Chuyên đề ôn tập trắc nghiệm Địa lý lớp 8
lượt xem 146
download
Tham khảo tài liệu chuyên đề ôn tập trắc nghiệm Địa lý lớp 8 dành cho quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 8 nhằm củng cố kiến thức và luyện thi môn Địa về: Vị trí của Châu Á, địa hình Châu Á.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyên đề ôn tập trắc nghiệm Địa lý lớp 8
- Chuyên đề ôn tập trắc nghiệm Địa lý lớp 8
- Câu 101 ĐL0801CSB Vị trí của Châu Á nằm kéo dài từ: A. Vùng cực Bắc đến gần vùng cực Nam. B. Gần vùng cực Bắc đến vùng xích đạo. C. Vùng cực Bắc đến vùng xích đạo. D. Vùng cực Bắc đến gần vùng xích đạo. PA: C Câu 102 ĐL0801CSB Châu Á tiếp giáp với ba đại dương là: A. Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương. B. Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương. C. Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Địa Trung Hải. D. Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương. PA: D Câu 103 ĐL0801CSV Lãnh thổ Châu Á có chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam so với chiều dài từ bờ Đông sang bờ Tây (nơi rộng nhất) là: A. Chiều dài Bắc - Nam lớn hơn chiều rộng Đông - Tây. B. Chiều dài Bắc - Nam nhỏ hơn chiều rộng Đông - Tây. C. Chiều dài Bắc - Nam gần bằng chiều rộng Đông - Tây. D. Chiều dài Bắc - Nam nhỏ bằng nửa chiều rộng Đông - Tây. PA: B Câu 104 ĐL0801CSV Các dãy núi chính của Châu Á có hướng Đông - Tây hoặc gần Đông - Tây là: A. Thiên Sơn, Côn Luân, Himalaya, Hinđucúc. B. Uran, Antai, Thiên Sơn, La-bla-nô-vôi. C. Hinđucúc, Antai, Đại Hưng An, Nam Sơn. D. Himalaya, Côn Luân, Trường Sơn, Xta-nô-vôi. PA: A
- Câu 105 ĐL0801CSH Địa hình Châu Á có nhiều: A. Hệ thống núi và sơn nguyên cao trung bình. B. Hệ thống núi, sơn nguyên và đồng bằng cao. C. Hệ thống núi và cao nguyên đồ sộ bậc nhất thế giới. D. Hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới. PA: D Câu 106 ĐL0801CSB: Các đồng bằng rộng lớn bậc nhất của Châu Á là: A. Lưỡng Hà, Ấn - Hằng, Tây Xibia, Hoa Trung. B. Hoa Bắc, Hoa Trung, Đông Âu, Tu-ran. C. Ấn - Hằng, Amadôn, Tây Xibia, sông MêKông. D. Lưỡng Hà, Mitxixipi, Hoa Bắc, Tu-ran. PA: A Câu 107 ĐL0802CSH Do vị trí và kích thước nên khí hậu Châu Á rất đa dạng, theo thứ tự từ cực Bắc xuống xích đạo gồm có: A. Đới khí hậu cực, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu nhiệt đới. B. Đới khí hậu cực và cận cực, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu xích đạo. C. Đới khí hậu cực và cận cực, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu cận nhiệt, đới khí hậu nhiệt đới, đới khí hậu xích đạo. D. Đới khí hậu cực, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu nhiệt đới, đới khí hậu xích đạo. PA: C Câu 108 ĐL0802CSH Ở Châu Á, kiểu khí hậu phổ biến là gió mùa ẩm và phân bố ở các khu vực: A. Đông Nam Á, Nam Á, Đông Á. B. Nam Á, Trung Á, Đông Nam Á. C. Tây Nam Á, Nam Á, Đông Nam Á. D. Đông Nam Á, Trung Á, Đông Á.
- PA: A Câu 109 ĐL0802CSH Do vị trí địa lý, kích thước và ảnh hưởng của địa hình nên khí hậu Châu Á cũng có kiểu khí hậu lục địa khô phân bố ở: A. Trung Á, Bắc Á, Đông Á. B. Tây Nam Á, Nam Á, Đông Nam Á. C. Nam Á, Tây Á, Trung Á. D. Tây Nam Á, Nam Á, Trung Á. PA: D Câu 110 ĐL0802CSH Kiểu khí hậu gió mùa ẩm ở Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á có đặc điểm chung là: A. Mùa đông có thời tiết khô và lạnh, mùa hạ thời tiết khô nóng. B. Mùa đông thời tiết lạnh khô, mùa hạ thời tiết nóng ẩm có nhiều mưa. C. Mùa đông thời tiết ấm và ẩm, mùa hạ thời tiết khô nóng. D. Thời tiết nóng và ẩm quanh năm. PA: B Câu 111 ĐL0802CSB Ở Châu Á, đới khí hậu có nhiều kiểu khí hậu nhất là: A. Đới khí hậu cực và cận cực. B. Đới khí hậu ôn đới. C. Đới khí hậu cận nhiệt. D. Đới khí hậu nhiệt đới. PA: C Câu 112 ĐL0802CSH Kiểu khí hậu lục địa khô hạn ở Châu Á có đặc điểm chung là: A. Mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm. B. Mùa đông lạnh có mưa, mùa hạ khô nóng. C. Quanh năm nóng ẩm. D. Mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng khô. PA: D
- Câu 113 ĐL0802CSV Các quốc gia nằm trong khu vực khí hậu gió mùa Châu Á là: A. Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia. B. Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippin, Inđônêxia. C. Thái Lan, Mianma, Việt Nam, Lào. D. Thái Lan, Mianma, Trung Quốc, Campuchia. PA: C Câu 114 ĐL0802CSV Biểu đồ khí hậu của Y-an-gun có mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa cả năm đạt 2750mm, nhiệt độ trung bình năm trên 250C được xếp vào kiểu khí hậu: A. Cận nhiệt gió mùa. B. Xích đạo gió mùa. C. Ôn đới gió mùa. D. Nhiệt đới gió mùa. PA: D Câu 115 ĐL0803CSH Châu Á có hoang mạc và bán hoang mạc phát triển mạnh ở: A. Tây Nam Á và vùng nội địa. B. Tây Nam Á và Nam Á. C. Vùng nội địa và Đông Nam Á. D. Bắc Á và Đông Á. PA: A Câu 116 ĐL0803CSB Các sông lớn ở Bắc Á và Đông Á đổ ra các đại dương: A. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương. B. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương. C. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. D. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. PA: A
- Câu 117 ĐL0803CSH Do ảnh hưởng của chế độ mưa gió mùa nên sông ngòi ở Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á có: A. Lượng nước lớn nhất vào mùa xuân, cạn nhất vào mùa thu. B. Lượng nước lớn nhất vào mùa hạ, cạn nhất vào mùa đông. C. Lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu, cạn nhất vào cuối đông đầu xuân. D. Lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu, cạn nhất vào cuối xuân đầu hạ. PA: C Câu 118 ĐL0803CSV Các cảnh quan phân bố ở khu vực khí hậu gió mùa là: A. Rừng nhiệt đới ẩm, xavan và cây bụi. B. Thảo nguyên, rừng hỗn hợp. C. Hoang mạc, rừng lá kim. D. Thảo nguyên, hoang mạc. PA: A Câu 119 ĐL0803CSB Sông dài nhất Châu Á (6.300km) là: A. Sông Mêkông ở Đông Nam Á. B. Sông Trường Giang ở Trung Quốc. C. Sông Ô-bi ở Liên bang Nga. D. Sông Hằng ở Ấn Độ. PA: B Câu 120 ĐL0803CSH Nói địa hình núi cao chiếm phần lớn diện tích gây khó khăn cho dân cư Châu Á vì: A. Địa hình núi cao gây khó khăn cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp. B. Địa hình núi cao gây khó khăn cho việc đi lại, giao lưu giữa các vùng. C. Địa hình núi cao là nơi thường xảy ra các thiên tai như động đất, núi lửa. D. Địa hình núi cao thường là nơi có khí hậu lạnh giá, khắc nghiệt. PA: B Câu 121 ĐL0804CSB Về mùa đông ở Châu Á có trung tâm áp cao:
- A. Aixơlen. B. A-lê-út. C. A-xo. D. Xi-bia. PA: D Câu 122 ĐL0804CSV Hướng gió mùa mùa đông ở Đông Nam Á và Nam Á là: A. Đông Nam Á hướng Tây Bắc - Đông Nam và Nam Á hướng Đông Bắc - Tây Nam. B. Đông Nam Á hướng Đông Bắc - Tây Nam và Nam Á hướng Tây Bắc - Đông Nam. C. Đông Nam Á và Nam Á có cùng hướng Đông Bắc - Tây Nam. D. Đông Nam Á và Nam Á có cùng hướng Tây Bắc - Đông Nam. PA: C Câu 123 ĐL0804CSB Về mùa hạ ở Châu Á có trung tâm áp thấp: A. Aixơlen. B. Ô-xtrây-lia. C. Ha-oai. D. Iran. PA: D Câu 124 ĐL0804CSV Hướng gió mùa mùa hạ ở Đông Á là: A. Đông Nam - Tây Bắc. B. Đông Bắc - Tây Nam. C. Tây Bắc - Đông Nam. D. Tây Nam - Đông Bắc. PA: A
- Câu 125 ĐL0804CSV Hướng gió mùa mùa hạ ở Đông Nam Á và Nam Á là: A. Đông Nam Á hướng Đông Bắc - Tây Nam, Nam Á hướng Tây Bắc - Đông Nam. B. Đông Nam Á hướng Tây Nam - Đông Bắc, Nam Á hướng Tây Nam - Đông Bắc. C. Đông Nam Á hướng Tây Nam - Đông Bắc, Nam Á hướng Đông Bắc - Tây Nam. D. Đông Nam Á hướng Tây Bắc - Đông Nam, Nam Á hướng Tây Nam - Đông Bắc. PA: B Câu 126 ĐL0804CSV Hướng gió mùa mùa đông ở khu vực Đông Á là: A. Tây Bắc - Đông Nam. B. Đông Nam - Tây Bắc. C. Đông Bắc - Tây Nam. D. Tây Nam - Đông Bắc. PA: A Câu 127 ĐL0805CSB Năm 2002 Châu Á có số dân đông nhất thế giới và: A. Tỉ lệ tăng tự nhiên cao nhất thế giới. B. Tỉ lệ tăng tự nhiên cao thứ nhì thế giới. C. Tỉ lệ tăng tự nhiên cao thứ ba thế giới. D. Tỉ lệ tăng tự nhiên cao thứ tư thế giới. PA: C Câu 128 ĐL0805CSB Chủng tộc Môngôlôit ở Châu Á phân bố tập trung ở các khu vực: A. Tây Nam Á, Trung Á, Đông Á. B. Trung Á, Nam Á, Đông Nam Á. C. Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á. D. Tây Nam Á, Trung Á, Nam Á.
- PA: C Câu 129 ĐL0805CSH Châu Á có số dân đông nhất thế giới vì: A. Châu Á tiếp giáp với Châu Âu và Châu Phi. B. Châu Á tiếp giáp với ba đại dương lớn, có đường bờ biển dài. C. Châu Á có nhiều đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ phì nhiêu. D. Châu Á có nhiều chủng tộc. PA: C Câu 130 ĐL0806CSH Dân cư Châu Á chủ yếu tập trung ở những khu vực có đồng bằng màu mỡ là: A. Tây Á, Bắc Á và Đông Bắc Á. B. Trung Á, Tây Á và Tây Nam Á. C. Bắc Á, Trung Á và Tây Nam Á. D. Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á. PA: D Câu 131 ĐL0806CSB Thành phố có số dân cao nhất các nước Châu Á là: A. Tôkyô của Nhật Bản. B. Xơ-un của Hàn Quốc. C. Bắc Kinh của Trung Quốc. D. Niu-đê-li của Ấn Độ. PA: A Câu 132 ĐL0806CSV Diện tích Châu Á là 44,4 triệu km2, dân số Châu Á năm 2002 là 3.766 triệu người, vậy mật độ dân số trung bình là: A. 85 người/km2. B. 10 người/km2. C. 75 người/km2. D. 50 người/km2. PA: A
- Câu 133 ĐL0807CSH: Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội các nước Châu Á thời cổ đại và trung đại là: A. kinh tế chậm phát triển do kỹ thuật lạc hậu. B. đạt trình độ phát triển cao của thế giới về sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp. C. đạt trình độ phát triển cao về sản xuất công nghiệp. D. kinh tế chậm phát triển do chiến tranh. PA: B Câu 134 ĐL0807CSB: Một trong những sản phẩm nổi tiếng thời cổ đại và trung đại của khu vực Tây Nam Á là: A. thảm len. B. gia vị và hương liệu. C. tơ lụa. D. vải bông. PA: A Câu 135 ĐL0807CSH: Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, nền kinh tế các nước Châu Á phát triển chậm lại và lâm vào tình trạng kiệt quệ vì: A. không áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất. B. xảy ra khủng hoảng kinh tế. C. chính trị không ổn định, xảy ra nội chiến liên miên. D. chính sách khai thác, bóc lột thuộc địa của các nước thực dân phương Tây cùng với chế độ phong kiến trong nước thối nát. PA: D Câu 136 ĐL0807CSH: Vào cuối thế kỷ XIX, Nhật Bản là nước duy nhất ở Châu Á thoát khỏi tình cảnh trở thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây vì: A. nhờ cuộc cải cách Minh Trị (1868) mở rộng quan hệ với các nước tư bản phương Tây, giải phóng mọi ràng buộc lỗi thời của chế độ phong kiến, làm cho kinh tế phát triển.
- B. nhờ chính sách hoà hoãn của chính phủ Nhật Bản với các nước tư bản phương Tây. C. Nhật Bản đem quân tấn công các nước thực dân phương Tây và giành thắng lợi. D. Nhật Bản là một quốc đảo, ít khoáng sản, nhiều thiên tai nên các nước thực dân phương Tây không xâm lược. PA: A Câu 137 ĐL0807CSV: Thu nhập bình quân đầu người của Nhật Bản là 33.400USD/người, của Lào là 317USD/người (2001),vậy mức thu nhập bình quân của Nhật Bản cao hơn Lào số lần là: A. 100 lần. B. 102 lần. C. 105 lần. D. 107 lần. PA: C Câu 138 ĐL0807CSB: Những nước có mức độ công nghiệp hoá khá cao và nhanh như Hàn Quốc, Đài Loan,... được gọi là: A. nước có nền kinh tế xã hội phát triển toàn diện. B. nước công nghiệp mới. C. nước nông - công nghiệp. D. nước nông nghiệp. PA: B Câu 139 ĐL0807CSH: Một trong những đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của các nước và lãnh thổ Châu Á hiện nay là: A. hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển khá cao. B. có nhiều quốc gia có mức thu nhập cao so với thế giới. C. các quốc gia có mức thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ còn chiếm tỉ lệ cao.
- D. nền kinh tế các nước đều bị kiệt quệ, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. PA: C Câu 140 ĐL0808CSH: Trung Quốc có thể trồng được cả lúa gạo và lúa mì vì: A. Trung Quốc là một đất nước rộng lớn. B. Trung Quốc là một quốc gia đông dân. C. lúa gạo và lúa mì đều có nguồn gốc từ Trung Quốc. D. phía Đông Trung Quốc có khí hậu cận nhiệt gió mùa nóng ẩm, địa hình đồng bằng, đất đai màu mỡ phù hợp với cây lúa gạo, còn phía Tây Trung Quốc có khí hậu cận nhiệt lục địa khô hơn, địa hình sơn nguyên cao thích nghi với cây lúa mì. PA: D Câu 141 ĐL0808CSB: Một trong những loại cây trồng phổ biển ở các quốc gia khu vực Đông Nam Á là: A. chà là. B. lúa mì. C. dừa. D. bông. PA: C Câu 142 ĐL0808CSH: Ở khu vực Bắc Á, vật nuôi chủ yếu là tuần lộc vì: A. loài tuần lộc thích nghi với địa hình cao ở khu vực Bắc Á. B. loài tuần lộc thích nghi với điều kiện khí hậu rất giá lạnh ở khu vực Bắc Á. C. loài tuần lộc thường sinh sống chủ yếu ở vùng ven biển (khu vực Bắc Á có đường bờ biển dài). D. khu vực Bắc Á có nhiều sông lớn cung cấp nguồn nước cho loài tuần lộc. PA: B Câu 143 ĐL0808CSV: Năm 1998, Ả-rập Xê-út có sản lượng khai thác dầu mỏ đạt 431,12 triệu tấn, tiêu dùng trong nước hết 92,4 triệu tấn. Vậy, giá trị xuất khẩu dầu mỏ của Ả-rập Xê-út chiếm bao nhiêu % tổng sản lượng khai thác? A. 21,4%.
- B. 78,6%. C. 0,05%. D. 99,95%. PA: B Câu 144 ĐL0808CSB: Một trong những đặc điểm của sản xuất công nghiệp ở các nước Châu Á hiện nay là: A. rất phát triển. B. lạc hậu, thiếu máy móc, trang thiết bị tiên tiến. C. công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước, tạo nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất trong nước và xuất khẩu. D. phát triển ngành công nghiệp hoá chất ở hầu hết các nước. PA: C Câu 145 ĐL0809CSB: Dạng địa hình chủ yếu của khu vực Tây Nam Á là: A. đồng bằng. B. sơn nguyên và núi cao. C. bồn địa. D. núi lửa. PA: B Câu 146 ĐL0809CSH: Trên bán đảo Aráp của khu vực Tây Nam Á có khí hậu khô hạn vì: A. do vị trí nằm ở ven biển. B. do vị trí nằm ở vùng vĩ độ cao. C. do vị trí có đ ường chí tuyến Bắc đi qua phần mở rộng của bán đảo này. D. do có nhiều dòng biển lạnh chảy qua. PA: C Câu 147 ĐL0809CSB: Tài nguyên khoáng sản phong phú nhất ở khu vực Tây Nam Á là: A. Dầu mỏ.
- B. Vàng. C. Uranium. D. Than đá. PA: A Câu 148 ĐL0809CSH: Khu vực Tây Nam Á có tỉ lệ dân thành thị cao (chiếm 80 - 90% dân số) vì: A. nông nghiệp kém phát triển trong khi đó ngành công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ lại phát triển. B. chủ yếu là khách du lịch đến tham quan. C. ngành dịch vụ phát triển đem lại cơ hội tìm kiếm việc làm. D. chính phủ tạo điều kiện sống tốt cho dân cư ở thành thị. PA: A Câu 149 ĐL0809CSH: Ngày nay, ngành nông nghiệp của các nước khu vực Tây Nam Á kém phát triển vì: A. diện tích núi cao chiếm tỉ lệ nhỏ so với toàn bộ khu vực. B. khí hậu rất giá lạnh, đặc biệt là vào mùa đông mặt đất luôn đóng băng. C. chính phủ chỉ quan tâm đ ến việc phát triển sản xuất công nghiệp v à thương mại. D. khí hậu khô hạn, diện tích đồng bằng nhỏ, đất đai kém màu mỡ. PA: D Câu 150 ĐL0809CSH: Một trong những khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội của các nước khu vực Tây Nam Á là: A. dân số đông. B. xung đột giữa các dân tộc trong và ngoài khu vực. C. vị trí cầu nối giữa ba châu lục: Á, Phi, Âu. D. nhiều tài nguyên dầu mỏ. PA: B
- Câu 151 ĐL0810CSB: Các dạng địa hình chính của khu vực Nam Á theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là: A. dãy Himalaya - sơn nguyên Đêcan - đồng bằng Ấn Hằng. B. dãy Himalaya - đồng bằng Ấn Hằng - sơn nguyên Đêcan. C. đồng bằng Ấn Hằng - dãy Himalaya - sơn nguyên Đêcan. D. sơn nguyên Đêcan - đồng bằng Ấn Hằng - dãy Himalaya. PA: B Câu 152 ĐL0810CSV: Địa điểm Serapundi ở khu vực Nam Á có nhiệt độ tháng thấp nhất là 120C, tháng cao nhất là 200C, lượng mưa trung bình năm là 11000mm, vậy khí hậu ở Serapundi có đặc điểm là: A. đông ấm, hạ nóng, mưa nhiều. B. đông rất lạnh, có tuyết rơi, hạ mát, mưa rất nhiều. C. đông lạnh, hạ không nóng lắm, mưa rất nhiều. D. đông ấm, hạ mát, mưa tương đối nhiều. PA: C Câu 153 ĐL0810CSH: Sự phân bố lượng mưa ở khu vực Nam Á phụ thuộc vào: A. hướng chảy của các con sông. B. vị trí gần hay xa xích đạo. C. hình dạng của khu vực và đường bờ biển cắt xẻ ít hay nhiều. D. vị trí gần hay xa biển, hướng gió và độ cao địa hình. PA: D Câu 154 ĐL0810CSV: Hướng gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông thổi ở khu vực Nam Á là: A. Tây Nam và Đông Bắc. B. Tây Bắc và Đông Nam. C. Đông Bắc và Tây Nam. D. Đông Nam và Tây Bắc. PA: A
- Câu 155 ĐL0810CSH: Ở sườn phía Nam của dãy Himalaya có lượng mưa rất lớn nhưng ở sườn phía Bắc thì lại rất khô hạn (lượng mưa trung bình năm < 100mm/năm) vì: A. sườn phía Bắc nằm ở vùng vĩ độ cao, lạnh nên ít mưa. B. dãy Himalaya cao nên chắn gió Tây Nam gây mưa nhiều ở sườn Nam, khi sang đến sườn Bắc gió yếu đi, lượng mưa giảm rõ rệt. C. sườn phía Bắc nằm ở ven biển, có dòng biển lạnh chảy qua. D. sườn phía Nam nằm ở ven biển, có dòng biển nóng chảy qua. PA: B Câu 156 ĐL0810CSV: Một địa điểm ở khu vực Nam Á có nhiệt độ tháng thấp nhất là 250C, tháng cao nhất là 290C, lượng mưa trung bình năm là 3000mm, vậy địa điểm này nằm ở vị trí: A. sâu bên trong lục địa, trên sơn nguyên Đêcan. B. phía Tây Bắc khu vực, nơi có hoang mạc Tha. C. đồng bằng ven biển phía Tây của khu vực, trong vành đai nhiệt đới. D. phía Đông Bắc khu vực, nằm ở sườn phía Nam dãy Himalaya. PA: C Câu 157 ĐL0810CSH: Khu vực Nam Á cùng vĩ độ với Việt Nam nhưng lại có mùa đông ấm hơn vì: A. khu vực Nam Á có đường bờ biển dài hơn. B. khu vực Nam Á có dạng hình khối còn lãnh thổ Việt Nam có bề ngang hẹp. C. khu vực Nam Á chịu ảnh hưởng bởi gió mùa Tây Nam nên nóng hơn về mùa hạ và ấm hơn về mùa đông. D. dãy Himalaya cao nên có tác dụng chắn khối không khí lạnh từ Trung Á tràn xuống làm cho Nam Á ấm hơn về mùa đông. PA: D Câu 158 ĐL0811CSV: Khu vực Nam Á có diện tích là 4.489 nghìn km2, dân số là 1.356 triệu người (2001), vậy mật độ dân số khu vực Nam Á là: A. khoảng 302 người/km2.
- B. khoảng 405 người/km2. C. khoảng 203 người/km2. D. khoảng 504 người/km2. PA: A Câu 159 ĐL0811CSH: Dân cư khu vực Nam Á thường tập trung sinh sống ở ven biển và vùng đồng bằng Ấn Hằng vì: A. ở những khu vực này có địa hình cao, thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc lớn. B. ở những khu vực này đông dân cư, có nhiều đô thị lớn. C. ở những khu vực này có mưa nhiều, đất đai màu mỡ, địa hình bằng phẳng thuận lợi cho giao thông và phát triển kinh tế. D. ở những khu vực này có nhiều tài nguyên rừng thuận lợi cho việc phát triển ngành khai thác và chế biến lâm sản. PA: C Câu 160 ĐL0811CSB: Những cuộc cách mạng mà Ấn Độ đã thực hiện để giải quyết vấn đề lương thực và thực phẩm cho nhân dân là: A. cách mạng khoa học kỹ thuật và cách mạng công nghiệp. B. cách mạng "xanh" và cách mạng "trắng". C. cách mạng khoa học kỹ thuật và cách mạng công nghệ sản xuất nông nghiệp. D. cách mạng máy móc nông nghiệp và cách mạng nhân lực. PA: B Câu 161 ĐL0811CSV: Quan sát nội dung bảng sau về cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Ấn Độ (2002), em hãy cho biết nhận định nào dưới đây là đúng: Tỉ trọng trong cơ cấu GDP (%) Các ngành kinh tế 1995 1999 2001 Nông - lâm - thuỷ sản 28,4 27,7 25,0 Công nghiệp - xây 27,1 26,3 27,0 dựng
- Dịch vụ 44,5 46,0 48,0 A. Ấn Độ đã có xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ ngành dịch vụ sang ngành công nghiệp - xây dựng và nông - lâm - thuỷ sản. B. Ấn Độ đã có xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ ngành công nghiệp - xây dựng sang ngành dịch vụ và nông - lâm - thuỷ sản. C. Ấn Độ đã có xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ ngành nông - lâm - thuỷ sản sang ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. D. Ấn Độ đã có xu hướng sản xuất hàng hoá phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu thay thế cho hàng nhập khẩu. PA: C Câu 162 ĐL0811CSV: Một trong những ngành công nghiệp hiện đại được coi là thế mạnh của Ấn Độ là: A. xuất khẩu phần mềm. B. sản xuất giấy và bột giấy. C. hàng không vũ trụ. D. chế biến thực phẩm. PA: A Câu 163 ĐL0811CSH: Khu vực Nam Á có sự phân bố dân cư không đều là do: A. có nhiều tôn giáo lớn: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo. B. sự phân bố lượng mưa không đều và địa hình khác nhau. C. dân số ít trong khi diện tích thì rất rộng lớn. D. sự phân bố của các đô thị không đều. PA: B Câu 164 ĐL0812CSB: Phía Đông của khu vực Đông Á tiếp giáp với: A. Đại Tây Dương. B. khu vực Đông Nam Á. C. vịnh Bengan.
- D. Thái Bình Dương. PA: D Câu 165 ĐL0812CSB: Khu vực Đông Á gồm có: A. 5 quốc gia: Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Đài Loan. B. 5 quốc gia: Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Mông Cổ. C. 4 quốc gia: Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và vùng lãnh thổ Đài Loan. D. 6 quốc gia: Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan và Mông Cổ. PA: C Câu 166 ĐL0812CSH: Các sông Hoàng Hà và Trường Giang thường có lũ vào cuối hạ đầu thu và cạn vào cuối đông đầu xuân là do: A. các con sông này đều bắt nguồn trên sơn nguyên Tây Tạng, có độ cao lớn. B. chế độ mưa gió mùa và băng tan từ trên đỉnh núi vào mùa hạ gây ra lũ, còn mùa đông nước cạn do khí hậu khô, mưa ít. C. các con sông này đều bắt nguồn từ các vùng hồ lớn ở sâu trong lục địa. D. các con sông này đều đổ ra các biển ở phía Bắc. PA: B Câu 167 ĐL0812CSH: Trên phần hải đảo của khu vực Đông Á, địa hình chủ yếu là núi trẻ và là núi lửa vì: A. khu vực này nằm trong "vành đai lửa Thái Bình Dương", nơi vỏ Trái đất không ổn định. B. khu vực này không có nhiều đồng bằng. C. khu vực này có khí hậu nóng và khô. D. khu vực này có địa hình cao trung bình trên 500m. PA: A Câu 168 ĐL0812CSV: Hãy cho biết những hướng gió sau là những hướng gió nào ở khu vực Đông Á: và
- A. gió mùa mùa đông (hướng Đông Bắc) và gió mùa mùa hạ (hướng Tây Nam). B. gió mùa mùa hạ (hướng Đông Bắc) và gió mùa mùa đông (hướng Tây Nam). C. gió mùa mùa đông (hướng Đông Nam) và gió mùa mùa hạ (hướng Tây Bắc). D. gió mùa mùa đông (hướng Tây Bắc) và gió mùa mùa hạ (hướng Đông Nam). PA: D Câu 169 ĐL0812CSV: Khu vực Đông Á có diện tích phần đất liền chiếm 83,7% và phần hải đảo chiếm 16,3% diện tích của toàn bộ khu vực, em hãy cho biết nhận định nào dưới đây là đúng: A. phần đất liền của khu vực Đông Á chiếm tỉ lệ nhỏ so với toàn bộ lãnh thổ. B. phần đất liền của khu vực Đông Á có diện tích chủ yếu là các sơn nguyên và bồn địa. C. phần đất liền của khu vực Đông Á chiếm tỉ lệ rất lớn, gấp hơn 5 lần diện tích phần hải đảo. D. phần đất liền của khu vực Đông Á chiếm tỉ lệ rất nhỏ, bằng khoảng 5 lần diện tích phần hải đảo. PA: C Câu 170 ĐL0813CSV: Dựa vào bảng số liệu dưới đây, em hãy cho biết nước có số dân đông nhất là nước nào và cao hơn nước có số dân thấp nhất bao nhiêu lần: Đơn vị (triệu người) - Số liệu năm 2002 Trung Quốc Nhật Bản Triều Tiên Hàn Quốc Đài Loan 1.288 127,4 23,2 48,4 22,5 A. Trung Quốc - 5,72 lần. B. Trung Quốc - 57,2 lần. C. Trung Quốc - 572 lần. D. Trung Quốc - 5720 lần. PA: B
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI TRẮC NGHIỆM MÔN SINH: HÓA THẠCH VÀ SỰ PHÂN CHIA THỜI GIAN ĐỊA CHÂT
5 p | 119 | 31
-
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI TRẮC NGHIỆM MÔN SINH: DI TRUYỀN GIỚI TÍNH
6 p | 124 | 26
-
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI TRẮC NGHIỆM MÔN SINH: HOÁN VỊ GEN
10 p | 129 | 23
-
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI TRẮC NGHIỆM MÔN SINH: CÁC PHƯƠNG PHÁP LAI
10 p | 105 | 21
-
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI TRẮC NGHIỆM MÔN SINH: DI TRUYỀN HỌC Ở NGƯỜI
10 p | 130 | 20
-
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI TRẮC NGHIỆM MÔN SINH: ĐỘT BIẾN GEN
13 p | 113 | 20
-
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI TRẮC NGHIỆM MÔN SINH: CÁC NHÂN TÔ CHI PHÔI QUÁ TRÌNH PHÁT SINH LOÀI NGƯ,I
7 p | 107 | 18
-
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI TRẮC NGHIỆM MÔN SINH: ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ
5 p | 114 | 18
-
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI TRẮC NGHIỆM MÔN SINH: ĐỘT BIẾN ĐA BỘI THỂ
5 p | 117 | 16
-
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI TRẮC NGHIỆM MÔN SINH: QUÁ TRÌNH CHỌN LỌC TỰ NHIÊN
3 p | 101 | 16
-
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI TRẮC NGHIỆM MÔN SINH: ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO
4 p | 95 | 13
-
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI TRẮC NGHIỆM MÔN SINH: ĐỘT BIẾN LỆCH BỘI
6 p | 99 | 13
-
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI TRẮC NGHIỆM MÔN SINH: KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ DI TRUYỀN HỌC
3 p | 107 | 13
-
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI TRẮC NGHIỆM MÔN SINH: LAI 2 VÀ NHIỀU CẤP TÍNH TRẠNG
11 p | 92 | 13
-
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI TRẮC NGHIỆM MÔN SINH: LOÀI
4 p | 89 | 12
-
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI TRẮC NGHIỆM MÔN SINH: LIÊN KẾT GEN
6 p | 103 | 12
-
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI TRẮC NGHIỆM MÔN SINH: LAI 1 CẤP TÍNH TRẠNG
12 p | 96 | 12
-
Tài liệu ôn tập trắc nghiệm môn Địa lí
7 p | 15 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn