intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh thối rễ, vàng lá ở cây quýt tiều

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

309
lượt xem
45
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'bệnh thối rễ, vàng lá ở cây quýt tiều', nông - lâm - ngư, nông nghiệp phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh thối rễ, vàng lá ở cây quýt tiều

  1. Bệnh thối rễ, vàng lá ở cây quýt tiều KTNT - Bạn Nguyễn Văn Tâm ở Thạnh Hưng (Đồng Tháp) và một số nhà vườn ở Xuân Lộc (Đồng Nai) hỏi: “Mấy Trao đổi năm gần đây, cây quýt kinh tiều ở vườn chúng tôi nghiệm thường bị vàng lá và chăm sóc rụng dần, sau một thời quýt tiều gian thì cây chết. Xin cho biết đó là chứng bệnh gì? Có cách nào phòng trị hiệu quả? Trả lời: Qua mô tả của các bạn, kết hợp với tình hình sâu bệnh gây hại trên cam, quýt ở Đồng bằng sông Cửu Long thời gian gần đây, chúng tôi cho rằng vườn quýt của các bạn đã bị bệnh thối rễ, vàng lá do nấm Fusarium solani gây ra.
  2. Ban đầu, cây vẫn phát triển bình thường nhưng gân lá có màu vàng trắng, phiến lá ngả màu vàng xanh, sau đó lá rụng, nhất là khi có gió. Bệnh có thể lan toàn cây khiến cây ra nhiều chồi ngắn và nhỏ, trái chua, cuối cùng cây khô cằn và chết. Nếu kiểm tra rễ sẽ thấy, cây chớm bệnh chỉ có vài nhánh bị thối, xuất hiện những sọc nâu trên rễ chạy từ chóp vào phía trong. Sau đó, bệnh lan nhanh ra cả bộ rễ khiến rễ bị thối hoàn toàn. Nấm F. solani thích môi trường chua hơn là kiềm. Chúng xâm nhập vào trong rễ cây là do tình trạng yếm khí lâu dài của đất vào các tháng cuối mùa mưa. Từ đây, nấm tiết ra độc tố khiến mạch gỗ của rễ và thân cây bị mất nước, xẹp lại, ngăn cản sự vận chuyển chất dinh dưỡng. Ngoài gây hại trực tiếp cho
  3. bộ rễ, F. solani còn kích thích cây tạo ra ethylene làm cho lá vàng nhanh và rụng sớm. Để phòng trừ bệnh thối rễ vàng lá trên cây cam, quýt, các bạn không chỉ đối phó với nấm F. solani mà phải làm sao cho đất tơi xốp, thoáng khí, diệt tuyến trùng trong đất, thay đổi cách xử lý ra hoa bằng hoá chất thay vì dùng biện pháp xiết nước... Để hạn chế tác hại của bệnh, các bạn có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau: - Lên liếp cao, thoát nước tốt, nếu đất thấp phải có hệ thống bờ bao vững chắc để có thể chủ động bơm nước ra khỏi vườn khi cần thiết. -Tăng cường bón phân hữu cơ, tro trấu, mùn... giúp đất tơi xốp. Bón
  4. thêm vôi để duy trì độ pH của đất. - Nên dùng hoá chất để kích thích ra hoa trái vụ thay cho biện pháp xiết nước. - Tăng cường thêm lân, kali để tăng sức đề kháng của rễ đối với bệnh và kích thích cây ra rễ mới hoặc tưới MKP để cây phục hồi nhanh. - Nếu vùng đất có tuyến trùng nên kết hợp rải Basudin 10H hoặc Regent 0,3G (100g) + Ridomil72WP (30g)/gốc. - Kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện sớm và có biện pháp dùng thuốc kịp thời. Nếu cây mới bị bệnh có thể pha dung dịch thuốc Thiram 85WP hoặc Benomyl 50WP, Derosal 60WP, Ridomil 72WP, Nustar... với liều lượng 30-50g/10 lít
  5. nước tưới cho một gốc, tưới 2 lần/năm. KS. Nguyễn Danh Vàn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2