intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ciprofloxacin - Không nên lạm dụng

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

105
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ciprofloxacin - Không nên lạm dụng Ciprofloxacin đã được dùng khá rộng rãi. Tuy nhiên sau này, ngày càng có nhiều những nghiên cứu cho biết kháng sinh này có nhiều tác dụng phụ khá nguy hiểm... Nhiều ưu điểm Ciprofloxacin là fluoroquinolon (thuộc quinolon thế hệ 2) có phổ kháng khuẩn rất rộng. Vì thế, thuốc được chỉ định trong nhiều bệnh nhiễm khuẩn: hô hấp, tiết niệu, sinh dục (viêm cổ tử cung do lậu, viêm tuyến tiền liệt mạn), ruột (tiêu chảy, thương hàn)... Thuốc dung nạp đường uống hay tiêm như nhau, nhưng đường uống dùng thuận...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ciprofloxacin - Không nên lạm dụng

  1. Ciprofloxacin - Không nên lạm dụng Ciprofloxacin đã được dùng khá rộng rãi. Tuy nhiên sau này, ngày càng có nhiều những nghiên cứu cho biết kháng sinh này có nhiều tác dụng phụ khá nguy hiểm... Nhiều ưu điểm Ciprofloxacin là fluoroquinolon (thuộc quinolon thế hệ 2) có phổ kháng khuẩn rất rộng. Vì thế, thuốc được chỉ định trong nhiều bệnh nhiễm khuẩn: hô hấp, tiết niệu, sinh dục (viêm cổ tử cung do lậu, viêm tuyến tiền liệt mạn), ruột (tiêu chảy, thương hàn)... Thuốc dung nạp đường uống hay tiêm như nhau, nhưng đường uống dùng thuận lợi hơn. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng cộng hưởng với các nhóm kháng sinh khác (như betalactam, aminozid) nên khi phối hợp thường cho kết quả cao (điển hình là phối hợp với azocillin). Ciprofloxacin ức chế enzym gryrase gây cản trở thông tin nhiễm sắc thể (một vật liệu di truyền cần thiết cho chuyển hóa) làm cho vi khuẩn giảm sinh sản một cách nhanh chóng. Trong khi đó, các nhóm kháng sinh khác (như betalactam, aminozid), không ức chế enzym gryrase rất dễ bị vi khuẩn kháng. Vì thế, ciprofloxacin (và các fluoroquinolon khác) được xem là "vũ khí chiến lược" dành dùng cho các trường hợp vi khuẩn không đáp ứng với các kháng sinh khác. Việc lạm dụng ciprofloxacin sẽ gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
  2. Và không ít nhược điểm… - Làm thương tổn sự phát triển sụn và khớp chịu lực của động vật non nên có thể gây hại cho sự phát triển xương khớp của thai nhi và trẻ em tuổi trưởng thành. - Gây đau cơ, viêm dây thần kinh, đặc biệt là các dây chằng, nghiêm trọng nhất là làm đứt gót chân Achill. Hay gặp ở người già vì dây chằng vốn bị suy yếu. - Ảnh hưởng không tốt đến thần kinh gây nhức đầu, mệt mỏi, mất ngủ, kích động, run rẩy. Hiếm gặp hơn là gây co giật, lo âu, trầm cảm, ác mộng, ảo giác hoặc xuất hiện trạng thái tâm thần. Người có tiền sử bệnh tâm thần dễ gặp các hiện tượng này. - Gây một số phản ứng quá mẫn nghiêm trọng: phù mặt, phù thanh quản, khó thở đe dọa tính mạng. Người có cơ địa dị ứng dễ bị tai biến này. Cũng như các kháng sinh phổ rộng khác, việc lạm dùng liều cao làm cho ciprofloxacin tiêu diệt hết các vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng sinh thái vi khuẩn trong cơ thể. Trong thực tế, sau khi dùng một liều mạnh ciprofloxacin điều trị khỏi nhiễm khuẩn hô hấp, trẻ có thể bị tiêu chảy do rối loạn vi khuẩn đường ruột. Ciprofloxacin được dùng quá rộng rãi trong 20 năm nay (kể từ 1980). Nếu việc ức chế enzym gyrase làm cho ciprofloxacin có phổ kháng khuẩn rộng thì việc dùng tràn lan cũng làm xuất hiện các cơ chế kháng thuốc mới. Hiện có nhiều trường hợp vi khuẩn kháng lại ciprofloxacin và buộc lòng phải thay ciplofloxacin bằng các fluoroquinolon mới hơn (như gatifloxacin). Trong vài năm gần đây, ngoài việc xác nhận những độc tính này, các nhà y học còn thấy ciprofloxacin gây hại cho gan và thận. Điều cần cảnh báo Căn cứ vào các tác dụng phụ, đặc biệt là các tác dụng phụ mới phát hiện, gần đây nhất (2008), FDA dựa trên các tác dụng độc vừa phát hiện (nói trên) đã đưa ciprofloxacin vào danh sách các thuốc trong hộp đen (back box) ở tất cả các bệnh viện và các trung tâm khám chữa bệnh. Ở Mỹ, phạm vi hạn chế chỉ định ciprofloxacin nhiều đến mức việc dùng cho trẻ em gần như bị cấm, việc dùng cho người già được cân nhắc một cách tối đa. Theo khuyến cáo của WHO, trường hợp viêm họng do liên cầu khuẩn rất dễ dẫn đến biến chứng tim, vẫn cho dùng penicillin tiêm bắp; trường hợp viêm phổi - một bệnh rất dễ dẫn
  3. đến tử vong cho người già, trẻ em ở thể nặng, vẫn dùng penicillin tiêm bắp, nếu không đáp ứng thì dùng cephalosporin. Cũng dựa theo khuyến cáo của WHO, phác đồ điều trị nhiễm khuẩn hô hấp trẻ em (dưới 5 tuổi) ở nước ta qui định: nếu nhiễm khuẩn hô hấp cấp có viêm phổi nhưng không nặng cho dùng amoxicilin hay amoxicilin + acidclavulanic, nặng dùng penicilin tiêm bắp, rất nặng có thể cho dùng đến chloramphenicol, gentamycin tiêm. Tại nước ta, việc dùng ciprofloxacin quá rộng rãi, nguy hiểm nhất là người dùng không tuân thủ qui chế kế đơn, tự ý mua dùng cho trẻ em và người già. Đây là điều đáng cảnh báo. DS. Bùi Văn Uy
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2