TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU SỌ - MẶT CỦA TRẺ EM NGƢỜI KINH<br />
12 TUỔI THEO PHÂN TÍCH STEINER TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG<br />
Đỗ Hải Vân*; Vũ Thị Xuân**; Nguyễn Thị Thu Phương***<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: mô tả đặc điểm kết cấu sọ - mặt của một nhóm trẻ em người Kinh 12 tuổi và so<br />
sánh với giá trị trung bình theo phân tích Steiner. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả<br />
cắt ngang 518 trẻ 12 tuổi tại 3 trường Trung học cơ sở (THCS) Liên Ninh, Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp,<br />
0<br />
0<br />
0<br />
huyện Thanh Trì, Hà Nội. Kết quả: SNA: 82,57 ± 3,40 ; SNB: 79,29 ± 3,20 ; ANB: 3,28 ± 2,47 ;<br />
0<br />
0<br />
0<br />
U1/L1: 119,33 ± 8,02 ; U1/NA: 26,61 ± 6,47 ; L1/NB: 30,66 ± 5,15 . Không có sự khác biệt giữa<br />
hai giới (p > 0,05). Kết luận: nhóm nghiên cứu không có sự khác biệt về các chỉ số sọ - mặt<br />
giữa hai giới. So sánh với các giá trị đo được ở người trưởng thành có thể thấy trục răng cửa<br />
của trẻ thường có xu hướng ngả về trước nhiều hơn người trưởng thành, cùng với sự phát<br />
triển của xương hàm, các răng cửa sẽ ngày càng thẳng đứng.<br />
* Từ khóa: Kết cấu sọ - mặt; Phân tích Steiner; Phim sọ nghiêng; Trẻ 12 tuổi.<br />
<br />
Craniofacial Structure Characteristics of 12-Year-Old Kinh’s<br />
Ethnic Children on Steiner Cephalometric Analysis<br />
Summary<br />
Objectives: To determine craniofacial structure characteristics and compare average of a 12year-old Kinh's ethnic children group based on Steiner analysis. Subjects and methods:<br />
Descriptive cross-sectional study on 518 subjects of 12 years old. These chidren are pupils from<br />
secondary schools inluding Lienninh, Ngochoi, Nguhiep, which are located in Thanhtri district,<br />
0<br />
0<br />
0<br />
Hanoi. Results: SNA: 82.57 ± 3.40 , SNB: 79.29 ± 3.20 , ANB: 3.28 ± 2.47 , U1/L1: 119.33 ±<br />
0<br />
0<br />
0<br />
8.02 , U1/NA: 26.61 ± 6.47 , L1/NB: 30.66 ± 5.15 . There are no differences between 2 genders<br />
(p > 0.05). Conclusion: There are no differences between 2 genders among research group<br />
about craniofacial index. While comparing with the values measured on adults, children's incisal<br />
axis tends to have greater labial inclination than adults'. As well as jaw-bone's growth, incisors<br />
would be upright.<br />
* Keywords: Craniofacial structures; Steiner analysis; Cephalometric; 12-year-old children.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Sự tăng trưởng của hệ thống sọ-mặt<br />
có thể chia thành ba giai đoạn: từ lúc mới<br />
sinh đến trước tuổi dậy thì, từ lúc dậy thì<br />
<br />
đến tuổi trưởng thành và sau tuổi trưởng<br />
thành. Trong giai đoạn chuyển tiếp từ thiếu<br />
niên đến người trưởng thành, hormon<br />
tăng tiết tác động lên phát triển giới tính,<br />
<br />
* Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
** Đại học Y Dược Hải Phòng<br />
*** Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Người phản hồi (Corresponding): Đỗ Hải Vân (dohaivan2610@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 29/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 31/08/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 07/09/2017<br />
<br />
430<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br />
thay đổi lớn về tâm, sinh lý. Mốc 12 tuổi là<br />
mốc khá quan trọng trong quá trình điều<br />
trị chỉnh hình, những thay đổi về sinh lý<br />
giai đoạn bắt đầu dậy thì, cũng như quá<br />
trình phát triển tăng tốc ảnh hưởng đến<br />
những thay đổi ở hệ thống xương mặt,<br />
răng và mô mềm và tăng khác biệt giữa<br />
hai xương hàm. Những thay đổi của hệ<br />
thống xương - răng - mô mềm vùng hàm<br />
mặt khá phức tạp. Dạng tăng trưởng<br />
khuôn mặt của mỗi cá nhân ảnh hưởng<br />
bởi yếu tố di truyền riêng biệt cũng như<br />
yếu tố môi trường bên ngoài. Đây cũng là<br />
thời kỳ mà trẻ hầu như đã thay xong bộ<br />
răng sữa và chuyển hoàn toàn sang giai<br />
đoạn răng vĩnh viễn.<br />
Phim sọ nghiêng được sử dụng rộng<br />
rãi trong nghiên cứu phân tích phát triển<br />
của sọ-mặt, trong chẩn đoán, lên kế<br />
hoạch điều trị chỉnh nha và phẫu thuật<br />
chỉnh nha, nghiên cứu khuôn mặt, mô tả<br />
các thành phần lệch lạc và quan hệ khớp<br />
cắn giữa hai hàm.<br />
Có nhiều phân tích ra đời để phân tích<br />
các chỉ số trên phim sọ nghiêng như:<br />
Steiner, Down, Ricketts, Tweed, Delaire…<br />
nhằm xác định mối tương quan giữa răng<br />
với nhau, giữa răng với xương hàm và<br />
giữa xương, răng với mô mềm. Tuy<br />
nhiên, các nhà chỉnh nha lâm sàng<br />
thường sử dụng rộng rãi phương pháp<br />
phân tích Steiner do đơn giản, dễ sử<br />
dụng trong đánh giá tương quan giữa<br />
xương hàm trên và xương hàm dưới theo<br />
chiều trước-sau, đồng thời đánh giá được<br />
từng phần tạo nên thẩm mỹ khuôn mặt<br />
bao gồm xương, răng và mô mềm [3]. Nổi<br />
bật trong phân tích Steiner là sử dụng<br />
mặt phẳng nền sọ, từ hố yên đến khớp<br />
trán mũi (Sella đến Nasion - SN) như một<br />
<br />
mặt phẳng tham chiếu. Từ SN, những<br />
đường từ A và B để tạo nên góc SNA và<br />
SNB. Những góc này cho phép phân tích<br />
độc lập xương hàm trên, hàm dưới và<br />
tương quan của 2 hàm thông qua góc<br />
ANB [4].<br />
Trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều<br />
nghiên cứu dựa trên phân tích phim sọ<br />
nghiêng, tuy nhiên chủ yếu tập trung ở<br />
tuổi trưởng thành, lứa tuổi đã hoàn thành<br />
quá trình phát triển. Vì vậy, chúng tôi thực<br />
hiện nghiên cứu này nhằm: Nghiên cứu<br />
một số chỉ số sọ - mặt ở nhóm trẻ người<br />
Kinh lứa tuổi 12 nhằm đưa ra chỉ số trung<br />
bình, cũng như những đặc điểm nổi bật<br />
về khuôn mặt của trẻ 12 tuổi trên phim sọ<br />
nghiêng.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
518 học sinh (284 nam, 234 nữ) lứa<br />
tuổi 12, thuộc Đề tài cấp Nhà nước. Thời<br />
gian từ 01 - 04 - 2017 đến 31 - 05 - 2017,<br />
tại Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường<br />
Đại học Y Hà Nội.<br />
Cách chọn mẫu: lập danh sách tất cả<br />
các trẻ lớp 7 (12 tuổi) theo lớp, xác minh<br />
lý lịch, lựa chọn và lập danh sách đối<br />
tượng đáp ứng đủ tiêu chuẩn nghiên cứu.<br />
Tiến hành khám sàng lọc đối tượng, chia<br />
theo lớp. Lấy tất cả đối tượng đủ tiêu<br />
chuẩn, cho chụp phim tại Viện Đào tạo<br />
Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà<br />
Nội.<br />
- Tiêu chuẩn lựa chọn: trẻ em 12 tuổi<br />
có cha mẹ, ông bà nội ngoại là người Việt<br />
Nam, dân tộc Kinh; đối tượng đồng ý<br />
tham gia nghiên cứu, có sự đồng ý của<br />
bố mẹ hoặc người thân; đã mọc hoàn<br />
431<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br />
chỉnh ít nhất 24 răng vĩnh viễn trên cung<br />
hàm, răng không tổn thương tổ chức<br />
cứng gây mất chiều dài cung răng; không<br />
có bất thường vùng hàm mặt; phim sọ<br />
nghiêng đạt tiêu chuẩn:<br />
+ Đối quang hợp lý: độ sáng, tối và độ<br />
tương phản tốt.<br />
+ Phim thể hiện đầy đủ các cấu trúc<br />
giải phẫu: thấy rõ được các cấu trúc mô<br />
xương và mô mềm, các điểm mốc giải<br />
phẫu nghiên cứu; tư thế chụp đúng: đầu<br />
bệnh nhân thẳng, hàm răng ở tư thế cắn<br />
khít trung tâm; hai lỗ tai trùng nhau và<br />
đường cành ngang xương hàm dưới<br />
trùng nhau.<br />
- Tiêu chuẩn loại trừ: đã từng điều trị<br />
chỉnh nha, mài chỉnh khớp cắn; có phục<br />
hình trong miệng; có chấn thương hàm<br />
mặt, dị hình do bệnh lý; viêm nhiễm vùng<br />
hàm mặt; không hợp tác; phim sọ<br />
nghiêng không đạt chuẩn.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.<br />
* Các bước tiến hành nghiên cứu:<br />
- Khám phân loại khớp cắn theo Angle.<br />
- Chụp phim X quang: tất cả đối tượng<br />
nghiên cứu được chụp phim sọ nghiêng<br />
bằng máy X quang kỹ thuật số<br />
ORTHOPHOS XG 5/XG 5 DS/Ceph<br />
(Hãng Sirona). Đối tượng nghiên cứu<br />
được mặc áo chì, đứng thẳng, đầu tư thế<br />
chuẩn, môi ở tư thế nghỉ tự nhiên, răng ở<br />
tư thế lồng múi tối đa.<br />
- Phân tích phim: phim được đánh dấu<br />
điểm mốc giải phẫu và đo bằng phần<br />
mềm VNCeph sử dụng trong Đề tài cấp<br />
Nhà nước.<br />
- Để hạn chế sai số, tất cả phim đo lại<br />
sau hai tuần do cùng một người đo chính,<br />
432<br />
<br />
tính chỉ số tương quan giữa hai lần đo với<br />
giá trị r > 0,7.<br />
<br />
* Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS<br />
16.0.<br />
* Các điểm mốc trên phim sọ nghiêng<br />
[3]:<br />
- Điểm khớp trán mũi (Nasion - N):<br />
điểm trước nhất trên đường khớp tránmũi theo mặt phẳng dọc giữa.<br />
- Điểm tâm hố yên (Sella Turcica - S):<br />
điểm giữa của hố yên xương bướm.<br />
- Điểm A (Subspinale): điểm sau nhất<br />
của xương ổ răng hàm trên.<br />
- Điểm B (Submental): điểm sau nhất<br />
của xương ổ răng xương hàm dưới.<br />
- Điểm I: điểm trước nhất thân răng<br />
cửa giữa hàm trên.<br />
- Điểm i: điểm trước nhất thân răng<br />
cửa giữa hàm dưới.<br />
- Điểm Is: điểm rìa cắn răng cửa hàm<br />
trên.<br />
- Điểm is: điểm rìa cắn răng cửa hàm<br />
dưới.<br />
- Điểm Isa: điểm chóp chân răng cửa<br />
hàm trên.<br />
- Điểm isa: điểm chóp chân răng cửa<br />
hàm dưới.<br />
* Đạo đức nghiên cứu:<br />
Tất cả đối tượng nghiên cứu thuộc Đề<br />
tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu đặc điểm<br />
nhân trắc ở người Việt Nam để ứng dụng<br />
trong Y học”. Đã thông qua Hội đồng Đạo<br />
đức trong nghiên cứu Y sinh học, Trường<br />
Đại học Y Hà Nội chấp thuận về các khía<br />
cạnh đạo đức nghiên cứu, theo chứng<br />
nhận số 202/HĐĐĐĐHYHN, ký ngày 20 10 - 2016.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Bảng 1: Tỷ lệ phân bố các loại khớp cắn theo tương quan răng (TQR) và tương<br />
quan xương (TQX).<br />
Loại I<br />
<br />
Loại II<br />
<br />
Loại III<br />
<br />
Loại IV *<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
TQR<br />
<br />
348<br />
<br />
67,18<br />
<br />
53<br />
<br />
10,26<br />
<br />
31<br />
<br />
5,98<br />
<br />
86<br />
<br />
16,58<br />
<br />
518<br />
<br />
100<br />
<br />
TQX<br />
<br />
267<br />
<br />
51,54<br />
<br />
204<br />
<br />
39,38<br />
<br />
47<br />
<br />
9,08<br />
<br />
518<br />
<br />
100<br />
<br />
(* Tương quan răng hàm hai bên phải và trái không giống nhau)<br />
Tương quan khớp cắn theo răng phân bố không đều, tập trung chủ yếu là tương<br />
quan loại I. Ngoài ra, một số đối tượng có tương quan hai bên không giống nhau<br />
(16,58%). TQX loại I nhiều nhất, nhưng không chênh lệch nhiều so với loại II, ít nhất là<br />
loại III.<br />
Bảng 2: Phân loại khớp cắn trên xương.<br />
Loại I<br />
<br />
TQX<br />
<br />
Loại II<br />
<br />
Loại III<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Giới<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Nam<br />
<br />
144<br />
<br />
50,7<br />
<br />
114<br />
<br />
40,14<br />
<br />
26<br />
<br />
9,15<br />
<br />
284<br />
<br />
100<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
123<br />
<br />
52,56<br />
<br />
90<br />
<br />
38,46<br />
<br />
21<br />
<br />
8,97<br />
<br />
234<br />
<br />
100<br />
<br />
267<br />
<br />
51,54<br />
<br />
204<br />
<br />
39,38<br />
<br />
47<br />
<br />
9,07<br />
<br />
530<br />
<br />
100<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
(Kiểm định Chi Square test p = 0,913)<br />
Phân bố các loại lệch lạc khớp cắn trên xương ở hai giới như nhau. Nhìn chung,<br />
TQX loại I chiếm nhiều nhất (> 50%), sau đó đến loại II, loại III ít nhất (> 10%).<br />
Bảng 3: Các góc (độ), khoảng cách (mm) trên xương theo giới.<br />
Giới<br />
Biến số<br />
<br />
Nữ (n = 234)<br />
<br />
Nam (n = 284)<br />
<br />
p<br />
<br />
X<br />
<br />
SD<br />
<br />
X<br />
<br />
SD<br />
<br />
SNA<br />
<br />
82,41<br />
<br />
3,50<br />
<br />
82,77<br />
<br />
3,27<br />
<br />
0,224*<br />
<br />
SNB<br />
<br />
79,09<br />
<br />
3,22<br />
<br />
79,53<br />
<br />
3,17<br />
<br />
0,075**<br />
<br />
ANB<br />
<br />
3,31<br />
<br />
2,51<br />
<br />
3,24<br />
<br />
2,42<br />
<br />
0,743*<br />
<br />
U1/L1<br />
<br />
118,54<br />
<br />
8,02<br />
<br />
120,28<br />
<br />
7,94<br />
<br />
0,014*<br />
<br />
U1/NA<br />
<br />
26,95<br />
<br />
6,49<br />
<br />
26,21<br />
<br />
6,43<br />
<br />
0,197*<br />
<br />
L1/NB<br />
<br />
31,06<br />
<br />
5,14<br />
<br />
30,17<br />
<br />
5,12<br />
<br />
0,052*<br />
<br />
(*: t-test; **: Mann - Whitney test)<br />
So sánh các chỉ số về góc và khoảng cách trên xương của nam và nữ, sự khác biệt<br />
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05), chỉ có góc liên răng cửa khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê giữa hai giới (p < 0,05).<br />
433<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br />
Bảng 4: Giá trị trung bình các chỉ số theo TQX.<br />
Giới<br />
Biến số<br />
<br />
Loại I (n = 272)<br />
<br />
Loại II (n = 209)<br />
<br />
Loại III (n = 49)<br />
p<br />
<br />
M<br />
<br />
SD<br />
<br />
M<br />
<br />
SD<br />
<br />
M<br />
<br />
SD<br />
<br />
SNA<br />
<br />
82,06<br />
<br />
3,12<br />
<br />
83,94<br />
<br />
3,22<br />
<br />
79,56<br />
<br />
2,92<br />
<br />
0,000**<br />
<br />
SNB<br />
<br />
79,80<br />
<br />
3,08<br />
<br />
78,25<br />
<br />
3,13<br />
<br />
80,93<br />
<br />
2,79<br />
<br />
0,000**<br />
<br />
ANB<br />
<br />
2,26<br />
<br />
1,06<br />
<br />
5,7<br />
<br />
1,25<br />
<br />
-1,38<br />
<br />
1,06<br />
<br />
0,000**<br />
<br />
U1/L1<br />
<br />
119,72<br />
<br />
8,24<br />
<br />
118,79<br />
<br />
7,52<br />
<br />
119,4<br />
<br />
8,44<br />
<br />
0,218*<br />
<br />
U1/NA<br />
<br />
28,15<br />
<br />
5,58<br />
<br />
23,21<br />
<br />
5,57<br />
<br />
32,67<br />
<br />
7,14<br />
<br />
0,000**<br />
<br />
L1/NB<br />
<br />
29,81<br />
<br />
4,84<br />
<br />
32,31<br />
<br />
4,93<br />
<br />
28,29<br />
<br />
5,6<br />
<br />
0,000**<br />
<br />
(*: ANOVA test; **: Kruskal Wallis test)<br />
So sánh các chỉ số về góc và khoảng cách trên 3 nhóm đối tượng có TQX loại I, II,<br />
III, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Tuy nhiên, góc liên răng cửa lại không<br />
có sự khác biệt (p > 0,05).<br />
Bảng 5: So sánh các giá trị trung bình trong phân tích Steiner.<br />
Giá trị trung bình Steiner<br />
(M ± SD)<br />
<br />
Giá trị đo đƣợc<br />
(M ± SD)<br />
<br />
p<br />
<br />
SNA<br />
<br />
82,0 ± 2,0<br />
<br />
82,57 ± 3,40<br />
<br />
0,0001*<br />
<br />
SNB<br />
<br />
80,0 ± 2,0<br />
<br />
79,29 ± 3,20<br />
<br />
0,0000**<br />
<br />
ANB<br />
<br />
2,0 ± 2,0<br />
<br />
3,28 ± 2,47<br />
<br />
0,0000*<br />
<br />
U1/L1<br />
<br />
131,0<br />
<br />
119,33 ± 8,02<br />
<br />
0,0000*<br />
<br />
U1/NA<br />
<br />
22,0<br />
<br />
26,61± 6,47<br />
<br />
0,0000*<br />
<br />
L1/NB<br />
<br />
25,0<br />
<br />
30,66± 5,15<br />
<br />
0,0000*<br />
<br />
Biến số<br />
<br />
(*: kiểm định t-test; **: kiểm định Wilcoxon test)<br />
So sánh các chỉ số về xương trong nghiên cứu với chỉ số trung bình trong phân tích<br />
của Steiner, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).<br />
BÀN LUẬN<br />
Phân tích cấu trúc xương, răng trên<br />
phim sọ nghiêng giúp bác sỹ lâm sàng<br />
xác định bất thường về khớp cắn của<br />
bệnh nhân có nguyên nhân từ xương hay<br />
từ răng, giúp định hướng đúng phương<br />
pháp điều trị. Nghiên cứu này chỉ xác định<br />
một số chỉ số cơ bản trong phân tích<br />
Steiner.<br />
<br />
434<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy, không<br />
có sự đồng nhất về phân loại khớp cắn<br />
trên răng với trên xương. Loại I theo<br />
Angle chiếm đa số, loại II và loại III rất ít.<br />
Trong khi đó, TQX cho thấy loại I và loại II<br />
gần bằng nhau. Ngoài ra, khi đánh giá<br />
TQR thấy trẻ ở giai đoạn này, khớp cắn<br />
chưa ổn định, gặp rất nhiều trường hợp<br />
TQR hai bên không giống nhau (16,58%).<br />
<br />