intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cây thuốc vị thuốc Đông y - CHÈ ĐẮNG & CHÈ VẰNG

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

144
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

CHÈ VẰNG Folium Jasmini subtriplinervis Tên khác: Chè cước man. Dây vàng. Tên khoa học: Jasminum subtriplinerve Blume., họ Nhài (Oleaceae). Mô tả: Là loại cây bụi nhỏ, đường kính thân không quá 6mm. Thân cứng, từng đốt vươn dài hàng chục mét, phân nhánh nhiều. Vỏ thân nhẵn màu xanh lục. Lá mọc đối hơi hình mác, phía cuống tròn, mũi nhọn, có ba gân chính nổi rõ ở mặt trên, mép nguyên, càng lên ngọn cành lá càng nhỏ. Lá chè vằng có 3 gân dọc trong đó 2 gân bên uốn cong theo mép lá, rõ rệt. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cây thuốc vị thuốc Đông y - CHÈ ĐẮNG & CHÈ VẰNG

  1. Cây thuốc vị thuốc Đông y - CHÈ ĐẮNG & CHÈ VẰNG CHÈ VẰNG Cây Chè vằng CHÈ VẰNG Folium Jasmini subtriplinervis Tên khác: Chè cước man. Dây vàng. Tên khoa học: Jasminum subtriplinerve Blume., họ Nhài (Oleaceae).
  2. Mô tả: Là loại cây bụi nhỏ, đường kính thân không quá 6mm. Thân cứng, từng đốt vươn dài hàng chục mét, phân nhánh nhiều. Vỏ thân nhẵn màu xanh lục. Lá mọc đối hơi hình mác, phía cuống tròn, mũi nhọn, có ba gân chính nổi rõ ở mặt trên, mép nguyên, càng lên ngọn cành lá càng nhỏ. Lá chè vằng có 3 gân dọc trong đó 2 gân bên uốn cong theo mép lá, rõ rệt. Hoa chè vằng mọc thành xim nhiều hoa (chừng 7-9 hoa), cánh hoa màu trắng thường nở vào tháng 3 đến tháng 5 hàng năm. Quả chè vằng hình cầu cỡ hạt ngô, chín màu vàng, có một hạt rắn chắc. Bộ phận dùng: Lá phơi hay sấy khô của cây Chè vằng (Jasminum subtriplinerve). Phân bố: Cây mọc hoang ở nhiều địa phương trong nước ta. Thu hái: Lá tươi về rửa sạch, phơi hay sấy khô. Thành phần hoá học: Flavonoid, coumarin... Công năng: Thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết điều kinh, tiêu viêm. Công dụng: Kinh nguyệt không đều, kinh bế, phụ nữ sau sinh sốt cao, viêm hạch bạch huyết, viêm tử cung, viêm tuyến sữa, nhũ ung, phong thấp gây đau nhức xương, ghẻ lở, chốc đầu, hoàng đản. Cách dùng, liều lượng: Lá phơi khô pha nước uống hàng ngày cho phụ nữ sau khi đẻ hoặc nấu nước tắm cho trẻ con bị ghẻ lở. Chữa rắn cắn. Lá giã nát hoặc giã với cồn 900 đắp vào nơi áp xe. Ngày dùng 20 - 30 g dược liệu khô, dùng tươi giã nát đắp tại chỗ hoặc sắc làm nước tắm lượng thích hợp. Chú ý: Cây Chè vằng có một số đặc điểm giống cây Lá ngón cần chú ý tránh nhầm lẫn khi thu hái.
  3. CHÈ ĐẮNG Lá Chè đắng Búp Chè đắng
  4. CHÈ ĐẮNG Tên khác: Khổ đinh trà, Cây bùi, chè Khôm, chè Vua. Tên khoa học: Ilex kaushue S. Y. Hu = Ilex kudingcha C. J. Tseng., họ Nhựa ruồi (Aquifoliaceae). Mô tả: Cây trưởng thành có thể cao tới 30m, đường kính có cây tới trên 1m. Cành và cuống hoa có lông tơ thưa, phiến lá dài 13-16cm, rộng 5-6cm, gân bên rõ ở cả hai mặt. Cụm hoa mọc tụm là dạng chùm giả với trục cụm hoa dài gần 1cm; đài của hoa đực hình đĩa; nhị ngắn hơn cánh hoa. Bộ phận dùng: Lá, búp. Phân bố: Chè đắng phân bố ở Lào Cai (núi Hàm Rồng, thị xã Sa Pa ), Cao Bằng (Nguyên Bình: Mai Long; Hạ Lang: An Lạc, Đồng Loan, Đức Quang; Thái Đức: Quảng Hoà, Mỹ Hưng, Tiên Thành; Thạch An: Đức Xuân, Nà Tục, Tục Ngã, Pắc Lùng) Hào Bình (Yên Thuỷ, Phố Sấu), Ninh Bình (Cúc Phương, Đồng Cơn). Còn ở Trung Quốc (Hồ Bắc, Hồ Nam, Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Nam tới đảo Hải Nam ). Thành phần hoá học: Flavonoid, saponin... Công năng: Tán phong nhiệt, giải độc, an thần, tăng cường tiêu hóa. Công dụng: Kích thích tiêu hoá, lợi tiểu, ổn định thần kinh, tăng trí nhớ, dùng lâu tăng sức khoẻ.
  5. Cách dùng, liều lượng: Ngày 10-20g, hãm uống như chè. Chú ý: Gần đây Chè đắng đang được nghiên cứu đưa vào trồng trọt, sản xuất, chế biến với số lượng lớn phục vụ nhu cầu trong n ước và xuất khẩu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2