intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chủ đề Hoá THPT - Chủ đề: Este

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

10
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chủ đề este là một đơn vị kiến thức về một loại hợp chất hữu cơ có nhiều trong tự nhiên và có ứng dụng rất thực tế trong đời sống. Giáo viên dạy học theo chủ đề với hình thức thiết kế thành chuỗi các hoạt động cho học sinh theo các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, giúp học sinh giải quyết trọn vẹn một vấn đề học tập, phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực của học sinh. Giáo viên chỉ là người tổ chức, định hướng còn học sinh là người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ do giáo viên giao một cách tích cực, chủ động, sáng tạo. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chủ đề Hoá THPT - Chủ đề: Este

  1. BÁO CÁO CHỦ ĐỀ ESTE STT Họ và tên Đơn vị Điện thoại Email 1 Ngô Hùng Tráng THPT Quảng Hà 01695 856 787 Ngohungtrang.c3quangha@gmail.com 2 Lâm Chính Xuân THPT Trần Phú 0982 760 826 3 Đoàn Thu Trang THPT Tiên Yên 0978 982 386 4 Cao Hà Lập THPT Nguyễn Du 01698 579 559 5 Vi Thị Hòa THPT Bình Liêu 0945 390 066 Chủ đề 12: ESTE (3 tiết) Bước I: Xác định vấn đề cần giải quyết của chủ đề Chủ đề este là một đơn vị kiến thức về một loại hợp chất hữu cơ có nhiều trong tự nhiên và có ứng dụng rất thực tế trong đời sống. Giáo viên dạy học theo chủ đề với hình thức thiết kế thành chuỗi các hoạt động cho HS theo các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, giúp HS giải quyết trọn vẹn một vấn đề học tập, phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực của HS. GV chỉ là người tổ chức, định hướng còn HS là người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ do GV giao một cách tích cực, chủ động, sáng tạo. Bước II. Nội dung chuyên đề - Khái niệm, danh pháp của este. - Tính chất vật lý của este. - Tính chất hóa học của este. - Ứng dụng của este, điều chế este. Bước III. Mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực cần hướng tới 1. ESTE Kiến thức Nêu được : - Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử, danh pháp (gốc - chức) của este. - Phương pháp điều chế bằng phản ứng este hoá. - Vận dụng kiến thức của este vào thực tiễn (tinh dầu dùng làm hương liệu, mỹ phẩm; dung môi; sản xuất polime,...) Giải thích được: - Tính chất hoá học: Phản ứng thuỷ phân (xúc tác axit) và phản ứng với dung dịch kiềm (phản ứng xà phòng hoá). - Este không tan trong nước và có nhiệt độ sôi thấp hơn axit đồng phân. Kĩ năng - Viết được công thức cấu tạo của este có tối đa 4 nguyên tử cacbon. - Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của este no, đơn chức. - Phân biệt được este với các chất khác như ancol, axit,... bằng phương pháp hoá học. - Tính khối lượng các chất trong phản ứng xà phòng hoá. Thái độ Giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe, môi trường Năng lực cần hướng tới: - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học. - Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học. - Năng lực tự học và hợp tác. III. Phương pháp dạy học chủ yếu Khi dạy về nội dung này, GV sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực sau: - Phương pháp: Dạy học theo nhóm. - Kỹ thuật dạy học: KWL, khăn trải bàn Bước IV. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Nội Loại câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao dung hỏi/bài tập 1. Este. Câu hỏi /bài -Nêu được khái - Giải thích - Vận dụng kiến - Tìm hiểu một số tập định niệm của este, được tính tan thức đã học vào este,trong hoa quả, ứng tính - Nêu được đặc trong nước và các trường hợp dụng và cách bảo quản. điểm cấu tạo nhiệt độ sôi thấp giả định: ví dụ - Phân biệt được hợp phân tử của hơn so với axit suy luận tính chất chứa chức este với este. tương ứng. chất từ cấu tạo các Gọi được và ngược lại, đề chất có chứa nhóm tên một số −Minh họa, xuất biện pháp chức khác như ancol, este. chứng minh xử lí các hiện anđehit, phenol, được tính chất tượng, vấn đề axitcacboxylic,...bằng -Nhận diện hoá học của este giả định, nhận phương pháp hoá học. được một số no, đơn chức biết, tinh chế, - Xác định được este thông qua bằng các tách chất CTCT,số CTCT của công thức hoặc phương trình - Gọi tên được este, este đa chức, tạp tên gọi. hóa học. các este tương chức, este vòng… -Nêu được tính tự. - Giải được các bài tập chất vật lí, hóa - Xác định sản tính chỉ số: axit, este, xà học của este. phẩm phản ứng. phòng hoá, hiệu suất,... −Nêu được - Giải được các bài tập phương pháp - Vận dụng định liên quan đến phản ứng điều chế bằng nghĩa viết CTCT thủy phân este (xác định phản ứng este sản phẩm, có cấu tạo hoá. đặc −Nêu được ứng biệt, đa chức, tạp dụng của một chức,... ) số este, tiêu - Giải được các bài biểu. tập liên quan đến phản ứng đốt cháy este, hỗn hợp este và các nhóm chức khác. -Tính toán: theo Bài tập định công thức, lượng phương trình hóa học, theo các định luật bảo toàn. Mô tả và nhận - Giải thích Giải thích được Phát hiện được một số Bài tập thực biết được các được các hiện một số hiện hiện tượng trong hành/Thí hiện tượng tượng thí tượng TN liên thực tiễn và sử dụng nghiệm TN nghiệm. quan đến thực kiến thức hóa học để tiễn và vận dụng giải thích các tính chất để có biện pháp bảo vệ môi trường.
  3. Bước V. Câu hỏi – bài tập theo mức độ 1.Mức độ biết: Câu 1. Chất X có công thức cấu tạo sau: HCOOC2H5. Tên gọi của X là: A. etyl fomat B. etyl oxi anđehit C. etyl anđehit D. axit propionic Câu 2. Este X có công thức phân tử là C 4H6O2. Đun nóng X trong dung dịch NaOH thu được axetanđehit. Tên gọi của X là A. etyl axetat B. vinyl propionat C. vinyl axetat D. metyl acrylat Câu 3. Chất nào sau đây không phải là este? A. CH3COOCH3 B. CH3COOC6H5 C. CH3COOCH=CH2 D. CH3-O-CH2CH3 Câu 4. Phản ứng hóa học giữa axit cacboxylic và ancol được gọi là phản ứng gì? A. Phản ứng este hóa B. Phản ứng trung hòa C. Phản ứng ngưng tụ D. Phản ứng kết hợp Câu 5. Phát biểu không đúng là: A. Sản phẩm của phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là axit và ancol. B. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch. C. Thủy phân etyl axetat trong dung dịch axit thì thu được axit axetic và etanol. D. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều. Câu 6. Hãy viết công thức cấu tạo của các este sau: a. metyl axetat b. etyl acrylat. c. Benzyl benzoat. 2. Mức độ hiểu: Câu 1. Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi thấp nhất? A. CH3COOH B. HCOOCH3 C. C2H5OH D. H2O Câu 2. Este X đơn chức mạch hở trong đó cacbon chiếm 54,54% về khối lượng. Số CTCT của X là A. 2 B. 3 C. 5 D. 4 Câu 3. Este X mạch hở có công thức phân tử là C 4H6O2. Thủy phân X trong dung dịch axit thu được hỗn hợp hai chất hữu cơ Y và Z. Oxi hóa Z trong điều kiện thích hợp thu được chất hữu cơ Y. Vậy công thức cấu tạo của X là : A. CH3-COOCH2-CH3 B. CH3CH2COOCH3 C. CH3-COOCH=CH2 D. HCOO-CH2-CH=CH2. Câu 4. Este X mạch hở có công thức phân tử là C 5H8O2. Thuỷ phân X trong môi trường axit thu được axit cacboxylic và xeton. Vậy X có bao nhiêu công thức cấu tạo? A. 2 B. 5 C. 3 D. 4 Câu 5. Cho 8,8 gam etyl axetat phản ứng hoàn toàn với 100 ml dung dịch NaOH 0,4M, đun nóng . Tính khối lương chất rắn thu được sau phản ứng? ĐS: 3,28 gam. Câu 6. Hãy sắp xếp có giải thích ngắn gọn khả năng tan trong nước của các chất sau theo chiều tăng dần: Etyl axetat; propyl axetat; propyl propionat và ancol etylic. 3. Mức độ vận dụng Câu 1: Este X có công thức phân tử C8H8O2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm có hai muối. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn tính chất trên là A. 6 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 2. X có công thức phân tử là C4H8O2. Đun nóng 8,8 gam X trong 100,0 ml dung dịch chứa NaOH 0,8M và KOH 0,8M. Sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thì thu được 13,28 gam chất rắn khan. Vậy công thức của X là: A. C2H5COOCH3. B. HCOOC3H7 C. CH3COOC2H5 D. CH3COOC2H3
  4. Câu 3. Hóa hơi hoàn toàn 4,4 gam một este X mạch hở, thu được thể tích hơi bằng thể tích của 1,6 gam khí oxi (đo ở cùng điều kiện). Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 11 gam X bằng dung dịch NaOH dư, thu được 10,25 gam muối. Công thức của X là A. C2H5COOCH3. B. CH3COOC2H5. C. C2H5COOC2H5. D. HCOOC3H7. Câu 4: Để xà phòng hoá hoàn toàn 52,8 gam hỗn hợp hai este no, đơn chức , mạch hở là đồng phân của nhau cần vừa đủ 600 ml dung dịch KOH 1M. Biết cả hai este này đều không tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức của hai este là A. CH3COOC2H5 và HCOOC3H7 B. C2H5COOC2H5 và C3H7COOCH3 C. HCOOC4H9 và CH3COOC3H7 D. C2H5COOCH3 và CH3COOC2H5 Câu 5: Este X mạch hở, có công thức phân tử C4H6O2. Đun nóng a mol X trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 4a mol Ag. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức cấu tạo của X là A. HCOOCH=CH-CH3 B. CH2=CH-COOCH3 C. CH3COOCH=CH2 D. HCOOCH2-CH=CH2 Câu 6. Phản ứng điều chế este là phản ứng thuận nghịch. Để nâng cao hiệu suất của phản ứng có thể thực hiện những biện pháp nào trong số các biện pháp sau: a) Dùng dung dịch axit H2SO4 loãng làm xúc tác sẽ điện li ra nhiều H+. b) Dùng dung dịch axit H2SO4 đặc sẽ hút được nhiều nước. c) Lấy dư một trong hai chất đầu. d) Làm giảm nồng độ các chất sản phẩm. e) Làm tăng nồng độ các chất sau phản ứng. Câu 7: Cho các hóa chất sau: axit axetic, axit fomic, metanol, etanol, axit sunfuric đặc, nước, natri hiđroxit đặc. Để điều chế este CH3COOCH3 cần dùng các hóa chất nào sau đây ? A. axit axetic, etanol , axit sunfuric đặc B. axit axetic, metanol, axit sunfuric đặc C. axit fomic, metanol, nước D. axit axetic, metanol, natri hiđroxit đặc Câu 8. Poli (metyl metacrylat) là chất dẻo nhiệt, bền, cứng, trong suốt, do đó được gọi là thủy tinh hữu cơ. Nó không bị vỡ vụn khi va chạm và bền với nhiệt. Với những tính chất ưu việt đó, poli (metyl metacrylat) được dùng làm kính máy bay, ô tô, kính trong nghiên cứu và kính xây dựng. Hãy viết phương trình hóa học tổng hợp Poli (metyl metacrylat) từ monome tương ứng. 4. Mức độ vận dụng cao Câu 1. Để nâng cao hiệu suất của phản ứng tổng hợp etyl axetat từ ancol etylic và axit axetic (xúc tác H 2SO4 đặc). Trong các biện pháp sau đây: (1) Sau phản ứng, cho thêm dung dịch NaCl bão hoà; (2) Dùng xúc tác HCl đặc thay cho H2SO4 đặc; (3) Tăng gấp đôi lượng xúc tác H 2SO4 đặc; (4) Trong quá trình phản ứng, cất sản phẩm etyl axetat ra khỏi hỗn hợp; (5) Tăng lượng ancol etylic hoặc axit axetic; nên chọn những biện pháp nào? A. (3), (4) (5) B. (4) và (5) C. (1), (3), (4), (5) D. (1), (2), (4), (5) Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl axetat, metyl acrylat và axit oleic, rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 (dư). Sau phản ứng thu được 18 gam kết tủa và dung dịch X. Khối lượng X so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu đã thay đổi như thế nào? A. Giảm 7,38 gam. B. Tăng 2,70 gam. C. Tăng 7,92 gam. D. Giảm 7,74 gam. Câu 3: Cho 0,1 mol este X (no, đơn chức, mạch hở) phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,18 mol MOH (M là kim loại kiềm). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được chất rắn Y và 4,6 gam ancol Z. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được M2CO3, H2O và 4,84 gam CO2. Tên gọi của X là A. metyl axetat B. etyl axetat C. etyl fomat D. metyl fomat Câu 4: Cho hỗn hợp E gồm hai este X và Y phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm muối của một axit cacboxylic đơn chức và hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 27,2 gam E cần vừa đủ 1,5 mol O2, thu được 29,12 lít CO2 (đktc). Tên gọi của X và Y là A. metyl acrylat và etyl acrylat. B. metyl propionat và etyl propionat. C. metyl axetat và etyl axetat. D. etyl acrylat và propyl acrylat.
  5. Câu 5: Hỗn hợp E gồm este đơn chức X và este hai chức Y (X, Y đều no, mạch hở). Xà phòng hóa hoàn toàn 40,48 gam E cần vừa đủ 560 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hai muối có tổng khối lượng a gam và hỗn hợp T gồm hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy toàn bộ T, thu được 16,128 lít khí CO2 (đktc) và 19,44 gam H2O. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 43,0. B. 37,0. C. 40,5. D. 13,5. Bước VI. Thiết kế chi tiết từng hoạt động học I. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của giáo viên: các hình ảnh và tư liệu về ứng dụng của este trong thực tiễn. nước hoa, dầu chuối, giáo án, tranh ảnh... 2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn lại kiến thức về axit cacboxylic, ancol II. Phương pháp dạy học. - Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề. - Phương pháp đàm thoại tìm tòi. - Phương pháp học tập hợp tác (kỹ thuật góc, khăn trải bàn, hợp tác nhóm) - Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan(kỹ thuật đặt câu hỏi bài tập) - Phương pháp nghiên cứu III. Chuỗi các hoạt động dạy học. A. Hoạt động trải nghiệm – kết nối (10 phút) a. Mục tiêu của hoạt động Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS. Nội dung HĐ: Tìm hiểu khái niệm, phân loại, cách gọi tên este. b. Phương thức tổ chức HĐ: - GV tổ chức cho HS HĐ nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1. - Sau đó GV cho HS HĐ chung cả lớp bằng cách mời một số nhóm báo cáo, các nhóm khác góp ý, bổ sung. Vì là HĐ tạo tình huống/nhu cầu học tập nên GV không chốt kiến thức mà chỉ liệt kê những câu hỏi/vấn đề chủ yếu mà HS đã nêu ra, các vấn đề này sẽ được giải quyết ở HĐ hình thành kiến thức và HĐ luyện tập. - Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: Dựa vào các thông tin đã cho trong phiếu học tập, kết hợp với kiến thức đã học ở bài axit cacboxylic, HS có thể nêu được định nghĩa, cách phân loại este. Nếu HS gặp khó khăn ở phần này, GV có thể gợi ý HS về cách gọi tên các gốc axit và hidrocacbon đã học. Khi viết công thức chung của este dưới dạng R-COOR’, HS cũng có thể gặp khó khăn về nêu cách gọi tên este. Tuy nhiên đây là HĐ trải nghiệm, kết nối kiến thức giữa “cái đã biết” và “cái chưa biết” nên không nhất thiết HS phải trả lời đúng được tất cả các câu hỏi, muốn trả lời đúng được tất cả các câu hỏi HS phải tìm hiểu tiếp kiến thức ở HĐ hình thành kiến thức. Phiếu học tập 1 Cho hai chất sau : CH3 – CO- OH CH3- CO- OC2H5 Axit axetic Etyl axetat (este) 1. So sánh CTCT của hai chất trên nhận xét về cấu tạo phân tử este và rút ra khái niệm este ? 2. Xây dựng CTCT este no đơn chức mạch hở và CTCT este dạng tổng quát? Nhận xét đặc điểm cấu tạo của este ( H linh động, liên kết trong nhóm C=O, liên kết giữa CO-OR) ? 3. Đề xuất cách gọi tên este ? 4. Viết công thức cấu tạo mạch hở và gọi tên các este có công thức: C4H8O2, C4H6O2 c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: - Sản phẩm: HS hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 1. - Đánh giá giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí (ví dụ, nếu HS gặp khó khăn về việc xây dựng CTCT và viết công thức chung của este thì GV có thể gợi ý HS, so sánh điểm giống và khác nhau giữa công thức cấu tạo thu gọn của este và công thức cấu tạo thu gọn của axit cacboxylic; GV cũng gợi ý tương tự như vậy với phần khái niệm và công thức chung của este no, đơn chức, mạch hở và phần phân loại este).
  6. + Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các HĐ tiếp theo. B – Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1 (35 phút): Tìm hiểu định nghĩa, phân loại, đồng phân - danh pháp este a) Mục tiêu hoạt động: - Nêu được định nghĩa, cách phân loại, danh pháp của este. - Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học. b) Phương thức tổ chức HĐ: - GV cho HS HĐ cá nhân: Nghiên cứu sách giáo khoa (SGK) để tiếp tục hoàn thành phiếu học tập số 1 và gọi tên các este sau theo danh pháp thay thế HCOOCH3 C6H5COOCH3 CH3COOC2H5. CH2=CH-COOCH3. - HĐ nhóm: GV cho HS HĐ nhóm để chia sẻ, bổ sung cho nhau trong kết quả HĐ cá nhân. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu đồng phân bằng cách viết tất cả các đồng phân este của C3H6O2 và C4H8O2. - HĐ nhóm: GV cho HS HĐ nhóm để chia sẻ, bổ sung cho nhau trong kết quả HĐ cá nhân. - HĐ chung cả lớp: GV mời một số nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung (lưu ý mời các nhóm có kết quả khác nhau trình bày để khi thảo luận chung cả lớp được phong phú, đa dạng và HS sẽ được rút kinh nghiệm thông qua sai lầm của mình. - Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: + HS có thể gặp khó khăn khi trả lời câu hỏi về cách gọi tên este do không nhớ tên gốc axit, tên gốc hidrocacbon, khi đó GV nên gợi ý cho HS một số tên gốc axit thông thường quan trọng và một số gốc hidrocacbon thường gặp. + HS quên cách viết đồng phân, khi đó GV có thể dạy kĩ thuật “đếm đồng phân ” theo kiểu mới và dành thời gian phù hợp cho HS thực hành. c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: - Sản phẩm: HS ghi câu trả lời vào vở để hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập số 1 và gọi tên một số axit cacboxylic theo yêu cầu của GV: 1. Định nghĩa: a) Định nghĩa chung về este (SGK) Công thức chung: R-COO-R’ với R’≠ H. CTPT của este no, đơn, hở: Cn H 2 nO2 (n 2) . CTCT của este no, đơn, hở: Cn H 2 n 1COOCm H 2 m 1 (n 0; m 1) . Nhận xét: este không có H linh động, khác với axit cacboxylic. Liên kết C=O phân cực mạnh về phí Oxi. b) Phân loại: SGK c) Tên este: Tên gốc R’ + Tên gốc axit R-COO- (đuôi at) d) Đồng phân: C3H6O2: HCOOC2H5 CH3COOCH3 C4H8O2: HCOOCH2-CH2-CH3 HCOOCH(CH3)2 CH3COOC2H5 C2H5COOCH3 Hoạt động 2 (5 phút): Tìm hiểu tính chất vật lý a) Mục tiêu hoạt động: - Nêu được tính chất vật lí chung của este, mùi vị của một số loại este phổ biến. - Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tìm kiếm tài liệu. b) Phương thức tổ chức HĐ: - GV cho HS HĐ cá nhân: Nghiên cứu qua sách tham khảo, tài liệu mạng internet. - HĐ nhóm: GV cho HS HĐ nhóm để chia sẻ, bổ sung cho nhau trong kết quả HĐ cá nhân. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu về tính chất vật lí và mùi vị của một số loại este. - HĐ chung cả lớp: + GV yêu cầu HS báo cáo tính chất vật lí của este? Giải thích tính tan, và so sánh nhiệt độ nóng chảy với ancol và axit cacboxylic tương ứng? + GV nhận xét và bổ sung để HS hoàn thiện tính chất vật lý của este. - Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: + HS có thể gặp khó khăn khi tìm hiểu mùi của một số loại este đặc biệt: mùi hoa hồng, mùi cam, mùi đào…Khi đó, GV có thể cung cấp 1 bảng về mùi vị của một số loại este.
  7. c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: - Sản phẩm: HS ghi câu trả lời vào vở để hoàn thành kiến thức. Hoạt động 3 (30 phút): Nghiên cứu tính chất hóa học - HĐ nhóm: Từ đặc điểm cấu tạo của este, kết hợp với các kiến thức đã học ở các bài axit cacboxylic (lớp 11), GV yêu cầu các nhóm dự đoán tính chất hóa học chung của các este (khả năng tác dụng bazơ…). - Hoạt động chung cả lớp: GV mời một số nhóm báo cáo kết quả dự đoán tính chất hóa học của este, các nhóm khác góp ý, bổ sung. GV thông báo các dụng cụ, hóa chất thí nghiệm có thể có, trên cơ sở đó các nhóm lựa chọn và đề xuất cách thực hiện các thí nghiệm để kiểm chứng các tính chất hóa học đã dự đoán của este. Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm, sau đó GV mời đại diện một số nhóm báo cáo quá trình thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích, viết PTHH xảy ra, từ đó nêu các tính chất hóa học chung của este, các nhóm khác góp ý, bổ xung. GV hướng dẫn HS chuẩn hóa kiến thức về các tính chất hóa học của este. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: - Sản phẩm: + Nêu được cách tiến hành, kết quả thí nghiệm theo bảng sau (các TN HS có thể làm: thủy phân este trong môi trường kiềm) STT Tên thí nghiệm Cách tiến hành Hiện tượng Giải thích - PTHH 1 2 3 … + Rút ra được tính chất hóa học chung của este: Phản ứng thủy phân: - Môi trường axit (phản ứng thuận nghịch) R-COO-R’ + H2O R-COOH + R’OH. - Môi trường bazơ (xà phòng hóa) RCOOR’ + NaOH RCOONa + R’OH. - Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: Thí nghiệm về phản ứng thủy phân este có thể không có hóa chất như yêu cầu. Khi đó GV sẽ hướng dẫn HS nghiên cứu các bước thực hiện thí nghiệm như SGK hoặc chọn hóa chất thay thế cho etyl axetat bằng dầu chuối (isoamyl axetat). - Đánh giá giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi các nhóm tiến hành thí nghiệm, kịp thời phát hiện những thao tác, khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua HĐ chung cả lớp: Đánh giá bằng nhận xét: GV cho các nhóm tự đánh giá quá trình thí nghiệm của mình và cho các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau. GV nhận xét, đánh giá chung. - HĐ nhóm: GV yêu cầu HS dự đoán tính chất riêng của một số este có liên kết C=C trong phân tử và este có dạng HCOO-R’. - Hoạt động chung cả lớp: GV mời một số nhóm báo cáo kết quả dự đoán tính chất hóa học của este một số este có đặc điểm riêng. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: + Este có dạng: HCOOR’ có phản ứng tráng gương. + Este có liên kết đôi C=C trong gốc hidrocacbon sẽ có phản ứng với H2/Ni, t0, làm mất màu dung dịch Br2. 0 CH2=CH-COOCH3 + H2 Ni ,t CH3-CH2-COOCH3. CH3-COOCH=CH2 + Br2 CH3-COOCHBr-CH2Br. - Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: HS có thể quên tính chất của andehit hoặc tính chất của các hợp chất hidrocacbon chưa no. Khi đó, GV có thể gợi ý. Hoạt động 4(10 phút): Điều chế este - ứng dụng a) Mục tiêu hoạt động: - Nêu được các phương pháp chung chủ yếu để điều chế este và một số phương pháp riêng để điều chế este chưa no, este của phenol.
  8. - Nêu được một số ứng dụng chủ yếu của este. b) Phương thức tổ chức HĐ: - GV cho HS HĐ nhóm: (Đàm thoại giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm) GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 10 HS nghiên cứu SGK và thực hiện nhiệm vụ phiếu học tập 2, ghi kết quả ra giấy Ao Phiếu học tập số 2 Nêu phương pháp điều chế este của ancol? Viết pthh điều chế? Nêu các ứng dụng của este? - GV cho các nhóm báo cáo kết quả. - GV nhận xét và bổ sung để HS hoàn thiện các phương pháp điều chế este Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: Dùng phản ứng este hoá giữa ancol và axit có xúc tác H2SO4đ, to CH3COOH + CH3OH CH3COOCH3 + H2O - Kiểm tra, đánh giá kết quả HĐ: + Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi các nhóm tìm hiểu về các phương pháp điều chế este để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua sản phẩm học tập: Báo cáo của các nhóm về các phương pháp điều chế este, GV giúp HS tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. C – Hoạt động luyện tập (40 phút) 1. Mục tiêu hoạt động - Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài về khái niệm, danh pháp, tính chất vật lí, tính chất hóa học, điều chế este. - Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học. b) Phương thức tổ chức HĐ: - Ở HĐ này GV cho HS HĐ cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho HS HĐ cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 3. - HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả/lời giải, các HS khác góp ý, bổ sung. GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/phương pháp giải bài tập. GV có thể biên soạn các câu hỏi/bài tập khác, phù hợp với đối tương HS, tuy nhiên phải đảm bảo mục tiêu chuẩn kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu của chương trình. Các câu hỏi/ bài tập cần mang tính định hướng phát triến năng lực HS, tăng cường các câu hỏi/ bài tập mang tính vận dụng kiến thức, gắn với thực tiễn, thực nghiệm, tránh các câu hỏi chỉ yêu cầu HS ghi nhớ kiến thức máy móc. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Hoàn thành các câu hỏi/ bài tập sau: Trắc nghiệm Câu 1. Chất nào sau đây không phải là este? A. CH3COOCH3 B. CH3COOC6H5 C. CH3COOCH=CH2 D. CH3-O-CH2CH3 Câu 2. Chất X có công thức cấu tạo sau: HCOOC2H5. Tên gọi của X là: A. etyl fomat B. etyl oxi anđehit C. etyl anđehit D. axit propionic Câu 3: (Mã 202)Xà phòng hóa CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối có công thức là A. C2H5ONa B. C2H5COONa C. CH3COONa D. HCOONa Câu 4. Este X có công thức phân tử là C 4H6O2. Đun nóng X trong dung dịch NaOH thu được axetanđehit. Tên gọi của X là A. etyl axetat B. vinyl propionat C. vinyl axetat D. metyl acrylat Câu 5: Số đồng phân của hợp chất este đơn chức có CTPT C4H8O2 tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 sinh ra Ag là: A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 6. Phản ứng hóa học giữa axit cacboxylic và ancol được gọi là phản ứng gì?
  9. A. Phản ứng este hóa B. Phản ứng trung hòa C. Phản ứng ngưng tụ D. Phản ứng kết hợp Câu 7. Phát biểu không đúng là: A. Sản phẩm của phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là axit và ancol. B. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch. C. Thủy phân etyl axetat trong dung dịch axit thì thu được axit axetic và etanol. D. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều. Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 1,48g một este X thu được 2,64g CO2 và 1,08g H2O. Công thức phân tử của X là A. C2H4O2 B. C3H6O2 C. C3H4O2 D. C4H8O2 Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 7,4g một este X thu được 13,2g CO2 và 5,4g H2O. Biết X tham gia phản ứng tráng gương. Công thức phân tử của X là: A.CH3COOC2H5 B. HCOOCH3 C. HCOOC2H5 D. CH3COOCH3 Câu 10: Tỉ khối hơi của este X so với H2 là 44. Khi thủy phân este đó trong dung dịch NaOH thu được muối có khối lượng lớn hơn khối lượng este đã phản ứng. Công thức cấu tạo của X là A. CH3CH2COOCH3. B. HCOOC3H7. C. CH3COOCH3 D. CH3COOC2H5 Câu 11: Xà phòng hóa hoàn toàn 8,8 gam CH3COOC2H5 trong 150 ml dung dịch NaOH 1,0M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 14,80. B. 10,20. C. 12,30. D. 8,20. Câu 12: Xà phòng hóa hoàn toàn 3,7 gam HCOOC2H5 trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 4,1. B. 3,4. C. 8,2. D. 6,8. Câu 13: Đun nóng 6 gam CH3COOH với 6 gam C2H5OH có mặt H2SO4 đậm đặc làm xúc tác. Tìm khối lượng este tạo thành khi hiệu suất 65% . A. 5,72 gam B. 8,8 gam C. 13,2 gam D. 13,54 gam Câu 14: Cho 3 gam axit axetic phản ứng với 2,5g ancol etylic (xúc tác H2SO4, to) thu được 3,3g este . Hiệu suất của phản ứng este hoá là A. 75% B. 80% C. 75,55% D. 70,25% Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol một este X thu được 3 mol CO2 , mặt khác khi xà phòng hoá 0,1 mol este trên bằng NaOH thu được 8,2g muối . CTPT của X là A. CH3COOC2H5 B. HCOOC2H5 C. HCOOCH3 D. CH3COOCH3 Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 4,4g một hợp chất hữu cơ đơn chức X thu được 4,48 lit CO2 (đktc) và 3,6g H2O. Nếu cho 4,4g X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 4,8g muối của axit hữu cơ Y và chất hữu cơ Z. Tên của X là A. Etyl propionat B. metyl propionat C. isopropyl axetat D. Etyl axetat Tự luận Câu 1. Hãy viết công thức cấu tạo của các este sau: a. metyl axetat b. etyl acrylat. c. Benzyl benzoat. Câu 2. Cho 8,8 gam etyl axetat phản ứng hoàn toàn với 100 ml dung dịch NaOH 0,4M, đun nóng . Tính khối lương chất rắn thu được sau phản ứng? ĐS: 3,28 gam. Câu 3. Hãy sắp xếp có giải thích ngắn gọn khả năng tan trong nước của các chất sau theo chiều tăng dần: Etyl axetat; propyl axetat; propyl propionat và ancol etylic. Câu 4. Poli (metyl metacrylat) là chất dẻo nhiệt, bền, cứng, trong suốt, do đó được gọi là thủy tinh hữu cơ. Nó không bị vỡ vụn khi va chạm và bền với nhiệt. Với những tính chất ưu việt đó, poli (metyl metacrylat) được dùng làm kính máy bay, ô tô, kính trong nghiên cứu và kính xây dựng. Hãy viết phương trình hóa học tổng hợp Poli (metyl metacrylat) từ monome tương ứng. c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: - Sản phẩm: Kết quả trả lời các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số3. - Kiểm tra, đánh giá HĐ.
  10. + Thông qua quan sát: Khi HS HĐ cá nhân, GV chú ý quan sát, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày/lời giải của HS về các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 3, GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. D – Hoạt động vận dụng và tìm tòi – mở rộng (5 phút) a) Mục tiêu hoạt động: HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS, không bắt buộc tất cả HS đều phải làm, tuy nhiên GV nên động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và chia sẻ kết quả với lớp. b) Nội dung HĐ: HS giải quyết các câu hỏi/bài tập sau: 1) Thuốc cảm aspirin: Em hãy tìm hiểu qua tài liệu, internet... và cho biết các ứng dụng của thuốc aspirin? 2) Metyl salixylic: Em hãy tìm hiểu qua tài liệu, internet... và cho biết các ứng dụng của thuốc aspirin? 3) Nước hoa và sự quyến rũ của phụ nữ Em hãy tìm hiểu qua tài liệu, internet... về nước hoa và cho biết chất làm nên mùi thơm của một số loại nước hoa nổi tiếng? c) Phương thức tổ chức HĐ: GV hướng dẫn HS về nhà làm và hướng dẫn HS tìm nguồn tài liệu tham khảo (internet, thư viện, góc học tập của lớp...). Gợi ý: Ở những nơi khó khăn, không có internet hoặc tài liệu tham khảo, GV có thể sưu tầm sẵn tài liệu và để ở thư viện nhà trường/góc học tập của lớp và hướng dẫn HS đọc. Như vậy, vừa giúp HS có tài liệu tham khảo, vừa góp phần tạo văn hóa đọc trong nhà trường. d) Sản phẩn HĐ: Bài viết/báo cáo hoặc bài trình bày powerpoint của HS e) Kiểm tra, đánh giá kết quả HĐ: GV có thể cho HS báo cáo kết quả HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng vào đầu giờ của buổi học kế tiếp, GV cần kịp thời động viên, khích lệ HS.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2