intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Blockchain đột phá vận chuyển, logistics

Chia sẻ: Bigates Bigates | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

40
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này đề cập về tổng quan Logistics Việt Nam và thực trạng gặp phải; Một công nghệ mới ra đời giúp ích rất nhiều không chỉ cho Logistics mà còn cho các lĩnh vực khác đó chính là Blockchain; Các ứng dụng của Blockchain trong vận tải, Logistics. Từ đó đưa ra kết luận về sự cần thiết của Blockchain đối với Logistics.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Blockchain đột phá vận chuyển, logistics

  1. BLOCKCHAIN-ĐỘT PHÁ VẬN CHUYỂN, LOGISTICS Nguyễn Hoài Liên, Nguyễn Hoàng Anh Thư Viện Kỹ thuật HUTECH, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Bùi Việt Đức TÓM TẮT Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, có tiềm năng để vươn lên nhưng vẫn còn chậm do còn vướng nhiều bất cập, chưa thay đổi được những thói quen trong hoạt động kinh tế mà cụ thể là trong Logistics. Hoạt động Logistics có ảnh hưởng rất lớn đến dòng chảy hàng hóa và nếu làm tốt sẽ giúp cho lợi nhuận trong kinh doanh tăng đáng kể từ đó giúp tăng trưởng nền kinh tế một cách thuận lợi. Vậy phải làm sao để cải thiện các vấn đề bất cập trong Logistics chẳng hạn như thiếu kho bãi, thiếu minh bạch trong thủ tục, vận chuyển chưa thực sự nhanh và tối ưu? Hãy nhớ rằng chúng ta đang trong thời đại mà Khoa học-Công nghệ phát triển hết sức chóng mặt, hãy tận dụng nó một cách khôn khéo để giúp hoạt động Logistics ngày càng hoàn thiện hơn. Bài báo này đề cập về tổng quan Logistics Việt Nam và thực trạng gặp phải; một công nghệ mới ra đời giúp ích rất nhiều không chỉ cho Logistics mà còn cho các lĩnh vực khác đó chính là Blockchain; các ứng dụng của Blockchain trong vận tải, Logistics. Từ đó đưa ra kết luận về sự cần thiết của Blockchain đối với Logistics. Từ khóa: Blockchain, giao nhận, hàng hóa, Logistics, vận tải. 1 TỔNG QUAN LOGISTICS VIỆT NAM VÀ THỰC TRẠNG GẶP PHẢI Nằm ở trung tâm khu vực châu Á–Thái Bình Dương, trên tuyến hàng hải quốc tế quan trọng, cùng với tiến trình mở cửa-hội nhập, lượng hàng hoá xuất nhập khẩu trong những năm qua tăng trưởng mạnh mẽ. Việt Nam là quốc gia có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý rất thuận lợi để phát triển dịch vụ Logistics. Theo bản báo cáo của Ngân hàng Thế giới (World Bank) về chỉ số hoạt động Logistics, công bố tháng 7-2018, Việt Nam đứng thứ 39 trong 160 quốc gia tham gia nghiên cứu, tăng 25 bậc so với năm 2016, đứng thứ 3 trong số các nước ASEAN. Nhưng, tính liên kết của doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, đa số vẫn hoạt động một cách đơn lẻ (90% số doanh nghiệp có vốn đăng ký dưới 10 tỉ đồng, 5% có mức vốn từ 10 đến 20 tỉ đồng, còn lại 5% có vốn từ 20 tỉ đồng trở lên. Trong khi đó, số doanh nghiệp tham gia Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics trong nước mới chỉ có trên 360 doanh nghiệp). Chính vì thiếu tính liên kết nên chi phí Logistics của Việt Nam còn cao. Dựa vào kết quả đánh giá của Ngân hàng Thế giới, ngành Logistics tại Việt Nam vẫn nằm trong số quốc gia có cước phí vận tải đắt so với khu vực và thế giới. Ngân hàng Thế giới cho rằng: “Chi phí vận chuyển Logistics tại Việt Nam tính theo tỷ trọng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là khoảng 18-20%, gần gấp đôi so với các nền kinh tế phát triển và cao hơn 4% mức bình quân toàn cầu”. Ngoài ra, nhiều thủ tục hành chính được quy định bởi các cơ quan quản lý cũng tạo nên sức ép đáng 219
  2. kể lên chuỗi giá trị vận tải. Ví dụ như, một loạt các thủ tục giấy tờ được quy định bởi hải quan gây nhiều lãng phí cho doanh nghiệp (thời gian, nguồn lực, dữ liệu,…). Điều này vô tình còn tạo ra các rào cản truy vết xuất xứ hàng hoá hay theo dõi đơn hàng trong quá trình vận chuyển; nhiều mâu thuẫn khác trong thương mại toàn cầu cũng được phát sinh từ đây. Ngày nay, để ứng phó với nhu cầu cao của xã hội trong việc mua sắm, ngành Logistics trở nên nặng nề và phức tạp hơn. Từ việc cung cấp dịch vụ, các hoạt động liên quan tới vận tải giao nhận, kho, các thủ tục hành chính hải quan, xuất nhập khẩu, bàn giao hàng qua các kênh phân phối… đã làm cho thời gian, chi phí của các hoạt động kinh tế phát sinh nhiều hơn dẫn đến lợi nhuận thấp, các công ty, tập đoàn khó phát triển nhanh. Đứng trước việc giải quyết nguồn dữ liệu khổng lồ theo dõi hành trình của hàng hóa đó. Rahul Kapoor, một nhà phân tích của Bloomberg Intelligence ở Singapore nhận định rằng Blockchain ra đời là đổi mới lớn nhất trong ngành Logistics kể từ khi container được chuẩn hóa. 2 BLOCKCHAIN – BƯỚC ĐỘT PHÁ 4.0 Để giải mã các bài toán khó trên, công nghệ Blockchain ra đời như một công cụ thiết thực đang khuấy động chuỗi cung ứng toàn cầu. Hình 1. Bản đồ các ứng dụng Blockchain tại Singapore 2019, Info-communications Media Development Authority (IMDA) of Singapore (https://fintechnews.sg/34478/blockchain/blockchain-singapore-map/) Nhìn vào hình trên, ta đủ thấy được tính ứng dụng cao của Blockchain. Chỉ tính riêng ở Singapore thôi đã thấy được rất nhiều ứng dụng lập trình dựa trên nền tảng Blockchain và đem vào sử dụng trong hơn 20 lĩnh vực khác nhau. 220
  3. 2.1 Ví dụ mô tả Blockchain Về cơ bản, Blockchain chính là sự tin tưởng. Đó là việc tạo ra một hệ thống ghi chú đáng tin cậy liên quan đến tất cả các bên trong chuỗi cung ứng của chúng ta. Giả dụ, một công ty vận tải có 4 giờ để thực hiện việc giao hàng. Vì thời gian rộng rãi, người lái xe cũng hiểu biết rõ về tuyến đường nên đã dừng lại để uống cà phê và sẽ khởi hành giao hàng khi tới giờ chót. Vì vậy, nếu có thể giảm từ bốn giờ xuống bốn phút, hiệu quả mang lại sẽ vô cùng lớn, bạn cũng có thể đồng thời cải thiện hoạt động quản lý kho, xe nâng và lực lượng lao động. Thêm một giả dụ để hiểu rõ, Jim muốn gửi một số tiền cho Carry. Để làm như vậy, anh ta sẽ bắt đầu giao dịch bằng khóa riêng của mình và địa chỉ công khai của Carry. Giao dịch sau đó được phân bổ cho khối. Sau đó, khối được xác nhận với sự trợ giúp của thuật toán đồng thuận được mạng sử dụng. Mạng xác minh giao dịch bằng cách sử dụng nó. Khi giao dịch được xác minh hoàn toàn, nó sẽ được thêm vào Blockchain và Carry sẽ nhận được số tiền. Thông tin này sau khi được viết ra là bất biến và do đó không thể thay đổi khi đã viết. Quá trình tương tự có thể được thực hiện giữa hai thực thể. Đó có thể là một ngân hàng, một công ty hoặc một người mua đang muốn thực hiện các giao dịch trên mạng Blockchain. Khi chúng ta sử dụng Blockchain trong chuỗi cung ứng và thu mua, những điều chúng ta cần hình dung chính là làm sao để mọi người đều nhận được thông tin trùng khớp nhau và phải đảm bảo rằng thông tin đó thật chính xác. Đó là nhiệm vụ của Blockchain. Hình 2. Cách Blockchain hoạt động https://topdev.vn/blog/blockchain-la-gi/ 2.2 Nơi lưu trữ Blockchain được phân cấp, do đó không có vị trí trung tâm để nó được lưu trữ. Đó là lý do tại sao nó được lưu trữ trong các máy tính hoặc hệ thống trên toàn mạng. Các hệ thống hoặc máy tính này được gọi là điểm giao. Mỗi nút có một bản sao của chuỗi khối hay nói 221
  4. cách khác, các giao dịch được thực hiện trên mạng. Vì vậy, bạn có thể nghĩ về hệ thống Blockchain tương tự như một bảng tính mà trong đó các giá trị được lưu trữ trong mỗi mục nhập là giá trị của một địa chỉ. Ngoài ra, bảng tính được cập nhật bất cứ khi nào thay đổi xảy ra. Bạn có nhớ ví dụ dữ liệu được tạo, xác minh về giao dịch Jim và Carry không? Nếu bạn làm vậy, thì đó là cách giao dịch được thực hiện và lưu trữ trong chuỗi khối. Ở đây, Jim và Carry đều được gọi là các nút. Jim sử dụng ví kỹ thuật số có khả năng kết nối với mạng và cũng có danh sách các nút và người dùng khác. Vì vậy, khi Jim gửi giao dịch, nó sẽ minh bạch với toàn bộ mạng. Nó thông báo cho toàn bộ mạng rằng Jim đã gửi một số tiền nhất định cho Carry. Việc phát sóng được thực hiện cho đến khi mọi nút khác biết về giao dịch. Một số nút được gọi là thợ đào xác thực giao dịch và một khi quá trình xác thực được thực hiện, giao dịch sẽ trở nên bất biến và không thể đảo ngược. Toàn bộ quá trình có thể mất từ vài phút đến vài giờ tùy thuộc vào tình trạng tắc nghẽn mạng. 3. ỨNG DỤNG BLOCKCHAIN TRONG VẬN TẢI, LOGISTICS Hình 3. Ứng dụng Blockchain trong hệ thống Logistics Nhìn vào hình trên ta thấy, Blockchain giúp liên kết, chia sẻ thông tin cho tất cả thành phần trong chuỗi cung ứng. Từ đó tạo sự minh bạch, nhanh chóng hơn trong kinh doanh. - https://vsci.guru/blockchain-trong-nganh-logistics/ 3.1 Cơ hội - Cắt giảm chi phí: việc theo dõi và minh bạch dữ liệu được cải thiện giúp các công ty xác định các khu vực gây lãng phí; giúp loại bỏ các khoản phí liên quan đến việc lưu chuyển tiền ra-vào qua các tài khoản ngân hàng và các bộ xử lý thanh toán khác nhau. - Giảm thủ tục hành chính: giấy tờ được số hóa và kích hoạt khi có điều kiện được đáp ứng, không cần nhiều kênh phê duyệt và hầu như loại bỏ tất cả các khả năng xảy ra lỗi. - Kiểm soát thông tin: hồ sơ về lịch sử hoạt động, thiệt hại phát sinh trong suốt vòng đời của xe, tình trạng hàng hóa, nhiệt độ, phẩm chất, số lượng tồn kho đều được hiển thị theo thời gian thực, thay vì ghi chép thủ công. - Tăng tính minh bạch: mạng lưới phi tập trung cho phép tiêu chuẩn hóa dữ liệu, giảm thiểu sai sót khi đối chiếu các thông tin phức tạp từ nhiều nguồn. 222
  5. - Tăng hiệu suất vận tải: xác định nguồn lực dư thừa trên mạng lưới phân phối và hạn chế trường hợp xe rỗng, tối ưu hóa nhiên liệu và phương thức vận tải đa kênh. - Dự báo chính xác:đ tiếp cận đến thông tin nhiều hơn giúp dễ dàng lập kế hoạch, tăng sự sẵn có của vận tải và định tuyến đáp ứng những thay đổi đột ngột về nhu cầu. - Loại bỏ sự can thiệp của các bên thứ 3: Blockchain mang tính phân quyền cao, không chịu sự kiểm soát, tác động của bất kỳ công ty hay chính phủ nào, loại bỏ tổ chức trung gian, góp phần đẩy nhanh tốc độ thanh toán, hạ thấp chi phí trong các giao dịch. 3.1.1 Minh họa các cơ hội trong thực tiễn Hình 4. Một số ví dụ về lợi ích của Blockchain trong Logistics https://digital.fpt.com.vn/blockchain-dem-lai-su-dot-pha-trong-nganh-logistics-va-van-chuyen/ 1. TradeLens là hệ sinh thái được kết nối giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng, bao gồm chủ hàng, hãng vận tải biển và nội địa, nhà giao nhận và nhà cung cấp dịch vụ hậu cần, cảng và nhà ga, cơ quan hải quan. Nền tảng TradeLens được các hãng cung ứng vận chuyển sử dụng nhằm theo dõi dữ liệu quan trọng của lô hàng ở một chuỗi cung ứng tại thời gian thực, đồng thời tạo ra bản lưu trữ dữ liệu phi tập trung và bất biến. Khi được tích hợp thêm IoT, nền tảng sẽ còn mang lại nhiều lợi ích hơn cho các đối tác thương mại, đặc biệt trong ngành Logistics. 2. Skycell, một công ty công nghệ cao có trụ sở tại Thụy Sĩ. Skycell tạo ra công nghệ giúp giám sát sức chứa của các thùng hàng vận chuyển thông qua đường hàng không hỗ trợ bởi công nghệ Blockchain kết hợp với IoT và AI, được đặc biệt sử dụng cho ngành dược phẩm sinh học. Bằng cách gắn các cảm biến thông minh vào các thùng hàng, Skycell có thể giám sát được sức chứa vận chuyển của các thùng và các lô 223
  6. hàng. Công nghệ này là một giải pháp giúp các đối tác trong ngành Logistics xác định được chi phí dựa trên sức chứa vận chuyển. 3. Vinchan – một cơ sở dữ liệu toàn cầu, phi tập trung về thông tin xe, hoàn toàn minh bạch, đáng tin cậy và có thể truy cập được. Thông tin xe được chứng nhận từ cơ quan đăng ký quốc gia, công ty bảo hiểm và cho thuê, công ty dịch vụ, đăng ký tư nhân, API và các thành viên tin cậy khác. Dữ liệu được ghi lại trực tiếp từ thiết bị chuẩn đoán trên xe (OBD), bởi thế, dữ liệu và tình trạng xe được cập nhật theo thời gian thực, đảm bảo thông tin không bị làm sai lệch, thay đổi, loại bỏ nhằm tạo ra hệ thống minh bạch và đáng tin cậy. 4. Ngăn xếp công nghệ Sweetbridge cung cấp sự đảm bảo liên tục về dữ liệu hỗ trợ doanh nghiệp của bạn. Nó làm giảm nguy cơ gian lận và sai sót bằng cách chuẩn hóa, tự động hóa, kiểm tra và xác nhận mọi thứ trong chuỗi giá trị của bạn theo thời gian thực. Từ các doanh nghiệp lớn với chuỗi giá trị phức tạp đến các tổ chức tài chính với hàng triệu khách hàng, hoặc các chính phủ muốn cải thiện việc tuân thủ quy định, công nghệ Sweetbridge có thể được sử dụng để xử lý các lỗi khó và gian lận không thực tế - đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm chi phí. 3.2 Thách thức - Triển khai các hệ thống mới: Các hệ thống chuỗi cung ứng có thể không có khả năng thích ứng với môi trường dựa trên Blockchain. Việc đại tu cơ sở hạ tầng và quy trình kinh doanh của công ty là một công việc quan trọng, có thể phá vỡ các hoạt động và lấy đi các nguồn lực từ các dự án khác. - Triển khai cho các đối tác: Các đối tác tham gia vào chuỗi cung ứng cũng cần sẵn sàng tham gia vào việc ứng dụng Blockchain. Các tổ chức vẫn nhận được lợi ích dù chỉ có một phần của quy trình được áp dụng Blockchain, nhưng không thể tận dụng tối đa lợi ích của nó khi mà vẫn còn có những thứ không được công khai. - Quản lý thay đổi: Một khi hệ thống dựa trên Blockchain được áp dụng, doanh nghiệp phải thúc đẩy việc áp dụng nó tới các nhân viên. Chương trình đào tạo có thể giúp truyền đạt các tính năng mới hoặc các cải tiến đến từ công nghệ Blockchain, nhưng điều đó chắc chắn cần có thời gian và tài nguyên. 4 KẾT LUẬN Qua tìm hiểu về thực trạng Logistics và lợi ích của Blockchain trong Logistics, ta nhận thấy Blockchain hết sức cần thiết đối với Logictics. Nó giúp các hoạt động Logistics nhanh hơn, hiệu quả hơn, minh bạch hơn. Mỗi công đoạn có thể được đăng ký và xác minh để tạo hồ sơ minh bạch và không thể thay đổi. Do đó, việc ứng dụng Blockchain trong các mạng lưới chuỗi cung ứng chắc chắn có tiềm năng giúp loại bỏ các khu vực kém hiệu quả hiện rất phổ biến trong các mô hình quản lý truyền thống. Hy vọng trong tương lai, công nghệ Blockchain có thể biến đổi các tổ chức theo nhiều cách khác nhau, bao gồm sản xuất, chế biến, Logistics và giải trình trách nhiệm. 224
  7. có thể biến đổi các tổ chức theo nhiều cách khác nhau, bao gồm sản xuất, chế biến, Logistics và giải trình trách nhiệm. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Alison, Ian. 2017. “Maersk and IBM Want 10 Million Shipping Containers on the Global Supply Blockchain by Year-End”. International Business Times UK. https://www.ibtimes.co.uk/maersk-ibm-aim-get-10-million-shipping-containers-onto- global-supply-blockchain-by-year-end-1609778 (February 21, 2020). [2] Beck, Roman, Jacob Stenum Czepluch, Nikolaj Lollike, and Simon Malone. 2016. “Blockchain–the Gateway to Trust-Free Cryptographic Transactions”. [3] Buldeo Rai, Heleen, Sara Verlinde, and Cathy Macharis. 2018. “Shipping Outside the Box. Environmental Impact and Stakeholder Analysis of a Crowd Logistics Platform in Belgium”. Journal of Cleaner Production 202: 806-16. [4] Buldeo Rai, Heleen, Sara Verlinde, Jan Merckx, and Cathy Macharis. 2017. “Crowd Logistics: An Opportunity for More Sustainable Urban Freight Transport?” European Transport Research Review 9(3): 39. [5] Crosby, Michael, Pradan Pattanayak, Sanjeev Verma, and Vignesh Kalyanaraman. 2016. “Blockchain Technology: Beyond Bitcoin”. Applied Innovation 2(6–10): 71. [6] De Marco, Alberto, and Carlos Eduardo Martinez Padilla. 2018. “Case Study: Assessment of the Possibility of Adoption and Impact of Blockchain, IoT and Drones Technology in the Different Types of Last-Mile Delivery”. [7] Dobrovnik, Mario, David Herold, Elmar Fürst, and Sebastian Kummer. 2018. “Blockchain for and in Logistics: What to Adopt and Where to Start”. Logistics 2(3): 18. 225
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2