấp đầy; đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá quy mô lớn (như cao su, điều, cà phê, mía, lạc...) có mối liên kết với công nghiệp chế biến, tăng cường xuất khẩu và có tác dụng rõ rệt đối với quá trình phát triển chung của vùng. Xuất khẩu là một trong những lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của vùng. Năm 2002,
  3. tổng kim ngạch xuất khẩu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đạt khoảng 11 tỷ USD, mức xuất khẩu bình quân đầu người gấp 5,5 lần mức bình quân cả nước (và gấp 3,8 lần nếu không kể dầu khí). Chỉ tiêu xuất khẩu bình quân đầu người của vùng đã tăng lên đáng kể, gấp gần 2,7 lần sau 6 năm (từ 420 USD lên 1.130 USD) và cao hơn nhiều so với mức bình quân của các vùng khác trong cả nước. Đây là vùng kinh tế có độ mở lớn nhất cả nước. (4) Đóng góp ngày càng cao vào thành quả chung về phát triển kinh tế - xã hội của cả nước: Mặc dù chỉ chiếm 1/30 diện tích, 1/9 dân số, vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ đã đóng góp khoảng 1/3 GDP, tăng từ 31% năm 1995 lên 35,6% năm 2002, đóng góp 32% thu ngân sách và chiếm tỷ trọng lớn về giá trị sản xuất công nghiệp và tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Tỷ trọng giá trị công nghiệp của vùng trong tổng giá trị toàn ngành công nghiệp cả nước tăng từ 48,3% năm 1995 lên 50,9% năm 2000 và 55,3% năm 2002, đã góp phần nâng tỉ lệ đóng góp vào GDP cả nước của vùng Đông Nam bộ từ 29,5% năm 1995 lên khoảng 34% năm 2002. Vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ là vùng tập trung nhiều khu công nghiệp nhất cả nước. Năm 2003 đã có 42 khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập. Nhiều khu công nghiệp được đánh giá phát huy tốt và có hiệu quả so với các vùng khác trong cả nước. Các khu công nghiệp trong vùng thu hút 1.197 doanh nghiệp và 617 doanh nghiệp trong nước đầu tư, chiếm 86,1% số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và 60% số dự án, 75% vốn đầu tư trong nước vào các khu công nghiệp của cả nước và có tỷ lệ lấp đầy gần 46% so với mức bình quân chung cả nước là 45%. Năm 2002, tổng doanh thu của các dự án trong các khu công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ đạt 2,5 tỷ USD, chiếm 86% doanh thu và giá trị xuất
  4. khẩu của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp của cả nước. Đồng thời tạo việc làm cho gần 29 vạn lao động trực tiếp (chiếm 81% tổng số lao động trong các khu công nghiệp của cả nước) và cũng khoảng chừng ấy lao động gián tiếp. (5) Kết cấu hạ tầng được cải thiện đáng kể Trong 5 năm 1996 - 2000, tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội huy động cho đầu tư phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ đạt khoảng trên 210 nghìn tỷ đồng, chiếm 41- 42% tổng vốn đầu tư xã hội của cả nước. Trong đó, vốn đầu tư từ ngân sách chiếm 10 -11%; vốn của doanh nghiệp nhà nước chiếm 21 - 22%. Vốn FDI đã thực hiện tương đương khoảng 85 - 86 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 40 - 41% tổng vốn đầu tư xã hội của vùng và chiếm 57 - 58% vốn FDI của cả nước. Hai năm 2001 - 2002, vốn đầu tư xã hội đã thực hiện tăng khoảng 14% mỗi năm, trong đó vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng cũng tăng đáng kể chiếm khoảng trên 50% tổng vốn đầu tư xã hội của toàn vùng. Vốn đầu tư tập trung lớn nhất vào lĩnh vực công nghiệp và giao thông (chiếm tới 58 - 59% tổng số vốn đầu tư). Nhiều công trình kết cấu hạ tầng quan trọng đã được hoàn thành (xa lộ Nguyễn Đức Cảnh, cầu Bình Triệu, quốc lộ 51C, quốc lộ 22, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất, nhà thi đấu thể thao ở Vũng Tàu...). Thành tích về đầu tư cải thiện kết cấu hạ tầng góp phần rất quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Hệ thống giao thông vận tải, hệ thống cung cấp điện nước đã được nâng cấp, góp phần tăng cường sức cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực trong vùng. Mạng lưới bưu chính viễn thông đã phát triển nhanh, rộng khắp đến hầu hết các xã với công nghệ kỹ thuật số hiện đại, đáp ứng nhu cầu thông tin, phục vụ các ngành kinh tế phát triển. Năm 2003, mật độ điện thoại bình quân đạt 12,8 máy/100 dân, riêng thành phố Hồ Chí Minh đạt 20 máy/100 dân. (6) Các mặt xã hội đều có bước phát triển: văn hoá, y tế, giáo dục đều có bước
  5. phát triển, tỷ lệ hộ nghèo và tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục giảm; an ninh trật tự xã hội và quản lý đô thị có nhiều tiến bộ, thực hiện tốt các chương trình phát triển xã hội (chương trình 3 giảm: ma tuý, mại dâm, tội phạm; chương trình giải quyết việc làm và giới thiệu việc làm). Đời sống nhân dân trong vùng được cải thiện. Riêng năm 2000 toàn vùng có trên 79,8 vạn lao động có bằng cấp chuyên môn kỹ thuật, chiếm 17,7% số lao động có bằng cấp chuyên môn kỹ thuật của cả nước, trong đó thành phố Hồ Chí Minh có 58,2 vạn người, Đồng Nai có 10 vạn người, Bà Rịa - Vũng Tàu có 6 vạn người, Bình Dương có 5,6 vạn người 1.2. Những thành tựu nổi bật từ năm 2000 đến 2003 Bảng2: Một số chỉ tiêu cơ bản đạt được từ năm 2000 đến 2003 (Đơn vị: Tỷ đồng) 2000 2001 2002 2003 Tổng sản phẩm của 137518,3 153615,8 171779,9 203991,5 vùng ( giá thực tế) Tổng sản phẩm của 89511,2 99021,8 110055,6 122430,1 vùng (giá so sánh 1994) Giá trị sản 182348 213865,4 262521,6 323243,4 xuất công
  6. nghiệp (giá thực tế) Giá trị sản xuất công 97175 110381,2 123891,5 141292,4 nghiệp (giá so sánh 1994) Giá trị sản xuất nông 7267 7348,3 7464,9 7867,6 nghiệp (giá so sánh 1994) Giá trị sản xuất thuỷ sản 1648,7 1959,7 2391,2 2817,5 (giá thực tế) Tổng thu ngân 39996,892 44671,389 46900,904 58785.700 sách của vùng Doanh thu bưu điện của 3667,305 4297,683 4989,209 5352,529 vùng Bảng 3: Một số chỉ tiêu về đầu tư trực tiếp nước ngoài và thương mại 2000 2001 2002 2003 Số dự án đầu tư trực 266 342 488 429
  7. tiếp nước ngoài Vốn đăng ký đầu tư 673,2 1996,6 845,7 921,9 (triệu USD) Giá trị xuất khẩu của vùng 8627462 8535269 9303420 10982941 ( nghìn USD) (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư) I-CÁC CHỈ TIÊU Đơn vị 2000 2001 2002 2003 KINH TẾ Tổng diện tích đất tự Nghìn ha 1266 1266.6 1266.4 1266.8 nhiên 1. Tổng sản phẩm của vùng Tỷ đồng 137518.3 153615.8 171779.9 203991.5 (giá thực tế ) 1.1. Tổng sản phẩm nt của vùng
  8. theo khu vực 1.1.1. Nông, lâm nt 6638.8 7060 7533.8 8123 nghiệp, thuỷ sản 1.1.2. Công nghiệp và nt 50554.2 91909.9 102233.2 125671 xây dựng 1.1.3. Dịch nt 49323.9 54645.9 62012.9 70197.5 vụ 2.Tổng sản phẩm của vùng (giá nt 89511.2 99021.8 110055.6 122430.1 so sánh 1994) 2.1. Tổng sản phẩm của vùng nt theo khu vực 2.1.1. nt 5201.1 5534.4 5853.9 6219.3 Nông, lâm
  9. nghiệp, thuỷ sản 2.1.2. Công nghiệp và nt 49296.3 55672.3 62655.3 70738.2 xây dựng 2.1.3. Dịch nt 35013.8 37815.1 41546.4 45472.6 vụ 3.Tổng thu ngân sách nt 42051.93146902.06150531.92562165.217 của vùng 4. Chi ngân sách nt 8735.154 11891.13414352.48218742.383 của vùng Nông nghiệp 5. Giá trị sản xuất nông Tỷ đồng 9588.3 10052.8 11049.8 11846.7 nghiệp (giá thực tế)
  10. 5.1.Trồng nt 6152.7 6478 6753.7 7315.9 trọt 5.2.Chăn nt 2920.2 3054.1 3755 3956.6 nuôi 5.3.Dịch vụ nt 515.4 520.7 541.1 574 6. Giá trị sản xuất nông nt 7267 7348.3 7464.9 7867.6 nghiệp (giá so sánh 1994) 6.1.Trồng nt 5217.5 5247.2 5175.5 5404.7 trọt 6.2.Chăn nt 1703.3 1753.6 1930.9 2085.7 nuôi 6.3.Dịch vụ nt 346.2 347.5 358.5 377.2 Thuỷ sản 7. Giá trị sản xuất thuỷ sản Tỷ đồng 1648.7 1959.7 2391.2 2817.5 (theo giá thực tế)
  11. 8. Giá trị sản xuất thuỷ sản nt 1331.9 1530.2 1751.4 2037 (theo giá so sánh 1994) 9. Sản lượng thuỷ Tấn 188742 208230 236631 255206 sản 9.1. Sản lượng khai nt 154869 166337 182858 200478 thác 9.2. Sản lượng nuôi nt 33874 41893 53773 54728 trồng Công nghiệp 10.Giá trị sản xuất công Tỷ đồng 182348 213865.4 262521.6 323243.4 nghiệp (giá thực tế)
  12. 11.Giá trị sản xuất công nt 97175 110381.2 123891.5 141292.4 nghiệp (giá so sánh 1994) 11.1. Khu vực kinh tế nt 48075.6 55205.2 62334.7 70253.4 trong nước Nhà nước nt 29939.3 32885.3 35411.9 38442.3 Ngoài quốc nt 10881.7 22319.9 26922.8 31811.1 doanh 11.2. Khu vực kinh tế có vốn đầu nt 49099.4 55176 61556.8 71039 tư nước ngoài 12.Vốn đầu tư của nt 36796.5 42386.5 60168.5 67487.4 vùng (giá thực tế) 12.1.Khu nt 12914.4 14035.6 18917 20693.7
  13. vực nhà nước 12.2.Khu vực ngoài nt 9949.4 13437.7 17833.1 20438.2 quốc doanh 12.3.Khu vực có vốn nt 13932.7 14913.2 23418.4 26355.5 đầu tư nước ngoài 13. Đầu tư trực tiếp nước ngoài 13.1.Số dự Dự án 266 342 488 429 án 13.2. Vốn Triệu USD 673.2 1996.6 845.7 921.9 đăng ký Thương mại 14. Giá trị Nghìn xuất khẩu 8627462 8535269 9303420 10982941 USD của vùng
  14. 15. Giá trị Nghìn nhập khẩu 6241117 6933970 7610055 9655746 USD của vùng 16. Số máy điện thoại Chiếc 900161 1139666 1426856 1635961 cố định 17. Doanh thu bưu Tỷ đồng 3667.305 4297.683 4989.209 5352.529 điện II- CÁC CHỈ TIÊU XÃ HỘI Nghìn 1. Dân số 8825.2 9052.4 9218.2 9433.5 người Thành thị nt 5597.7 5798.7 5926 6172.5 Nông thôn nt 3227.5 3253.7 3292.2 3261 2. Mật độ Người/km2 697 714.8 727.9 744.6 dân số 3. Lao động làm Nghìn 650.4 622.1 640.6 663.7 việc trong người khu vực
  15. nhà nước 3.1. Nông, lâm nghiệp nt 45.9 46.9 46.7 46.3 và thuỷ sản 3.2. Công nghiệp và nt 296.7 284.5 291.3 307.3 xây dựng 3.3. Dịch nt 307.8 290.7 302.6 310.1 vụ 4. Lao động làm việc trong nt 3888 3965.1 4150.3 4304.6 các ngành kinh tế 4.1. Nông, lâm nghiệp nt 1074.5 1077 1067.5 1066.2 và thuỷ sản 4.2. Công nghiệp và nt 1327.3 1366.3 1491.5 1603.3 xây dựng 4.3. Dịch nt 1486.2 1521.8 1591.3 1635.1 vụ
  16. 5. Giáo dục, y tế 5.1. Số học Nghìn sinh mẫu 215.012 216.222 219.12 223.056 người giáo 5.2. Số học sinh phổ nt 1693 1712.1 1706.5 1713.1 thông 5.3. Sinh viên cao nt 109.012 199.478 204.994 318.378 đẳng và đại học 5.4. Số giáo viên (từ tiểu học nt 56.056 341.985 349.2 356.861 đến trung học phổ thông) 5.5. Số cán Người 17829 18327 19012 19635 bộ y tế 5.6. Số cán Người 2797 2907 3007 3020 bộ dược sĩ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2010
  17. Phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trên cơ sở khai thác nguồn lực và phát huy những tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng của vùng nhằm xây dựng vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ trở thành một trong những vùng phát triển kinh tế năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, thực sự là vùng kinh tế động lực của cả nước, giữ vai trò quyết định đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cả nước và trong một số lĩnh vực quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạch tranh quốc tế, đi đầu trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tạo động lực cho quá trình phát triển của vùng Đông Nam bộ. 1. Một số mục tiêu phát triển cơ bản. (1) Xây dựng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trở thành một trong những vùng kinh tế phát triển nhanh, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn so với các vùng khác trong cả nước. (2) Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng GDP đến năm 2010 đạt từ 13,5% đến 14,5%, đi đầu trong một số lĩnh vực quan trọng, tạo động lực cho quá trình phát triển của vùng Nam bộ và góp phần thúc đẩy nền kinh tế của cả nước. (3) Chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của vùng và toàn khu vực phía Nam. (4) Hoàn thiện và bước đầu hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ. (5) Giải quyết cơ bản việc làm cho những người trong độ tuổi lao động. (6) Phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái nhất là trong khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên, sử dụng đất đai, trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa.
  18. (7) Phát triển kinh tế phải gắn liền với tăng cường khả năng bảo đảm an ninh quốc phòng. Chú trọng những trọng điểm phòng thủ và căn cứ hậu cần chiến lược cho vùng và khu vực phía Nam. Giữ vững chủ quyền vùng đất, vùng biển và vùng trời của khu vực có tầm chiến lược rất quan trọng của cả nước. 2. Những nhiệm vụ phát triển chủ yếu: (1) Phát triển công nghiệp: - Công nghiệp phải là lĩnh vực trọng yếu, tạo động lực cho phát triển kinh tế xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phấn đấu tăng tốc độ phát triển để đạt tỷ trọng 50,4% GDP của vùng năm 2010. - Phát triển các ngành công nghiệp sạch, kỹ thuật cao tại thành phố Hồ Chí Minh; hình thành các khu công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương qua Biên Hòa, chạy dọc đường 51 tới Bà Rịa - Vũng Tàu, liên kết thành mạng lưới các khu công nghiệp. Thực hiện song song với việc phát triển các ngành công nghiệp cơ bản và mũi nhọn (như khai thác và chế biến dầu khí, năng lượng điện, cơ khí chế tạo, luyện cán thép, công nghệ thông tin, hóa chất cơ bản và vật liệu... để làm nền tảng công nghiệp hóa các ngành kinh tế quốc dân) với phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. (2) Phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch: - Phát triển thương mại - dịch vụ ngang tầm với vai trò vị trí của vùng trong mối quan hệ với khu vực phía Nam, với cả nước và quốc tế, phấn đấu mức tăng trưởng bình quân của ngành thương mại dịch vụ đạt từ 13% đến 15% thời kỳ từ nay đến năm 2010; hình thành một hệ thống các trung tâm thương mại trong đó có một số trung tâm và siêu thị có quy mô và trình độ ngang tầm với các nước trong khu vực. - Phát triển đa dạng và nâng cao chất lượng, hiệu quả các loại hình du lịch; hình thành các tuyến du lịch hợp lý để thu hút khách, xây dựng đồng bộ cơ sở vật chất
  19. kỹ thuật, kết cấu hạ tầng bảo đảm nhu cầu về lưu trú cho khách du lịch trong nước và nước ngoài. - Đa dạng hóa các hình thức dịch vụ thuộc các lĩnh vực: Tài chính, ngân hàng, viễn thông, dịch vụ cảng... nhằm phục vụ sản xuất và đời sống. (3) Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp: - Về nông nghiệp: từng bước khai thác diện tích đất hoang hóa để sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh thâm canh, mở rộng các vùng chuyên canh trên các vùng đất thích hợp để tăng khối lượng sản phẩm hàng hóa. Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới cùng với các chính sách, cơ chế thích hợp để thúc đẩy sản xuất. Đồng thời có kế hoạch, biện pháp phòng chống thiên tai, bão lụt. - Phát triển lâm nghiệp, phủ xanh đất trống đồi núi trọc (tập trung ở Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai); tăng nhanh và sớm ổn định rừng phòng hộ ven biển, đặc biệt diện tích rừng ngập mặn của huyện Cần Giờ - thành phố Hồ Chí Minh và ven theo biển của Bà Rịa - Vũng Tàu, chú trọng rừng nguyên liệu giấy, rừng quốc gia và rừng đầu nguồn Trị An. - Phát triển thủy sản và hải sản trên các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến và các dịch vụ, hậu cần tiêu thụ trong dân. Nâng cao năng lực khai thác biển, tăng cường đánh bắt thủy sản xa bờ, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất. Đầu tư chiều sâu để nâng cấp các cơ sở dịch vụ phục vụ nghề cá phát triển. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư thúc đẩy ngành thủy hải sản phát triển. (4) Phát triển kết cấu hạ tầng: - Hoàn thiện và bước đầu hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng là nhiệm vụ cần ưu tiên và đi trước một bước. Xây dựng nhanh các tuyến giao thông huyết mạch trục quốc lộ 51, quốc lộ 13, quốc lộ 22 tuyến đường xuyên Á, nhanh chóng cải thiện
  20. giao thông đô thị, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất, đồng thời chuẩn bị điều kiện xây dựng sân bay quốc tế mới cho toàn vùng sau khi sân bay Tân Sơn Nhất đã quá tải. - Nhanh chóng nâng cấp cụm cảng Sài Gòn, nâng cấp và xây dựng mới cụm cảng Thị Vải, cảng Sao Mai - Bến Đình, các cảng sông hiện có. - Cải tạo ga đường sắt thành phố Hồ Chí Minh, xây dựng các tuyến đường sắt từ thành phố Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu, Phnông Pênh, Tây Nam bộ và đi Tây Nguyên. - Nâng cấp, xây dựng mới mạng lưới điện tương ứng nguồn điện, đáp ứng yêu cầu sản xuất và phục vụ đời sống nhân dân. - Hiện đại hóa mạng lưới thông tin liên lạc, mở rộng thông tin di động, mạng lưới truyền số liệu, bưu chính, thông tin duyên hải, phủ sóng phát thanh, truyền hình toàn địa bàn. - Cải tạo, nâng cấp và xây dựng hệ thống cấp thoát nước ở các đô thị lớn, các khu công nghiệp tập trung, đảm bảo nhu cầu về nước sạch cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân, cải thiện điều kiện ăn ở sinh hoạt và vệ sinh môi trường đô thị và nông thôn. (5) Phát triển các lĩnh vực văn hóa y tế - xã hội: - Phát triển và nâng cao chất lượng hiệu quả của hệ thống giáo dục và đào tạo để nâng cao dân trí, đáp ứng nguồn nhân lực cho nhu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa của vùng và cả nước. Phấn đấu hoàn thành phổ cập trung học cơ sở vào năm 2005. - Phát triển mạng lưới chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh cho nhân dân, đầu tư nâng cấp các bệnh viện hiện có và nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2