intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên đề: Dự phòng chăm sóc loét tì đè cho bệnh nhân nằm lâu

Chia sẻ: Nguyễn Văn Ngư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:38

131
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chuyên đề mô tả các yếu tố nguy cơ và bệnh sinh loét tì đè; mô tả quy trình điều dưỡng dự phòng chăm sóc loét tì đè ở những bệnh nhân nằm lâu. Mời các bạn cùng tham khảo chuyên đề để nắm chi tiết nội dung kiến thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên đề: Dự phòng chăm sóc loét tì đè cho bệnh nhân nằm lâu

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ Loét tì đè là một vấn đề sức khỏe lớn ở các bệnh viện, cơ sở y tế và ngay cả trong chăm sóc bệnh nhân ở nhà. Đây là hậu quả của quá trình bị tì đè kéo dài gây thiếu máu nuôi tổ chức và chết tế bào, thường xảy ra ở những bệnh nhân phải nằm lâu do các bệnh mãn tính khác[4]. Theo Barratt (1990), khối lượng công việc của điều dưỡng Hồi sức cấp cứu tăng lên 50% khi có loét tì đè cuất hiện [11]. Nghiên cứu của Woodbury và Houghton năm 2004 trên 14000 bệnh nhân ở 45 cơ sở y tế tại Canada cho tỷ lệ mắc ước tính của loét tì đè là 26,2%. Tỷ lệ hiện mắc ở các đơn vị Hồi sức cấp cứu thay đổi từ 14%-41%, cao hơn gấp 3 lần so với tỷ lệ ở các bệnh viện đa khoa thông thường [15]. Các dữ liệu cũng cho thấy 10% bệnh nhân đến viện xuất hiện loét tì đè trong đó 70% là người cao tuổi. Theo Langemo và cộng sự (1989) 60% bệnh nhân vào cấp cứu có biểu hiện ở hai tuần đầu tiên, tuy nhiên 15% bệnh nhân cao tuổi xuất hiện loét tì đè ở tuần đầu tiên [14]. Nguy cơ loét tì đè tăng đến 74% khi kết hợp các yếu tố bất động, suy giảm hệ miễn dịch và giảm khối cơ (Harris & Fraser, 2004) [12]. Thời gian nằm viện, chi phí chăm sóc y tế, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân giảm, tăng tỷ lệ bệnh tật và thậm chí là tử vong là những hệ quả tất yếu của loét tì đè. Nếu đã mắc thì rất khó điều trị, chính vì thế vấn đề dự phòng chăm sóc loét tì đè đang dần trở thành một ưu tiên cho công tác chăm sóc điều dưỡng. [11], [4], [10], [6], [14] Thêm vào đó, nguyên nhân hay gặp nhất chính là thiếu vận động, điều mà điều dưỡng y tá và người chăm sóc bệnh nhân hoàn toàn có thể dự phòng [11]. Nguyễn Thế Bình và cộng sự nghiên cứu trên 51 bệnh nhân chấn thương cột sống ngực thắt lưng ở bệnh viện Việt Đức cho thấy tỷ lệ loét là 3l,5 % ở bệnh nhân có liệt tủy [9]. Với sự phát triển không ngừng về kinh tế xã hội, số lượng người cao tuổi 1
  2. ngày một tăng cùng với sự gia tăng tỷ lệ các bệnh mãn tính (đái tháo đường, tim mạch, bệnh khớp, …), các tai nạn lao động và sinh hoạt khiến người bệnh hạn chế vận động thì loét tì đè không phải là một hiện tượng hiếm gặp. Mặc dù có nhiều tiến bộ trong việc chăm sóc bệnh nhân có nguy cơ cao nhưng điều trị loét tì đè vẫn là vấn đề thách thức với y học. Chính vì vậy, chúng tôi viết chuyên đề “Dự phòng chăm sóc loét tì đè cho bệnh nhân nằm lâu” này với hai nội dung sau: 1) Mô tả các yếu tố nguy cơ và bệnh sinh loét tì đè 2) Mô tả quy trình điều dưỡng dự phòng chăm sóc loét tì đè ở những bệnh nhân nằm lâu 2 Thang Long University Library
  3. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN Da là hệ thống cơ quan lớn nhất trong cơ thể. Da có đặc tính dai và bền để bảo vệ các lớp mô dưới da chống lại không khí, nước, các chất lạ, và vi khuẩn. Da rất nhạy cảm với chấn thương và có những khả năng tự lành đặc biệt. Tuy nhiên dù có khả năng đàn hồi nhưng da không thể chịu được áp lực kéo dài, lực đè hoặc sự chà xát quá mức [4]. 1.1.Cấu tạo của da. Da gồm 3 lớp: thượng bì, trung bì, hạ bì và các phần phụ của da [2]. 3
  4. Hình 1.1: Cấu tạo mô học da bình thường 1.1.1. Thượng bì(còn gọi là biểu bì, epidermis) Trên các lát cắt mô học của da bình thường, ranh giới giữa thượng bì và trung bì không bằng phẳng mà lồi lõm do có nhiều nhú của thượng bì như những ngón tay ăn sâu vào trung bì. Những chỗ lồi lên của trung bì giữa các nhú thượng bì gọi là nhú trung bì.Thượng bì chia ra thành năm lớp: lớp đáy, lớp gai, lớp hạt, lớp sáng và lớp sừng [2]. - Lớp đáy: Còn gọi là lớp sinh sản. Gồm có một hàng tế bào đứng trên màng đáy thẳng góc với mặt da.Tế bào hình trụ hay vuông, ranh giới ít rõ ràng, nhân hình 4 Thang Long University Library
  5. bầu dục khá lớn, tế bào chất ưa kiềm. Nằm xen kẽ giữa hàng tế bào đáy là những tế bào sáng có tua, đó là hắc tố bào (mélanocyte). Trung bình khoảng 10 tế bào đáy có một tế bào mélanocyte (khoảng 1155 tế bào mélanocyte/mm2 da). Lớp tế bào đáy có nhiệm vụ sinh sản những tế bào mới thay thế những tế bào cũ đã bị phân hủy. Hắc tố bào có nhiệm vụ sản xuất ra melanin. - Lớp gai: Đây là lớp dày nhất của thượng bì, có từ 5-12 hàng tế bào, ở các hàng dưới thì tế bào lớn hình đa giác có trục thẳng đứng, càng lên trên tế bào càng nhỏ lại, có hình thoi nằm song song với mặt da, tế bào chất ưa toan. Nối liền tế bào này với tế bào kia bằng cầu nối liên bào làm cho lớp gai liên kết chặt chẽ với nhau. - Lớp hạt: Có từ 2-4 lớp, tế bào dẹt hơn tế bào gai, nằm song song với mặt da, nhân sáng hơn và có hiện tượng đang hư biến. Lớp hạt là lớp cuối cùng còn nhân và cầu nối. Lớp hạt không có ở niêm mạc. - Lớp sáng: Chỉ có ở lòng bàn tay, bàn chân, nó nằm trên lớp hạt, có từ 2-3 hàng tế bào. Tế bào hình dẹt kéo dài chứa albumin có chất éléidin. - Lớp sừng: Là lớp ngoài cùng của thượng bì, tiếp xúc trực tiếp với môi trường, gồm những tế bào dẹt không nhân ưa toan (acid), xếp thành những phiến mỏng chồng lên nhau. Như vậy thượng bì luôn ở tình trạng sinh sản, những tế bào mới ở lớp cơ bản, già cỗi, hư biến rồi bong ra ở lớp sừng. 1.1.2. Trung bì (còn gọi là chân bì) Về cấu trúc trung bì gồm 3 phần: - Những sợi chống đỡ: sợi tạo keo là những sợi thẳng không phân nhánh cấu tạo bởi những chuổi polypeptit (khoảng 20 sợi axit amin). Sợi tạo keo có thể bị phá hủy bởi men Colagenaza do vi khuẩn tiết ra. Sợi chun là những sợi lớn hơn có phân nhánh, nó bắt nguồn từ sợi tạo keo. Sợi lưới tạo thành màng lưới mỏng bao 5
  6. bọc quanh mạch máu, tuyến mồ hôi. Cấu trúc của nó giống sợi tạo keo. - Chất cơ bản: là một màng nhầy gồm trytophan, tyrosin...Nó bị phá hủy bởi tyrosin. - Tế bào gồm tế bào xơ hình thoi hoặc hình amip, có tác dụng làm da lên sẹo. Tổ chức bào hình thoi hoặc hình sao có thể biến thành đại thực bào đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể. Tương bào tham gia quá trình chuyển hóa heparin, histamin. - Ngoài các thành phần trên ở trung bì còn có những động mạch, tĩnh mạch, bạch mạch (hệ thống này được bắt nguồn từ các đám rối ở sâu) và hệ thống thần kinh của da 1.1.3. Hạ bì (còn gọi là mô dưới da) Nằm giữa trung bì và cân hoặc màng xương, hạ bì là tổ chức đệm biệt hóa thành tổ chức mỡ, có nhiều ô ngăn cách bởi những vách nối liền với trung bì, trong mỗi ô có mạch máu, thần kinh, tế bào mỡ, tế bào tròn, tế bào sáng. 1.1.4. Phần phụ của da. Gồm thần kinh, tuyến mồ hôi, tuyến bã, nang lông và móng. - Thần kinh da: gồm 2 loại. Thần kinh não tủy có vỏ Myelin bao bọc, có nhánh đi riêng biệt phụ trách chức năng cảm giác. Thần kinh giao cảm không có Myelin chạy nhờ trong các bao mạch máu, điều khiển mạch máu, cơ nang lông tuyến mồ hôi. - Tuyến mồ hôi gồm 3 phần 6 Thang Long University Library
  7. + Cầu bài tiết hình tròn khu trú ở trung bì sâu hoặc hạ bì, có 2 lớp tế bào giữa là những tế bào bài tiết, chung quanh có lớp tế bào dẹt bao bọc. + Ống dẫn đoạn qua trung bì có cấu trúc như phần cầu nhưng ít bài tiết. + Ống dẫn đoạn qua thượng bì có đoạn xoắn ốc, càng ra ngoài càng xoắn nhiều, gồm một lớp tế bào có nhiễm hạt sừng. - Tuyến bã: nằm cạnh bao lông và thông với nang lông bằng ống tiết. Mỗi tuyến bã có nhiều thùy, mỗi thùy gồm nhiều lớp tế bào. Ống tiết được cấu tạo bởi tế bào sừng. - Nang lông là phần lõm sâu xuống của thượng bì chứa sợi lông và tiếp cận với tuyến bã, rải rác khắp da trừ lòng bàn tay và lòng bàn chân. Mỗi nang lông gồm 3 phần: miệng nang lông thông với mặt da, cổ nang là phần bé lại và bao lông là phần dài nhất ăn sâu xuống hạ bì. - Móng: một tấm sừng mỏng nằm gọn trong một rãnh ở mặt lưng của dầu ngón. Móng có một bờ tự do, ba bờ còn lại được các nếp da phủ lên gọi là bờ sau và hai bờ bên. 1.2. Loét tì đè 1.2.1. Định nghĩa và bệnh sinh loét tì đè - Loét tì đè là một loại tổn thương hoại tử tổ chức giữa vùng xương và vật có nền cứng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do thiếu máu tổ chức trong quá trình tì đè kéo dài ở những bệnh nhân bị bất động do các nguyên nhân khác nhau: tổn thương cột sống, hôn mê kéo dài, tai biến mạch máu não…. Áp lực liên tục lên da ép chặt các mạch máu nhỏ có nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng và khí ô-xy đến cho da. Khi da thiếu máu quá lâu, mô chết làm xảy ra các dạng loét do áp lực [4], [5], [7], [8], [11], [14], [16]. 7
  8. - Tổn thương da do áp lực thường bắt đầu trên cơ thể nơi có xương sát với bề mặt của da, ví dụ như hông. Những chỗ xương nhô ra này ép một lực lên da từ bên trong. Nếu bên ngoài cũng là một bề mặt cứng, các mạch máu lưu thông của da bị ép chặt lại. Vì mức độ lưu thông cũng bị suy giảm bởi tình trạng tê liệt cho nên khí ô-xy lưu thông đến da ít hơn dẫn đến sức bền của da bị giảm sút. Cơ thể cố gắng bù đắp bằng việc gửi thêm nhiều máu đến khu vực đó. Chính sự bù đắp này làm cho chỗ da bị ép phồng lên, gây nên áp lực nhiều hơn cho các mạch máu và làm tổn hại nhiều hơn tới sức khỏe của da. Mặc dù có nhiều tiến bộ trong việc chăm sóc bệnh nhân có nguy cơ cao, nhưng điều trị loét do tì đè vẫn là vấn đề thách thức đối với y học. - Loét tì đè (loét điểm tỳ) là biến chứng hay gặp ở những bệnh nhân:  Liệt hai chi dưới do viêm nhiễm ở tủy, do tủy bị chèn ép, u tủy, gãy cột sống cổ, lưng gây liệt tủy...  Suy kiệt do nằm lâu vì tai biến mạch não, gãy cổ xương đùi...  Loét hay gặp ở chỗ bị tì đè: xương cùng cụt, mấu chuyển lớn, mắt cá, gót, xương chẩm, sau đầu. 8 Thang Long University Library
  9. Hình 1.2: Hình ảnh loét tì đè Biến chứng loét xuất hiện sớm, nặng lên khá nhanh, đường kính có thể vài cm đến 20-25cm, sâu tới xương cùng. Đó là giai đoạn suy kiệt về cơ thể, bi quan về tâm lý ở bệnh nhân, người thân và cả một bộ phận nhân viên chăm sóc y tế. 1.2.2. Những yếu tố nguy cơ loét tì đè: - Thiếu vận động. Bất cứ ai, kể cả những người vận động bình thường, đều có thể bị loét điểm tỳ nếu họ giữ nguyên một vị trí trong một khoảng thời gian đủ lâu gây ra một áp lực nặng lên một phần của cơ thể. Những người ngồi xe lăn hoặc những người phải nằm trên giường dễ bị mắc bệnh này nhất nhất bởi vì có thể họ gặp phải khó khăn khi tự mình thay đổi tư thế hoặc không thể tự nâng người do sức nặng của cơ thể. Tổ chức phần mềm bị ép giữa những cấu trúc cứng bất động trong một thời gian dài: xe lăn, giường,...[10], [14] Khi chức năng vận động bị hạn chế lại kết hợp với chức năng cảm giác bị 9
  10. suy yếu thì khả năng bị loét ở điểm tỳ của người bệnh càng lớn do người bệnh không thể cảm nhận được khi nào thì cần nâng người lên để giảm bớt áp lực. Khi đó, máu tới những vùng tiếp xúc (bị tì đè) hạn chế và xương ngay sát bề mặt da. Việc không sử dụng các cơ xung quanh những khu vực nhô xương của cơ thể (hai hông, gót chân và khuỷu tay, xương cụt và vùng háng chậu hay ụ ngồi) dẫn đến tình trạng mất khối cơ (teo cơ), làm tăng thêm nguy bong tróc da. Tình trạng tê liệt liên quan đến chấn thương hoặc bệnh lý gây ảnh hưởng đến khả năng hóa sinh của da. Ví dụ, nếu da bị mất một lượng khá lớn protein có nhiệm vụ đảm bảo sức co giãn của da như collagen; sự mất mát này làm cho da yếu hơn và ít co giãn hơn [12], [16]. - Tuổi. Quá trình lão hóa bình thường làm thay đổi tuần hoàn máu và cấu trúc da. Da của người cao tuổi thường khô và mất độ đàn hồi. Khi bị kích thích, chúng có thể đứt gãy cấu trúc và tạo ra các vết loét và rách một cách dễ dàng. Tuần hoàn máu cũng giảm đi theo tuổi và theo đó các chất dinh dưỡng, oxy cần thiết cho da cũng giảm thiểu đi đáng kể [16]. - Dinh dưỡng kém. Bệnh nhân có chế độ ăn không đủ số lượng và chất có nguy cơ loét tì đè cao. Da và các mô khác cũng như phần còn lại của cơ thể không có đủ dinh dưỡng cần thiết nếu bệnh nhân không ăn uống đúng [16]. - Độ ẩm. Bệnh nhân nặng bị ẩm bởi mồ hôi, phân, nước tiểu, vết thương hở... có nguy cơ loét rất cao. Độ ẩm làm da mềm và dễ tổn thương [4]. - Các vấn đề tâm thần, thần kinh và thể chất khác. Bệnh nhân lo lắng, buồn ngủ nhiều, hôn mê thì có thể không tự xoay trở cơ thể trong khi ngủ như người bình thường. Khi ở cùng một tư thế trong một thời gian dài thì khả năng viêm nhiễm,rối loạn tại chỗ cao. Một số bệnh lý khác gây rối loạn thần kinh giao cảm, mất chi phối thần kinh, mất trương lực mạch máu,mất cảm giác bảo vệ, không còn nhận 10 Thang Long University Library
  11. biết, mỏi do nằm lâu, tê, lạnh ẩm ướt làm người bệnh không thể di chuyển [4]. - Va chạm hay chà xát: Điều này có thể xảy ra khi người bệnh bị kéo lên giường hoặc ngồi vào ghế. Chúng làm da bị kích thích, kết hợp với những yếu tố nguy cơ khác dẫn đến loét. - Thành giường và ghế lồi lõm hoặc vật cứng: khi bề mặt giường không trơn nhẵn hoặc khi có những đồ vật cứng ở trên giường và ghế mà người chăm sóc không biết thì nguy cơ loét có thể xảy ra. - Loét tì đè trong quá khứ: bệnh nhân trước đó đã từng có loét thì có nguy cơ xuất hiện vết loét cao. - Tư thế: Hầu hết người bình thường đều di động trên giường trong khi họ ngủ nên không bị loét tì đè. Tuy nhiên đối với những người bệnh thì họ không thể tự di động cơ thể kể cả khi thức chẳng hạn như người bị hôn mê, liệt do tai biến mạch máu não, ... Có một số tư thế thông thường dành cho bệnh nhân và các điểm tì đè theo từng tư thế như sau: 11
  12. Hình 1.3: Các vùng nguy cơ loét tì đè  Tư thế nằm ngửa : vùng chẩm, bả vai, khuỷu tay, xương cùng cụt, gót chân.  Tư thế nắm sấp: các góc xương, đầu gối, xương hông, vai, đầu và tai  Tư thế nằm nghiêng: đầu, tai, vai, khuỷu tay, mào chậu, mấu chuyển lớn, xương mắt cá ngoài  Trọng lượng: Người bị quá cân hay nhẹ cân thường có nguy cơ mắc chứng loét điểm tỳ cao hơn. Đối với những người quá cân, số cân dư thừa buộc cơ thể phải tăng áp lực tới những vùng da dễ bị tổn thương. Tình trạng thiếu cơ bắp và trọng lượng ở những người thiếu cân làm cho khả năng co giãn của da đối với sức căng kém hơn.  Những yếu tố khác: sức khỏe toàn thân kém, mất nước, vệ sinh kém, hút thuốc, bệnh thiếu máu, các bệnh lý mạn tính ví dụ như đái đường, bệnh về mạch, co thắt, trang thiết bị kém chất lượng, lạm dụng thuốc và tâm lý chán nản. Hiện tại còn có giả thuyết rằng những người có tâm lý chán nản thất vọng thường ít cảnh 12 Thang Long University Library
  13. giác đối với những vấn đề tự chăm sóc bản thân hơn ví dụ như sức khỏe da. 1.2.3. Phân loại: 1.2.3.1.Phân loại theo vị trí [4]: + Loét vùng xương cùng cụt. + Loét vùng gót chân. + Loét vùng ụ ngồi + Loét hỗn hợp nhiều vùng . Hình 1.4: Các vị trí thường gặp của loét tì đè 1.2.3.2. Phân loại theo giai đoạn Có 5 giai đoạn theo Hội đồng cố vấn loét tì đè quốc gia (National Pressure Ulcer Advisory Panel, NPUAP 1989) [16]: + Giai đoạn 1: Các thay đổi tại chỗ của da vùng bị tì đè bao gồm: Đỏ da, phù nề, đôi khi xuất huyết, da ấm hơn vùng xung quanh. Xuất hiện những mụn nước như 13
  14. trong bỏng độ 2.Tổn thương khu trú chủ yếu vùng thượng bì và có thể hồi phục khi loại bỏ nguyên nhân tì đè tại chỗ. + Giai đoạn 2: Đỏ da và phù nề tại chỗ tăng lên, các bọng nước vỡ, xuất hiện vùng đỏ da xung quanh tổn thương cùng với hiện tuợng viêm da tại chỗ. Da bị tổn thương dễ bị bội nhiễm hay nhiễm trùng thứ phát. Nếu tổn thương lớn hơn 1cm thì quá trình tự liền vết thương rất khó. + Giai đoạn 3: Mất hoàn toàn phần da che phủ, các thành phần phía dưới sẽ bị lộ ra. Trong 3-5 ngày trung tâm hoại tử xuất hiện, đó là tổ chức có màu đỏ xám xung quanh là vùng da đỏ phù nề, vết loét màu xám vàng ngay vùng trung tâm tổn thương cùng với chất mủ. Quầng đỏ và phù nề lan rộng xung quanh vùng loét. Có thể xuất hiện chảy máu ở bờ vết loét. + Giai đoạn 4: Tổn thương lan rộng phía dưới, đến phần cơ xương, tổn thương vùng da không tương ứng với phần tổ chức phía dưới, thông thường tổn thương theo hình côn. + Giai đoạn 5: Tổn thương loét mãn tính, chủ yếu là mất da và tổ chức dưới da rộng, nền tổn thương là xương. Vùng xung quanh tổn thương có thể biểu bì hóa hay sẹo hóa. 1.2.4. Phân độ loét: Độ1: Rộp hồng ổ nông, không mất đi sau 15 phút thay đổi vị trí. 14 Thang Long University Library
  15. Hình 1.5: Loét độ 1 Độ2: Loét vết trợt nông. Hình 1.6: Loét độ 2 Độ3: Loét toàn chiều dày da. 15
  16. Hình 1.7: Loét độ 3 Độ4: Sâu toàn bộ da, có hang hốc đến cơ xương khớp. Hình 1.8: Loét độ 4 1.2.5. Biến chứng Những tổn thương thực tế thường nặng hơn những gì nhìn thấy từ bên ngoài như hoại tử phần mềm và xương khớp. Những tổn thương lan rộng rất nguy hiểm , 16 Thang Long University Library
  17. tỷ lệ tử vong khoảng 6-7% [15]. 1.2.6. Điều trị - Những lở loét nhẹ mới, nông ( độ 1,2) phần lớn có thể điều trị lành : Bằng tăng cường dinh dưỡng, xoay trở tránh tỳ đè một vùng quá lâu, nằm nện hơi co bơm hơi luân chuyển, chống nhiễm trùng chống ẩm ướt … - Những loét nặng (độ 3,4) chữa trị rất khó khăn tốn kém đôi khi gây nên những biến chứng nặng gây tử vong. Chữa trị hầu hết phải thực hiện cuộc mổ lớn phức tạp tốn kém. Cần có sự hợp tác tốt giữa thầy thuốc, người bệnh và gia đình thực hiện tốt giữa thuốc men, dinh dưỡng và luyện tập phục hồi chức năngmới có thể mang lại kết quả tốt. 1.2.7. Sự lành vết thương Vết thương được định nghĩa như là sự gián đoạn của mô, có thể ảnh hưởng đến da, niêm mạc hoặc các cơ quan. Các quá trình khác nhau diễn ra theo một trật tự nhất định sau khi bị thương đều nhằm một mục đích chung là sửa chữa. Trong quá trình liền vết thương có vật chất bị phá huỷ (giai đoạn dị hoá) và chất mới được tổng hợp (giai đoạn đông hoá). Liền vêt thương có liên quan đến các tế bào, các điều kiện sinh hoá, thời gian ... 1.2.7.1. Quá trình liền vết thương Diễn ra qua 4 giai đoạn và có phần liên tục và gối lên nhau [3]:  Giai đoạn có xung huyết và viêm Giai đoạn viêm gồm có các đáp ứng mạch máu và đáp ứng của tế bào đặc trưng bởi sự đông cầm máu và đáp ứng tế bào với tẩm nhuận bạch cầu có chức năng kháng khuẩn. 17
  18. Dưới tác động của chấn thương trên da sẽ làm hệ vi mạch co lại giúp cầm máu tạm thời, các mạch máu của vết thương cũng tạo tín hiệu báo động cho các tế bào tiểu cầu trong máu tập trung thành nút tiểu cầu. Rồi từ những tế bào tiểu cầu này sẽ phóng thích chất trung gian cần thiết để thành lập cục máu đông. Đáp ứng viêm cấp thường trong vòng 24 đến 48 giờ. Đáp ứng bắt đầu xảy ra khi bạch cầu đa nhân di chuyển vào vết thương và “dọn dẹp” các mảnh vụn, vật lạ cũng như vi khuẩn nhờ hiện tượng thực bào. Sự xuất hiện của đại thực bào có nguồn gốc từ bạch cầu đơn nhân xảy ra vào ngày thứ 3, chúng sẽ tiếp tục công việc trên đồng thời tiết ra các yếu tố tăng trưởng có vai trò quan trọng trong sự liền vết thương. - Giai đoạn biểu mô hoá: Giai đoạn này có sự hình thành biểu mô phủ lên bề mặt vết thương, bảo vệ vết thương chống lại sự xâm nhập của vi trùng. Sự hình thành của biểu mô bao phủ bắt đầu khi lớp tế bào đáy bao quanh bờ vết thương tăng sinh về số lượng và kích thước, đồng thời chúng di chuyển từ bờ vết thương dần vào trung tâm, sẽ tự ngưng lại khi 2 bờ vết thương tiếp xúc nhau (trong khoảng 48 giờ). - Giai đoạn tăng sinh: Bao gồm giai đoạn tạo collagen và phát triển mô hạt. Các nguyên bào sợi bám vào các sợi fibrin và bắt đầu tăng sinh trong vòng 3 – 4 ngày sau khi có vết thương, chúng sản xuất glycoprotein và mucopolysaccharide là các chất nền tạo tiền đề cho quá trình sản xuất collagen. Sau đó là sự phát triển của mô hạt để làm đầy vết thương. Quá trình tạo mô hạt bao gồm sự lắng động collagen và sự phát triển các mạch máu mới. - Giai đoạn tái tạo: 18 Thang Long University Library
  19. Giai đoạn tái tạo bắt đầu ngay khi hình thành mô mới bên trong vết thương, giai đoạn này khôi phục lại chức năng và tính toàn vẹn của mô. Đây cũng là quá trình tái cấu trúc của mô thông qua sự cân đối giữa thoái hoá và sản sinh collagen. Quá trình này làm tăng sự vững chắc của vết thương và cũng quyết định hình dạng của vết thương. Nếu sự sản sinh vượt trội hơn sự thoái hoá sẽ hình thành mô sẹo quá phát (hay sẹo phì đại, sẹo lồi). Giai đoạn tái tạo biểu bì được xem như giai đoạn cuối cùng để vết thương lành hoàn toàn. 1.2.7.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình liền vết thương - Các yếu tố tai chỗ Nhiễm trùng vết thương: do vi khuẩn, nấm, virus... Tưới máu kém: do đặc điểm vị trí bị tổn thương, do viêm mạch nói chung và viêm mạng lưới mao mạch nói riêng dẫn đến lưu thông động mạch kém và ứ trệ máu ở tĩnh mạch. - Các yếu tố toàn thân + Thiếu Protein: Việc tái tạo mô đòi hỏi các acid amin tổng hợp protein cũng như làm nguồn năng lượng tái tổng hợp glucose. Vì thế, thiếu protein sẽ dẫn đến hậu quả:  Giảm miễn dịch thể dịch và miễn dịch qua trung gian tế bào.  Giảm quá trình thực bào và tiêu diệt vi khuẩn khác.  Giảm tổng hợp collagen. 19
  20. + Thiếu Vitamin:  Thiếu vitamin A dẫn tới: chậm biểu mô hoá, chậm tổng hợp collagen, giảm tính ổn định của collagen  Thiếu vitamin C dẫn tới: giảm di chuyển và phân tán đại thực bào, giảm chức năng của bạch cầu hạt, giảm tổng hợp bổ thể và các globulin miễn dịch.  Thiếu vitamin K: sẽ ảnh hưởng đên quá trình đông máu làm vết thương không tự cầm máu. Ngoài ra các vitamin nhóm B, vitamin E cũng được đề cập có ảnh hưởng đến quá trình liền vết thương nhưng cơ chế chưa được giải thích rõ. + Tăng bilirubin máu: Người ta thấy ở thí nghiệm tăng bilirubin máu trong Invitro và ở động vật sẽ gây cản trở quá trình liền vết thương do nó làm giảm tăng sinh nguyên bào sợi (fibroblasts). + Yếu tố XIII: Các bệnh làm tiêu fibrin: viêm loét đại tràng, bỏng, viêm khổp dạng thấp, bệnh bạch cầu cấp ... cũng làm chậm quá trình liền vết thương. + Một số thuốc ảnh hưởng đến tái tạo vết thương: Glucocorticoid, các thuốc cyalosporin, cholchicm, penicillamin, calcitonin (ức chế tế bào). + Một số yếu tố khác:  Tuổi cao có ảnh hưởng đến tất cả các sửa chữa vết thương: Giảm co nhỏ vết 20 Thang Long University Library
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2