intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BÙI NGỌC TƯ - ÁM ẢNH NGHỆ THUẬT SƠN MÀI

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

125
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bùi Ngọc Tư bước sang tuổi 75, mừng sinh nhật của mình bằng việc công bố các tác phẩm sơn mài ở cả hai tầng nhà triển lãm 16 Ngô Quyền - Hà Nội. Một triển lãm cá nhân nghiêm túc, bề thế và hấp dẫn theo chủ đề Hương sắc chân quê. Còn tôi nghĩ đích thực là một triển lãm “Vinh quy bái tổ” của những người thành danh. Bùi Ngọc Tư sinh trưởng ở Nam Định, cái nôi của nền văn minh lúa nước. Ông vốn có năng khiếu BÙI NGỌC TƯ-chân dung con gái họ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BÙI NGỌC TƯ - ÁM ẢNH NGHỆ THUẬT SƠN MÀI

  1. BÙI NGỌC TƯ - ÁM ẢNH NGHỆ THUẬT SƠN MÀI Bùi Ngọc Tư bước sang tuổi 75, mừng sinh nhật của mình bằng việc công bố các tác phẩm sơn mài ở cả hai tầng nhà triển lãm 16 Ngô Quyền - Hà Nội. Một triển lãm cá nhân nghiêm túc, bề thế và hấp dẫn theo chủ đề Hương sắc chân quê. Còn tôi nghĩ đích thực là một triển lãm “Vinh quy bái tổ” của những người thành danh. Bùi Ngọc Tư sinh trưởng ở Nam Định, cái nôi của nền văn minh lúa nước. Ông vốn có năng khiếu hội hoạ và đã học tập, tốt nghiệp BÙI NGỌC TƯ-chân dung con gái Trường Đại học Mỹ thuật Việt họ Bùi-Sơn mài (90x120cm) Nam. Bùi Ngọc Tư là một sinh viên có cá tính mạnh mà các thày trẻ như tôi hồi đó không dễ thuyết phục. Có chăng các thày cao tuổi: Trần Đình Thọ, Phạm Văn Đôn, Lương Xuân Nhị với uy tín nghề
  2. nghiệp mới thu phục, rèn luyện trò Tư nên người và thành danh họa sĩ ở phương trời Nam, Thành phố Hồ Chí Minh. Thiết nghĩ một người có cá tính, cộng với một chút tài năng dễ có cá tính trong sáng tạo nghệ thuật đã tạo nên một Bùi Ngọc Tư là một họa sĩ quen biết với công chúng, thường xuyên công bố tác phẩm trong các triển lãm ở trong và Điều đặc biệt, trong triển lãm cá nhân các tác phẩm sơn mài Hương sắc chân quê tháng 07/2010 tại thủ đô Hà Nội đích thực là một nỗi ám ảnh da diết với quê hương. Để giải sầu nỗi nhớ, tôi còn được nghe ca trù chồng đàn - vợ hát, nghe đâu Tư còn được mời đi biểu diễn nữa. Và chính cái ám ảnh “chân quê” da diết đó là nguồn cảm hứng sáng tạo chủ đạo của Bùi Ngọc Tư. Con người và cảnh vật trong các lễ hội Đình làng, Chùa làng trong mỗi dịp xuân về đã đi vào tranh ông như chính cuộc sống của mình vậy. Cái duyên, cái đẹp trong tranh ông là ở chỗ đó, bởi tình cảm là nguồn gốc của nghệ thuật? Đó mới chỉ là một nỗi ám ảnh tình cảm, chưa hội đủ tư cách một họa sĩ đích thực Bùi Ngọc Tư, cũng như nhiều họa sĩ cùng thế hệ sử dụng nhiều chất liệu trên con đường tìm mình, tìm đường. Ông đã tìm được mình, tự vượt chính mình bằng tranh sơn mài. Nghệ thuật sơn mài đã thực sự ám ảnh ông khiến ông lập hẳn một xưởng họa sơn mài để thể nghiệm, khám phá, tìm tòi thì ông mới thấy hội đủ điều kiện thực hiện hoài bão, ước mơ mà ông ấp ủ suốt đời. Tranh sơn mài bắt nguồn từ chất liệu sơn ta, cụ thể luôn là sơn Phú Thọ, mà sơn ta với các sản phảm mỹ thuật ứng dụng lộng lẫy vàng son
  3. nổi tiếng của mỹ thuật phương Đông một thời. Còn tranh sơn mài là sản phẩm của dân tộc Việt Nam. Chúng ta đã đóng góp cho nghệ thuật hội họa Thế giới một chất liệu mới có tên Tranh Sơn mài. Chính kĩ thuật mài đã tạo nên những biến đổi lớn về chất. Hội đủ khả năng giải quyết mâu thuẫn hình- sắc - chất của nghệ thuật sơn dầu châu Âu một thời như lời khẳng định của danh họa Tô Ngọc Vân. Quan niệm tạo hình sơn mài truyền thống đậm triết lý nhân sinh âm - dương phương Đông không thể không “đắp vào” và “mài ra” với tiêu chí thẩm định giá trị nghệ thuật sơn mài: Phẳng - Bóng - Trong và độ sâu thăm thẳm của mầu? Một vẻ đẹp đặc thù của tranh sơn mài, của các danh họa Việt Nam. Bùi Ngọc Tư đã biết tiếp thu và phát triển quan niệm tạo hình tranh sơn mài của các danh họa Việt Nam. Ông đã thực sự làm rạng danh thêm mỹ thuật nước nhà. Xem tranh của Bùi Ngọc Tư ta cảm thấy đã đến lúc cần xác định rõ ranh giới tranh sơn và tranh sơn mài. Tranh sơn mài Bùi Ngọc Tư thường có hai cách xử lý không gian: không gian thuận mắt: Khúc đồng giao, Phố cũ, Hội làng, Hương Sen... không gian này làm tôi liên tưởng đến nét tinh hoa trong xử lý không gian ước lệ của tranh khắc dân gian. Còn không gian đồng hiện của Bùi Ngọc Tư được chia mảng, mở rộng không gian trên một mặt phẳng, đồng hiện được nhiều nội dung: Vinh quy bái Tổ, Khúc hát cửa đình, Phục trang kinh kỳ... Một cách xử lý không gian hiện đại. Hình tượng nhân vật thường ở “thế động” với hệ thống nét nhiều mầu,
  4. khi công tua lúc nhấn, lúc buông... không chỉ diễn hình, mà còn xác định mầu được coi là yếu tố tạo hình chủ đạo kết hợp hài hòa với các mảng mầu lớn, nhỏ tạo nên một hình tượng nghệ thuật hoàn chỉnh. Tranh sơn mài Bùi Ngọc Tư còn nổi trội hai mầu đỏ và đen. Theo ngũ sắc phương Đông “Đỏ là lửa” “Đen là nước”, “Đỏ là trời” “ Đen là đất”. Hai mầu đỏ đen tưởng như đối lập nhau, biết khai thác đúng độ sẽ tạo nên một nhịp điệu tạo hình khắc họa được nhịp điệu trong các lễ hội làng mà Bùi Ngọc Tư muốn đối thoại với chính mình, với đồng nghiệp và công chúng yêu mỹ thuật thủ đô. Con đường nghệ thuật sơn mài của Bùi Ngọc Tư đã sớm định hình, định vị một phong cách nghệ thuật hiện thực tâm trạng, kết hợp hài hoà chất tạo hình, chất trang trí thể hiện khá sinh động trong các tác phẩm sơn mài tiêu biểu của ông. Và đích thị đây là một triển lãm “Vinh quy bái tổ” rất chân quê của họa sĩ thành danh Bùi Ngọc Tư. LÊ QUỐC BẢO
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2