YOMEDIA
ADSENSE
Cạnh tranh thuế khi hội nhập nền kinh tế
236
lượt xem 38
download
lượt xem 38
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Cạnh tranh thuế là một bước ban hành chính sách thuế có lợi thế so sánh nhằm thu hút nguồn lực, lao động và các yếu tố kinh tế khác từ bên ngoài vào nước mình
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cạnh tranh thuế khi hội nhập nền kinh tế
- Cạnh tranh thuế khi hội nhập nền kinh tế nhóm 5 1
- Nội dung Cạnh tranh thuế khi hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế Thách thức và cơ hội của Việt Nam khi gia nhập AFTA. Giải pháp cho cạnh tranh thuế của Việt Nam trong AFTA nhóm 5 2
- Cạnh tranh thuế khi hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh t ế 1. Hội nhập, toàn cầu hoá nền kinh tế: - Khái niệm: + Hội nhập nền kinh tế: + Toàn cầu hoá nền kinh tế: - Tác động của hội nhập và toàn cầu hóa: 2. Cạnh tranh thuế: - Là việc một nước ban hành chính sách thuế có lợi thế so sánh nhằm thu hút nguồn lực, lao động và các yếu tố kinh tế khác từ bên ngoài vào nước mình hoặc (đồng thời) để hạn chế sự di chuyển các nguồn lực từ trong nước ra nước ngoài. - Có thể thực hiện dưới hai hình thức cơ bản: + Thiết lập các chính sách nhằm thu hút việc đặt địa điểm thực tế di ễn ra các ho ạt động kinh tế của các công ty nước ngoài + Thiết lập các chính sách nhằm thu hút địa điểm cư trú của công ty. - Phương pháp thực hiện: + Ban hành mức thuế suất thấp hơn những nước khác. + Sử dụng nhiều hình thức ưu đãi như miễn giảm thuế (áp dụng cùng mức thuế suất với các nước khác) nhóm 5 3
- Cạnh tranh thuế khi hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế 3. Cạnh tranh thuế: lợi và hại ? - Những mặt lợi: + Thu hút vốn đầu tư, hạn chế các dòng vốn và nhân lực có thể chảy ra nước ngoài + Góp phần cải cách hệ thống thuế, hạn chế thất thoát, lãng phí + Giảm gánh nặng phụ trội do thuế gây ra - Những mặt hại + Nguy cơ thu hẹp cơ sở đánh thuế của mỗi nước dẫn đến hạn hẹp nguồn thu của chính phủ, không đủ nguồn lực để cải cách các d ịch vụ công cần thiết cho ng ười dân dẫn đến nguy cơ bất ổn nền kinh tế + Nguy cơ gia tăng bất bình đẳng trong xã hội + Có thể làm suy giảm hiệu quả chung của nền kinh tế. 4. Xu thế cạnh tranh thuế trong một số thập kỉ gần đây: - Bắt đầu xảy ra khá phổ biến từ những năm 80 của thế kỉ XX - Biểu hiện: sự cắt giảm liên tục mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp sau đó là thuế thu nhập cá nhân - Hầu hết các nền kinh tế chủ chốt đang thực hiện một cuộc chạy đua giảm thuế suất nhằm đạt lấy ưu thế cạnh tranh nhóm 5 4
- Cạnh tranh thuế khi hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh t ế - Trong điều kiện môi trường và thông lệ đầu tư ngày càng thông thoáng thì thuế su ất là một trong những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến đầu tư + Thuế suất cao : • làm giảm nỗ lực của các nhà đầu tư, • kích thích các nhà đầu tư áp dụng các thủ pháp kỉ thuật nhằm làm giảm nghĩa vụ thúê phải nộp: định giá chuyển giao các yếu tố đầu vào cao doanh thu đầu ra thấp để chuyển lợi nhuận ra nước ngoài một cách hợp pháp. + Thuế suất thấp: • Khuyến khích các nhà đầu tư tích c ực bỏ vốn đầu t ư mới, đầu tư mở rộng • Là tín hiệu cho thấy chính phủ nước chủ nhà thực sự có thiện chí trong việc khuyến khích đầu tư - Bên cạnh đó các hình thức ưu đãi thuế cũng là một nhân tố có sức hấp d ẫn các nhà đầu tư nhóm 5 5
- Thách thức và cơ hội của Việt Nam khi gia AFTA 1. Khái quát về AFTA: - Sự ra đời của AFTA: năm 1992 theo sáng kiến của Thái Lan, Hội nghị Th ượng đỉnh Asean họp tại Singapo đã quyết định thành lập một khu vực mậu dịch tự do Asean ( gọi tắt là AFTA ) - Mục tiêu: + Tự do hoá thương mại trong khu vực bằng việc xoá bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan + Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào khu vực bằng việc tạo ra một khối thị trường thống nhất, rộng lớn hơn + Làm cho Asean thích nghi với các điều kiện kinh tế quốc tế đang thay đổi. 2. Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung ( CEPT ): - CEPT là một thoả thuận chung giữa các nước thành viên ASEAN về giảm thuế quan trong nội bộ ASEAN xuống còn từ 0-5%, đồng thời lo ại bỏ t ất cả các h ạn chế về định lượng và các hàng rào phi quan thuế trong vòng 10 năm, bắt đầu t ừ 1/1/1993 và hoàn thành vào 1/1/2003. - Nội dung của chương trình CEPT: + Giảm thuế quan + Loại bỏ hàng rào phi thuế quan nhóm 5 6
- Thách thức và cơ hội của Việt Nam khi gia nhập AFTA + Hài hoà các thủ tục hải quan. a, Vấn đề về thuế quan Để thực hiện CEPT mỗi nước phải thực hiện phân loại hàng hoá theo 4 danh mục sau: - Danh mục giảm thuế nhập khẩu ( IL-inclusion list ) - Danh mục loại trừ tạm thời ( TEL- temporary exclusion list ) - Danh mục loại trừ hoàn toàn ( GEL- general exclusion list ) - Danh mục hàng nhạy cảm ( Sl- sensitive list ) Danh mục giảm thuế nhập khẩu( IL ): Các sản phẩm nằm trong danh mục này được cắt giảm thuế quan ngay tại thời đi ểm bắt đầu thực hiện cho đến thời hạn kết thúc, tiến trình cắt giảm như sau : - Các sản phẩm có thuế suất trên 20% (> 20%) sẽ được giảm xuống 20% trong vòng 5 năm đầu và tiếp tục giảm xuống còn 0-5% trong 5 năm còn lại. Cụ thể : Các sản phẩm có thuế suất trên 20% sẽ được giảm xuống 20% vào 1/1/1998, và tiếp tục giảm xuống còn 0-5% vào 1/1/2003. - Các sản phẩm có thuế suất bằng hoặc thấp hơn 20% (=< 20%) sẽ được gi ảm xuống còn 0-5% trong vòng 7 năm đầu . Cụ thể : Các sản phẩm có thuế suất bằng hoặc thấp hơn 20% sẽ được giảm xuống còn 0-5% vào 1/1/2000. nhóm 5 7
- Thách thức và cơ hội của Việt Nam khi gia nhập AFTA Danh mục loại trừ tạm thời ( TEL ): cho phép các nước thành viên ASEAN được đưa ra một số sản phẩm tạm thời chưa thực hiện tiến trình cắt giảm thuế quan ngay theo CEPT. Tuy nhiên, Danh mục TEL này chỉ mang tính chất tạm thời, các sản phẩm trong Danh mục loại trừ tạm thời sẽ được chuyển toàn bộ sang Danh mục cắt giảm thuế(IL) ngay trong vòng 5 năm, kể từ năm thứ 4 thực hiện Hiệp định tức là từ 1/1/1996 đến 1/1/2000, m ỗi năm chuy ển 20% số sản phẩm trong Danh mục TEL vào Danh mục IL. - Lịch trình cắt giảm thuế của các sản phẩm chuyển từ Danh mục TEL sang Danh mục IL này như sau: + Đối với những sản phẩm có thuế suất trên 20%, phải giảm d ần thuế su ất xuống bằng 20% vào thời điểm năm 1998, trường hợp các sản phẩm được chuyển vào đúng hoặc sau thời điểm năm 1998 thì thuế suất lập tức phải bằng hoặc thấp hơn 20% , và tiếp tục giảm xuống còn 0-5% vào 1/1/2003 như lịch trình đối v ới sản phẩm trong Danh mục IL. + Đối với những sản phẩm có thuế suất bằng hoặc thấp hơn 20% (=< 20%) sẽ được giảm xuống còn 0-5% vào 1/1/2003 nhóm 5 8
- Thách thức và cơ hội của Việt Nam khi gia nhập AFTA Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL ): là những sản phẩm không phải thực hiện các nghĩa vụ theo Hiệp định CEPT, tức là không phải cắt giảm thuế, loại bỏ hàng rào phi quan thuế. Các sản ph ẩm trong danh mục này phải là những sản phẩm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, cuộc sống, sức khoẻ con người, động thực vật, đến việc bảo tồn các giá trị văn hoá nghệ thuật, di tích lịch sử, khảo cổ...( theo điều 9B Hiệp định CEPT). Danh mục hàng nhạy cảm (SL): là những sản phẩm được thực hiện theo một lịch trình giảm thuế và thời hạn riêng, các nước ký một Nghị định thư xác định việc thức hiện cắt giảm thuế cho các sản phẩm này, cụ thể thời hạn bắt đầu cắt giảm là từ 1/1/2001 kết thúc 1/1/2010, mức thuế giảm xuống 0-5%, nghĩa là kéo dài thời hạn hơn các sản phẩm ph ải th ực hi ện nghĩa vụ theo CEPT. b, Hàng rào phi thuế quan: Các hàng rào phi thuế quan bao gồm các hạn chế về số lượng (như hạn ng ạch, giấy phép,...) và các hàng rào phi thuế quan khác (như các khoản phụ thu, các quy định về tiêu chuẩn chất lượng,...). Để loại bỏ hạn chế số lượng và các hàng rào phi thuế quan. Hiệp định CEPT quy định về vấn đề này như sau: - Các nước thành viên sẽ xoá bỏ tất cả các hạn chế về số lượng đối với các sản phẩm trong CEPT trên cơ sở hưởng ưu đãi áp dụng cho sản phẩm đó; cụ thể: những mặt hàng đã được đưa vào Danh mục cắt giảm ngay (IL) sẽ phải bỏ các hạn chế về số lượng. nhóm 5 9
- Thách thức và cơ hội của Việt Nam khi gia nhập AFTA - Các hàng rào phi quan thuế khác sẽ được xoá bỏ dần dần trong vòng 5 năm sau khi sản phẩm được hưởng ưu đãi: - Các hạn chế ngoại hối mà các nước đang áp dụng sẽ được ưu tiên đặc biệt đối với các sản phẩm thuộc CEPT; - Tiến tới thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, công khai chính sách và thừa nhận các chứng nhận chất lượng của nhau; - Trong trường hợp khẩn cấp (số lượng hàng nhập khẩu gia tăng đột ngột gây phương hại đến sản xuất trong nước hoặc đe doạ cán cân thanh toán), các n ước có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa để hạn chế hoặc dừng việc nhập khẩu. c, Hài hoà các thủ tục hải quan: - Thống nhất biểu thuế quan. - Thống nhất hệ thống tính giá hải quan. - Thống nhất thủ tục hải quan. 2, Quá trình tham gia khu vực Mậu dịch Tự Do (AFTA) và lịch trình giảm thuế của VN theo CEPT: a, Những yêu cầu của CEPT-AFTA đối với Việt Nam: Bắt đầu được thực hiện từ 1/1/1996 và hoàn thành vào 1/1/2006 để đạt được mức thuế suất cuối cùng là 0-5%, chậm hơn các nước thành viên khác 3 năm. nhóm 5 10
- Thách thức và cơ hội của Việt Nam khi gia nhập AFTA Các bước cụ thể để thực hiện mục tiêu này bao gồm: + Xác định danh mục các mặt hàng thực hiện giảm thuế theo CEPT gồm: danh mục giảm thuế ngay (IL), danh mục loại trừ tạm thời (TEL), danh mục hàng nông sản chưa chế biến nhạy cảm (SL), danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL). + Các mặt hàng thuộc danh mục IL sẽ bắt đầu giảm thuế từ 1/1/1996 và kết thúc với thuế suất 0-5% vào 1/1/2006. Các mặt hàng có thuế suất trên 20% phải gi ảm xuống 20% vào 1/1/2001. Các mặt hàng có thuế suất nhỏ hơn hoặc bằng 20% sẽ gi ảm xuống 0-5% vào 1/1/2003. + Các mặt hàng thuộc danh mục TEL sẽ được chuyển sang danh mục IL trong vòng 5 năm, từ 1/1/1999 đến 1/1/2003, mỗi năm chuyển 20%, để thực hiện giảm thuế với thuế suất cuối cùng là 0-5% vào năm 2006. Đồng thời, các bước giảm sau khi đ ưa vào IL phải được thực hiện chậm nhất là 2-3 năm một lần và mỗi lần giảm không ít hơn 5%. + Các mặt hàng thuộc danh mục SL sẽ bắt đầu giảm thuế từ 1/1/2004 và kết thúc vào 1/1/2013 với thuế suất cuối cùng là 0-5%. Riêng mặt hàng đường vào năm 2010 :0- 5%. + Các mặt hàng đã đưa vào chương trình giảm thuế và được hưởng nhượng bộ thì phải bỏ ngay các quy định về hạn chế số lượng (QRs) và bỏ dần các biện pháp hạn chế phi quan thuế khác (NTBs) 5 năm sau đó . nhóm 5 11
- Thách thức và cơ hội của Việt Nam khi gia nhập AFTA b, Tiến trình thực hiện CEPT của Việt Nam: Nguyên tắc xây dựng phương án tham gia của Việt nam : - Không gây ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách - Bảo hộ hợp lý cho nền sản xuất trong nước - Tạo điều kiện khuyến khích việc chuyển giao kỹ thuật, đổi mới công nghệ cho nền sản xuất trong nước - Hợp tác với các nước ASEAN trên cơ sở các qui định của Hiệp định CEPT đ ể tranh thủ ưu đãi, mở rộng thị trường cho xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. Lộ trình cắt giảm thuế: - Lịch trình cắt giảm thuế được quy định cụ thể: + Đến cuối giai đoạn(1/1/2006), thuế suất đối với toàn bộ các mặt hàng trong danh mục IL và TEL phải được cắt giảm xuống 0-5%. + Đối với danh mục IL: Đến 1/1/2006 các mặt hàng có thuế suất trên 20% phải được giảm xuống bằng 20% mức chênh lệch giữa thuế suất gốc và mức 20%.Trong các năm tiếp theo tiếp tục cắt giảm cho đến khi đạt 0-5%vào 2006. Các mặt hàng có thuế suất dưới 20% sẽ phải đạt thuế suất bằng 0-5% vào 1/1/2003 + Đối với danh mục TEL: Trong vòng 5 năm, bắt đầu từ 1/1/1999 và kết thúc vào 1/1/2003, mặt hàng thuộc TEL phải được đưa vào danh mục cắt giảm thuế, mỗi năm chuyển 20% số mặt hàng. Sau khi được đưa vào danh mục IL, việc cắt giảm thuế phải được thực hiện ít nhất 2-3 năm một lần và mỗi lần giảm không ít hơn 5%. nhóm 5 12
- Thách thức và cơ hội của Việt Nam khi gia nhập AFTA Từ 1/1/2001, các mặt hàng có thuế suất trên 20% phải được giảm ngay xuống 20% khi đưa vào cắt giảm. Mỗi năm phải ban hành văn bản pháp lý thể hiện vi ệc chuyển các mặt hàng và cắt giảm thuế đó + Các mặt hàng thuộc danh múc SEL: bắt đầu giảm thuế từ 1/1/2004 và kết thúc vào 1/1/2013 với thuế suất cuối cùng bằng 0-5%. - Thực tiễn thực hiện: + Năm 1996 Việt nam đã công bố cho ASEAN các loại Danh mục: Danh mục c ắt giảm thuế IL; Danh mục loại trừ tạm thời TEL; Danh mục hàng nông sản chưa chế biến nhậy cảm SL và Danh mục loại trừ hoàn toàn GEL( đưa 875 mặt hàng đầu tiên vào thực hiện CEPT. Tất cả những mặt hàng này đều đã nằm ở khung thuế suất 0- 5%.) + Đầu năm 1998, Việt Nam công bố lịch trình giảm thuế để thực hiện AFTA vào năm 2006. Trên thực tế thì đến cuối năm 2002, 5.500 mặt hàng (chiếm kho ảng 86% t ổng số mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu) đã được vào chương trình cắt giảm. Toàn bộ các mặt hàng này đã ở thuế suất dưới 20% và có lộ trình cắt giảm trong thời kỳ 2002-2006. Trong số đó, 65% đã ở mức thuế 0-5%. + Theo đúng lộ trình thì việc cắt giảm thuế tham gia AFTA đã được áp dụng chính nhóm 5 13
- Thách thức và cơ hội của Việt Nam khi gia nhập AFTA thức tại Việt Nam từ ngày 1/1/2003. Tuy nhiên, ngày 10/1/2003, Bộ Tài chính đã thông báo việc cắt giảm đó sẽ được thực hiện lùi lại 7 tháng, vào ngày 1/7.Đến ngày 1/7, 1.416 mặt hàng thuộc TEL được chuyển sang IL, 755 mặt hàng cắt giảm ngay trong năm 2003. Việc thực hiện cắt giảm thuế CEPT/AFTA của VN được thể hiện trong Lộ trình cắt giảm thuế CEPT/AFTA năm 2003-2006, bắt đầu từ ngày 1/7/2003. Với Lộ trình này, 73,6% số dòng thuế sẽ có mức thuế suất 0-5% vào năm 2003, 84,3% số dòng thuế có thuế suất 0-5% vào năm 2005, 100% số dòng thuế có thuế suất 0-5% và 53,6% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm 2006. + Hiện nay, Việt Nam đã thực hiện xong các cam kết của AFTA. 3. Những thách thức và những cơ hội của Việt Nam tham gia vào AFTA: - Thuận lợi : + Tạo cơ hội cho Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước trong khu vực và trên thế giới. + Đẩy mạnh quá trình hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới + Gia nhập AFTA kích thích mạnh mẽ Việt Nam thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng: Đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá phục vụ cho XK. + Góp phần tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp + Người tiêu dùng được hưởng lợi do giá cả rẻ hơn và chủng loại hàng hoá phong phú hơn nhóm 5 14
- Thách thức và cơ hội của Việt Nam khi gia nhập AFTA + Tạo điều kiện thuận lợi để VN đẩy nhanh tốc độ thu hút vốn đầu tư nước ngoài. - Thách thức: + Lợi ích trực tiếp của nhà nước là nguồn thu ngân sách về thuế xuất nhập khẩu giảm. + Sức cạnh tranh của doanh nghiệp còn yếu . + Mở cửa kinh tế còn làm cho nền kinh tế trong nước dễ bị tác động bởi sự biến động ko thuận lợi diễn ra từ các nước khác. + Các nước Asean có những lợi thế tương đồng giống VN do vậy việc hợp tác thông qua sự phân công lao động trở nên khó khăn phức tạp và mang tính cạnh tranh gay gắt hơn. + Cơ cấu hàng XK VN hiện nay chủ yếu là nông sản chưa qua chế biến. Đây là những mặt hàng giảm thuế chậm, trong khi đó những mặt hàng công nghiệp, xuất nguyên liệu là những mặt hàng giảm thuế nhanh lại là sản phẩm XK của các nước AFTA khác và là sản phẩm NK của VN. + Cạnh tranh gay gắt trong thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi mà nhiều nước trong khu vực đã vực dậy sau cơn khủng hoảng. nhóm 5 15
- Giải pháp cho cạnh tranh thuế của Việt Nam trong AFTA Sự hội nhập buộc Chính phủ VN phải làm nhiều nỗ lực trong việc cải cách chính sách, đặc biệt là chính sách thuế vì chính sách này góp phần tăng cường khả năng cạnh tranh và hội nhập của nền kinh tế. 1, Những khó khăn, thách thức của việc cải cách hệ thống thuế của Việt Nam: - Khó khăn: + Cơ cấu kinh tế không đồng bộ làm cho việc thu thuế và đánh thu ế có nh ững khó khăn nhất định. + Hạn chế về khả năng quản lý thuế + Hệ thống thông tin yếu kém, nghèo nàn về cơ sở dữ liệu làm hạn chế hiệu quả công tác quản lý thuế - Thách thức: + Về nguồn thu: + Về quản lý thuế: + Về hiệu quả kinh tế và cạnh tranh thuế: 2, Định hướng cải cách chính sách thuế của VN trong thời gian tới : a, Mục tiêu: - Mục tiêu chung: chính sách thuế phải hướng vào thực hiện các mục tiêu tổng th ể của chính sách kinh tế nhóm 5 16
- Giải pháp cho cạnh tranh thuế của Việt Nam trong AFTA - Mục tiêu đặc thù: + Giữ kỷ luật tài chính tổng thể để lành mạnh hóa nền tài chính qu ốc gia, ổn đ ịnh kinh tế vĩ mô. Nguồn thu từ thuế phải có khả năng tài trợ các nhu cầu chi tiêu c ần thiết ngày càng tăng của Chính phủ mà không phải viện đ ến sự vay mượn quá m ức của khu vực công. + Nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút vốn đầu tư của nền kinh tế trong bối c ảnh hội nhập và cam kết quốc tế nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững và thực hiện thành công chiến lược giảm nghèo. + Thuế phải là công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước có hiệu quả và hiệu lực. Thuế đi vào trong đời sống kinh tế - xã hội trên cơ sở thực thi một chính sách thu ế minh bạch, công bằng, có tính luật pháp cao. b, Cải cách chính sách thuế: - Cải cách hệ thống thuế phù hợp với tình hình đất nước và cam kết quốc tế. - Chính sách động viên của thuế cần tôn trọng kỷ luật tài chính tổng thể. - Cơ cấu thuế hợp lý nhằm tăng cường nguồn thu và vai trò điều ti ết vĩ mô c ủa nhà nước. - Chính sách thuế phải góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa trong điều kiện VN hội nhập vào khu vực và thế giới. nhóm 5 17
- Giải pháp cho cạnh tranh thuế của Việt Nam trong AFTA - Phải đơn giản, ổn định, mang tính luật pháp cao và có sự tương đồng với khu vực và thông lệ quốc tế. Không ngừng hoàn thiện cơ chế hành thu, tạo ra sự chuyển biến về chất trong chính sách thuế và tương đồng với khu vực về trình độ quản lý. nhóm 5 18
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn