Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng bằng chứng trong thực hành chăm sóc của người điều dưỡng
lượt xem 0
download
Thực hành dựa trên bằng chứng là sự kết hợp giữa những bằng chứng tốt nhất hiện có kết hợp với kỹ năng, kinh nghiệm lâm sàng của điều dưỡng và những giá trị của bệnh nhân. Bài viết trình bày khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng bằng chứng trong thực hành chăm sóc của người điều dưỡng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng bằng chứng trong thực hành chăm sóc của người điều dưỡng
- Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG BẰNG CHỨNG TRONG THỰC HÀNH CHĂM SÓC CỦA NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG Trần Thị Nguyễn Tiến1, Nguyễn Đình Tuyến2, Sara Jarrett3 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Thực hành dựa trên bằng chứng là sự kết hợp giữa những bằng chứng tốt nhất hiện có kết hợp với kỹ năng, kinh nghiệm lâm sàng của điều dưỡng và những giá trị của bệnh nhân. Chính vì thế, thực hành dựa trên bằng chứng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và an toàn của người bệnh. Công tác nghiên cứu điều dưỡng và thực hành dựa trên bằng chứng ở điều dưỡng ngày càng được quan tâm và phát triển hơn. Dù vậy vẫn còn khoảng cách rất lớn giữa lý thuyết và thực hành. Hiện nay tại Việt Nam có ít nghiên cứu về áp dụng bằng chứng trong thực hành chăm sóc bệnh nhân của điều dưỡng. Mục tiêu: Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng bằng chứng trong thực hành chăm sóc của người điều dưỡng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 169 điều dưỡng có trình độ cao đẳng trở lên đang làm việc tại bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam từ tháng 10/2020 đến tháng 04/2021. Thông tin được thu thập qua bộ câu hỏi tự điền. Kết quả: Các nguồn thông tin thường xuyên được sử dụng là từ nhu cầu của từng bệnh nhân, những kiến thức đã áp dụng hiệu quả lâu nay với điểm trung bình lần lượt là 4,2±0,52:4,19±0,53. Những nguồn thông tin ít được sử dụng là từ các tạp chí khác, tạp chí y học và tạp chí điều dưỡng với điểm trung bình lần lượt là 2,32±0,66; 2,75±0,74; 2,74±0,69. Khó khăn hàng đầu trong thay đổi thực hành là hạn chế kĩ năng tiếng Anh, không đủ thời gian truy cập tài liệu và không đủ thẩm quyền thay đổi thực hành với điểm trung bình là 2,22±0,69; 2,59±0,94; 2,63±0,94. Các điều dưỡng báo cáo nhận được sự hỗ trợ khá cao từ đồng nghiêp và lãnh đạo. Kết luận: Điều dưỡng có trình độ đại học gặp ít khó khăn hơn trong tìm kiếm, đánh giá chất lượng các nghiên cứu và thường xuyên sử dụng nguồn thông tin từ bằng chứng nghiên cứu nhiều hơn. Điều dưỡng nhận được sự hỗ trợ từ đồng nghiệp và lãnh đạo nhiều hơn thì ít gặp khó khăn hơn tìm kiếm, đánh giá nghiên cứu và thay đổi thực hành. Từ khóa: điều dưỡng, thực hành dựa trên bằng chứng ABSTRACT FACTOR INFLUENCING THE APPLICATION EVIDENCE IN NURSING CARE PRACTICE Tran Thi Nguyen Tien, Nguyen Dinh Tuyen, Sara Jarrett * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 5 - 2021: 90 - 98 Background: Evidence-based practice is a combination of the best available evidence combined with the skills, clinical experience of nursing and patient values. Therefore, evidence-based practice aims to improve the quality of care and safety of patients. Nursing research and evidence-based practice in nursing are increasingly interested and developed. However, there is still a huge gap between theory and practice. Currently in Vietnam there are generally few studies on the application of evidence in patient care practices of nursing. Trường Cao đẳng Y Tế Quảng Nam 1 2Bệnh viện Sản Nhi, Quảng Ngãi Group Friendship Bridge Nurses, USA 3 Tác giả liên lạc: CNĐD. Trần Thị Nguyễn Tiến ĐT: 0935417086 Email: trannguyentien94@gmail.com 90 Chuyên Đề Điều Dưỡng - Kỹ Thuật Y Học
- Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021 Nghiên cứu Y học Objective: Survey the factors influencing the application of evidence in nursing care practice. Methods: Cross-sectional descriptive study. Result: The frequently used information sources are from the needs of each patient, knowledge that has been effectively applied for a long time. Sources of information that are rarely used are from other journals, medical journals and nursing journals. The main difficulty in changing practice is limited English skills, insufficient time to access research materials and insufficient authority to change practices. Nurses receive a fair amount of support from co-workers and leaders. Conclusion: College-educated nurses have less difficulty in finding and evaluating the quality of studies and more frequently using information from research evidence. Nurses who receive more support from colleagues and leaders are less difficult than finding, evaluating research and changing practices. Keywords: nurse, evidence-based practice ĐẶT VẤNĐỀ phổ biến nhất là thiếu thời gian, không có báo cáo nghiên cứu và thiếu tự tin khi đánh giá chất Thực hành dựa trên bằng chứng là sự kết lượng báo cáo nghiên cứu(3). Theo Alqahtani N hợp giữa những bằng chứng tốt nhất hiện có kết (2020) thì đa số điều dưỡng có thái độ tích cực và hợp với kĩ năng, kinh nghiệm lâm sàng của điều có kiến thức về thực hành dựa trên chứng cứ dưỡng và những giá trị của bệnh nhân. Nó được nhưng việc áp dụng nó vào thực hành thì chưa thể hiện không chỉ qua việc thực hành đúng mà thực sự hiệu quả(7). còn phải thực hành hiệu quả với những bằng chứng tốt nhất và phải đảm bảo rằng nó phù Tại tỉnh Quảng Nam, công tác nghiên cứu hợp với tình huống lâm sàng, đem lại nhiều lợi điều dưỡng và thưc hành dựa trên bằng chứng ở ích hơn tác hại. Thực hành dựa trên bằng chứng điều dưỡng ngày càng được quan tâm và phát nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và an toàn triển hơn. Dù vậy vẫn còn khoảng cách rất lớn của người bệnh(1,2,3). Công tác giám sát công việc giữa lý thuyết và thực hành. Tại Quảng Nam của các chuyên gia y tế và chăm sóc xã hội ngày chúng tôi chưa tìm thấy bất kì nghiên cứu nào càng tăng cường yêu cầu điều dưỡng phải xác liên quan đến việc áp dụng bằng chứng trong định các quyết định mà họ thực hiện trên bệnh thực hành chăm sóc của điều dưỡng. Vì những nhân cái gì cần làm, làm như thế nào, và tại sao lý do nêu trên chúng tôi đã tiến hành thực hiện họ làm điều đó(2). đề tài này. Những nguồn bằng chứng thường được sử Mục tiêu dụng trong thực hành xuất phát từ thông tin đặc Xác định các nguồn thông tin được sử dụng điểm của bệnh nhân, kinh nghiệm cá nhân của làm bằng chứng trong thực hành chăm sóc và điều dưỡng, thông tin từ đồng nghiệp, những gì các yếu tố khó khăn, hỗ trợ trong việc áp dụng các bác sĩ thảo luận với điều dưỡng, thông tin từ bằng chứng trong thực hành chăm sóc của người internet và phương tiện truyền thông(3). Để thực điều dưỡng. hiện thành công thực hành dựa trên bằng chứng Xác định mối liên quan giữa các nguồn đòi hòi người điều dưỡng phải vượt qua nhiều thông tin được sử dụng làm bằng chứng với các rào cản ở cả mức độ cá nhân và tổ chức(3). Nhiều đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu. nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng các điều ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU dưỡng gặp phải những khó khăn trong việc tìm kiếm và xem xét bằng chứng, thay đổi thực Đối tượng nghiên cứu hành(4,5,6). Theo Hamaideh SH (2017), các điều Gồm 169 điều dưỡng (ĐD) có trình độ cao dưỡng chỉ ra rằng liên quan đến các rào cản của đẳng trở lên đang làm việc tại các khoa lâm sàng việc áp dụng thực hành dựa trên bằng chứng tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam từ tháng Chuyên Đề Điều Dưỡng - Kỹ Thuật Y Học 91
- Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021 10/2020 đến tháng 4/2021. cho phép của ban lãnh đạo để tiến hành nghiên Tiêu chuẩn chọn vào cứu tại các khoa lâm sàng của bệnh viện. Liên hệ với các khoa lâm sàng, trình kế hoạch nghiên Điều dưỡng có trình độ cao đẳng trở lên cứu với lãnh đạo khoa và xin sự hỗ trợ của khoa đang làm việc lại tại các khoa lâm sàng thuộc để thực hiện nghiên cứu. Tiếp cận và giải thích bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam. về nghiên cứu cho các đối tượng nghiên cứu, ý Tiêu chuẩn loại ra nghĩa, mục đích và quyền lợi khi tham gia Các điều dưỡng vắng mặt trong thời gian lấy nghiên cứu và nhận được sự đồng ý tham gia từ mẫu: nghỉ ốm, nghỉ phép, nghỉ thai sản, đi công họ. Phát bộ câu hỏi tự điền cho các đối tượng tác, đi học. nghiên cứu, giải đáp các thắc mắc liên quan. Thu Phương pháp nghiên cứu lại bộ câu hỏi đã đươc hoàn thành. Thiết kế nghiên cứu Công cụ thu thập: phiên bản tiếng Việt của Nghiên cứu cắt ngang mô tả. bộ câu hỏi Developing Evidence-Based Practice (DEBP) do tác giả Đặng Thị Minh Phượng dịch Cỡ mẫu thuật(8). Bộ câu hỏi có độ tin cậy là 0,828. Áp dụng công thức tính cỡ mẫu theo Bộ câu hỏi gồm 52 câu, được chia làm 4 phần Yamane formula: khảo sát theo thang điểm Likert 1-5 điểm. Phần A: Các nguồn thông tin điều dưỡng sử n= dụng trong thực hành chăm sóc gồm 22 câu hỏi Trong đó: được đánh giá theo 5 mức độ từ “không bao n: cỡ mẫu ước lượng. giờ” =1 đến “luôn luôn” = 5. N: tổng dân số chọn mẫu. Phần B: Các yếu tố cản trở việc tìm kiếm, đánh giá nghiên cứu, thông tin thuộc cơ quan tổ Tổng số điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa chức và thay đổi thực hành gồm 19 câu hỏi được tỉnh Quảng Nam là 292. Vậy N=292. đánh giá theo 5 mức độ từ “hoàn toàn đồng ý” e: sai số cho phép ước lượng e=0,05. =1 đến “hoàn toàn không đồng ý” = 5. Vậy cỡ mẫu cần có tối thiểu là: 169 ĐD. Phần C: Các yếu tố thuận lợi và hỗ trợ điều Kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện. dưỡng trong thay đối thực hành gồm 4 câu hỏi Phương pháp thu thập số liệu được đánh giá theo 5 mức độ từ “luôn luôn” = 1 Thu thập số liệu bằng bộ câu hỏi tự điền. đến “không bao giờ” =5. Trình kế hoạch nghiên cứu với lãnh đạo Phần D: Thông tin cá nhân gồm 7 câu hỏi. Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam và xin sự Liệt kê và định nghĩa các biến số Bảng 1. Định nghĩa các biến số Tên biến Định nghĩa biến Loại biến Giá tri biến số Biến độc lập 1.Nam Giới tính Nam hoặc nữ Nhị giá 2.Nữ 1. 22 đến 29 tuổi Tính từ năm tiến hành lấy mẫu (2021) trừ đi số 2. 30 đến 39 tuổi Tuổi Định lượng liên tục năm sinh chia làm 4 nhóm 3. 40 đến 49 tuổi 4. >=50 tuổi 1.Độc thân Tình trạng hôn nhân Được xác định theo quy định của Luật hôn nhân Danh định 2.Đã kết hôn 3.Góa bụa/Ly hôn 92 Chuyên Đề Điều Dưỡng - Kỹ Thuật Y Học
- Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021 Nghiên cứu Y học Tên biến Định nghĩa biến Loại biến Giá tri biến số 1. 20 năm 1.Cao đẳng Văn bằng điều dưỡng cao nhất mà đối tượng 2.Đại học Trình độ chuyên môn Danh định nghiên cứu đạt được tính tới thời điểm lấy mẫu 3.Thạc sĩ 4.Tiến sĩ Thời gian làm việc tùy đặc trưng của từng khoa 1.Hành chính-Trực Thời gian làm việc Nhị giá lâm sàng 2. Ca-kíp 1.Rất đồng ý Những khó khăn của điều dưỡng trong việc tìm 2.Đồng ý kiếm, đánh giá các báo cáo nghiên cứu và các Các yếu tố cản trở Danh định 3.Không ý kiến thông tin thuộc cơ quan, tổ chức và thay đổi thực hành 4.Không đồng ý 5.Rất không đồng ý 1.Không bao giờ 2.Hiếm khi Các yếu tố hỗ trợ Những hỗ trợ từ đồng nghiệp và lãnh đạo Danh định 3.Thỉnh thoảng 4.Thường xuyên 5.Luôn luôn Biến phụ thuộc 1.Không bao giờ Các nguồn thông tin được điều 2.Hiếm khi Các cơ sở kiến thức mà điều dưỡng thường sử dưỡng sử dụng trong thực Danh định 3.Thỉnh thoảng dụng để thực hành hành 4.Thường xuyên 5.Luôn luôn Phương pháp phân tích và xử lý số liệu tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam. Trong đó có 2 điều dưỡng không đồng ý tham gia Số liệu sau khi thu thập sẽ được mã hóa và nghiên cứu, 9 điều dưỡng không thỏa tiêu chí xử lý bằng phần mềm SPSS 20,0. chọn mẫu và không có mất mẫu. Nghiên cứu Đối với thống kê mô tả: các biến định tính được tiến hành trên 169 điều dưỡng có trình độ dùng tần số, tỷ lệ; các biến định lượng dùng từ cao đẳng trở lên. trung bình, độ lệch chuẩn. Bảng 2. Đặc điểm chung của điều dưỡng Đối với thống kê phân tích được sử dụng để Kết quả nhận được n=169 Đặc điểm tìm mối liên quan giữa các biến số thông tin Tỉ lệ phần trăm (%) chung và các nguồn thông tin được sử dụng Giới tính trong thực hành chăm. Biến phụ thuộc là các Nam 4/169 (2,4%) Nữ 165/169 (97,6%) nguồn thông tin được sử điều dưỡng sử dụng Nhóm tuổi trong thực hành là biến định lượng có phân phối 21 đến 29 tuổi 56/169 (33,15%) chuẩn. Vì vậy các phép kiểm sử dụng là kiểm 30 đến 39 tuổi 94/169 (55,6%) định t không bắt cặp và ANOVA. Có ý nghĩa 40 đến 49 tuổi 16/169 (9,5%) thống kê khi p
- Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021 Phần lớn điều dưỡng trong nghiên cứu là nữ viện (Bảng 3). chiếm 97,6 % (165/169). Điều dưỡng có độ tuổi từ Các nguồn thông tin ít được các điều dưỡng 30 đến 39 chiếm đa số là 55,6 % (94/169). Điều tham gia nghiên cứu sử dụng trong thực hành dưỡng tham gia nghiên cứu có trình độ cử nhân nhất là: tạp chí y học (2,75±0,74), tạp chí điều chiếm 22,5% (38/169). Nhóm điều dưỡng có dưỡng (2,74 ±0,69), tạp chí nghiên cứu ngành thâm niên công tác từ 11 đến 20 năm chiếm tỉ lệ nghề khác (2,32±0,66) (Bảng 4). cao nhất 39,1% (66/169) (Bảng 2). Yếu tố khó khăn trong tìm kiếm, đánh giá Chăm sóc dựa nhu cầu của từng người bệnh bài báo được báo cáo với điểm trung bình thấp cụ thể báo cáo với điểm trung bình cao nhất nhất sẽ là yếu tố gây khó khăn nhiều nhất đó là (4,2±0,52). Tiếp theo là những kiến thức áp dụng hạn chế khả năng đọc hiểu tiếng Anh với điểm hiệu quả lâu nay, thông tin do điều dưỡng có trung bình 2,22±0,69. Yếu tố khó khăn nhất trong kinh nghiệm chia sẻ, đồng nghiệp chia sẻ, báo thay đổi thực hành là không đủ thẩm quyền để cáo giám sát tại các khoa của bệnh viện, kinh thay đổi thực hành (2,63±0,94) (Bảng 5). nghiệm cá nhân, chính sách phát đồ của bệnh Bảng 3. Các nguồn thông tin được sử dụng nhiều làm bằng chứng trong thực hành chăm sóc Kết quả nhận được (n=169) Các nguồn thông tin Không bao Thường Trung bình±độ Thỉnh thoảng giờ/Hiếm khi xuyên/Luôn luôn lệch chuẩn Nhu cầu của từng người bệnh 0 9 (5,3%) 160 (94,6%) 4,2±0,52 Những kiến thức áp dụng hiệu quả lâu nay 0 11 (6,5%) 158 (93,4%) 4,19±0,53 Đồng nghiệp chia sẻ 0 28 (16,6%) 141 (83,4%) 4,17±0,61 Điều dưỡng có kinh nghiệm chia sẻ 0 24 (14,2%) 145 (85,8%) 4,18±0,59 Báo cáo giám sát tại bệnh viện 1 (0,6%) 19 (11,2%) 149 (88,2%) 4,11±0,59 Kinh nghiệm cá nhân 0 24 (14,2%) 145 (85,8%) 4,09±0,61 Chính sách phát đồ của bệnh viện 3 (1,8%) 15 (8,9%) 151 (89,3%) 4,07±0,67 Bảng 4. Các nguồn thông tin ít được sử dụng làm bằng chứng trong thực hành chăm sóc Kết quả nhận được (n=169) Các nguồn thông tin Không bao giờ/Hiếm Thường Trung bình± độ Thỉnh thoảng khi xuyên/Luôn luôn lệch chuẩn Thông tin từ công ty dược 45 (26,6%) 99 (58,6%) 25 (14,8%) 2,85±0,79 Tạp chí y học 57 (33,86%) 93 (55%) 19 (11,3%) 2,75±0,72 Tạp chí điều dưỡng 59(34,9%) 92 (54,4%) 18 (10,7%) 2,74±0,69 Tạp chí nghiên cứu ngành nghề khác 111 (65,7%) 51 (30,2%) 7 (4,1%) 2,32±0,66 Bảng 5. Các yếu tố khó khăn thường gặp trong tìm kiếm, đánh giá các báo cáo nghiên cứu và các thông tin thuộc cơ quan, tổ chức và thay đổi thực hành Kết quả nhận được (n=169) Yếu tố khó khăn Hoàn toàn đồng Không đồng ý/Hoàn Trung bình±Độ Không ý kiến ý/Đồng ý toàn không đồng ý lệch chuẩn Khó khăn trong tìm kiếm, đánh giá các báo cáo và nghiên cứu Hạn chế khả năng đọc hiểu tiếng Anh 138(81,6%) 17(10,1%) 14(8,3%) 2,22±0,69 Không có thời gian để tìm tài liệu nghiên cứu 98(58%) 30(17,8%) 41(24,3%) 2,59±0,94 Không đủ thời gian để tìm báo cáo nghiên cứu 84(49,7%) 41(24,3%) 44(26,1%) 2,7±0.96 Báo cáo nghiên cứu không dễ tìm 81(48%) 53(31,4%) 35(20,7%) 2,7±0,83 Không tự tin để đánh giá chất lượng của báo cáo 81(47,9%) 48(28,4%) 40(23,7%) 2,72±0,93 nghiên cứu Khó khăn trong thay đổi thực hành Không đủ thẩm quyền 86(50,9%) 47(27,8%) 36(21,3%) 2,63±0,94 Không đủ nguồn lực 20(11,9%) 53(31,4%) 96(56,8%) 3,46±0,76 94 Chuyên Đề Điều Dưỡng - Kỹ Thuật Y Học
- Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021 Nghiên cứu Y học Kết quả nhận được (n=169) Yếu tố khó khăn Hoàn toàn đồng Không đồng ý/Hoàn Trung bình±Độ Không ý kiến ý/Đồng ý toàn không đồng ý lệch chuẩn Không đủ thời gian 20(11,9%) 47(27,8%) 102(60,4%) 3,48±0,76 Không tự tin 20(11,8%) 34(20,1%) 115(68%) 3,6±0,77 Thành viên nhóm khó tiếp nhận 10(5,9%) 41(24,3%) 118(69,9%) 3,67±0,63 Bảng 6. Các yếu tố hỗ trợ Kết quả nhận được (n=169) Yếu tố hỗ trợ Luôn luôn/Thường Hiếm khi/Không Trung bình± Độ lệch Thỉnh thoảng xuyên bao giờ chuẩn Đồng nghiệp điều dưỡng 160 (94,7%) 7 (4,1%) 2 (1,2%) 1,57± 0,63 Điều dưỡng trưởng 157 (92,9%) 11 (6,5%) 1 (0,6%) 1,63 ± 0,63 Lãnh đạo bệnh viện 110 (65,1%) 47 (27,8%) 12 (7,1%) 2,22 ± 0,84 Bác sĩ hỗ trợ 104 (61,5%) 54 (32%) 11 (6,5%) 2,35 ± 0,82 Bảng 7. Mối liên quan giữa các nguồn thông tin ĐD sử dụng trong thực hành chăm sóc với thời gian làm việc Thời gian làm việc Các nguồn thông tin p Hành chính-trực (TB±ĐLC) Ca-kíp (TB±ĐLC) Kinh nghiệm cá nhân 3,92 ± 0,41 4,01 ± 0,37 0,22 Thông tin từ đồng nghiệp 3,97 ± 0,45 4,2 ± 0,47 0,011 Thông tin từ các nguồn tại bệnh viện 3,42 ± 0,47 3,43 ± 0,51 0,94 Bằng chứng nghiên cứu 3,14 ± 0,43 3,23 ± 0,47 0,34 Thông tin từ các nguồn bên ngoài 3,58 ± 0,51 3,95 ± 0,51 0,001 Kiểm định t không bắt cặp nhân có điểm trung bình sử dụng các nguồn Yếu tố hỗ trợ có điểm trung bình thấp nhất thông tin từ bằng chứng nghiên cứu cao hơn tương đương với mức độ hỗ trợ thường xuyên (3,34 ± 0,45) nhóm có trình độ học vấn cao nhất là các đồng nghiệp điều dưỡng với điểm đẳng (3,11 ± 0,42). Khác biệt có ý nghĩa thống trung bình là 1,57±0,63 (Bảng 6). kê với p
- Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021 Sự khác biệt về điểm trung bình của việc sử chung. Các nhóm nguồn thông tin được báo cáo dụng các nguồn thông tin thuộc về kinh nghiệm tỷ lệ luôn luôn/thường xuyên được sử dụng cá nhân trong thực hành giữa các nhóm kinh nhiều tiếp theo trong thực hành đó là những nghiệm làm việc có ý nghĩa thống kê với p
- Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021 Nghiên cứu Y học bằng chứng nghiên cứu cao hơn. Các điều KIẾN NGHỊ đưỡng có trình độ đại học trở được trang bị tốt Điều dưỡng cần không ngừng trao dồi, cập hơn về kiến thức, kỹ năng thu thập và đánh nhật kiến thức, thay đổi thực hành và nâng cao giá nghiên cứu. Chính vì thế họ có khả năng trình độ chuyên môn nhằm đem lại chất lượng tiếp cận với những bằng chứng nghiên cứu chăm sóc tốt nhất và sự hài lòng của bệnh nhân. nhiều hơn và ứng dụng nó nhiều hơn trong Cần tăng cường các kỹ năng tiếng anh, các khóa công việc hằng ngày của họ(12). học về tìm kiếm, đánh giá các báo cáo nghiên Kinh nghiệm làm việc cũng tạo nên sự khác cứu để có thể ứng dụng được các chứng cứ mới biệt trong việc sử dụng nguồn kiến thức đến từ nhất vào trong thực hành. Các nghiên cứu khoa nhóm kinh nghiệm cá nhân. Điều dưỡng có kinh học sau khi được tiến hành thì nên phổ biến nghiệm trên 20 năm sử dụng kiến thức thuộc về rộng rãi để những người quan tâm dễ dàng tiếp kinh nghiệm thường xuyên (4,25±0,34) hơn các cận được. nhóm còn lại. Người điều dưỡng làm việc càng TÀI LIỆU THAM KHẢO lâu năm thì kinh nghiệm tích lũy càng nhiều. 1. Craig JV, Dowding D (2019). Evidence-based practice in Kinh nghiệm tích lũy qua những năm tháng làm nursing, pp.2-3. Elsevier Health Sciences. 2. Ellis P (2019). Evidence-based practice in nursing. Ellis, 4:8-9. việc thực sự rất quý báu và cần thiết tuy nhiên 3. Hamaideh SH (2017). Sources of Knowledge and Barriers of cũng cần phải kết hợp giữa kinh nghiệm và các Implementing Evidence-Based Practice Among Mental Health nguồn thông tin mới nhất để đạt được hiệu quả Nurses in Saudi Arabia. Perspectives in Psychiatric Care, 53(3):190-8. cao trong chăm sóc(8,12). 4. Bahadori M, Raadabadi M, Ravangard R, Mahaki B (2016). The KẾT LUẬN barriers to the application of the research findings from the nurses’ perspective: A case study in a teaching hospital. Journal Các nguồn thông tin thường được sử dụng of Education and Health Promotion, pp.5. trong thực hành thường từ nhu cầu của từng 5. Al-Maskari MA, Patterson BJ (2018). Attitudes Towards and Perceptions Regarding the Implementation of Evidence-Based bệnh nhân, từ những kiến thức áp dụng hiệu Practice Among Omani Nurses. Sultan Qaboos University quả lâu nay, từ thông tin do điều dưỡng có kinh Medical Journal, 18(3):e344-e9. nghiệm chia sẻ, đồng nghiệp chia sẻ. 6. Youssef NFA, Alshraifeen A, Alnuaimi K, Upton P (2018). Egyptian and Jordanian nurse educators' perception of barriers Các nguồn thông tin ít được sử dụng là từ preventing the implementation of evidence-based practice: A tạp chí khác, tạp chí y học, tạp chí điều dưỡng, cross-sectional study. Nurse Education Today, 64:33-41. 7. Alqahtani N, Oh KM, Kitsantas P, Rodan M (2020). Nurses' thông tin cung cấp từ các công ty dược, thiết bị. evidence-based practice knowledge, attitudes and Khó khăn mà điều dưỡng báo cáo thường implementation: A cross-sectional study. Journal of Clinical Nursing, 29(1-2):274-83. gặp nhất trong tìm kiếm đánh giá nghiên cứu là 8. Đặng Thị Minh Phượng (2017). Các yếu tố liên quan đến việc hạn chế tiếng Anh, không có thời gian để truy áp dụng bằng chứng trong thực hành chăm sóc bệnh nhi của cập tài liệu, các báo cáo thì không dễ tìm. Những cử nhân điều dưỡng. Luận Văn Tốt Nghiệp Thạc Sĩ, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. khó khăn trong thay đổi thực hành được báo cáo 9. Nguyễn Thị Ngọc Minh (2016). Nghiên cứu việc áp dụng thực nhiều nhất là không đủ thẩm quyền. Điều hành điều dưỡng dựa vào bằng chứng tại bệnh viện C Đà dưỡng báo cáo nhận được sự hỗ trợ khá cao từ Nẵng. Y Học Thực Hành, 1005:221-6. 10. Phạm Thị Oanh, Lương Thị Hoa, Hoàng Trung Kiên (2018). đồng nghiệp và lãnh đạo. Kiến thức, thái độ và kĩ năng của điều dưỡng về thực hành Nhóm điều dưỡng có trình độ học vấn cử dựa trên bằng chứng. Khoa Học và Công Nghệ, 187(11):157-62. 11. Nguyễn Thị Hồng Nhung, Nguyễn An Nghĩa, Jane Dimmit nhân trở lên thường xuyên sử dụng các nguồn Champion (2019). Các yếu tố liên quan đến thực hành chăm thông tin từ bằng chứng nghiên cứu hơn nhóm sóc trẻ tay chân miệng của điều dưỡng tại bệnh viện An Giang. có trình độ học vấn cao đẳng. Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 23(5):81-8. Chuyên Đề Điều Dưỡng - Kỹ Thuật Y Học 97
- Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021 12. Giang Nhân Trí Nghĩa (2015). Nhận thức của điều dưỡng đối 14. Duncombe DC (2018). A multi-institutional study of the với thực hành dựa trên bằng chứng tại các bệnh viện đa khoa perceived barriers and facilitators to implementing evidence- tỉnh Bạc Liêu. Luận Văn Thạc Sĩ, Đại học Y Dược thành phố Hồ based practice. Journal of Clinical Nursing, 27(5-6):1216-26. Chí Minh. 13. Karki S, Acharya R, Budhwani H, Shrestha P, Chalise P, Ngày nhận bài báo: 15/07/2021 Shrestha U, et al (2015). Perceptions and Attitudes towards Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo: 10/09/2021 Evidence Based Practice among Nurses and Nursing Students in Nepal. Kathmandu University Medical Journal, 13(52):308-15. Ngày bài báo được đăng: 15/10/2021 98 Chuyên Đề Điều Dưỡng - Kỹ Thuật Y Học
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc
3 p | 1243 | 113
-
Chương 3: Mức chết và các yếu tố ảnh hưởng
18 p | 1098 | 91
-
Bài giảng Dịch tễ học - Bài 5: Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu dịch tễ học
30 p | 276 | 45
-
Bài giảng Dịch tễ học - Bài 6: Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả NC DTH
12 p | 176 | 33
-
Bài giảng Sinh lý điều nhiệt - Bs Huỳnh Thị Minh Tâm
41 p | 124 | 12
-
Bài giảng Tổn thương thận cấp: Định nghĩa, phân loại và nguyên nhân
35 p | 94 | 12
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lấy mẫu
1 p | 147 | 9
-
Bài giảng: Sự tăng trưởng thể chất trẻ em - Gv. Hà Thị Thuý Diễm
27 p | 134 | 7
-
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẨN ĐOÁN MUỘN UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG
10 p | 139 | 6
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ
7 p | 76 | 4
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú của người bệnh có bảo hiểm y tế tại Bệnh viện đa khoa Cái Nước
15 p | 5 | 2
-
Bài giảng Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp đối với bệnh nhân tăng huyết áp khi mới đến khám và điều trị tại khoa Cấp cứu tim mạch can thiệp - Bệnh viện TW Huế
23 p | 19 | 2
-
Bài giảng Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian nhập viện ở bệnh nhân nhồi máu não cấp - BS. Nguyễn Thị Trà Giang
19 p | 20 | 2
-
Bài giảng Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo đạc tỉ lệ tương phản nhiễu trong đánh giá tương phản trên hệ thống cắt lớp vi tính - Phan Hoài Phương
28 p | 2 | 1
-
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và thái độ của sinh viên điều dưỡng đối với bệnh sa sút trí tuệ
9 p | 4 | 1
-
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí trực tiếp y tế trong điều trị ngoại trú bệnh đái tháo đường type 2 giai đoạn 2020-2022 tại Bệnh viện Quận 11 Thành phố Hồ Chí Minh bằng kỹ thuật tọa độ song song
8 p | 2 | 1
-
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá của người dân về chất lượng khám chữa bệnh tại các trạm y tế xã, phường tỉnh Thừa Thiên Huế
9 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn