intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh loét dạ dày, tá tràng

Chia sẻ: Nguyễn Thắng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

95
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dạ dày là đoạn to nhất của ống tiêu hoá, có chức năng chứa đựng và tiêu hoá thức ăn. Nhờ có chức năng chứa đựng mà chúng ta ăn từng bữa nhưng quá trình tiêu hoá và hấp thu được diễn ra gần như cả ngày, đáp ứng được nhu cầu cung cấp năng lượng liên tục cho cơ thể. Nhờ có các tuyến nằm trong thành dạ dày mà thức ăn được tiêu hoá. Loét dạ dày- tá tràng có tỷ lệ mắc bệnh từ 5 - 10%, nam mắc bệnh nhiều hơn nữ. Bệnh loét tá...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh loét dạ dày, tá tràng

  1. Bệnh loét dạ dày, tá tràng 1. Đại cương. Dạ dày là đoạn to nhất của ống tiêu hoá, có chức năng chứa đựng và tiêu hoá thức ăn. Nhờ có chức năng chứa đựng mà chúng ta ăn từng bữa nhưng quá trình tiêu hoá và hấp thu được diễn ra gần như cả ngày, đáp ứng được nhu cầu cung cấp năng lượng liên tục cho cơ thể. Nhờ có các tuyến nằm trong thành dạ dày mà thức ăn được tiêu hoá. Loét dạ dày- tá tràng có tỷ lệ mắc bệnh từ 5 - 10%, nam mắc bệnh nhiều hơn nữ. Bệnh loét tá tràng thường là loét lành tính gặp nhiều gấp 4 lần loét dạ dày, loét dạ dày đôi khi diễn biến ác tính. Điều trị loét dạ dày- tá tràng chủ yếu là điều trị nội khoa và ổ loét có thể lành. Loét dạ dày- tá tràng là do mất cân bằng giữa yếu tố gây loét và yếu tố bảo vệ. Yếu tố gây loét: + HCL và pepsin dịch vị. + Helicobacter- pylori là xoắn khuẩn Gram âm có vai trò quan trọng trong bệnh sinh của loét dạ dày tá tràng. + Thuốc chống viêm không steroid và steroid. + Rượu và thuốc lá.
  2. + Căng thẳng về thần kinh, tâm lý, chấn th ương về tình cảm, và tinh thần làm cho bệnh tiến triển nặng lên. + Thức ăn nhiều vị cay chua. Yếu tố bảo vệ: + Vai trò của chất nhầy mucin để bảo vệ niêm mạc. + Mạng lưới mao mạch của niêm mạc dạ dày. 2. Triệu chứng 2.1. Triệu chứng lâm sàng Biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, tuỳ thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh. 2.1.1. Triệu chứng loét dạ dày - Đau bụng: Có tính chất chu kỳ từng đợt. Vị trí đau bụng có tính chất gợi ý xác định vị trí ổ loét. + Loét bờ cong nhỏ hoặc tâm vị: đau ngay sau khi ăn hoặc sau ăn 15 phút đến 1 giờ. + Loét ở hang vị: thường đau 2-3 giờ sau khi ăn. + Loét môn vị: thường đau quặn, không liên quan đến bữa ăn. - ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, (nếu nôn ra thức ăn cũ là hẹp môn vị), cảm giác đầy nặng ở vùng thượng vị. - Có thể thấy trướng hơi, táo bón, đau dọc theo khung tá tràng.
  3. 2.1.2. Triệu chứng loét hành tá tràng - Đau bụng lúc đói (sau ăn 2- 3 giờ) hoặc đau vào ban đêm. - Lúc đầu đau âm ỷ, sau tăng lên thành nhiều cơn dữ dội. - Đau mang tính chất chu kỳ rõ rệt theo thời gian trong ngày, theo mùa, trong năm. - Đau rát bỏng, nóng ở vùng thượng vị lệch sang phải. - Nôn, buồn nôn cả lúc đói. - ợ chua trong thời kỳ tiến triển. - Trướng hơi, ợ hơi, táo bón. 2.2. Cận lâm sàng Chụp dạ dày để phát hiện ổ loét. Soi dạ dày để chẩn đoán chính xác vị trí, kích thước ổ loét và tìm Helicobacter- pylori trong mảnh sinh thiết khi soi. 3. Biến chứng - Chảy máu dạ dày tá tràng (thường gặp nhiều nhất). - Thủng ổ loét. - Hẹp môn vị, - Loét ung thư hoá. 4. Điều trị
  4. Chủ yếu là điều trị nội khoa. - Thuốc tác động lên thần kinh trung ương và thần kinh thực vật: Diazepan, atropin (ít dùng) - Thuốc chống acid: Biệt dược như alusi, maalox, gastropulgit... - Thuốc bảo vệ niêm mạc, băng bó ổ loét; biệt dược như cytoter hoặc misoprostol, kavet. - Các chất chống bài tiết + Thuốc kháng thụ thể H2 của histamin: cimetidin, ranitidin, famotidin + Thuốc ức chế bơm proton (ức chế bơm H+): omeprazol (biệt dược: losec, lomac...) - Thuốc diệt khuẩn Helicobacter- Pylori + Kháng sinh: Amoxicilin, tetracyclin, clarithromycin... + Nhóm imidazol , metronidazol... - Điều trị ngoại khoa khi điều trị nội khoa tích cực mà không có kết quả hoặc biến chứng. 5. Chăm sóc 5.1 Chế độ nghỉ ngơi Có chế độ nghỉ ngơi và làm việc phù hợp. Tránh làm việc gắng sức, làm việc căng thẳng, thức khuya.
  5. Khi đau phải nghỉ ngơi cả thể chất lẫn tinh thần. 5.2 Chế độ ăn uống - Phải ăn đúng thực đơn để tránh tăng tiết và tăng vận động trong ống tiêu hoá. - Trong đợt đau: nên ăn thức ăn mềm, nhừ, lỏng, không nóng quá và cũng không lạnh quá, hạn chế chất xơ sợi để dễ tiêu hoá và dễ hấp thu. Không ăn thức ăn chua, cay, kích thích, thức ăn sinh hơi (đồ hộp...). - Bữa ăn cần đúng giờ. - Nên ăn nhẹ, từng ít một và nhai kỹ, không nên ăn quá nhiều và quá nhanh. - Khuyên bệnh nhân uống nhiều nước (chống acid tốt). 5.3 Hướng dẫn bệnh nhân và gia đình người bệnh. - Cung cấp cho bệnh nhân một số kiến thức về bệnh giúp họ tránh đự ơc những yếu tố làm bệnh nặng thêm. - Hướng dẫn chế độ ăn uống đúng với bệnh lý. - Khi dùng thuốc phải theo sự chỉ dẫn của bác sỹ. - Có chế độ nghỉ ngơi, làm việc phù hợp với bệnh tật, thay đổi lối sống để hạn chế bệnh tái phát. - Đề phòng các biến chứng có thể xảy ra (thủng ổ loét do ăn uống không ki êng...). 6. Phòng bệnh - Không hút thuốc, không uống rượu
  6. - Có chế độ nghỉ ngơi, làm việc phù hợp với bệnh để tránh bị tái phát. - Định kỳ khám sức khoẻ hoặc khi có biểu hiện các triệu chứng của bệnh cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị. Câu hỏi lượng giá Câu 1 .Trình bày triệu chứng của loét dạ dày tá tràng . Câu 2. Kể 4 biến chứng của loét dạ dày tá tràng và chế độ ăn cho bệnh nhân loét dạ dày tá tràng . Câu 3. Liệt kê 5 nhóm thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2