intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các "nguyên tắc vàng" cho kế hoạch thay đổi tổ chức

Chia sẻ: Badkid Badkid | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:1

121
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi doanh nghiệp đang trong tình trạng xuống dốc hoặc muốn đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng thì cải tổ cơ cấu hiện hành là điều không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, việc cải tổ còn có tác dụng giúp cho bộ máy điều hành và các nhân viên hoạt động khoa học, hiệu quả hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các "nguyên tắc vàng" cho kế hoạch thay đổi tổ chức

  1. Các "nguyên tắc vàng" cho kế hoạch thay đổi tổ chức Khi doanh nghiệp đang trong tình trạng xuống dốc hoặc muốn đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng thì cải tổ cơ cấu hiện hành là điều không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, việc cải tổ còn có tác dụng giúp cho bộ máy điều hành và các nhân viên hoạt động khoa học, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, không phải giám đốc điều hành (CEO) nào cũng sẵn có sáng kiến để tiến hành thành công một cuộc cải cách triệt để. Bên cạnh đó, họ còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, chẳng hạn như việc dung hòa các quan điểm cá nhân, gặp phải sự chống đối kịch liệt, thậm chí là phá hoại, không có hoặc thiếu hụt nhân tài để đạt được mục đích đã đề ra… Dưới đây một số "nguyên tắc vàng" giúp các CEO đối phó với những khó khăn và tiến hành thành công kế hoạch cải tổ của mình. Học hỏi kinh nghiệm từ công ty khác Thông thường, mỗi khi CEO muốn lên kế hoạch thay đổi tổ chức, họ nên học hỏi kinh nghiệm ở những công ty có đặc điểm, hoàn cảnh giống với công ty của mình. Đừng ép buộc nhân viên phục tùng kế hoạch cải tổ của bạn Bạn nên nhớ rằng, một khi bị ép buộc phải tỏ ra phục tùng hoặc chấp hành những thay đổi lớn chẳng hạn như: thói quen, phong cách làm việc… một bộ phận nhân viên sẽ tìm cách chống đối hoặc phá hoại những nỗ lực do lãnh đạo đề ra. Vì vậy, bạn hãy tránh ép buộc những phần tử này mà phải tìm cách thu phục họ. Tìm cách thu phục những nhân vật chống đối Một số tổ chức khởi động kế hoạch cải tổ ầm ĩ, phô trương và đồng thời tìm cách loại trừ những người không ủng hộ. Tuy nhiên, chính việc làm đó lại càng tạo ra tâm lý không tốt ở những phần tử thiếu tích cực, cụ thể là họ sẽ càng thêm hiếu chiến và dễ bị kích động theo chiều hướng không tốt. Bởi vậy, bạn đừng nên để cho những nhân viên chống đối cảm thấy mình là người ngoài cuộc. Hãy lờ đi thái độ cũng như những phản ứng không tốt đẹp của họ. Cứ tiếp tục thực hiện kế hoạch của mình, và sẵn sàng mở ra một “cánh cửa sau” kín đáo, để những phần tử chống đối khi đổi ý sẽ từ từ đi vào quỹ đạo của bạn. Tìm kiếm những “hiệp sĩ” Bạn cần đến những “hiệp sĩ” thực thụ, với đủ tài năng, đức độ và sự dũng cảm để đương đầu với mọi khó khăn, luôn đi tiên phong nhằm làm gương cho những người khác noi theo. Họ sẽ giúp bạn thành công trong kế hoạch cải tổ của mình. Lưu ý những người có tinh thần tự nguyện, bởi họ sẽ là những người dám làm đến cùng công việc mà họ muốn. Nắm lấy những cơ hội thành công ngay từ ban đầu Tạo mọi điều kiện tốt nhất để hỗ trợ cho những người giúp bạn thực hiện mục tiêu cải tổ, cũng đừng tiếc ban thưởng hậu hĩnh hay bất kỳ một chế độ đãi ngộ nào dành cho những người mang lại thành công bước đầu. Bạn nên nhớ: những thành công ban đầu bao giờ cũng có tác động rất tích cực như tạo dựng được lòng tin, tâm lý hứng khởi đối với mọi người trong tổ chức, đặc biệt là trong việc thu phục những phần tử chống đối. Nguồn : Business World
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2