intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm hình thái, sinh học và phân tử của nấm Fusarium solani gây bệnh thối cổ rễ lạc

Chia sẻ: Kethamoi5 Kethamoi5 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

142
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này nhằm i) xác định tác nhân gây bệnh thối cổ rễ lạc tại Bắc Ninh trong vụ lạc xuân 2016 và 2017 dựa trên đặc điểm hình thái và phân tử và ii) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của nấm gây bệnh thối cổ rễ lạc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm hình thái, sinh học và phân tử của nấm Fusarium solani gây bệnh thối cổ rễ lạc

  1. Kết quả nghiên cứu khoa học BVTV - Sè 3/2018 0,09 mm, sải cánh 1,89 ± 0,09 mm; trưởng thành 2. Fekrat L. and P. Shishehbor, 2007, Some đực có chiều dài cơ thể 0,84 ± 0,07 mm, sải cánh Biologycal Features of Cotton Whitefly, Bemisia tabaci 1,58 ± 0,12 mm. (Homoptera: Aleyrodidae) on Various Host Plants”, o Ở điều kiện nhiệt độ trung bình 28,5 C và ẩm Pakistan Journal of Biological Sciences 18: 3180- độ trung bình 75,5% với thức ăn là lá giống dưa 3184.2. lưới Taki thì vòng đời bọ phấn trắng dao động từ 3. Lê Thị Tuyết Nhung, 2014. Nghiên cứu thành 16 đến 22 ngày trung bình là 18,86 ± 1,58 ngày. phần loài họ bọ phấn Aleyrodidae (Homoptera) và đặc Tỉ lệ trứng nở là 88%. Tuổi thọ trưởng thành đực điểm sinh học, sinh thái, biện pháp phòng trừ bọ phấn trung bình 19,76 ± 2,2 ngày và của trưởng thành thuốc lá Bemisia tabaci (Gennadius) hại cây họ cà ở cái trung bình 24,46 ± 2,83 ngày. Trung bình mỗi vùng Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp Trường Đại trưởng thành cái đẻ 79 ± 32,7 trứng. học Nông nghiệp Hà Nội, 157 trang 3. Ronald F.L, Mau and Jayma L. Martin Kessing, TÀI LIỆU THAM KHẢO 1992, Bemisia tabaci biological characteristics as biology control agents, Department of Entomology, 1. Đàm Ngọc Hân, 2012. Nghiên cứu thành phần bọ Honolulu, Hawaii. phấn hại cây trồng; đặc điểm sinh học, sinh thái của loài 4. Viện Bảo vệ thực vật, 2000, Phương pháp Bemisia tabaci (Gennadius) hại đậu tương và hướng nghiên cứu Bảo vệ thực vật tập 3, Nhà xuất bản Nông phòng trừ ở vùng Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp nghiệp. Tr 16-20 Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 142 trang. Phản biện: TS. Nguyễn Thị Thủy ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC VÀ PHÂN TỬ CỦA NẤM Fusarium solani GÂY BỆNH THỐI CỔ RỄ LẠC Morphological, Biological and Molecular Characteristics of Fusarium solani Causing Collar Rot of Groundnut 1 2 Nguyễn Đức Huy * và Nguyễn Thị Mai Anh Ngày nhận bài: 25.05.2018 Ngày chấp nhận: 22.06.2018 Abstract During a field survey in spring season of 2016 and 2017, 15 samples of collar rot were collected from groundnut in Luong Tai, Thuan Thanh and Gia Binh districts of Bac Ninh province. The samples were then single isolated using a technic of glass needle. DNA was extracted from fungal mycelium after seven days of culture on PDA. The result of rDNA-ITS sequences showed that the two isolates were identical and shared highly sequences with the Fusarium solani available in GenBank. The fungus produced macroconidia, microconidia, o chlammydospore and pycnidium on PDA and CLA. Fuethermore, the fungus grown well at 25-30 C, pH 6 – 7, PDA and PCA, the diameter of fungal mycelium was 90mm after 5 days of culter. Based on morphological and molercular characteristis, the fungus was identified as F. solani and the first time for detection of F. solani causing 1. Bộ môn Bệnh cây, Khoa Nông học, Học viện collar rot of groundnut. Nông nghiệp Việt Nam Keywords: F. solani causing collar rot of 2. Học viên lớp cao học K24BVTVB, Khoa Nông groundnut, Luong Tai, Thuan Thanh and Gia Binh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam districts of Bac Ninh. 38
  2. Kết quả nghiên cứu khoa học BVTV - Sè 3/2018 1. ĐẶT VẤN ĐỀ nấm gây bệnh cũng như thử nghiệm phòng trừ bệnh trong điều kiện in vitro, in vivo và điều kiện Cây lạc (Arachis hypogaea L.) có nguồn gốc đồng ruộng (Đỗ Tấn Dũng, 2006; Trần Thị Thu từ Nam Mỹ, hiện nay cây lạc được trồng ở trên Hà và Phạm Thanh Hòa, 2012; Nguyễn Văn Viên 100 quốc gia thuộc 6 Châu lục. Ở Việt Nam, lạc và cộng sự, 2012). Tuy nhiên, thối cổ rễ do được trồng phổ biến ở nhiều tỉnh với những vùng F. solani chưa được ghi nhận. Nghiên cứu này sản xuất lạc lớn như Nghệ An, Thanh Hóa,...đem nhằm i) xác định tác nhân gây bệnh thối cổ rễ lạc lại hiệu quả kinh tế cao nhờ khả năng cải tạo, tại Bắc Ninh trong vụ lạc xuân 2016 và 2017 dựa nâng cao độ phì của đất và tăng năng suất cây trên đặc điểm hình thái và phân tử và ii) nghiên trồng khác. Tuy nhiên, trong quá trình sinh cứu một số đặc điểm sinh học của nấm gây bệnh trưởng phát triển của cây lạc, một số loài nấm thối cổ rễ lạc. gây hại vùng rễ như Sclerotium rolfsii, Rhizoctonia solani, Aspergillus niger,...đã làm 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU giảm năng suất cây cây lạc. 2.1 Thu thập mẫu bệnh và phân lập nấm Trên thế giới ngoài các bệnh nấm có nguồn gây bệnh gốc trong đất hại lạc phổ biến như héo rũ gốc mốc trắng (S. rolfsii), lở cỗ rễ (R. solani) và héo Trong nghiên cứu này, 15 mẫu bệnh thối cổ rũ gốc mốc đen (A. niger). Bệnh thối nâu rễ trên rễ lạc điển hình, các mẫu bệnh được thu thập từ lạc do nấm Fusarium solani thuộc chi Fusarium giống lạc Sen lai tại 3 huyện Lương Tài, Thuận cũng đã được phát hiện ở Argentina (Federico et Thành và Gia Bình của tỉnh Bắc Ninh. Các mẫu al., 2007). Chi Fusarium đã xác định được hơn bệnh được rửa sạch dưới vòi nước, sau đó lại 70 loài và phân bố rộng khắp các vùng đất canh bằng nước cất và khử trùng bằng cồn 95%. Nấm tác ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới (Leslie and gây bệnh được phân lập theo 2 phương pháp i) Summerell, 2006) và gây thiệt hại có ý nghĩa kinh đặt ẩm mẫu bệnh trên giấy thấm trong đĩa petri, tế cho ngành sản xuất rau màu và hoa trên thế sau khi sợi nấm phát triển và hình thành bào tử giới (Agrios, 2005). Trong chi Fusarium, 3 loài phân sinh được sử dụng kỹ thuật cấy đơn bào tử F. oxysporum, F. solani và F. moniliforme được bằng kim thủy tinh với sự hỗ trợ của kính hiển vi xem là quan trọng nhất do phạm vi phân bố rộng quang học và ii) cấy trực tiếp mô bệnh vào môi và mức độ gây thiệt hại cho cây trồng (Agrios, trường WA (water agar), khi sợi nấm mọc ra từ 2005). Ở Việt Nam, cả 3 loài này đều đã được mô bệnh, tiến hành cắt đỉnh sinh trưởng và cấy ghi nhận, trong đó F. oxysporum gây bệnh héo chuyển sang môi trường PDA. Nguồn nấm thuần vàng trên cà chua, khoai tây và chuối, được sử dụng để kiểm tra lại triệu chứng và F. moniliforme gây các bệnh lúa von trên lúa, nguyên nhân gây bệnh theo qui tắc Koch với mốc hồng trên ngô. giống lạc Sen lai. F. solani phân bố ở nhiều nước trên thế giới. 2.2 Nghiên cứu đặc điểm hình thái của nấm Trong đó, F. solani gây bệnh thối thân lạc được phát hiện lần đầu tiên tại Cordoba vào năm 1992, Nguồn nấm thuần được cấy trên môi trường sau đó xuất hiện phổ biến ở các vùng trồng lạc PDA và nuôi cấy trong tủ định ôn với 12 giờ o của Argentina (Federico et al., 2007). Bệnh thối sáng/12 giờ tối ở 25 C. Đặc điểm phát triển của thân cũng đã được báo cáo ở Indonesia, tản nấm, sự hình hình và kích thước của các loại Pakistan, Ai Cập và Úc (Widodo and Budiarti, bào tử của nấm gây bệnh được theo dõi và quan 2009; Zaman and Ahmed, 2012). sát sau các ngày nuôi cấy. Hiện nay, ở Việt Nam nấm hại có nguồn gốc 2.3 Tách chiết DNA, PCR và giải trình tự trong đất rất đa dạng như bệnh héo rũ gốc mốc vùng rDNA-ITS trắng, lở cổ rễ, héo vàng, héo rũ gốc mốc đen. Những nghiên cứu về các bệnh này đã tập trung Nguồn nấm thuần được nuôi cấy trên môi o vào điều tra tỷ lệ bệnh, phân lập và giám định trường PDA ở nhiệt độ 25 C trong 7 ngày. DNA 39
  3. Kết quả nghiên cứu khoa học BVTV - Sè 3/2018 của nấm được tách chiết theo phương pháp đun BLAST trực tuyến trên NCBI (National Centerfor sôi và CTAB. Biotechnology Information). * Phương pháp đun sôi 2.4 Nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm Cạo sợi nấm (kích thước khoảng đầu que diêm) cho vào 0,1 ml nước cất vô trùng trong ống 2.4.1. Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng o 0,5ml, ủ ở nhiệt độ 65 C trong 15-20 phút (máy đến sự phát triển của nấm gây bệnh đun nước nhiệt độ ổn định). DNA thu được sử Sự phát triển của nấm gây bệnh thối cổ rễ lạc dụng làm khuôn cho phản ứng PCR. được thử nghiệm trên các môi trường PDA, o * Phương pháp CTAB (Cetyltrimethylammonium PCA, PSA và WA ở nhiệt độ nuôi cấy 25 C. Mỗi bromide) của Doyle & Doyle (1990) công thức nhắc lại 3 lần. Theo dõi sự phát triển DNA của nấm được chiết bằng đẹm CTAB của nấm sau các ngày nuôi cấy. với Chlorofom isoamyl (24:1) và isopropanol. Kết 2.4.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến sự tủa DNA được rửa 2 lần với cồn 70%. Để khô phát triển của nấm trong không khí hoặc buồng cấy vi sinh vật trong Tương tự, sự phát triển của nấm cũng được o o o o 30 phút. DNA được hòa tan trong 50 µl đệm TE thử nghiệm ở các nhiệt độ 15 C, 20 C, 25 C, 30 C o và giữ ở -20 C làm khuôn cho phản ứng PCR. và pH 4, 5, 6, 7 và 8. Mỗi ngưỡng nhiệt độ và pH * PCR và giải trình tự nhắc lại 3 lần. Sử dụng HCl và NaOH để điều Phản ứng PCR nhân vùng rDNA-ITS của nấm chỉnh pH. Sự phát triển của nấm gây bệnh ở các được thực hiện với cặp mồi ITS4 (5’- nhiệt độ và pH khác nhau được theo dõi bằng đo TCCTCCGCTTATTGATATGC-3’) và ITS5(5’- đường kính tản nấm ở các ngày nuôi cấy. GGAAGTAAAGTCGTAACAAGG-3’) của White Trong nghiên cứu này, các thí nghiệm trong et al. (1990). Thành phần phản ứng PCR với phòng về hình thái, chiết tách DNA và PCR, ảnh tổng thể tích là 20µl trong đó 8,5 µl H2O, 10 µl hưởng của môi trường nuôi cấy, nhiệt độ và pH GoTaq Mix, 0,5 µl mồi ITS4, 0,5 µl mồi ITS5 và đến sự phát triển của nấm gây bệnh lở cổ rễ lạc 0,5 µl DNA khuôn. Sản phẩm PCR được điện di được tiến hành năm 2016 và 2017 tại Bộ môn bằng 0,7 % Agarose gel sử dụng đệm TAE trong Bệnh cây, Khoa Nông học, Học viện Nông thời gian 30 phút. DNA được tinh sạch từ nghiệp Việt Nam. Agarose gel sử dụng Kit chiết thương mại theo 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN hướng dẫn của nhà sản xuất. DNA sau tinh sạch từ Agarose gel được sử dụng để giải trình tự với 3.1 Đặc điểm hình thái của nấm gây bệnh mồi ITS5 (5,0 µl mồi và 5,0 µl DNA). Phản ứng thối cổ rễ lạc giải trình tự được thực hiện tại Trường Đại học Kết quả điều tra bệnh hại lạc ở vụ lạc xuân năm Shimane, Nhật Bản. 2016-2017, tỷ lệ nhiễm bệnh thối cổ rễ lạc khá cao * Xác định nấm gây bệnh dựa vào trình tự từ 15% đến 20%. 15 mẫu bệnh thối cổ rễ có triệu vùng ITS chứng điển hình được thu thập từ giống lạc Sen Từ trình tự vùng gene ITS với kích thước 500 lai. (bảng 1). Triệu chứng điển hình của các cây lạc bp, rõ nét, chất lượng tốt được so sánh và tìm bị bệnh là cổ rễ bị thối mủn (hình 1a). kiếm chuỗi tường đồng bằng sử dụng phần mềm Bảng 1. Kết quả thu thập các mẫu thối cổ rễ cây lạc tại Bắc Ninh và đặc điểm tản nấm phân lập trên môi trƣờng PDA Bộ phận Số mẫu Đặc điểm tản nấm phân lập trên Địa điểm Loại đất bị hại thu môi trường PDA Tản nấm màu trắng kem, xốp. Đường kính Lương Tài Đất cát pha cổ rễ 5 tản nấm sau 5 ngày nuôi cấy là 90 mm. Tản nấm màu trắng kem, xốp. Đường kính Gia Bình Đất cát pha cổ rễ 5 tản nấm sau 5 ngày nuôi cấy là 90 mm. Tản nấm màu trắng kem, bông xốp. Đường Thuận Thành Đất thịt nhẹ cổ rễ 5 kính tản nấm sau 5 ngày nuôi cấy là 90 mm. 40
  4. Kết quả nghiên cứu khoa học BVTV - Sè 3/2018 Các mẫu bệnh được đặt trên giấy thấm giữ xốp và đôi khi quan sát được nhiều quả thể mở ẩm trong đĩa petri và quan sát sau 5-7 ngày. hình cầu, mầu cam (hình 1b-c). Trên bề mặt vế bệnh xuất hiện lớp nấm trắng a) b) c) Hình 1. Triệu chứng thổi cổ rễ cây lạc tại huyện Lƣơng Tài, tỉnh Bắc Ninh (a). Sợi nấm trắng, xốp và các quả thể mở màu cam hình thành trên phần cổ rễ khi đặt ẩm trên giấy thấm sau 3-5 ngày (b). Quả thể mở mầu cam hình thành trên bề mặt vết bệnh (c). Quan sát mẫu bệnh dưới kính hiển vi quang Nấm gây bệnh được phân lập đơn bào tử để tạo học ở vật kính x10 và x40 đã quan sát được các ra nguồn nấm thuần. Môi trường WA được sử bào tử lớn, hình lưỡi liềm, hai đầu hơi nhọn và dụng để cấy đơn bào tử. Sau 3 ngày, đỉnh sinh chủ yếu có 3 vách ngăn. Bào tử nhỏ thường hình trưởng sợi nấm mới mọc được cắt và cấy truyền ovan, trứng và không có vách ngăn hoặc có 1 sang môi trường PDA để theo dõi đặc điểm hình vách ngăn. Bọc giả (chuỗi bào tử nhỏ) có cuống thái và cấu trúc của nấm gây bệnh (bảng 2). Nấm dài. Căn cứ vào đặc điểm hình thái thu được, phát triển nhanh trên môi trường PDA, đường nấm gây bệnh thối cổ rễ lạc tại Bắc Ninh bước kính tản nấm là 90 mm sau 5 ngày nuôi cấy, tản đầu được xác định là Fusarium solani (F. solani). nấm bông, xốp và màu trắng kem (hình 2a). Bảng 2. Đặc điểm hình thái nấm gây bệnh thối cổ rễ lạc Chỉ tiêu Kích thước ( ) Đặc điểm hình thái Dài Rộng Quả thể 100 - 130 95 - 130 Hình cầu, màu cam, có lỗ mở Túi bào tử 65- 112,5 7,5 - 15,0 Thon dài, chứa 8 bào tử túi Bào tử túi 7,5 – 15,0 7,0 - 12,5 Hình ovan, màu đậm, 2 tế bào Bào tử cong hình liềm, hai đầu nhọn, chủ Bào tử lớn 25,0 - 37,5 5,0 - 6,3 yếu có 3 vách ngăn, không màu Hình ovan, đơn bào đôi khi có 1 vách Bào tử nhỏ 5,0 - 12,5 3,8 - 5,0 ngăn, không màu Bào tử hậu 9,0 – 10,0 9,0 – 10,0 Hình cầu, vách dày, đậm 41
  5. Kết quả nghiên cứu khoa học BVTV - Sè 3/2018 a) b) c) Hình 2. Tản nấm gây bệnh thối cổ rễ lạc trên môi trƣờng PDA trắng và xốp (a). Bào tử phân sinh lớn hình lưỡi liềm và chủ yếu có 3 vách ngăn ngang được hình thành trên môi trường PDA sau 12-15 ngày nuôi cấy (b). Quả thể mở hình cầu, mầu cam hình thành trên môi trường CLA (Carnation Leaf Agar) (c). Giai đoạn hữu tính của nấm gây bệnh thối cổ 3.2 Đặc điểm phân tử của nấm gây bệnh rễ lạc được quan sát thấy trực tiếp trên đồng thối cổ rễ lạc ruộng, khi đặt ẩm mẫu bệnh trên giấy thấm, hoặc Kỹ thuật giải trình tự gene vùng rDNA-ITS của nuôi cấy trên môi trường CLA (sinh sản hữu tính nấm gây bệnh được sử dụng để làm căn cứ xác đồng tản). Bào tử lớn không màu có từ 3-5 vách định chính xác tên nấm gây bệnh thối cổ rễ lạc. ngăn nhưng chủ yếu là 3 vách ngăn, bào tử cong Trọng phạm vi nghiên cứu này 02 mẫu Fu1 hình lưỡi liềm, bào tử nhỏ có hình ovan, đơn bào (Lương Tài) và Fu2 (Thuận Thành) được sử tử đôi khi có một vách ngăn. Kích thước của dụng để giải trình tự vùng rDNA-ITS (bảng 3). từng loại bào tử được môt tả chi tiết trong bảng DNA được tách chiết từ các mẫu nấm sau 7 2. Khi nuôi cấy nấm gây bệnh ở nhiệt độ từ 30- o ngày nuôi cấy trên môi trường PDA ở nhiệt độ 35 C trên môi trường PDA sau 2-3 tuần có sự o 25 C và thực hiện phản ứng PCR với cặp mồi xuất hiện của bào tử hậu, bào tử hậu hình cầu và chung ITS. Sản phẩm khuếch đại có kích thước có vách dày (bảng 1). Các đặc điểm hình thái khoảng 600 bp. này đặc trưng so với các đặc điểm hình thái của nấm F. solani (Leslie and Summerell, 2006). Bảng 3. Kết quả xác định nấm gây bệnh dựa trên trình tự vùng rDNA-ITS Ký hiệu Chất lượng Đoạn đọc Mức độ tương Mẫu đồng nhất Loài xác định trình tự trình tự được (bp) đồng (%) trình tự KR812232, Fu1 Tốt ~ 500 Fusarium solani 99,0 JN006816 KR812232, Fu2 Tốt ~ 500 Fusarium solani 99,0 JN006816 Kết quả giải trình tự gene của 2 mẫu Fu1 và nấm gây bệnh thối thân ở Bắc Ninh là do Fu2 (bảng 3) đều thu được chất lượng trình tự F. solani với mức đồng nhất trình tự là 99,0%. tốt, rõ nét với kích thước đọc được là 500 bp. Như vậy, nấm gây bệnh thối cổ rễ lạc tại Bắc Tìm kiếm và so sánh với các chuỗi tương đồng Ninh được xác định là do F. solani dựa trên cả đặc có sẵn trên ngân hàng gene (Genbank) cho thấy điểm hình thái học và đặc điểm phân tử. Các kết 42
  6. Kết quả nghiên cứu khoa học BVTV - Sè 3/2018 quả nghiên cứu trước đây, đa số cho thấy bệnh hại môi trường thuận lợi cho rất nhiều loài nấm vùng rễ và gốc thân cây lạc là do các nấm khác như Rhizoctonia solani, Sclerotium Rhizoctonia solani, Sclerotium rolfsii, Aspergillus rolfsii,…phát triển. niger gây ra. Nghiên cứu này đã ghi nhận triệu chứng thối cổ rễ lạc còn do F. solani gây ra 3.3 Đặc điểm sinh học của nấm Fusarium solani Đặc điểm sinh học của nấm bao gồm ảnh hưởng của môi trường, pH và nhiệt độ môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của nấm được nghiên cứu (bảng 4, 5 và 6). Nghiên cứu này nhằm góp phần cải thiện pH đất cũng như môi trường đất góp phần tạo ra điều kiện không thuận lợi cho nấm gây bệnh phát sinh, phát triển. Nấm F. solani phát triển được ở các môi trường WA, PDA, PCA và PSA. Tuy nhiên, nấm F. solani phát triển tốt nhất trên môi trường PCA và PDA, đường kính tản nấm là 90 mm sau 5 ngày nuôi cấy (bảng 4). Kết quả Hình 3. Tản nấm Fusarium solani nuôi cấy ở nghiên cứu này cũng phù với với nghiên cứu các môi trƣờng khác nhau. Từ trái qua phải, của Leslie and Summerell (2006) nấm F. solani từ trên xuống dƣới (PSA, PDA, PCA và WA) phát triển tốt trên môi trường PDA. Đây cũng là Bảng 4. Ảnh hƣởng của môi trƣờng nuôi cấy đến sự phát triển của nấm Fusarium solani Ngày Đường kính tản nấm sau các ngày nuôi cấy (mm) trên các môi trường nuôi cấy khác nhau LSD0.5 WA PDA PCA PSA b ab a b 1 12,67 13,50 14.33 12,00 1,57 d b a c 2 27,67 48,67 51,33 40,67 1,66 d a b c 3 53,33 72,33 69,67 62,67 2,18 d a b c 4 75,67 89,00 83,67 78,33 1,49 d a a b 5 83,33 90,00 90,00 86,67 2,56 a a a a 6 90,00 90,00 90,00 90,00 0,00 Bảng 5. Ảnh hƣởng của nhiệt độ đến sự phát triển của nấm Fusarium solani trên môi trƣờng PDA o Đường kính tản nấm (mm) sau các ngày nuôi cấy Nhiệt độ ( C) 1 2 3 4 5 6 7 d d d d e e d 15 6,00 11,33 19,83 23,33 29.67 35,33 41,33 c b c b c c b 20 9,00 25,17 35,17 47,83 57,83 64,83 76,83 a a a a a a a 25 18,17 55,00 76,83 81,00 90,00 90,00 90,00 b b b b b b a 30 10,83 25,00 38,33 48,50 62,83 78,17 90,00 d c d c d d c 35 6,33 13,67 20,00 28,67 37,17 43,50 51,83 LSD0.5 1,47 1,57 1,70 1,00 1,11 1,29 0,59 43
  7. Kết quả nghiên cứu khoa học BVTV - Sè 3/2018 o Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng 30 C. Ở nhiệt độ thấp hơn hoặc cao hơn nấm F. ảnh hưởng đến sự phát triển, hình thành và khả solani vẫn có khả năng sinh trưởng và phát triển năng nảy mầm của bào tử nấm F. solani. Kết quả nhưng tốc độ kém hơn. Cụ thể sau 5 ngày nuôi o o khảo sát khả năng sinh trưởng và phát triển ở cấy chỉ đạt 29,67 mm ở 15 C, 57,83mm ở 20 C, o các ngưỡng nhiệt độ khác nhau cho thấy F. 37,17mm ở 35 C (bảng 4). Kết quả này phù hợp o solani phát triển tốt trong khoảng nhiệt độ 25 C – với kết quả nghiên cứu trước đây (Agrios, 2005). Bảng 6. Ảnh hƣởng của pH đến phát triển của nấm Fusarium solani trên môi trƣờng PDA Đường kính tản nấm sau các ngày nuôi cấy (mm) pH 1 ngày 2 ngày 3 ngày 4 ngày 5 ngày 6 ngày 7 ngày d c d d e d d 4 8,17 15,33 22,33 28,67 34,83 45,17 50,00 c b c c c c b 5 8,83 19,33 31,50 43,00 52,30 67,33 74,33 b a b b b b a 6 11,33 25,00 37,33 48,83 62,83 78,83 90 a a a a a a a 7 12,33 25,33 40,67 53,83 70,00 85,50 90 e c d d d d c 8 6,00 15,83 21,67 31,00 38,17 47,83 57,50 LSD0.5 0.64 1,38 1,45 3,46 2,90 3,56 2,63 F. solani là loài nấm gây bệnh có nguồn gốc TÀI LIỆU THAM KHẢO trong đất, tồn tại dưới dạng bào tử phân sinh, bào tử hậu. pH đất có ảnh hưởng đến sự nảy 1. Đỗ Tấn Dũng, 2006. Nghiên cứu bệnh héo rũ mầm của bào tử và sự phát triển của nấm. gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii Sacc.) hại một số cây Nghiên cứu về sự phát triển của nấm F. solani trồng cạn vùng Hà Nội và phụ cận năm 2005-2006, ở các mức pH khác nhau trong điều kiện in Tạp chí Bảo vệ thực vật, số 4: tr. 19-24. vitro đã bổ sung thêm thông tin nhằm hạn chế 2. Nguyễn Văn Viên, Nguyễn Thị Tú và Bùi Văn Công, 2012. Nghiên cứu sản xuất và sử dụng sự phát triển của bệnh ngoài đồng ruộng chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma viride F.solani có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt phòng trừ một số bệnh nấm hại vùng rễ cây khoai nhất trong khoảng pH từ 6-7 với đường kính tây, lạc, đậu tương. Tạp chí Khoa học và Phát tản nấm đạt 90mm sau 7 ngày nuôi cấy. Kết triển, số 1: tr. 95 - 102. quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu 3. Trần Thị Thu Hà và Phạm Thanh Hòa, 2012. của Sood (1996). Khả năng đối kháng của nấm Trichoderma với nấm 4. KẾT LUẬN bệnh hại cây trồng Sclerotium rolfsii Sacc. trong điều kiện in vitro. Tạp chí khoa học, Đại học Huế, số Nấm gây bệnh thổi cổ rễ lạc tại Lương Tài, 6: tr .75. Thuận Thành – Bắc Ninh được xác định là 4. Agrios G.N. , 2005. Plant pathology; Fusarium solani dựa vào các đặc điểm hình thái Deparment of plant pathology; University of Florida, và trình tự vùng rDNA – ITS. Nghiên cứu này lần 5th edition, San Diego, California. Elsevier đầu phát hiện nấm F. solani gây bệnh thối cổ rễ Academic Press, pp. 922. lạc và xuất hiện giai đoạn hữu tính ở điều kiện 5. Doyle J.J. and Doyle J.L. , 1990. A rapid DNA đồng ruộng. Nấm F. solani phát triển tốt trên môi isolation procedure for small quantities of fresh leaf o trường PDA, PCA, nhiệt độ 25 - 30 C và pH 6–7. tissue. Phytochem Bull., 19: pp. 11–15. Lời cảm ơn 6. Federico G.R., Maria M.R., Marcela F., Sofía Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn GS.TS. N.C. and Adriana M.T., 2007. Biological control Makoto Ueno, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại by Trichoderma species of Fusarium solani causing học Shimane, Nhật Bản đã hỗ trợ giải trình tự peanut brown root rot under field conditions. Crop gene 02 mẫu nấm Fu1 và Fu2. Protection, 26(4): pp. 549-555. 44
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2