intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bảo hiểm mọi rủi ro trong lắp đặt

Chia sẻ: Ali Ali | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

236
lượt xem
55
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bất kỳ 1 người nào gặp phải các rủi ro trong khi lắp đặt công trình đều có thể được coi là Người được bảo hiểm (NĐBH) trong BHLĐ, cụ thể là Người được bảo hiểm Bất kỳ 1 người nào gặp phải các rủi ro trong khi lắp đặt công trình đều có thể được coi là Người được bảo hiểm (NĐBH) trong BHLĐ, cụ thể là: • Người chế tạo hay cung cấp máy móc thiết bị khi chính họ tiến hành việc lắp đặt hoặc chịu trách nhiệm về việc lắp đặt ; • Các hãng được ủy thác tiến...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bảo hiểm mọi rủi ro trong lắp đặt

  1. Bảo hiểm mọi rủi ro trong lắp đặt Nguồn: baohiem.foxpage.net Bất kỳ 1 người nào gặp phải các rủi ro trong khi lắp đặt công trình đều có thể được coi là Người được bảo hiểm (NĐBH) trong BHLĐ, cụ thể là Người được bảo hiểm Bất kỳ 1 người nào gặp phải các rủi ro trong khi lắp đặt công trình đều có thể được coi là Người được bảo hiểm (NĐBH) trong BHLĐ, cụ thể là: Người chế tạo hay cung cấp máy móc thiết bị khi chính họ tiến hành việc • lắp đặt hoặc chịu trách nhiệm về việc lắp đặt ; Các hãng được ủy thác tiến hành công việc lắp đặt; • Người mua (Chủ đầu tư ) các máy móc trang thiết bị sẽ được lắp đặt. • Điều này không có nghĩa rằng mỗi một người có liên quan sẽ được cấp một đơn bảo hiểm. Mà ngược lại, để đảm bảo thuận tiện và hiệu qủa của bảo hiểm chỉ cần cấp một đơn BHLĐ cho toàn bộ công trình, trong khi đó tất cả mọi người có liên quan đều được coi là NĐBH. Đối tượng được bảo hiểm Là việc lắp đặt và chạy thử các loại: Máy móc, thiết bị ,và các cấu trúc ví dụ như : • Tua bin, máy phát, nồi hơi nước, máy nén, động cơ đốt trong, động cơ điện, máy biến thế, máy chỉnh lưu, thiết bị đảo mạch, Máy công cụ, máy bơm, thanh máy, cần cẩu, băng truyền, đường cáp treo. Máy in, máy sản xuất giấy, máy dệt, đường dây điện cao thế, đường ống dẫn, hội trường, bể chứa, thùng chứa, cầu thép; Các nhà máy công nghiệp với những máy móc thiết bi nêu trên, ví dụ như: •
  2. Nhà máy điện, nhà máy luyện gang thép, nhà máy hóa chất, lò cao, nhà máy giấy, nhà máy dệt cũng như các xí nghiệp khác sản xuất hàng tiêu dùng. Các công việc xây dựng thuộc công trình lắp đặt có thể được bảo hiểm trong cùng đơn BHLĐ chừng nào giá trị lắp đặt chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ giá trị của công trình – tức là khi giá trị của thiết bị được lắp đặt lớn hơn giá trị của phần việc xây dựng. Ngoài ra, bảo hiểm này có thể bao gồm: Máy móc, trang thiết bị để phục vu cho công việc lắp đặt – Ví dụ : cẩu, tời, • giá đỡ,máy hàng , máy nén khí. Tài sản trên khu vực công trường do người được bảo hiểm coi giữ; • Chi phí dọn dẹp sau khi xảy ra tổn thất (chi phí này đặc biệt có thể lớn • trong trường hợp lắp đặt các cấu trúc bằng thép); Chi phí đối với làm thêm giờ, làm ngày chủ nhật, ngày lễ, cũng như chi phí • đối với việc vận chuyển nhanh hay việc vận chuyển bằng máy bay trong các trường hợp đặc biệt – tuy vậy chỉ với điều kiện là những chi phí này liên quan trực tiếp đến việc khắc phục hậu qủa của các tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm; Trách nhiệm, tức là các tổn thất nặng nề về người và tài sản của bên thứ ba • liên quan đến việc lắp đặt mà theo luật định thì NĐBH có trách nhiệm đối với tổn thất gây ra cho bên thừ ba đó. Loại trừ đối với khiếu nại của công nhân,nhân viên làm việc tại khu vực công trường ( Người làm thuê cho Chủ thầu) .Trường hợp này thuộc đơn bảo hiểm trách nhiệm đối với người làm thuê hay bảo hiểm tai nạn lao động. Các rủi ro có thể được bảo hiểm BHLĐ có phạm vi bảo hiểm rất rộng rãi. Tất cả các tổn thất bất ngờ và không lường trước được xảy ra đối với các tài sản được bảo hiểm trong thời hạn bảo
  3. hiểm đều được bồi thường. Thông thường , NBH có trách nhiệm bồi thường các tổn thất gây ra do nguyên nhân sau: Cháy, sét, nổ, đâm va với máy bay, nước chữa cháy hay các biện pháp chữa • cháy khác; Lũ lụt, mưa, tuyết lỡ, sóng thần; • Bão tố các loại; • Động đất, đất lún, đất sụt, đá lỡ; • Trộm cắp; • Sai sót trong khi lắp đặt; • Sơ xuất, tay nghề kém, thiếu kinh nghiệm, hành động cố ý hay nhầm lẫn • của con người; Chập điện, điện cao áp, hồ quang; • Áp xuất quá cao hoặc quá thấp; phá huỷ do lực ly tâm; • Các sự cố bất ngờ và không lường trước được khác- Ví dụ: thiệt hại do rơi, thiệt hại do tác động của các vật từ bên ngoài, thiệt hại trong quá trình vận chuyển trên khu vực công trường v.v… Theo tập quán và thông lệ quốc tế, trong BHLĐ cũng có một số điểm loại trừ. Các điểm này được nêu cụ thể trong đơn bảo hiểm và chủ yếu là: Tổn thất do lỗi thiết kế, khuyết tật của nguyên vật liệu và lỗi chế tạo.Các • tổn thất do các nguyên nhân này không liên quan tới công việc lắp đặt. Các rủi ro này khi lắp đặt không thuộc trách nhiệm của BHLĐ mà thuộc • trách nhiệm của những người chế tạo, sản xuất (các máy móc thiết bị được lắp đặt). Tổn thất của các máy móc, trang thiết bị phục vụ cho công việc lắp đặt mà • không phải do tác động từ bên ngoài gây ra. Nhưng các tổn thất đối với các
  4. công trình lắp đặt phát sinh từ các nguyên nhân đó lại thuộc phạm vi bảo hiểm. Tổn thất do hành động cố ý hay cố tình vi phạm của NĐBH hay đại diện • của họ. Tiền phạt do vi phạm hợp đồng, chậm trễ, thiếu trách nhiệm, thiệt hại của • hợp đồng. Tổn thất do chiến tranh hay các sự kiện tương tự như chiến tranh (ví dụ tập • trận…), bạo động, tịch thu của nhà cầm quyền. Tổn thất do đình công, lăn công. • Về nguyên tắc , rủi ro đình công , lăn công bị loại trừ khỏi phạm vi bảo • hiểm , nhưng các rủi ro này tuỳ từng trường hợp có thể được bảo hiểm sau khi NBH tiến hành kiểm tra, đánh giá rủi ro và phải có giới hạn bồi thường (cho tổn thất của các rủi ro này). Tổn thất do năng lượng hạt nhân. • Thời hạn bảo hiểm Theo nguyên tắc, trong BHLĐ thời gian bảo hiểm bắt đầu từ khi nguyên vật liệu được dỡ xuống công trường và kết thúc khi công trình được bảo hiểm đã được lắp đặt hoàn chỉnh và quá trình chạy thử đã kết thúc. Thời hạn bảo hiểm này bao gồm cả rủi ro khi lưu kho trong thời gian lắp đặt và chạy thử máy trong thời gian 4 tuần. Xác định giá trị bảo hiểm và phí bảo hiểm Giá trị bảo hiểm Giá trị bảo hiểm là giá trị của máy móc thiết bị theo hợp đồng cung ứng bao gồm cả các chi phí vận chuyển, thuế, phí lưu kho bãi và cả chi phí lắp đặt . Nếu trong trường hợp xảy ra tổn thất mà người bảo hiểm phát hiện ra rằng giá trị bảo hiểm quá thấp (điều mà có thể dể dàng xảy ra trong trường hợp lương và giá cả tăng), thì khi giai quyết bồi thường sẽ áp dụng nguyên tắc “ Bảo hiểm dưới giá trị”. Vì
  5. vậy khi có thay đổi về giá trị bảo hiểm, NĐBH phải thông báo ngay cho NBH. Thông thường, giá trị bảo hiểm cho các chủng loại riêng biệt sau đây sẽ được tính toán và ấn định trước: Các máy móc, thiết bị được lắp đặt theo giá trị thay thế mới; • Tài sản thuộc quyền sở hữu hay coi sóc của NĐBH. • Các bảo hiểm phụ khác, ví dụ: Cước phí vận chuyển bằng máy bay. • Tương tự như vậy, trong bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba thì đối • với mỗi một loại thiệt hại người ta cũng cần phải ấn định trước mức đền bù tối đa là bao nhiêu. Các rủi ro thiên tai (động đất, lũ, lụt, bão) đòi hỏi phải có sự chú ý và quan • tâm đặc biệt tới khả năng tích tụ rủi ro. Để đảm bảo cho NBH trong trường hợp xấu nhất có thể xảy ra, đối với mỗi loại rủi ro này cũng cần phải có giới hạn bồi thường riêng biệt. Phí bảo hiểm: Phí bảo hiểm = Tỷ lệ phí (%) x Giá trị bảo hiểm. • Do đó phí bảo hiểm lắp đặt phải được tính riêng biệt cho từng công trình • với các điều kiện cụ thể của công trình đó – ít nhất là đối với các công trỉnh lớn và có các rủi ro khác biệt so với rủi ro thông thường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2