intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chăm Sóc Trẻ Bị Sốt Xuất Huyết Tại Nhà

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

155
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh sốt xuất huyết (SXH) thường xuất hiện vào mùa mưa và mức độ nguy hiểm của nó không lường được. Bệnh có thể trở thành dịch gây tử vong nhiều người nên cần phải hết sức cảnh giác. Từ đầu năm đến nay, SXH đã xảy ra tại nhiều tỉnh thành, tăng hơn 92% so với cùng kỳ năm trước. Số bệnh nhân SXH được phát hiện nhiều nhất ở khu vực phía Nam, đặc biệt là miền Đông Nam bộ, chiếm 91,2% so với cả nước. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chăm Sóc Trẻ Bị Sốt Xuất Huyết Tại Nhà

  1. Chăm Sóc Trẻ Bị Sốt Xuất Huyết Tại Nhà Bệnh sốt xuất huyết (SXH) thường xuất hiện vào mùa mưa và mức độ nguy hiểm của nó không lường được. Bệnh có thể trở thành dịch gây tử vong nhiều người nên cần phải hết sức cảnh giác. Từ đầu năm đến nay, SXH đã xảy ra tại nhiều tỉnh thành, tăng hơn 92% so với cùng kỳ năm trước. Số bệnh nhân SXH được phát hiện nhiều nhất ở khu vực phía Nam, đặc biệt là miền Đông Nam bộ, chiếm 91,2% so với cả nước.
  2. Bệnh SXH do siêu vi phát triển trong một loại muỗi có tên AEDES AEGYPTI (còn gọi là "muỗi vằn") truyền cho người. Muỗi này sinh đẻ nhiều trong mùa mưa, ưa nơi ẩm thấp, thường đậu trong nhà và đốt người ngay cả ban ngày. Đa số bệnh nhân là trẻ em từ 3-8 tuổi, người lớn cũng có thể mắc bệnh nhưng ít nghiêm trọng hơn. Biến chứng nghiêm trọng nhất là hội chứng "sốc" gồm: giảm trí giác (không còn tỉnh táo, lừ đừ); giảm thân nhiệt (cơ thể lạnh, đặc biệt ở tứ chi); giảm huyết áp (mạch yếu có thể trụy tim). Khi trẻ được chuẩn đoán là SXH nhưng chưa có triệu chứng xuất huyết hay nghi ngờ SXH đa số được cấp đơn thuốc về chữa trị và theo dõi tại nhà, có hẹn ngày tái khám. Và sau đây là những điều mà phụ huynh cần thực hiện:
  3. 1- Cho trẻ nằm nghỉ trong phòng thoáng mát, hạn chế chạy nhảy, đi lại dù cho trẻ "có vẻ" khỏe mạnh, đồng thời cho trẻ uống đầy đủ nước (vì khi SXH, máu thường bị cô đặc lại nên sự lưu thông rất khó, đây cũng là nguyên nhân gây hội chứng "sốc" trong SXH). Nếu uống nhiều nước trái cây hay dung dịch OREZOL sẽ làm cho máu loãng hơn, cho trẻ uống từ từ, thong thả vì nếu uống một lần nhiều quá dễ bị ói, chướng bụng. 2- Cần quan tâm cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày với những thức ăn dễ tiêu như: cháo hành, súp và dĩ nhiên không nên cho trẻ ăn no quá. 3- Cho trẻ uống thuốc đúng chỉ định của bác sĩ, thường là các loại thuốc có chứa Paracetamol kết hợp với việc làm mát cho trẻ.
  4. 4- Theo dõi tình trạng bệnh của trẻ chu đáo nhằm phát hiện các triệu chứng tiền sốc: đột ngột lừ đừ, vật vã; cơn đau bụng dữ dội, lạnh tay chân; xám da, môi tím; bí tiểu và khát nước. Khi có những triệu chứng như vậy hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Muỗi là tác nhân chính truyền bệnh SXH cho người nên cách phòng ngừa tốt nhất là phải chống muỗi, diệt cung quăng (ấu trùng muỗi) và giữ vệ sinh nhà cửa, môi trường xung quanh. Một vấn đề quan trọng là phát hiện sớm trẻ bị nhiễm siêu vi để chữa trị kịp thời.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0