intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh nấm tóc ở trẻ – Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Chia sẻ: Ngoc Z | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

77
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh nấm tóc chủ yếu do hai loại vi nấm sợi tơ là Microsporum và Trychophyton gây ra. Nấm có thể gây bệnh ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt từ 5-6 tuổi đến 14-15 tuổi. Tùy theo tác nhân mà biểu hiện bệnh khác nhau. Bệnh chủ yếu lây do sự tiếp xúc trực tiếp như dùng chung lược, mũ, khăn quàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh nấm tóc ở trẻ – Nguyên nhân và cách phòng ngừa

  1. Bệnh nấm tóc ở trẻ – Nguyên nhân và cách phòng ngừa Bệnh nấm tóc chủ yếu do hai loại vi nấm sợi tơ là Microsporum và Trychophyton gây ra. Nấm có thể gây bệnh ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt từ 5-6 tuổi đến 14-15 tuổi. Tùy theo tác nhân mà biểu hiện bệnh khác nhau. Bệnh chủ yếu lây do sự tiếp xúc trực tiếp như dùng chung lược, mũ, khăn quàng. Khi trẻ hay bị ngứa đầu, có thể là đã bị bệnh nấm tóc Nấm tóc do Microsporum
  2. Biểu hiện: Da đầu xuất hiện những mảng rụng tóc kích thước 2-6 cm có dạng hình bầu dục. Những mảng rụng tóc này có thể hợp lại với nhau tạo ra một mảng lớn hình đa cung. Da đầu vùng sang thương phủ vẩy trắng xám còn tóc thì bị gãy cách da đầu 3-4 mm, dễ nhổ, chân tóc có bào tử nấm trắng như bột bao quanh trông giống như mang bít tất. Loại nấm tóc này ít khi có nấm vùng da trơn đi kèm và sang thương phát huỳnh quang màu xanh lá cây dưới ánh sáng đèn Wood. Nấm tóc do Trychophyton
  3. Biểu hiện: Da đầu có những mảng rụng tóc có kích thước nhỏ vài milimet, giới hạn không rõ, số lượng nhiều thường trên 6 mảng. Tóc bệnh xen lẫn với tóc lành, tóc bệnh gãy ngắn còn 1-2 mm, đôi khi bị xén cụt chỉ còn một điểm đen. Tóc bị biến dạng cong hình chữ S, Z. Sang thương không phát huỳnh quang dưới ánh sáng đèn Wood và thường có nấm vùng da trơn đi kèm như nấm bẹn, mông hay có thể kèm cả nấm móng tay chân. Thuốc điều trị nấm tóc ở trẻ Cũng theo bác sĩ, khi trẻ có những biểu hiện của một trong hai loại nấm tóc trên, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện bởi việc chẩn đoán và điều trị nấm tóc cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. Tùy theo mức độ bệnh bác sĩ sẽ kê những thuốc trị nấm tại chỗ như: BSI, kem Miconazol,… hay kèm thêm thuốc trị nấm đường uống như Griseofulvin, Ketoconazol,… trong vòng 2 đến 4 tuần hay đến khi xét nghiệm 2 lần liên tiếp (cách nhau một tuần) âm tính. Việc điều trị nấm cho trẻ thường lâu dài và kiên nhẫn, ngoài ra cần tránh các tác nhân gây bệnh tái phát. Vì vậy, khi con bị nấm tóc, các bậc phụ huynh cần tuân thủ chế độ điều trị và cho bé tái khám sau mỗi đợt điều trị mới có kết quả cao. Cách phòng bệnh nấm tóc?
  4. Bệnh chủ yếu lây do sự tiếp xúc trực tiếp như dùng chung lược, mũ, khăn quàng. Vì thế: - Nên cho trẻ sử dụng lược, mũ, khăn riêng và nếu phát hiện ra trẻ bị nấm tóc cần cách ly và điều trị kịp thời để tránh lây lan cho những trẻ khác. - Không nên tự ý mua thuốc về bôi lên da đầu trẻ vì dễ gây tai biến.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2