CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH TRONG<br />
PHÂN TÍCH CƠ BẢN CHỨNG KHOÁN<br />
<br />
Phân tích chỉ số tài chính là một phần quan trọng của phân tích cơ bản. Phân tích tỷ số liên <br />
quan đến việc so sánh các con số với nhau để tạo nên các tỷ số và từ đó dựa vào các tỷ số <br />
này để đánh giá xem hoạt động của công ty đang trong tình trạng suy giảm hay tăng trưởng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Các tỷ số cần phải được so sánh giữa các thời kỳ trong cùng một công ty để thấy được công <br />
ty đang tăng trưởng hay suy giảm, và với các công ty trong cùng ngành để thấy công ty đó <br />
hoạt động tốt hay xấu so với mức trung bình ngành.<br />
Chỉ số tài chính giúp nhà phân tích chỉ cần nhìn lướt qua các báo cáo tài chính cũng có thể tìm <br />
ra được xu hướng phát triển của doanh nghiệp cũng như giúp nhà đầu tư, các chủ nợ kiểm <br />
tra được tình hình sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.<br />
1. Tỷ số thanh toán hiện hành (Current ratio)<br />
<br />
a. Ý nghĩa:<br />
Cho biết khả năng của một công ty trong việc dùng các tài sản ngắn hạn như tiền mặt, hàng <br />
tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. Tỷ số này <br />
càng cao chứng tỏ công ty càng có nhiều khả năng sẽ hoàn trả được hết các khoản nợ. Tỷ số <br />
thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1 cho thấy công ty đang ở trong tình trạng tài chính tiêu cực, có <br />
khả năng không trả được các khoản nợ khi đáo hạn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là <br />
công ty sẽ phá sản bởi vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn. Mặt khác, nếu tỷ số này <br />
quá cao cũng không phải là một dấu hiệu tốt bởi vì nó cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng <br />
tài sản chưa được hiệu quả.<br />
̣ ́ ̣<br />
b. Đinh nghia/Cach xac đinh:<br />
̃ ́<br />
Tỷ số thanh toán hiện hành = (Tài sản ngắn hạn)/(Nợ ngắn hạn)<br />
2. Tỷ số thanh toán nhanh (Quick ratio)<br />
<br />
a. Ý nghĩa:<br />
Tỷ số thanh toán nhanh cho biết liệu công ty có đủ các tài sản ngắn hạn để trả cho các khoản <br />
nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho hay không. Tỷ số này phản ánh chính xác <br />
hơn tỷ số thanh toán hiện hành. Một công ty có tỷ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 sẽ khó có <br />
khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn và phải được xem xét cẩn thận. Ngoài ra, nếu tỷ <br />
số này nhỏ hơn hẳn so với tỷ số thanh toán hiện hành thì điều đó có nghĩa là tài sản ngắn <br />
hạn của doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào hàng tồn kho. Các cửa hàng bán lẻ là những <br />
ví dụ điển hình của trường hợp này.<br />
̣ ́ ̣<br />
b. Đinh nghia/Cach xac đinh:<br />
̃ ́<br />
Tỷ số thanh toán nhanh = (Tiền và các khoản tương đương tiền+các khoản phải thu+các <br />
khoản đầu tư ngắn hạn)/(Nợ ngắn hạn)<br />
3. Tỷ số thanh toán tiền mặt (Cash Ratio)<br />
<br />
a. Ý nghĩa:<br />
Tỷ số thanh toán tiền mặt cho biết một công ty có thể trả được các khoản nợ của mình <br />
nhanh đến đâu, vì tiền và các khoản tương đương tiền là những tài sản có tính thanh khoản <br />
cao nhất.<br />
̣ ́ ̣<br />
b. Đinh nghia/Cach xac đinh:<br />
̃ ́<br />
Tỷ số thanh toán tiền mặt = (Các khoản tiền và tương đương tiền)/(Nợ ngắn hạn)<br />
4. Thu nhập trên cổ phần (EPS)<br />
<br />
a. Ý nghĩa:<br />
EPS đóng vai trò như một chỉ số về hiệu quả hoạt động của công ty. Khi tính EPS, người ta <br />
thường dùng khối lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong suốt kỳ báo cáo để có kết quả <br />
chính xác hơn, bởi vì số lượng cổ phiếu lưu hành có thể thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, <br />
các nguồn dữ liệu đôi khi sẽ đơn giản hóa quá trình tính toán bằng cách dùng số lượng cổ <br />
phiếu đang lưu hành vào cuối kỳ. EPS pha loãng khác EPS cơ bản ở chỗ EPS pha loãng <br />
thường cộng thêm số lượng trái phiếu có thể chuyển đổi hay trái quyền vào số lượng cổ <br />
phiếu đang lưu hành. EPS thường được xem là chỉ số quan trọng nhất trong việc xác định giá <br />
của cổ phiếu. Đây cũng là thành phần chính dùng để tính toán chỉ số P/E. Một điểm quan <br />
trọng nữa thường bị bỏ qua là việc tính toán lượng vốn dùng để tạo ra lợi nhuận. Hai công ty <br />
có thể có cùng EPS, nhưng một công ty có thể sử dụng vốn ít hơn – tức là công ty đó có hiệu <br />
quả cao hơn trong việc sử dụng vốn của mình để tạo ra lợi nhuận và, nếu những yếu tố <br />
khác là tương thì đây là công ty tốt hơn.<br />
̣ ́ ̣<br />
b. Đinh nghia/Cach xac đinh:<br />
̃ ́<br />
EPS = (LNSTcổ tức của cổ phiếu ưu đãi) / (KLCP lưu hành bình quân trong kỳ)<br />
5. P/E<br />
<br />
a. Ý nghĩa:<br />
P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường và thu nhập cùa mỗi cổ phiếu. Trong đó, giá thị <br />
trường của là giá mà tại đó cổ phiếu đang được mua bán ở thời điểm hiện tại; thu nhập của <br />
mỗi cổ phiếu EPS là phần lợi nhuận sau thuế mà công ty chia cho các cổ đông thường trong <br />
năm tài chính gần nhất. P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó <br />
bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. Nếu hệ số P/E <br />
cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai; cổ <br />
phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp; dự đoán <br />
công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao.<br />
̣ ́ ̣<br />
b. Đinh nghia/Cach xac đinh:<br />
̃ ́<br />
P/E = giá cổ phiếu / EPS<br />
6. Gia tri sô sach (Book value)<br />
́ ̣ ̉ ́<br />
<br />
a. Ý nghĩa:<br />
Giá trị ghi sổ cho biết giá trị tài sản công ty còn lại thực sự là bao nhiêu nếu ngay lập tức <br />
công ty rút lui khỏi kinh doanh. Vì giá trị ghi sổ là một thước đo rất chính xác giá trị của công <br />
ty, yếu tố không biến đổi quá nhanh, tương đối ổn định, nên nó là số liệu thích hợp để phân <br />
tích cho các nhà đầu tư, tức là mua cổ phiếu đúng giá trị để hưởng cổ tức hàng năm hơn là <br />
cho các nhà đầu cơ, người mua cổ phiếu rồi bán đi với giá đỉnh điểm để ăn chênh lệch.<br />
̣ ́ ̣<br />
b. Đinh nghia/Cach xac đinh:<br />
̃ ́<br />
BV = Tổng tài sản – TSCĐ vô hình – Nợ<br />
7. P/B<br />
<br />
a. Ý nghĩa:<br />
P/B được dùng để so sánh giá cổ phiếu với giá trị ghi sổ của nó. P/B là công cụ phân tích giúp <br />
các nhà đầu tư tìm kiếm các cổ phiếu có giá rẻ mà thị trường ít quan tâm. P/B nhở hơn 1 có <br />
thể mang ý nghĩa là: DN đang bán cổ phần với mức giá thấp hơn giá trị ghi số của nó; giá trị <br />
tài sản của công ty đã bị thổi phồng quá mức hoặc thu nhập trên tài sản của công ty là quá <br />
thấp. Nếu P/B lớn hơn 1 thì công ty đang làm ăn khá tốt và thu nhập trên tài sản cao. Chỉ số <br />
P/B chỉ thực sự hữu ích khi xem xét các công ty tài chính, hoặc công ty có giá trị tài sản tương <br />
đối lớn.<br />
̣ ́ ̣<br />
b. Đinh nghia/Cach xac đinh:<br />
̃ ́<br />
P/B= giá cổ phiếu/ (Book value/ số lượng cổ phiếu đang lưu hành bình quân)<br />
8. Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA)<br />
<br />
a. Ý nghĩa:<br />
Chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà không quan tâm đến cấu trúc tài <br />
chính.<br />
Chỉ số này cho biết công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng tài sản.<br />
̣ ́ ̣<br />
b. Đinh nghia/Cach xac đinh:<br />
̃ ́<br />
ROA = (Tổng LN sau thuế) / (Tổng tài sản)<br />
9. Tỷ suất lợi nhuận thuần<br />
<br />
a. Ý nghĩa:<br />
– Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu thuần từ bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ sẽ tạo <br />
ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.<br />
– Tỷ suất này càng cao thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao.<br />
̣ ́ ̣<br />
b. Đinh nghia/Cach xac đinh:<br />
̃ ́<br />
TSLN thuần = (LN sau thuế) / (Doanh thu thuần)<br />
10. Tỷ suất lợi nhuận gộp<br />
<br />
a. Ý nghĩa:<br />
Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu thuần từ bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ sẽ tạo <br />
ra bao nhiêu đồng lợi nhuận nếu không tính đến chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí <br />
quản lý doanh nghiệp. Chỉ tiêu này sẽ phụ thuộc lớn vào đặc điểm của từng ngành.<br />
̣ ́ ̣<br />
b. Đinh nghia/Cach xac đinh:<br />
̃ ́<br />
TSLN gộp = (LN gộp) / (Doanh thu thuần) = (Doanh thu thuần – chi phí vốn hàng bán) / <br />
Doanh thu thuần<br />
11. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)<br />
<br />
a. Ý nghĩa:<br />
Cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này phụ <br />
thuộc vào thời vụ kinh doanh. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro của <br />
công ty. Để so sánh chính xác, cần so sánh tỷ số này của một công ty cổ phần với tỷ số bình <br />
quân của toàn ngành, hoặc với tỷ số của công ty tương đương trong cùng ngành.<br />
̣ ́ ̣<br />
b. Đinh nghia/Cach xac đinh:<br />
̃ ́<br />
ROE = (lợi nhuận sau thuế)/(vốn chủ sở hữu)<br />
12. Lợi nhuận biên từ hoạt động kinh doanh<br />
<br />
a. Ý nghĩa:<br />
Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu lợi nhuận. Biên sẽ đóng vai trò một <br />
vùng đệm giữa doanh thu và chi phí. Về lý thuyết, những doanh nghiệp có biên lợinhuận cao <br />
có thể tồn tại vững vàng trong bối cảnh chi phí leo thang. Ngược lại, những doanh nghiệp có <br />
biên lợi nhuận thấp chỉ có thể tăng lợi nhuận bằng cách đẩy mạnh doanh thu. Khi gặp đợt <br />
gia tăng chi phí, những doanh nghiệp này sẽ rất khó khăn. Như vậy, việc theo dõi biên lợi <br />
nhuận theo thời gian không chỉ giúp nhà quản lý chủ động ứng phó với cơ hội và nguy cơ từ <br />
thị trường, mà còn giúp nhà đầu tư tránh những nhận định cảm tính để nhận diện được <br />
những doanh nghiệp có tiềm lực trong cơn bão giá.<br />
̣ ́ ̣<br />
b. Đinh nghia/Cach xac đinh:<br />
̃ ́<br />
(Lợi nhuận sau thuế)/(Doanh thu)<br />
13. EPS cơ bản (Earning per share)<br />
<br />
a. Ý nghĩa:<br />
Là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành <br />
trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của <br />
doanh nghiệp. EPS càng cao thì phản ánh năng lực kinh doanh của công ty càng mạnh, khả <br />
năng trả cổ tức càng cao và giá cổ phiêu sẽ có xu hướng tăng. Cần chú ý khi công ty thực <br />
hiện chia tách cổ phiếu. Ví dụ khi công ty thực hiện chia tách 2:1 thì EPS sẽ giảm 1 nửa.<br />
̣ ́ ̣<br />
b. Đinh nghia/Cach xac đinh:<br />
̃ ́<br />
EPS = (Thu nhập ròngcổ tức của cổ phiếu ưu đãi)/(Số cổ phiếu lưu hành bình quân)<br />
14. Hệ số nợ<br />
<br />
a. Ý nghĩa:<br />
– Tổng số nợ ở đây bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải trả. Chủ nợ thường thích công <br />
ty có tỷ số nợ thấp vì như vậy công ty có khả năng trả nợ cao hơn. Ngược lại, cổ đông muốn <br />
có tỷ số nợ cao vì như vậy làm gia tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông. Tuy nhiên muốn biết <br />
tỷ số này cao hay thấp cần phải so sánh với tỷ số nợ của bình quân ngành.<br />
– Tỷ số nợ càng thấp thì mức độ bảo vệ dành cho các chủ nợ càng cao trong trường hợp <br />
doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản và phải thanh lý tài sản.<br />
– Tỷ số nợ phụ thuộc rất nhiều yếu tố: loại hình doanh nghiệp, quy mô của doanh nghiệp, <br />
lĩnh vực hoạt động, mục đích vay. Tuy nhiên thông thường, ở mức 60/40 là chấp nhận được. <br />
Có nghĩa Hệ số nợ là 60% (Tổng tài sản có 100 thì vốn vay là 60).<br />
̣ ́ ̣<br />
b. Đinh nghia/Cach xac đinh:<br />
̃ ́<br />
Hệ số nợ = (Tổng nợ)/ (Tổng tài sản)<br />
15. Tỷ số khả năng trả lãi<br />
<br />
a. Ý nghĩa:<br />
– Hệ số này cho biết một công ty có khả năng đáp ứng được nghĩa vụ trả nợ lãi của nó đến <br />
mức nào. Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ càng cao thì khả năng thanh toán lãi của công ty cho <br />
các chủ nợ của mình càng lớn. Tỷ lệ trả lãi thấp cho thấy một tình trạng nguy hiểm, suy <br />
giảm trong hoạt động kinh tế có thể làm giảm EBIT xuống dưới mức nợ lãi mà công ty phải <br />
trả, do đó dẫn tới mất khả năng thanh toán và vỡ nợ.<br />
– Tỷ số trên nếu lớn hơn 1 thì công ty hoàn toàn có khả năng trả lãi vay. Nếu nhỏ hơn 1 thì <br />
chứng tỏ hoặc công ty đã vay quá nhiều so với khả năng của mình, hoặc công ty kinh doanh <br />
kém đến mức lợi nhuận thu được không đủ trả lãi vay.<br />
̣ ́ ̣<br />
b. Đinh nghia/Cach xac đinh:<br />
̃ ́<br />
Tỷ số khả năng trả lãi = (Lợi nhuận trước thuế và lãi vay)/ (Chi phí lãi vay)<br />
16. Tỷ số khả năng trả nợ<br />
<br />
a. Ý nghĩa:<br />
– Tỷ số này cho biết để chuẩn bị cho mỗi đồng trả nợ gốc và lãi, doanh nghiệp có bao nhiêu <br />
đồng có thể sử dụng được.<br />
– Đây là chỉ tiêu mà các nhà đầu tư vào dự án của doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Nói chung <br />
đến thời điểm trả nợ, nếu K > 1 thì có thể nói là khả năng trả nợ củacông ty là khá tốt, về <br />
mặt lý thuyết hệ số này càng cao cho thấy khả năng trả nợ của doanh nghiệp các tốt. Tuy <br />
nhiên nếu hệ số này cao quá có thể cho thấy thực trạng rằng việc quản lý và luân chuyển <br />
vốn lưu động của doanh nghiệp là chưa tốt.<br />
̣ ́ ̣<br />
b. Đinh nghia/Cach xac đinh:<br />
̃ ́<br />
Tỷ số khả năng trả nợ = (GVHB + Khấu hao + EBIT)/ (Nợ gốc + Chi phí lãi vay)<br />
17. Tỷ suất tự tài trợ<br />
<br />
a. Ý nghĩa:<br />
– Hệ số này phản ánh tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Để <br />
xác định mức độ phù hợp về tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong trong nguồn vốn của doanh nghiệp <br />
sẽ phụ thuộc rất lớn vào hoạt động và chính sách của từng doanh nghiệp cũng như từng <br />
ngành.<br />
– Tỷ số này cao chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp, nhưng cũng cho thấy <br />
doanh nghiệp chưa tận dụng đòn bẩy tài chính nhiều.<br />
̣ ́ ̣<br />
b. Đinh nghia/Cach xac đinh:<br />
̃ ́<br />
Tỷ suất tự tài trợ = (Nguồn vốn chủ sở hữu) / (Tổng tài sản)<br />
18. Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ<br />
<br />
a. Ý nghĩa:<br />
– Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ phản ánh tỷ lệ tài sản cố định được đầu tư.<br />
– Tỷ suất này sẽ cung cấp dòng thông tin cho biết số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dùng <br />
để trang bị TSCĐ và đầu tư dài hạn là bao nhiêu. Tỷ suất này nếu >1 thì chứng tỏ khả năng <br />
tài chính vững vàng, lành mạnh. Khi tỷ suất