TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC HÀ NỘI
KHOA DƯỢC
CÂU HỎI ÔN THI KẾT THÚC MÔ ĐUN GIẢI PHẪU SINH LÝ
PHẦN 1. GIẢI PHẪU ( 3 điểm/câu hỏi)
Câu 1: Anh (Chị) hãy kể tên các thành phần của hệ tuần hoàn, trình bày vị trí, hình
thể và cấu tạo của tim?
Câu 2: Anh (Chị) hãy kể tên các thành phần trong hệ hấp, trình bày vị trí, hình
thể ngoài và cấu tạo của phổi và màng phổi?
Câu 3: Anh (Chị) hãy kể tên các thành phần trong hệ tiêu hóa, trình bày vị trí, hình
thể, kích thước và cấu tạo của dạ dày?
Câu 4: Anh (Chị) hãy kể tên kể tên các thành phần trong hệ tiết niệu, trình bày vị
trí, hình thể trong và cấu tạo mô học của thận?
Câu 5: Anh (Chị) hãy hãy kể tên các thành phần trong hệ sinh dục nữ, trình bày vị
trí, hình thể ngoài, và cấu tạo của tử cung?
Câu 6: Anh (Chị) hãy kể tên các thành phần trong hệ thần kinh? Trình bày vị trí,
giới hạn và cấu tạo của hành và cầu não?
Câu 7: Anh (Chị) kể tên các tuyến tiêu hóa? Trình bày vị trí, hình thể cấu tạo
của gan?
PHẦN 2. SINH LÝ (4 điểm/câu hỏi)
Câu 1: Anh (Chị) hãy trình bày định nghĩa các giai đoạn của chu chuyển tim,
tần số bình thường của tim qua các lứa tuổi?
Câu 2: Anh (Chị) hãy trình bày thành phần và tác dụng của dịch vị dạ dày?
Câu 3: Anh (Chị) hãy trình bày nguồn gốc, tác dụng của progesteron và estrogen?
Câu 4: Anh (Chị) hãy kể tên các hormone của tuyến thượng thận? Trình bày tác
dụng, cơ chế điều hòa và các rối loạn chức năng của vỏ thương thận trên lâm sàng?
Câu 5: Anh (Chị) hãy trình bày hình dạng cấu trúc, số lượng chức năng của
hồng cầu?
---------------------------------o0o------------------------------
1
B. ĐÁP ÁN
LÝ THUYẾT
Phần I: 3 điểm
Câu 1: Anh (Chị) hãy kể tên các thành phần của hệ tuần hoàn, trình bày vị trí,
hình thể và cấu tạo của tim?
T
TNội dung trả lời Điểm
chấm Ghi chú
1.
* Các thành phần của hệ tuần hoàn:
- Trong thể con người 2 hệ tuần hoàn: Hệ tuần hoàn
máu và hệ tuần hoàn bạch huyết.
- Hệ tuần hoàn máu gồm tim và hệ thống mạch máu bao gồm:
động mạch, tĩnh mạch và mao mạch
- Hệ tuần hoàn bạch huyết gồm: mạch bạch huyết, ống bạch
huyết và hạch bạch huyết.
0,5
2.
* Vị trí, trục của tim
- Tim nằm trong lồng ngực, ở trung thất giữa, giữa 2 phổi,
trên cơ hoành, sau xương ức và các sụn sườn, trước cột
sống ngực
- Trục của tim lệch sang trái, xuống dưới và ra trước.
0,5
3. Hình thể ngoài
- Tim có hình tháp gồm 3 mặt, một đáy và một đỉnh.
- Tim gồm 2 tâm nhĩ trở trên và 2 tâm thất ở dưới.
* Mặt của tim
- Mặt trước ( mặt ức sườn) : Có rãnh ngang chia tim thành 2
phần tâm thất phải và tâm nhĩ phải, trong rãnh ngang có động
mạch vành phải. Giữa 2 tâm thất có rãnh gian thất trước chạy
hướng từ sau ra trước và xuống dưới. Trong rãnh gian thất
trước có động mạch gian thất trước và tĩnh mạch tim lớn. Mặt
trước liên quan với mặt sau thân xương ức, các sụn sườn thứ
3 tới thứ 6.
- Mặt dưới ( Mặt hoành): Chủ yếu tạo bởi hai tâm thất, giữa
2 tâm thất có rãnh gian thất sau đi từ sau ra trước, trong rãnh
gian thất sau có nhánh động mạch gian thất sau và tĩnh mạch
tim giữa. Mặt hoành nằm trên trung tâm gân cơ hoành, qua
cơ hoành liên quan với thùy trái gan và đáy vị.
- Mặt trung thất ( mặt phổi): Chủ yếu là tâm thất trái, một
phần tâm trĩ trái và tiểu nhĩ trái.
* Đáy tim: Đáy tim chủ yếu tạo bởi tâm nhĩ trái và phần
sau tâm nhĩ phải . Tâm nhĩ trái có 4 tĩnh mạch phổi đổ vào,
liên quan với thực quản phía sau, khi tâm nhĩ trái to ra sẽ
đè vào thực quản, gây nuốt nghẹn. Tâm nhĩ phải có tĩnh
mạch chủ trên không có van và tĩnh mạch chủ dưới có van
đổ vào. Giữa 2 tâm nhĩ có rãnh gian nhĩ
* Đỉnh tim: Nằm sau thành ngực, ở khoang liên sườn IV-V
0,75
2
đường giữa đòn trái.
4.
* Hình thể trong
- Tim có 4 buồng, hai tâm nhĩ và hai tâm thất. Các buồng
tim ngăn cách với nhau bằng các vách như vách liên nhĩ,
liên thất và các van nhĩ thất.
Tâm nhĩ :
- Giữa hai tâm nhĩ có vách liên nhĩ, trên vách có lỗ botal,
lỗ này sẽ đóng lại khi trẻ con được sinh ra, nếu lỗ này
không đóng lại tạo thành tật thông liên nhĩ.
- Tâm nhĩ phải có lỗ tĩnh mạch chủ dưới có van và lỗ tĩnh
mạch chủ trên không có van. Giữa tâm nhĩ phải và tâm thất
phải có van nhĩ thất ( van 3 lá)
- Tâm nhĩ trái có 4 lỗ tĩnh mạch phổi đổ vào, tâm trĩ trái
và tâm thất trái có van nhĩ thất ( van 2 lá)
Tâm thất :
- Giữa 2 tâm thất có vách gian thất, vách gian thất ở phần
gần lỗ nhĩ thất mỏng, khi vách gian thất vị khiếm khuyết tạo
nên lỗ thông giữa hai tâm thất, gọi là tật thông liên thất.
- Tâm thất phải có lỗ van động mạch phổi có van, ngăn máu
từ động mạch phổi chảy về tâm thất phải ( van bán nguyệt )
- Tâm thất trái có cơ dày hơn tâm thất phải, trên tâm thất
trái có lỗ động mạch chủ có van ( Van bán nguyệt)
0,75
5.
Cấu tạo của tim
Thành của tim được tạo thành 3 lớp: lớp ngoại tâm mạc, cơ
tim và nội tâm mạc.
Ngoại tâm mạc
- Là một bao kín bọc quanh tim và các phần đầu các mạch
máu lớn ở tim, gồm hai bao là ngoại tâm mạc sợi và ngoại
tâm mạc thanh mạc
- Ngoại tâm mạc sợi là bao sợi bao bọc ngoài cùng.
- Ngoại tâm mạc thanh mạc nằm dưới bao ngoại tâm mạc sợi,
gồm 2 thành ngoài tạng trong, giữa 2
khoang ảo chứa dịch, giúp cho tim co bóp nhịp nhàng
Cơ tim : Cơ tim chủ yếu là các sợi cơ co bóp, làm nhiệm vụ
co bóp để đẩy máu. Một phần nhỏ cơ tim kém biệt hóa và trở
thành hệ thống dẫn truyền tự động ở tim.
Nội tâm mạc: Là lớp màng mỏng, trơn láng, phủ mặt trong
các buồng tim, van tim và liên tục với lớp nội tâm mạc của
mạch máu lớn ở tim. Khi tổn thương, lớp này bong ra theo
dòng máu gây tắc mạch.
0,5
Câu 2: Anh (Chị) hãy kể tên các thành phần trong hệ hấp, trình bày vị trí,
hình thể ngoài và cấu tạo của phổi và màng phổi?
3
T
TNội dung trả lời Điểm
chấm Ghi chú
1.
* Các thành phần của hệ hô hấp
- Hệ hô hấp gồm các cơ quan từ ngoài vào trong là mũi, hầu,
thanh quản, khí quản, phế quản và phổi.
- Về giải phẫu, hệ hô hấp chia thành đường hô hấp trên và
đường hô hấp dưới. Đường hô hấp trên kể từ mũi đến thanh
quản, đường hô hấp dưới là phần còn lại.
- Về chức năng, hệ hô hấp chia thành 2 vùng: vùng thông khí
và vùng hô hấp. Vùng thông khí bao gồm đường hô hấp trên
và khí quản, phế quản, kể cả các phế quản nhỏ nhất nằm trong
phổi. Vùng này thực hiện chức năng lọc, làm ấm, làm ẩm
không khí và vận chuyển khí vào ra phổi. Vùng hô hấp nằm
trong nhu mô phổi, gồm các tiểu phế quản hô hấp, ống phế
nang và các phế nang. Đây thực sự là nơi diễn ra quá trình
trao đổi khí.
0,5
2.
* Vị trí của phổi:
- Phổi chiếm phần lớn 2 bên lồng ngực, nằm cạnh trung thất
và ngăn cách với các tạng trong ổ bụng bởi cơ hoành.
0,25
3. * Hình thể ngoài:
Mỗi phổi như một nửa hình nón gồm một đáy, một đỉnh, hai
mặt và hai bờ
Đáy phổi: có mặt hoành ở phía dưới, nằm tựa lên cơ hoành.
Đáy phổi dạng vòm nên áp sát lên vòm hoành. Vòm hoành
trái hơi thấp hơn vòm hoành phải.
Đỉnh phổi: ở phía trên, nhô lên khỏi xương sườn I qua lỗ trên
của lồng ngực và nằm ngay ở nền cổ. Đỉnh phổi ngang mức
đầu sau xươn sườn 1, còn phía trước thì ở trên phần trong
xương đòn khoảng 3cm
Mặt sườn: lồi, áp sát vào thành trong lồng ngực ở phía ngoài
và phía sau, có vết ấn của các xươn sườn. Ở phổi phải có khe
chếch và khe ngan chia phổi làm 3 thùy là thùy trên, thùy
giữa, thùy dưới. Phổi trái có khe chếch chia phổi thành 2 thùy
là thùy trên và thùy dưới.
Mặt trong: Hơi lõm và quay vào phía trong, có phần sau liên
quan với cột sống gọi là phần cột sống và phần trước quây lấy
các thành phần trong trung thất sau gọi là phần trung thất. Ở
phía trước dưới có một chỗ lõm liên quan với tim gọi là ấn
tim. Mặt trong có rốn phổi gồm nhiều thành phần đi qua như
tĩnh mạch phổi, động mạch phổi, phế quản chính,...
Bờ trước: Là ranh giới giữa mặt sườn và mặt trong, bờ trước
bị khuyết ở dưới thành khuyết tim ở phổi trái
Bờ dưới: quây lấy mặt hoành và gồm hai đoạn: đoạn thẳng
ngăn cách mặt hoành với mặt trong và đoạn cong ngăn các
1,0
4
mặt hoành với mặt sườn.
4.
* Hình thể trong
Phổi được cấu tạo do các thành phần qua rốn phổi tỏa nhỏ dần
trong phổi. Đó là cây phế quản, động mạch và tĩnh mạch
phổi, mạch phế quản, các bạch mạch, các sợi thần kinh của
đám rối phổi và các mô liên kết ở xung quanh.
Phổi phải có 3 thùy: Thùy trên chia 3 phân thùy, thùy giữa
chia 2 phân thùy, thùy dưới chia 5 phân thủy
Phổi trái có 2 thùy: thùy trên chia 5 phân thùy, thùy dưới chia
5 phân thùy
0,5
5.
* Màng phổi:
- Là lớp thanh mạc bao bọc lấy phổi trừ rốn phổi
- Cấu tạo: Gồm 2 lá: lá thành và lá tạng
- tạng: Dính sát phổi lách vào các rãnh của phổi để
ngăn cách các thùy của phổi
- thành: Chạy liên tiếp với tạng rốn phổi quặt
ngược ra dính vào mặt trong của thành ngực, giữa 2
khoang màng phổi chứa dịch nhầy, khi hấp 2 thành
và lá tạng sẽ trượt lên nhau, nhờ vào lớp dịch nhầy di động dễ
dàng.
0,75
Câu 3: Anh (Chị) hãy kể tên các thành phần trong hệ tiêu hóa, trình bày vị trí,
hình thể, kích thước và cấu tạo của dạ dày?
T
TNội dung trả lời Điểm
chấm Ghi chú
1.
* Thành phần trong hệ tiêu hóa
Hệ tiêu hóa được chia thành ống tiêu hóa và các cơ quan tiêu
hóa phụ. Ống tiêu hóa gồm: Miệng, hầu, thực quản, dạ dày,
ruột non, ruột già, ống hậu môn. Các cơ quan tiêu hóa phụ
gồm; răng, lưỡi, tuyến nước bọt, gan, túi mật, tụy.
0,5
2.
* Vị trí dạ dày
Dạ dày nằm trong ổ bụng, sát phía sau vòm hoành trái và
vùng thượng vị. Dạ dày là tạng rỗng có hình dạng thay đổi
theo tư thế, lượng thức ăn, độ tuổi,...
0,5
3. * Hình thể ngoài
Dạ dày có hình chữ J, có hai mặt trước và sau, hai bờ cong và
hai đầu. Từ trên xuống, dạ dày chia thành bốn vùng: vùng tâm
vị, vùng đáy vị, vùng thân vị, phần hang môn vị. hai bờ bên
phải và bên trái của dạ dày là bờ cong nhỏ và bờ cong lớn.
Vùng tâm vị: liên tiếp với thực quản và thông với thực quản
qua lỗ tâm vị. Lỗ tâm vị không có van thực sự nên đôi khi
dịch và thức ăn từ dạ dày có thể đi ngược lên thực quản.
Đáy vị: là phần ở phía trên và bên trái so với tâm vị, có hình
1,0
5