Chuyên đề hoàn thiện kỹ năng xây dựng hệ thống tiền lương trong doanh nghiệp
lượt xem 102
download
Chuyên đề hoàn thiện kỹ năng xây dựng hệ thống tiền lương trong doanh nghiệp gồm các nội dung: tổng quan chung về doanh nghiệp, phân tích 2 chức danh công việc, xây dựng mức lương tối thiểu trong doanh nghiệp, xây dựng phụ cấp lương, xây dựng chế độ tiền thưởng, xây dựng hệ thống thang bảng lương, xây dựng chế độ trả lương trong doanh nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyên đề hoàn thiện kỹ năng xây dựng hệ thống tiền lương trong doanh nghiệp
- Chuyên đề kỹ năng xây dựng hệ thống tiền lương trong doanh nghiệp NHÓM 7 – Đ6QL5 Tên thành viên: 1. Diệp Văn Tiền 2. Đỗ Thị Diệu 3. Đoàn Thị Thơm 4. Hoàng Thị Hạnh 5. Bùi Thị Thùy 6. Nguyễn Thị Thanh Thảo 7. Lê Thị Lan Hương 8. Nguyễn Minh Qúy Nhóm 7- Đ6QL5 1
- Chuyên đề kỹ năng xây dựng hệ thống tiền lương trong doanh nghiệp ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN BẢNG CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THÀNH VIÊN STT TIÊU CHUẨN ĐIỂM Điểm tối đa 4 Đầy đủ 4 1 Tham gia các buổi họp Vắng 1-2 3 nhóm Vắng từ 2 buổi trở lên 2 Không tham gia 0 Điểm tối đa 2 Nộp bài tập, công việc Đủ, đúng hạn 2 2 Đủ, chậm 1-3ngày 1 được giao theo sự phân Các trường hợp khác 0 công của nhóm trưởng Điểm tối đa 2 3 Mức độ đóng góp bài cá Chất lượng > 90% 2 nhân và bài nhóm Chất lượng < 90% 0 Điểm tối đa 1 4 Tinh thần, trách nhiệm Tốt 1 trong đóng góp bài nhóm Bình thường 0 Điểm tối đa 1 5 Có sáng kiến, ý tưởng mới Có 1 trong đóng góp bài Không 0 Tổng điểm 10 Nhóm 7- Đ6QL5 2
- Chuyên đề kỹ năng xây dựng hệ thống tiền lương trong doanh nghiệp STT TÊN ĐIỂM CÁC TIÊU CHÍ (C: cá nhân; N: nhóm) TỔNG Tc1 Tc2 Tc3 Tc4 Tc5 C N C N C N C N C N C N 1 Tiền 4 4 1 2 2 2 1 1 1 0 9 9 2 Diệu 4 4 2 2 2 2 1 1 1 1 10 10 3 Thơm 4 4 2 2 2 2 1 1 1 0 10 9 4 Hạnh 4 4 1 2 2 2 0 1 1 1 9 9 5 Thùy 4 4 2 2 2 2 0 0 1 1 9 9 6 Thảo 4 4 2 2 2 2 1 0 0 1 9 9 7 Hương 4 4 2 2 2 2 1 1 1 0 10 9 8 Quý 4 4 2 2 2 2 1 1 0 0 9 9 BẢNG ĐIỂM Nhóm đánh Cá nhân tự Tổng ĐTB STT Họ và tên giá đánh giá điểm 1 Đỗ Thị Diệu 10 10 20 10 Nguyễn Thị Thanh 9 2 9 9 18 Thảo 3 Bùi Thị Thùy 9 9 18 9 4 Đoàn Thị Thơm 10 9 19 9,5 5 Diệp Văn Tiền 9 9 18 9 6 Hoàng Thị Hạnh 9 9 18 9 7 Lê Thị Lan Hương 10 9 19 9,5 8 Nguyễn Minh Qúy 9 9 18 9 Nhóm 7- Đ6QL5 3
- Chuyên đề kỹ năng xây dựng hệ thống tiền lương trong doanh nghiệp MỤC LỤC NỘI DUNG CHÍNH: LỜI NÓI ĐẦU Phần I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP…………………………………….1 Phần II: PHÂN TÍCH 2 CHỨC DANH CÔNG VIỆC………………………………...……6 Phần III: XÂY DỰNG MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU TRONG DOANH NGHIỆP………13 Phần IV: XÂY DỰNG PHỤ CẤP LƯƠNG………………………………………………...14 Phần V: XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ TIỀN THƯỞNG…………………………………………21 Phần VI: XÂY DỰNG HỆ THỐNG THANG BẢNG LƯƠNG…………………………..24 Phần VII: XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ TRẢ LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP………….34 Nhóm 7- Đ6QL5 4
- Chuyên đề kỹ năng xây dựng hệ thống tiền lương trong doanh nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Đã từ lâu tiền lương luôn là vấn đề thời sự nóng bỏng trong đời sống xã hội không chỉ ở nước ta mà còn ở tất cả các nước trên thế giới ở mọi thời điểm của quá trình phát triển xã hội. Tiền lương hàm chứa nhiều mối quan hệ mâu thuẫn như quan hệ giữa sản xuất và phát triển, quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, quan hệ giữa thu nhập của các thành phần dân cư……. Đối với hàng triệu người lao động làm công ăn lương thì tiền lương là mối quan tâm hàng ngày, hàng giờ. Tiền lương là nguồn thu nhập chính nhằm duy trì và nâng cao đời sống của họ và gia đình. Ngoài ra tiền lương còn thể hiện ở giá trị, địa vị và uy tín của họ đối với bản thân gia đình và xã hội. Đối với doanh nghiệp, tiền lương là một phần của chi phí sản xuất, là hình thức chính để kích thích lợi ích đối với người lao động. Tuy nhiên để tiền lương thực sự là đòn bẩy để phát triển sản xuất, duy trì lao động thì các doanh nghiệp phải coi tr ọng công tác ti ền lương trong doanh nghiệp mình. Khi tiếp cận và nghiên cứu Chuyên đề: “Hoàn thiện kỹ năng xây dựng hệ thống tiền lương trong doanh nghiệp” chúng em đã cố gắng tìm hiểu để đưa ra hệ thống tiền lương phù hợp nhất cho đặc điểm doanh nghiệp mà nhóm đã lựa chọn. Nhóm 7- Đ6QL5 5
- Chuyên đề kỹ năng xây dựng hệ thống tiền lương trong doanh nghiệp Phần I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 1. Thông tin chung. - Tên doanh nghiệp: công ty cổ phần may Hồ Gươm thuộc loại hình DN là công ty cổ phần có 4 cổ đông, trong đó cổ đông lớn nhất có 40% vốn điều lệ. - Địa chỉ: Ngã tư Phố Nối, Mỹ Hào, Hưng Yên. - Quy mô doanh nghiệp: doanh nghiệp có 560 lao động trong đó lao đ ộng tr ực tiếp là 450 người, lao động gián tiếp là 65 người còn lại là lao động khác, cụ thể theo bảng sau: STT Chức danh Số lượng Tỷ trọng so với tổng số lao động(%) 1 Lao động sản xuất 450 80,36 2 Lao động gián tiếp 65 11,62 Phòng tổ chức- hành chính 15 2,68 Phòng kế toán - tài vụ 10 1,79 Phòng ké hoạch - kinh doanh 15 2,68 Phòng kỹ thuật –KCS 10 1,79 Phòng kỹ thuật- vật tư 15 2,68 3 Lao động khác 45 8,03 TỔNG 560 100,00 - Lao động trực tiếp là những người đủ 15 tuổi trở lên có khả năng ký kết hợp đ ồng lao động, bậc thợ từ bậc 1 đến bậc 8 tùy thuộc vào thâm niên và trình độ chuyên môn kỹ thuật. Lao động gián tiếp có trình độ từ trung cấp trở lên. - Lĩnh vực hoạt động: chuyên về sản xuất hàng may mặc, gia công cho đối tác nước ngoài như: Mỹ, Nhật……. - Các sản phẩm chủ yếu của công ty: o Áo T-shirt, Polo-shirt, quần dài, áo vest, áo jacket…….là những măt hàng xuất khẩu chủ đạo của công ty. o Ngoài ra công ty còn nhận đơn đặt hàng trong nước hoặc nhận gia công môt số mặt hàng như: quần áo thể thao, quần áo mưa các loại….. - Điều kiện làm việc: công nhân làm việc trong nhà xưởng với hệ thống ánh sáng đầy đủ, hệ thống thông gió và phòng cháy chữa cháy…. Doanh nghiệp sử dụng phương pháp sản xuất theo dây chuyền. Thời gian làm việc 8 tiếng/ca.Tùy theo tình hình sản xuất, số lượng đơn hàng mà bố trí thời gian làm tăng ca cho phù hợp. Nhóm 7- Đ6QL5 6
- Chuyên đề kỹ năng xây dựng hệ thống tiền lương trong doanh nghiệp - Doanh nghiệp có 2 xưởng sản xuất. Là một doanh nghiệp may công nghiệp nên bộ phận sản xuất được chia thành các tổ sản xuất, các chuyền. Mỗi tổ sản xuất, mỗi chuy ền có một tổ trưởng quản lý và đốc thúc công nhân trong tổ và chuyền mình. 2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Ban giám đốc Phòng tổ chức – hành chính Phân xưởng Phòng kế toán tài vụ Phân xưởng 1 Phân xưởng 2 Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng kỹ thuật - KCS Tổ may Tổ cắt Tổ là Tổ hoàn Phòng kỹ thuật – vật tư . Chuyền 1 Chuyền 2 ... Chuyền 10 3. Chức năng, nhiệm vụ chính của từng phòng ban 3.1. Phòng tổ chức – hành chính 3.1.1. Chức năng Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực sau: - Công tác tổ chức; - Công tác cán bộ; - Công tác lao động, tiền lương; - Công tác thanh tra, pháp chế; - Công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động; - Công tác quản trị hành chính, đời sống, y tế; - Công tác tuyên truyền, thi đua, khen thưởng, kỷ luật; - Phục vụ công tác Đảng, Đoàn; Nhóm 7- Đ6QL5 7
- Chuyên đề kỹ năng xây dựng hệ thống tiền lương trong doanh nghiệp - Công tác văn thư, lưu trữ; - Công tác lễ tân, tổng hợp thong tin và các văn phòng khác; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. 3.1.2. Nhiệm vụ oCông tác văn phòng: - Đối nội: công tác nội vụ của cơ quan, tiếp nhận, tổng hợp thông tin. Xử lý các thông tin theo chức năng, quyền hạn của phòng. - Đối ngoại: tiếp khách, tiếp nhận tổng hợp các thông tin từ bên ngoài đến công ty. Xử lý các thông tin đó theo chức năng, quyền hạn của mình - Tổ chức hội nghị và các buổi khánh tiết của công ty. - Soạn thảo văn bản, trình giám đốc ký các văn bản đối nội, đối ngoại và phải chịu trách nhiệm trước giám đốc về giá trị pháp lý của văn bản đó. - Phát hành, lưu trữ, bảo mật con dấu cũng như các tài liệu đảm bảo chính xác, kịp thời, an toàn. - Lưu giữ và bổ sung hồ sơ CBCNV kịp thời, chính xác - Là thành viên thường trực trong hội đồng thi đua khen thưởng, kỷ luật, HĐ lương, khoa học kỹ thuật - Tổ chức các lớp học, đào tạo bồi dưỡng kiến thức, nâng bậc thợ cho người lao động oCông tác bảo hộ lao động. - Quản lý công tác vệ sinh, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ khu vực văn phòng và công cộng. - Lập kế hoạch, kiểm tra, theo dõi, duy trì việc thực hiện chế độ bảo hộ lao động trong toàn công ty theo quy chế - Chăm sóc sức khỏe cho người lao động: khám sức khỏe định kỳ và đột xuất, cấp cứu tai nạn laô động - Tổ chức bố trí người trong công tác bảo vệ: - Bảo vệ tài sản công ty và tài sản người lao động trong địa phận công ty. - Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự trị an trong toàn công ty. - Hướng dẫn, kiểm tra khách và CBCNV khi ra vào cổng. Phối hợp cùng các bộ phận duy trì thời gian làm việc. oCông tác khác: - Thực hiên các nhiệm vụ khác có tính đột xuất theo lệnh của giấm đốc công ty. 3.2. Phòng kế toán tài vụ 3.2.1.Chức năng - Phòng Kế toán - Tài vụ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty - Phòng Kế toán - Tài vụ là đơn vị có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Công ty tổ chức quản lý công tác kế toán, tài vụ của Công ty. 3.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn Nhóm 7- Đ6QL5 8
- Chuyên đề kỹ năng xây dựng hệ thống tiền lương trong doanh nghiệp - Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách Công ty được giao hàng năm, các nguồn thu để lập dự toán thu chi hàng quý, năm theo quy đ ịnh, chủ động cân đ ối giữa các nguồn thu và chi để đảm bảo kinh phí duy trì ổn định toàn bộ các hoạt động của Công ty. - Thu và quản lý nguồn thu: thanh toán các khoản chi, kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu – chi, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính và các tiêu chuẩn định mức của Công ty, đảm bảo việc quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí của Công ty theo đúng quy định, đúng mục đích và có hiệu quả. - Thu thập, xử lý thanh toán số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công vi ệc theo chuẩn mực và chế độ kế toán - kiểm toán; kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán; phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế, tài chính của Công ty; tổ chức bảo quản, lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu và số liệu kế toán theo đúng quy định. - Lập và nộp đúng hạn các báo cáo tài chính, báo cáo thuế và các báo cáo khác. Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí, vốn, quỹ. - Phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức mua sắm, quản lý tài sản, vật tư, trang thiết bị của Công ty. Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ tài sản cố định theo yêu cầu quản lý. Lập dự toán và theo dõi việc sửa chữa, nâng cấp, đổi mới tài sản cố định, theo dõi, quản lý hao mòn tài sản cố định. Tham gia và theo dõi vi ệc quản lý, điều chuyển tài sản cố định giữa các đơn vị phòng khoa để báo cáo Giám đốc và cơ quan quản lý cấp trên. - Hướng dẫn kịp thời các chế độ, chính sách tài chính theo quy định. - Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện các nhiệm vụ theo s ự phân công của Giám đốc Công ty. 3.3. Phòng kế hoạch – kinh doanh 3.3.1. Chức năng - Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực sau: - Công tác xây dựng kế hoạch, chiến lược: - Công tác thống kê tổng hợp sản xuất; - Công tác điều độ sản xuất kinh doanh; - Công tác lập dự toán; - Công tác quản lý hợp đồng kinh tế; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. 3.3.2. Nhiệm vụ o Công tác kế hoạch: - Xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong từng giai đoạn; - Tham mưu xây dựng kế hoạch của công ty; - Chủ trì lập kế hoạch SXKD của Công ty trong từng tháng, quý, năm và kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo yêu cầu của lãnh đạo Công ty; - Thống kê, tổng hợp tình hình thực hiện các công việc sản xuất kinh doanh của Công ty và các công tác khác được phân công theo quy định; - Hướng dẫn cho các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch năm của mỗi đơn vị. Tổng hợp các số liệu và lấy ý kiến của các phòng nghiệp vụ, các đơn vị thành viên để lập kế hoạch của Công ty. - Phân tích đánh giá kết quả việc thực hiện kế hoạch tháng, quý, năm. Trên cơ sở đó dự thảo báo cáo tổng kết kế hoạch quý, năm, rút ra những mặt mạnh, y ếu, tìm nguyên nhân để phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. o Công tác lập dự toán: - Soát xét hồ sơ Tham mưu cho Giám đốc thẩm duyệt về dự toán, thanh quyết toán khối lượng thực hiện hoạt động sản xuất Nhóm 7- Đ6QL5 9
- Chuyên đề kỹ năng xây dựng hệ thống tiền lương trong doanh nghiệp - Chủ trì soạn thảo và quản lý các hợp đồng kinh tế, phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ kiểm tra theo dõi các công tác liên quan đến việc thực hiện các hợp đồng. - Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Lãnh đạo yêu cầu. 3.4. Phòng kỹ thuật – vật tư 3.4.1. Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực sau: - Công tác quản lý và giám sát kỹ thuật, chất lượng; - Công tác quản lý Vật tư, thiết bị; - Công tác quản lý an toàn, lao động, vệ sinh môi trường tại nơi làm việc. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. 3.4.2. Nhiệm vụ: -Chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, đôn đốc và tham mưu giúp Giám đốc về lĩnh vực quản lý, sử dụng phương tiện, máy móc, thiết bị, vật tư trong toàn Công ty. -Chủ trì xây dựng định mức tiêu hao nhiên liệu của các phương tiện thiết bị theo ca, … theo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất. -Phối hợp với các phòng ban trong việc xây dựng đơn giá cho thuê phương tiện, thiết bị. -Chủ trì trong việc lập kế hoạch vật tư, thiết bị phục vụ công tác vận hành, bảo trì máy -Chủ trì trong việc xây dựng Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị và công tác bảo hiểm cho phương tiện, thiết bị. -Tham mưu công tác điều động các phương tiện, thiết bị, vật tư giữa các đơn vị trong công ty. Hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị thành viên trong công tác quản lý vật tư thiết bị như lập báo cáo quyết toán ca máy, vật tư, nhiên liệu ..vv - Tham mưu công tác xây dựng Quy định các phương pháp thử nghiệm và kiểm tra chất lượng. Kiểm nghiệm nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc về thanh lý tài sản cố định. - Xây dựng quy trình sản xuất, hướng dẫn sản xuất, chịu trách nhiệm thực hiện các công việc liên quan đến kĩ thuật công nghệ của công ty… - Xây dựng và tổ chức điều độ kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý năm. Tổ chức cung ứng vật tư cho sản xuất… - Phòng quản lý chất lượng: có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm trên từng công đoạn và tổ chức kiểm nghiệm hàng hoá để đảm bảo chất lượng sản phẩm. 3.5. Phòng kỹ thuật- KCS 3.5.1. Chức năng - Tham mưu và đề xuất với ban lãnh đạo công ty về công tác tổ chức quản lý và ki ểm tra chất lượng sản phẩm. - Bao quát chung về công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm. - Thành lập các bộ phận đảm nhận các hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm trong công ty, xí nghiệp cho phù hợp với thực tế ( đổi người, bố trí người phù hợp với công việc ). 3.5.2. Nhiệm vụ - Theo dõi, kiểm tra tỉ lệ và đánh giá cụ thể tình hình chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng. - Theo dõi, tổng hợp, phân tích các phát sinh về chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất. - Kiểm tra qui trình quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất - Tổng hợp và báo cáo tình hình chất lượng hàng tháng. - Quản lý và giám sát việc thực hiện các nội qui về cấp phát vật tư, nguyên phụ liệu sản xuất. - Phổ biến và hướng dẫn đến từng tổ sản xuất các yêu cầu về chất lượng sản phẩm. - Phát hiện kịp thời những sai hỏng và đề xuất biện pháp sửa chữa. Nhóm 7- Đ6QL5 10
- Chuyên đề kỹ năng xây dựng hệ thống tiền lương trong doanh nghiệp - Lập biên bản những trường hợp sai qui trình kỹ thuật và qui rõ trách nhi ệm thuộc v ề ai. - Tham gia giải quyết đơn khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm. Phần II: PHÂN TÍCH 2 CHỨC DANH CÔNG VIỆC I - Trưởng phòng tổ chức - hành chính 1. Bản mô tả công việc o Tên chức danh công việc: Trưởng phòng tổ chức - hành chính. o Mã công việc: HR - HRM o Bộ phận: phòng hành chính-nhân sự. o Cán bộ quản lý trực tiếp: Giám đốc công ty. o Số người dưới quyền: 9 người. o Nhiệm vụ cụ thể: - Lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực định kỳ năm, quý, tháng. - Xây dựng chương trình phát triển nghề nghiệp cho CNV công ty. - Xây dựng chính sách thăng tiến và thay thế nhân sự. - Lập ngân sách nhân sự. - Hoạch định nguồn nhân lực nhằm phục vụ tốt cho sản xuất kinh doanh và chiến l ược của công ty. - Xây dựng quy chế lương thưởng, các biện pháp khuyến khích – kích thích người lao động làm việc, thực hiện các chế độ cho người lao động. - Tổ chức và thực hiện công tác hành chánh theo chức năng nhiệm vụ và theo yêu cầu của Ban Giám đốc. - Xây dựng các quy định, lập kế hoạch liên quan đến việc sử dụng tài sản, trang thiết bị của công ty. - Xây dựng kế hoạch và tổ chức, giám sát việc thực hiện về an tinh tr ật t ư, an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ. Nhóm 7- Đ6QL5 11
- Chuyên đề kỹ năng xây dựng hệ thống tiền lương trong doanh nghiệp - Nghiên cứu, soạn thảo và trình duyệt các qui định áp dụng trong Công ty, xây d ựng c ơ cấu tổ chức của công ty - các bộ phận và tổ chức thực hiện. Đề xuất cơ cấu tổ chức, bộ máy điều hành của Công ty. Xây dựng hệ thống các qui chế, qui trình, qui định cho Công ty và giám sát việc chấp hành các nội qui đó. - Tham mưu cho BGĐ xây dựng có tính chất chiến lược bộ máy tổ chức hoạt động của công ty. - Tham mưu đề xuất cho BGĐ để xử lý các vấn đề thuộc lãnh vực Tổ chức-Hành chánh- Nhân sự. - Tham mưu cho BGĐ về việc xây dựng cơ cấu tổ chức, điều hành của công ty. - Tham mưu cho BGĐ về công tác đào tạo tuyển dụng trong công ty. - Tham mưu cho BGĐ về xây dựng các phương án về lương bổng, khen thưởng các chế độ phúc lợi cho người lao động. - Tham mưu cho BGĐ về công tác hành chính của công ty. - Hỗ trợ Bộ phận khác trong việc quản lý nhân sự và là cầu nối giữa BGĐ và Người lao động trong Công ty. Hỗ trợ cho các bộ phận liên quan về công tác đào tạo nhân viên, cách thức tuyển dụng nhân sự… Hỗ trợ các bộ phận liên quan về công tác hành chính. Quyền hạn: - Quản lý toàn bộ nhân viên trong Phòng HCNS. - Sắp xếp kế hoạch, lịch làm việc, phân công công việc toàn bộ nhân viên trong phòng. - Giám sát việc thực hiện công việc, tiến độ của nhân viên trong phòng, đánh giá việc thực hiện công việc của nhân viên trực thuộc. - Đề xuất khen thưởng, kỷ luật, thuyên chuyển….đối với nhân viên trong phòng. - Giải quyết hoặc không giải quyết các đề xuất của các cá nhân hay bộ phận khác dựa trên nội qui, qui định Công ty và pháp luật hiện hành. - Được quyền thừa lệnh GĐ công ty xử lý những CNV vi phạm nội quy trong công ty nhưng phải bảo đảm chấp hành đúng luật lao động. - Được quyền kiểm tra chất vấn các Trưởng bộ phận liên quan nếu phát sinh ra những vấn đề có liên quan đến sự thiệt hại của công ty. - Tham gia cùng các trưởng đơn vị xây dựng bộ máy bao gồm các chức danh, l ương, biên chế nhân sự đảm bảo tính gọn nhẹ hiệu quả. - Thừa uỷ nhiệm của BGĐ truyền đạt những chủ trương, chỉ thị của BGĐ, nhà nước để CNV am hiểu và thực hiện. - Yêu cầu mọi bộ phận trong Công ty báo cáo, thuyết minh, cung cấp dữ liệu chính thức để Phòng hoàn thành nhiệm vụ do BGĐ giao. - Áp dụng các biện pháp tức thời để đề phòng và ngăn chận ngay các vụ việc có th ể gây ra hậu quả nghiêm trọng làm thiệt hại đến lợi ích của Công ty hoặc của người lao động. - Xử lý các sai phạm của CNV căn cứ nội qui Công ty và pháp luật Nhà nước. - Ký, sao y một số giấy tờ hành chánh được BGĐ uỷ quyền. - Tạm thời đình chỉ công tác đối với CNV theo ủy nhiệm của BGĐ khi thấy có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng nội qui, qui định của Công ty như không chấp hành lệnh điều động, ăn cắp, gây rối trật tự, phạm tội hình sự, sách động, lôi kéo CNV làm điều sai trái, gây thiệt hại về người và của cho Công ty v.v... - Ký các thông báo thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của Phòng HCNS. - Thừa ủy nhiệm của BGĐ truyền đạt các chỉ đạo, chỉ thị đến các bộ phận, tổ chức phối hợp điều khiển các bộ phận thực hiện theo đúng nội dung chỉ đạo, chỉ thị BGĐ. Báo cáo và uỷ quyền: - Báo cáo cho Ban Giám đốc về công tác hành chánh nhân sự theo nhiệm vụ được giao định kỳ tuần, tháng, quí, 6 tháng, năm và báo cáo các trường hợp đột xuất hoặc các nhiệm vụ do Ban Giám đốc giao. - Khi vắng mặt thì uỷ quyền lại cho một nhân viên trong Phòng thực hiện. Nhóm 7- Đ6QL5 12
- Chuyên đề kỹ năng xây dựng hệ thống tiền lương trong doanh nghiệp 2. Bản tiêu chuẩn đối với người thực hiện Trình độ/ chuyên môn: - Tốt nghiệp đại học trở lên các chuyên ngành: Quản trị nhân lực, tài chính, kinh tế trở lên. - Có chứng chỉ tin học văn phòng loại Khá trở lên. - Chứng chỉ tiếng Anh loại B trở lên Yêu cầu về kiến thức: - Có kiến thức về tổ chức quản lý nhân lực. - Am hiểu nghiệp vụ tổ chức quản lý, hội nghị của công ty. - Hiểu và nắm vững các quy chế, quy định, hướng dẫn liên quan đến mọi hoạt động của công ty. Các kỹ năng: - Kỹ năng lãnh đạo nhân viên - Kỹ năng lập kế hoạch . - Kỹ năng tổ chức và giám sát công việc. - Kỹ năng phân tích, tổng hợp, làm báo cáo. - Kỹ năng giao tiếp tốt. Kinh nghiệm - Ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong công tác quản trị nhân lực và hành chính. - Ít nhất 1 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương. Phẩm chất cá nhân - Có khả năng chịu áp lực cao trong công việc. - Trung thực, dũng cảm, nhiệt tình công tác. - Sáng tạo trong công việc. Yêu cầu về thể chất - Chịu được áp lực công việc cao. - Có khả năng làm việc ở công ty và có khả năng đi công tác xa. 3. Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc của chức danh trưởng phòng tổ chức- hành chính Tiêu chuẩn thực hiện công việc Nhiệm vụ Số lượng Thời hạn Chất lượng Lập kế hoạch Tối thiểu 4 Định kỳ trước mỗi quý Xác định đúng, tuyển dụng, bản/năm đủ nhu cầu cần Khi có yêu cầu của đào tạo, phát thiết, phù hợp cấp trên triển nguồn với khả năng nhân lực định Nhóm 7- Đ6QL5 13
- Chuyên đề kỹ năng xây dựng hệ thống tiền lương trong doanh nghiệp kỳ của công ty Xây dựng chính Tối thiểu 2 Định kỳ 6 tháng 1 lần Xác định đúng sách thăng bản/năm người, tạo Khi có yêu cầu của tiến và thay động lực kích cấp trên thế, phát triển thích nhân viên cho nhân viên làm việc trong công ty Hoạch định Tối thiểu 1 Trước khi bắt đầu năm Đáp ứng nhu cầu nguồn nhân bản/năm sản xuất sản xuất cần lực để phục thiết của doanh Khi có yêu cầu của vụ sản xuất nghiệp cấp trên kinh doanh Xây dựng quy Khi có yêu cầu của Đúng bậc lương, chế lương, cấp trên ngạch lương. thưởng Đúng với năng lực của từng nhân viên Xây dựng các Định kỳ 1 Đầu năm sản xuất quy định, kế lần/năm hoặc khi mua trang hoạch sử hoặc khi thiết bị mới dụng tài sản, mua trang trang thiết bị thiết bị mới của công ty Xây dựng kế Tối thiểu 2 Định kỳ 6 tháng/lần hoạch và tổ lần/năm Khi có yêu cầu của chức, giám sát cấp trên việc thực hiện an ninh trật tự, an toàn - vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ Hỗ trợ các bộ Khi có yêu cầu của phận khác cấp trên trong việc quản lý II - Nhân viên kế toán 1, Bản mô tả công việc nhân viên kế toán tổng hợp Vị trí công việc: Nhân viên kế toán tổng hợp Mã công việc: KT-KTTH Bộ phận: Phòng kế toán tài vụ Lãnh đạo trực tiếp: Trưởng phòng kế toán tài vụ Nhiệm vụ cụ thể: Nhóm 7- Đ6QL5 14
- Chuyên đề kỹ năng xây dựng hệ thống tiền lương trong doanh nghiệp - Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các đơn vị nội bộ, dữ liệu chi tiết và t ổng hợp. Kiểm tra các định khoản các nghiệp vụ phát sinh. - Kiểm tra sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp . - Kiểm tra số dư cuối kỳ có hợp lý và Khớp đúng với các báo cáo chi tiết. - Hạch toán thu nhập, chi phí, khấu hao,TSCĐ,công nợ, nghiệp vụ khác, thuế GTGT và báo cáo thuế khối văn phòng CT, lập quyết toán văn phòng cty. - Theo dõi công nợ khối văn phòng công ty, quản lý tổng quát công nợ toàn công ty. Xác định và đề xuất lập dự phòng hoặc xử lý công nợ phải thu khó đòi toàn công ty. In sổ chi tiết và tổng hợp khối văn phòng, tổng hợp công ty theo qui định. - Lập báo cáo tài chính theo từng quí, 6 tháng, năm và các báo cáo giải trình chi tiết. - Hướng dẫn xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kế toán. - Tham gia phối hợp công tác kiểm tra, kiểm kê tại các đơn vị cơ sở. - Cải tiến phương pháp hạch toán và chế độ báo cáo. - Thống kê và tổng hợp số liệu kế toán khi có yêu cầu. - Cung cấp số liệu Cho Ban Giám Đốc hoặc các đơn vị chức năng khi có yêu cầu. - Giải trình số liệu và cung cấp hồ sơ, số liệu cho cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra kiểm tra theo yêu cầu của phụ trách phòng KT-TV. - Kiến nghị và đề xuất biện pháp khắc phục cải tiến . - Lưu trữ dữ liệu kế toán theo qui định. Quyền hạn: - Trực tiếp thảo luận góp ý với trưởng phòng kế toán điều chỉnh nghiệp vụ khi phát hiện sai . - Được tham gia vào các cuộc họp, buổi hội thảo kinh doanh trong doanh nghiệp - Nhận thông tin và thông tin trực tiếp từ trưởng phòng kế toán. - Đảm bảo yêu cầu bảo mật thông tin kinh tế – tài chính. - Liên hệ các bộ phân khác thông qua phụ trách phòng KT-TV hoặc theo qui định. Mối quan hệ trong công việc: Với các Nhân viên trong phòng và nhân viên trong công ty. Điều kiện làm việc: - Được làm việc trong phòng có đầy đủ máy tính, máy in,… phục vụ cho công việc 2.Bản tiêu chuẩn công việc – nhân viên kế toán công ty cổ phần may Hồ Gươm Trình độ chuyên môn: -Tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên chuyên ngành kế toán hoặc tương đương. Yêu câu về công việc: - Sử dụng thành thạo tin học word và excel, phần mềm kế toán. - Biết sử dụng ít nhất 1 ngoại ngữ. Yêu cầu vể thể lực - Sức khỏe tốt, có thể làm việc trong môi trường làm việc có áp lực cao. Kinh nghiệm - Có ít nhất 1 năm kinh nghiệm về nghiệp vụ kế toán. Yêu cầu, phẩm chất khác -Trung thực, cẩn thận, nhiệt tình, chăm chỉ. -Khả năng tập trung cao. -Kỹ năng giao tiếp. Nhóm 7- Đ6QL5 15
- Chuyên đề kỹ năng xây dựng hệ thống tiền lương trong doanh nghiệp 3. Bản tiêu chuân đánh giá thực hiện công việc – nhân viên kế toán Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc của nhân viên kế toán Tiêu chuẩn đánh giá công việc Nhiệm vụ cụ thể Số lượng Thời hạn Chất lượng Kiểm tra đối Định kỳ hàng chiếu số liệu giữa tháng Cuối mỗi tháng báo Tổng hợp chính các đơn vị và định cáo cấp trên khi có xác, đầy đủ, kịp khoản các nghiệp Tối thiểu 12 yêu cầu của cấp trên thời vụ bản/năm Định kỳ mỗi Cuối mỗi tháng báo Kiểm tra sự cân tháng 1 lần cáo cho cấp trên đối giữa các số Tối thiểu 12 khi có yêu cầu của liệu bản/ năm cấp trên Hoạch toán thu nhập, chi phí khấu Định kỳ theo quý hao, tài sản cố Tối thiểu 4 định, công nợ,… bản/năm trong công ty Đầy đủ, chính Theo dõi công nợ, Định kỳ hàng Cuối mỗi tháng trình xác. tổng quát nợ toàn tháng báo cáo với cấp trên. Dự phòng phù công ty. Xác định Tối thiểu 12 Theo chỉ thị của cấp hợp với nguồn và lập quỹ dự bản/năm trên tài chính của phòng công ty Chính xác, đầy In sổ chi tiết và Định kỳ hàng Cuối mỗi tháng trình đủ. tổng hợp khối văn tháng báo cáo với cấp trên. Tổng hợp cụ phòng, tổng hợp công ty theo quy Tối thiểu 12 Theo chỉ thị của cấp thể, khoa học; định bản/năm trên dễ theo dõi, kiểm tra Lập báo cáo tài Định kỳ hàng Cuối mỗi tháng trình Chính xác, cụ tháng, quý năm báo cáo với cấp trên. chính và báo cáo thể, khoa học. Tối thiểu 12 Theo chỉ thị của cấp giải trình chi tiết bản/năm trên Định kỳ hàng Cuối mỗi tháng trình Thống kê và tổng Chính xác, cụ tháng, quý năm báo cáo với cấp trên. hợp số liệu kế thể, khoa học, toán Tối thiểu 12 Theo chỉ thị của cấp đầy đủ. bản/năm trên Giải trình số liệu Định kỳ hàng Cuối mỗi tháng trình và cung cấp hồ sơ, Chính xác, đầy tháng, quý năm báo cáo với cấp trên. số liệu cho cơ đủ, khoa học, cụ quan thếu, kiểm Tối thiểu 12 Theo chỉ thị của cấp thể, minh bạch toán bản/năm trên Nhóm 7- Đ6QL5 16
- Chuyên đề kỹ năng xây dựng hệ thống tiền lương trong doanh nghiệp Nhóm 7- Đ6QL5 17
- Chuyên đề kỹ năng xây dựng hệ thống tiền lương trong doanh nghiệp Phần III: XÂY DỰNG MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU TRONG DOANH NGHIỆP Việc xây dựng mức lương tối thiểu trong doanh nghiệp (Công ty Cổ Phần may Hồ Gươm) có thể dựa trên các yếu tố sau: I - Cơ sở pháp lý: • Bộ luật lao động hiện hành • Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 02 năm 2007 về Sửa đổi thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2003 của Bộ lao động – Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về tiền lương http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban? class_id=1&mode=detail&document_id=49715. • Nghị định số 103/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2012 về quy định mức l ương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-dinh-103-2012-ND-CP-quy-dinh-muc-luong-toi- thieu-vung-vb152605.aspx. • Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương. Doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, thuộc vùng 2 có mức lương tối thiểu vùng được quy định là: 2.100.000đ. Vậy khi xây dựng mức lương tối thiểu cho DN không được thấp hơn 2.100.000đ II – Mức lương Bình quân trong một số đơn vị Ví dụ 1 : Công ty TNHH VIEBA là một Công ty sản xuất hàng Dệt, May có Nhà máy sản xuất tại Km 24, QL-5, Dị Sử, Mỹ Hào, Hưng Yên. Người lao động được hưởng lương sản phẩm hoặc lương thời gian phù hợp với công việc được giao và không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. (hiện nay mức lương thu nhập bình quân của người lao động trong Công ty đang ổn định ở mức 3.700.000 đồng/tháng. Những công nhân tay nghề cao, miệt mài làm việc đã đạt mức thu nhập trên 6.000.000 đồng/tháng). Ví dụ 2 :Tổng công ty May Hưng Yên - Công ty Cổ phần (thành phố Hưng Yên) , tr ụ s ở chính : số 83, Trưng Trắc, P.Minh Khai, TP.Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên có 1890 công nhân, sản phẩm chính : jacket, quần âu, áo tắm, Tshirt, Polo-shirt, sơ mi, áo đồng phục, áo thun, …. NLĐ hưởng lương không thấp hơn so với mức lương quy định của Nhà nước ( năm 2012: 2.100.000đồng). Lương trung bình của công nhân đạt 4,4 triệu đồng/người/tháng. Mức lương thấp nhất àm doanh nghiệp trả cho người lao động là: 2.200.000đ. Ví dụ 3: Công ty cổ phần may Việt Phát. trụ sở chính: số 69, Đại Cồ Việt, Đống Đa, Hn. Lĩnh vực hoạt động :Sản xuất, mua bán hàng may mặc, nguyên phụ liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, thuốc nhuộm và các sản phẩm ngành dệt may. Đặc biệt là các sản phẩm như :áo T_shirt, áo jacket, áo phông,...quy mô lớn vs tổng số công nhân là 3350 công nhân và hơn 2000 thiết bị. MLmin = 25000000 Căn cứ vào địa điểm xây dựng Doanh nghiệp và tham khảo một số mức tiền lương tối thiểu của các DN có đặc điểm sản xuất-kinh doanh tương đương trên cơ sở Nhóm 7- Đ6QL5 18
- Chuyên đề kỹ năng xây dựng hệ thống tiền lương trong doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, ta có thể xây dựng mức tiền lương tối thiểu trong DN là 2.500.000đ. Phần IV: XÂY DỰNG PHỤ CẤP LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP I. Lý thuyết 1.Khái niệm Phụ cấp lương là khoản tiền lương bổ sung cho lương cấp bậc, chức v ụ ,cấp hàm khi điều kiện lao động ,mức độ phức tạp của công việc và điều kiện sinh hoạt có các yếu tố không ổn định. - Hình thức biểu hiện của phụ cấp + Bằng tiền ,hiện vật và hình thức khác. + Hữu hình hoặc vô hình. 2 .Mục đích, ý nghĩa của phụ cấp Mục đích: - Bù đắp hao phí lao động,đảm bảo tái sản xuất sức lao động. - Điều chỉnh quan hệ tiền lương ,thu nhập giữa các ngàng nghề. - Khuyến khích người lao động làm việc ở những nơi có điều kiện khó khăn, khuyến khích phát triển các ngành nghề. - Tạo động lực ,đảm bảo các quyền và lợi ích cho người lao động. Ý nghĩa : - Ngoài lương cơ bản của doanh nghiệp trả cho người lao động thì phụ cấp sẽ bù đắp một phần thu nhập cho người lao động. - Giảm gánh nặng cho người lao động để họ có thu nhập ổn định ,nâng cao chất lượng đời sống của bản thân và gia đình. - Giúp người lao động an tâm và có thêm động lực đế sản xuất cống hiến cho doanh nghiệp. 3. Căn cứ xây dựng các chế độ phụ cấp lương. - Các quy định mang tính pháp lý: các văn bản luật, dưới luật về tiền lương, phụ cấp cho người lao động. - Những yếu tố cần đưa vào lương và phụ cấp: - Cần phải xác định rõ những yếu tố nào đưa vào lương cơ bản và những yếu tố nào đưa vào phụ cấp lương. - Nguyện vọng và những đề xuất của người lao động. để đảm bào tính công bằng. - Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu và điịnh hướng phát triển của tổ chức. - Quan điểm và ý chí của người sử dụng lao động. - Khả năng về tài chính của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. 4.Nhân tố ảnh hưởng đến các chế độ phụ cấp lương 4.1.Nhân tố bên ngoài - Chế độ phụ cấp của các doanh nghiệp khác - Chế độ phụ cấp của các đối thủ cạnh tranh - Pháp luật Nhà nước về chế độ phụ cấp - Tình hình kinh tế ,chính trị ,văn hóa ,xã hội. - Sự phát triển của thị trường lao động. 4.2. Nhân tố bên trong - Quan điểm của lãnh đạo tổ chức về chế độ phụ cấp. - Loại hình,đặc thù sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhóm 7- Đ6QL5 19
- Chuyên đề kỹ năng xây dựng hệ thống tiền lương trong doanh nghiệp - Tài chính của doanh nghiệp. - Trình độ của đội ngũ cán bộ. 5. Quy trình xây dựng các chế độ phụ cấp lương. B1: Khảo sát, nghiên cứu cơ quan, doanh nghiệp. Mục đích là để tìm hiểu, nghiên cứu định hướng chiến lược phát triển của c ơ, quan tổ chức, doanh nghiệp, hệ thống các chính sách hiện hành v.v… B2: Dự kiến các chế độ phụ cấp lương cần được áp dụng trong cơ quan, doanh nghiệp. Ngoài quy định của nhà nước về phụ cấp lương, cơ quan, tổ chức dự kiến thêm các phụ cấp lương có thể áp dụng cho cơ quan mình. B3: Xây dựng phương án trả phụ cấp chi tiết dựa trên những loại phụ cấp đã thống nhất với người sử dụng lao động và tham khảo ý kiến. B4: Tổng hợp các ý kiến, nghiên cứu chọn lọc các ý kiến có thể áp dụng. B5: Tổng hợp các ý kiến đóng góp. B6: Tổ chức áp dụng thử. B7: Ban hành quy định về các chế độ phụ cấp lương. II. Xây dựng phụ cấp lương 1. Phụ cấp ăn trưa: Mục đích. - Phụ cấp ăn trưa là loại phụ cấp nhằm bù đắp phần lao động đã hao phí cho công nhân viên sau một buổi sáng làm việc, đảm bảo sức khỏe cho công nhân viên trong thời gian làm việc buổi chiều. Phụ cấp này được thể hiện dưới dạng suất ăn trưa do bộ phận nhà bếp của công ty chuẩn bị cho công nhân viên trong toàn công ty. - Cải thiện sức khỏe cho công - nhân viên, nâng cao năng suất lao động, giảm thi ểu s ự vắng mặt của công - nhân viên trong khi nghỉ ăn trưa. - Thời gian nghỉ trưa của công ty chỉ có 1 tiếng nên có phụ cấp ăn trưa tại nhà ăn của công ty nhằm tiết kiệm được thời gian đi ăn của công nhân viên, từ đó công nhân viên có thêm thời gian nghỉ trưa để tái sản xuất sức lao động Ý nghĩa. - Đối với người lao động: đảm bảo được quyền và lợi ích của người lao động, nhu cầu của người lao động được quan tâm, đáp ứng. - Đối với người sử dụng lao động: một mặt thể hiện được sự quan tâm, trách nhiệm đối với người lao động từ đó tạo được động lực làm việc cho người lao động. Mặt khác, đảm bảo sức khỏe cho người lao động là đảm bảo sự ổn định của năng suất lao động, hiệu quả sản xuất trong doanh nghiệp. Đối tượng hưởng - Ban giám đốc - Bộ phận quản lý doanh nghiệp. - Cán bộ, nhân viên các phòng ban. - Công nhân trong toàn doanh nghiệp. Nguyên tắc hưởng. Nhóm 7- Đ6QL5 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐỀ TÀI "THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN VÀ VIỆC HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG PHÁP LUẬT KINH DOANH TẠI VIỆT NAM"
100 p | 1108 | 348
-
Luận văn: Hoàn thiện quy trình đón tiếp và phục vụ khách của bộ phận lễ tân (Khách sạn continental)
77 p | 1291 | 136
-
Luận văn:Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty cổ phần tập đoàn truyền thông và công nghệ Nova
0 p | 238 | 84
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Khách sạn quốc tế ASEAN”
68 p | 218 | 48
-
đề tài: “HOÀN THIỆN MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN PHÒNG HĐND & UBND HUYỆN VÀ CÁC PHÒNG BAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND HUYỆN VẠN NINH”
67 p | 265 | 47
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa tại Công ty Cổ phần Thép Châu Âu
87 p | 187 | 39
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp nhằm hoàn thiện kỹ năng trưng bày sản phẩm tại hệ thống beautyword.vn
101 p | 205 | 39
-
Báo cáo thực tập sư phạm trường Cao Đẳng nghề Long Biên
138 p | 303 | 37
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Xuất nhập khẩu chuyên gia lao động và Kỹ thuật (IMS) - Bộ thương mại
115 p | 153 | 31
-
Đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam”
39 p | 112 | 27
-
Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu dao động ô tô tải sản xuất lắp ráp ở Việt Nam khi vận chuyển gỗ trên đường lâm nghiệp
150 p | 90 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán-Kiểm toán: Thực trạng công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa tại Công ty TNHH Phân phối Điện tử điện máy Hà Nội
76 p | 48 | 11
-
Chuyên đề thực tập: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực của Công ty Cổ Phần May 10
83 p | 26 | 8
-
Báo cáo khoa học: "MÔ-ĐUN “TECHNIQUES UNIVERSITAIRES” VÀ QUÁ TRÌNH HOÀN THIỆN KỸ NĂNG CỦA SINH VIÊN KHỐI PHÁP NGỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI"
5 p | 65 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến năng suất và chi phí năng lượng của thiết bị vận chuyển trấu từ thuyền lên kho chứa tại Long Mỹ - Hậu Giang
94 p | 43 | 4
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật về lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
25 p | 72 | 4
-
Chuyên đề công tác chuẩn bị cho phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam
19 p | 43 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn