intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh trĩ và một số bài thuốc nam trị bệnh

Chia sẻ: Bui Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

102
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh trĩ có thể điều trị dứt điểm khi chúng ta phát hiện sớm. Bệnh trĩ có nhiều cách chữa nhưng mức độ hiệu quả còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân. Từ xa xưa ông cha ta đã có những bài thuốc nam chữa bệnh trĩ vừa hiệu quả vừa an toàn, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh trĩ và một số bài thuốc nam trị bệnh

  1. Bệnh trĩ và một số bài thuốc nam trị bệnh
  2. Bệnh trĩ có thể điều trị dứt điểm khi chúng ta phát hiện sớm. Bệnh trĩ có nhiều cách chữa nhưng mức độ hiệu quả còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân. Từ xa xưa ông cha ta đã có những bài thuốc nam chữa bệnh trĩ vừa hiệu quả vừa an toàn, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ Bệnh trĩ có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do táo bón lâu ngày, bệnh lỵ, nóng trong người do ăn uống các chất cay nóng (tiêu, ớt, cà ri, cà phê, rượu bia...), tăng áp lực ổ bụng do lao động, tư thế, sinh hoạt… - Táo bón lâu ngày: Những bệnh nhân này mỗi khi đi cầu rặn nhiều, khi rặn áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần. Táo bón lâu ngày làm xuất hiện các búi trĩ. Các búi trĩ dần dần to lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài. - Bệnh lỵ: Khi bị bệnh lỵ, bệnh nhân đại tiện nhiều lần trong ngày, và mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng.
  3. - Tăng áp lực ổ bụng: Những bệnh nhân viêm phế quản mạn tính, những bệnh nhân dãn phế quản, phải ho nhiều, những người làm lao động nặng như khuân vác... làm tăng áp lực trong ổ bụng, dễ dàng cho bệnh trĩ xuất hiện. - Tư thế: Bệnh trĩ thường gặp ở những người phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại, như thư ký bàn giấy, lái xe, nhân viên bán hàng, thợ may … Ngoài ra, khi bị u bướu hậu môn trực tràng và vùng chung quanh có thể chèn ép và cản trở đường về tĩnh mạch hồi lưu làm cho các đám rối trĩ căng phồng lên tạo thành bệnh trĩ. Trong những trường hợp này, trĩ được tạo nên do những nguyên nhân cụ thể, rõ ràng nên được gọi là trĩ triệu chứng, khi điều trị ta phải điều trị nguyên nhân chứ không trị như bệnh trĩ. Phòng ngừa bệnh trĩ - Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày. Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu. Hạn chế những công việc nặng nhọc, tránh động tác mạnh làm cho áp lực trong xoang bụng tăng lên đột ngột. Sử dụng giấy vệ sinh mềm, sạch, hoặc dùng các loại xà
  4. phòng ít tính acid để làm sạch vùng hậu môn. Vận động thể lực vừa sức, nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ, đi xe đạp… - Điều chỉnh thói quen ăn uống: Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà đậm, thuốc lá... Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu, cà ri, gừng, riềng... Ăn nhiều chất xơ từ các loại rau quả để chống táo bón. Nên ăn thức ăn dạng luộc chín, nấu canh, hấp, tránh dạng chiên xào nhiều dầu mỡ khó tiêu, hoặc dạng nướng… Hạn chế ăn muối, vì muối có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, làm các tế bào và mạch máu trương căng ra, làm nặng hơn triệu chứng trĩ. Một số bài thuốc nam trị bệnh - Chỉ huyết thang: Lá huyết dụ tươi 40 g, lá cây sống đời tươi 20 g, lá cây cỏ mực tươi (hoặc lá cây xích đồng nam tươi) 20g. Ba thứ rửa sạch, sắc uống 2 lần trong ngày, trước bữa ăn.
  5. - Ngẫu tiết thang: Ngẫu tiết 20 g, cỏ mực 20 g, trắc bá diệp 16 g, bồ hoàng 16 g. Tất cả sao đen, sắc uống 2 lần trong ngày, trước bữa ăn hoặc lúc bị chảy máu. - Hòe hoa tán: Hoa hòe sao đen, hoa kinh giới sao đen, lá trắc bá sao đen, chỉ xác sao. Tất cả lượng bằng nhau, rửa sạch, phơi sấy khô, tán và rây lấy bột mịn, cho vào lọ sạch để bảo quản (có thể chia thành từng gói nhỏ, mỗi gói 10 g). Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 g, với nước sôi để nguội hoặc nước cơm, trước bữa ăn 30 phút hoặc khi đang chảy máu. Tùy tình hình bệnh, có thể gia thêm cỏ mực, địa du, bồ hoàng… - Tứ sinh thang (Bốn loại thuốc tươi): Lá sen tươi, lá ngãi cứu tươi, lá trắc bá tươi, sinh địa hoàng tươi. Tất cả lượng bằng nhau 30-40g, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước để uống hoặc làm thang sắc uống, trước bữa ăn 30 phút đến 1 giờ. Tác dụng: Điều trị các bệnh mãn tính có thể là nguyên nhân gây ra trĩ như viêm phế quản, dãn phế quản, táo bón, bệnh lỵ, mập phì… - Chữa trĩ ra máu: Vỏ quả ấu sấy khô, đốt tồn tính, tán bột mịn, trộn đều với dầu mè để bôi hoặc đắp, ngày 3-4 lần.
  6. - Chữa đại tiện ra máu: Trĩ ra máu: Vỏ quả ấu 60g, cỏ mực 8g, trắc bá diệp (sao đen) 8g, hoa hoè (sao) 8g, gương sen (sao) 8g. Sắc với 750ml nước, còn 300ml chia 2 lần uống trước bữa ăn. Chúng tôi hi vọng những bài thuốc trên sẽ giúp các bạn điều trị bệnh trĩ thật hiệu quả. Khi thực hiện các biện pháp cũng như các bài thuốc nam chữa bệnh mà không mang lại hiệu quả bạn cần thay đổi phương pháp điều trị bằng tây y. Hiện nay cùng với sự phát triển của y học, việc chữa trị bệnh trĩ không còn quá khó khăn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1