intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cuộc chiến “sở hữu” con, cháu

Chia sẻ: Heo Meo Iu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

62
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Nhím là con gái của con. Con có quyền nuôi dạy theo cách của mình. Mẹ đừng can thiệp sâu”. Chị Liên nhấm nhẳng với mẹ chồng. Vừa đi, chị vừa làu bàu: “Bà thích thì đẻ thêm đứa nữa mà ". Vốn mâu thuẫn với mẹ chồng từ trước, nhưng không có nhiều cơ hội để “phản kháng”, từ ngày sinh con, chị Liên cho rằng đã có “vũ khí” để chống đối. Là con đầu cháu sớm nên Nhím được cả hai bên nội ngoại dành trọn tình yêu thương chăm sóc. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cuộc chiến “sở hữu” con, cháu

  1. Cuộc chiến “sở hữu” con, cháu “Nhím là con gái của con. Con có quyền nuôi dạy theo cách của mình. Mẹ đừng can thiệp sâu”. Chị Liên nhấm nhẳng với mẹ chồng. Vừa đi, chị vừa làu bàu: “Bà thích thì đẻ thêm đứa nữa mà Ảnh: Images dạy”…
  2. Vốn mâu thuẫn với mẹ chồng từ trước, nhưng không có nhiều cơ hội để “phản kháng”, từ ngày sinh con, chị Liên cho rằng đã có “vũ khí” để chống đối. Là con đầu cháu sớm nên Nhím được cả hai bên nội ngoại dành trọn tình yêu thương chăm sóc. Khỏi phải nói bà nội Nhím vui như thế nào khi mọi người đều khen bé giống bà như lột, từ những nét trên khuôn mặt đến từng ngón chân, ngón tay. Tuy nhiên, bà quý cháu nhưng chỉ thích bế bồng, chưa bao giờ bà nấu cho cháu một đĩa bột hay nấu cho con dâu một bữa ăn. Chị Liên lúc đầu cũng thấy tủi thân, nhưng nghĩ đi nghĩ lại, chị thấy mừng. Bởi tuy sống chung đấy, nhưng chị sẽ không bị phụ thuộc hay “nể nang” chuyện chăm sóc con. Tự tay chị Liên thay bỉm, pha sữa, nấu bột cho con. Sau khi sinh, chị ở nhà đến khi Nhím được gần một năm mới đi làm. Vì thế, chị “phong toả” căn phòng riêng, bà nội ở phòng ngoài, muốn vào bế cháu cũng phải hỏi. Nhiều hôm, Nhím quấy khóc ngằn ngặt, một mình chị Liên thức đêm chăm con, nhưng nhất định chị không cho bà vào bế cháu. Mẹ chồng chị sốt ruột nói vọng từ phòng ngoài
  3. vào càng khiến chị bực bội. “Đã stress vì con thì thôi, bà lại còn can thiệp, đôi khi “điên” quá phải đánh con vô cớ. Đánh rồi lại thấy hối hận” – chị thú thật. Nhím đi trẻ, chị Liên đi làm, bà nội có nhiều cơ hội chăm sóc cháu. Chị Liên luôn có cảm giác bà tìm mọi cách mua chuộc con bé. Nhiều hôm đi làm về, thấy hai bà cháu quấn quýt, Nhím dường như không cần mẹ, chỉ chào mẹ một câu rồi quay sang chơi với bà. Chị lại tức. Nhím được bà chiều nên hay vòi vĩnh. Mỗi lần không vừa ý chuyện gì là lăn ra khóc ăn vạ. Chị Liên cương quyết không dỗ dành mà để cho con khóc chán thì tự nín. Nhưng bà xót cháu, nói là nếu khóc nhiều cháu sẽ viêm phổi, không chịu được bà lại chạy ra ôm ấp, hứa hẹn mua cho cháu cái này, cái nọ. Chị Liên cương quyết không chịu, nhiều lần chị “đối đầu trực tiếp” với không chỉ mẹ chồng mà với chính chồng mình. Khăng khăng giữ quan điểm và bằng mọi cách cố gắng chứng minh cho những người xung quanh biết rằng: chị là mẹ đẻ của Nhím, mẹ chồng là mẹ đẻ của chồng, vì
  4. vậy bà chỉ có quyền “nhào nặn” con trai bà thôi, Nhím phải do chị quyết định. Không khí trong nhà lúc nào cũng căng như dây đàn. “Sống trong gia đình có mâu thuẫn giữa ông bà nội với mẹ rất căng thẳng” – Hà Yến (15 tuổi, Thái Nguyên) cũng đôi khi thấy hoang mang không thể hiểu nổi người lớn. Bình thường ông bà nội rất nghiêm khắc, nếu Yến mắc lỗi gì, ông sẽ phết ngay mấy cái vào mông, đau điếng. Chiếc roi mây của ông vừa to, vừa dài lại đen bóng là nỗi sợ hãi của tất cả bọn trẻ trong nhà. Nhiều hôm, mẹ thấy con gái “mông đầy lươn” cũng phải bật khóc, nhưng lại không dám nói gì. Lúc khác, khi Yến hư, mẹ lại cầm chính roi mây của ông đánh con. Ông bà chạy vào bênh cháu chằm chặp, nhưng càng bênh, mẹ càng đánh Yến mạnh hơn. Tối về, mẹ em lại ôm con thủ thỉ: “Ông càng bênh, mẹ càng đánh. Ông không bênh có phải con không bị đánh nhiều không?”. Tại sao trẻ con lại là nơi trút giận của người lớn? Chuyên gia tư vấn Quỳnh Nga (Công ty tư vấn Nhật Minh) cho rằng tâm lí muốn “sở hữu” con xuất phát từ nhiều
  5. nguyên nhân. Trong cuộc sống hiện đại, việc sinh con không phải dễ, khi có con đầu lòng, các bà mẹ trẻ thường muốn dành trọn tình cảm và muốn tự tay chăm sóc đứa trẻ của mình. Sự không hoà hợp giữa mẹ chồng – nàng dâu khiến nhiều người con dâu sợ cháu dành tình cảm cho bà nhiều hơn mẹ. Để cố gắng làm tròn thiên chức của mình, đôi khi họ cũng cảm thấy mệt mỏi. Rất muốn tự tay chăm con nhưng nhiều bà mẹ trẻ chưa đủ kinh nghiệm, thời gian và kiến thức. Nhờ bà thì… sợ bẩn (nhất là mẹ chồng ở quê), sợ lép vế, sợ cháu sẽ yêu bà hơn yêu mẹ. Chính những điều đó tạo ra mâu thuẫn tâm lý trong bản thân người mẹ. Yêu con, thương con nhưng chị em lại không kiềm chế được cảm xúc, dễ stress và có những hành vi bạo hành với trẻ. Trong khi đó, bố mẹ chồng vì vô tình hay cũng do mâu thuẫn từ trước mà muốn lôi kéo tình cảm của đứa bé về phía mình. Nếu mâu thuẫn kéo dài, đứa trẻ bị giằng co giữa bên mẹ, bên ông bà sẽ bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề. Dù không hiểu được rõ ràng, nhưng đứa trẻ sẽ cảm thấy hoang mang,
  6. không an toàn trong chính ngôi nhà của mình. Chúng chỉ được chơi hoặc là với riêng mẹ, hoặc là với riêng bà. Có mẹ thì thôi bà hoặc ngược lại. Mặc dù được mẹ chăm sóc, nhưng đứa bé không cảm nhận được hết tình yêu thương mà chỉ luôn ám ảnh bởi những trận quát mắng, những trận đòn “không hiểu nổi”. Trong trường hợp này, cách giải quyết tốt nhất là người lớn phải dung hòa, chia sẻ và bàn bạc để đưa ra sự thống nhất cao trong việc chăm sóc trẻ. Nếu nàng dâu cho rằng bà không biết chăm cháu, cách chăm của bà là cổ hủ, lỗi thời và không tin tưởng bà thì nên chuẩn bị sẵn đồ ăn và hướng dẫn bà cách cho ăn, uống. Trẻ thường ở với ông bà cả ngày, tối về vẫn thích quấn quýt bên ông bà dễ khiến cho cha mẹ trẻ tủi thân. Lúc này ông bà phải tâm lý tạo điều kiện để tình cảm mẹ con được gắn bó, nếu con dâu thiếu kinh nghiệm, ông bà nên hướng dẫn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2