T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2020 - chuyªn ®Ò thÇn kinh häc<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH HỆ ĐỘNG MẠCH<br />
CẢNH TRONG Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO<br />
TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 110<br />
Ngô Tiến Quyền1, Đặng Phúc Đức2<br />
Nguyễn Văn Quốc3, Đỗ Danh Thắng1<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh và phân tích một số yếu tố liên quan với hình<br />
ảnh hệ động mạch cảnh trong (internal carotid artery - ICA) qua CTA (computed tomography<br />
angiography) 64 dãy ở bệnh nhân (BN) nhồi máu não (NMN). Đối tượng và phương pháp:<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, gồm 124 BN được chẩn đoán là đột quỵ NMN, dữ liệu thu thập<br />
gồm các yếu tố nguy cơ, đặc điểm lâm sàng và hình ảnh CTA. Kết quả: Các yếu tố nguy cơ:<br />
tuổi ≥ 50 (90,3%), nam (69,4%), tăng huyết áp (63,7%), đái tháo đường (9,7%), hút thuốc lá<br />
(34,7%), nghiện rượu (11,3%), tiền sử đột quỵ (12,1%) và TIA (4,0%). Triệu chứng lâm sàng:<br />
liệt nửa người (99,2%), rối loạn cảm giác nửa người (99,2%), liệt dây VII (73,4%), rối loạn ngôn<br />
ngữ (58,1%), điểm Glasgow trung bình 13,9 ± 1,5, NIHSS trung bình 8,8 ± 5,3. Hình ảnh CTA:<br />
có 1 ổ nhồi máu (88,7%), kích thước ổ tổn thương lớn ≥ 1,5cm (46,8%), điểm ASPECTS trung<br />
bình 8,2 ± 1,6, CBS lúc vào viện ≤ 6 điểm (14,5%); tuần hoàn bàng hệ theo CS: nghèo 8,1%,<br />
trung bình 19,4% và tốt 72,5%. BN bị hẹp/tắc ICA ở nội sọ (34,7%), trong đó ở đoạn M1 16,1%,<br />
đoạn M2 20,2%, đoạn A1 8,1%, ICA đoạn nội sọ 2,4%. BN lúc vào viện có CBS ≤ 6 thì có điểm<br />
NIHSS cao hơn, điểm Glasgow và ASPECTS thấp hơn. Tỷ lệ BN có ổ máu lớn ≥ 1,5cm ở nhóm<br />
CBS > 6 thấp hơn nhóm BN có CBS ≤ 6 (p < 0,05). Ở nhóm BN có NIHSS cao hơn, điểm<br />
Glasgow và ASPECTS thấp hơn, ổ máu lớn ≥ 1,5cm thì tuần hoàn bàng hệ theo CS kém hơn<br />
(p < 0,05). Kết luận: Mức độ lâm sàng, hình ảnh CTA của BN đột quỵ NMN có liên quan với<br />
tuần hoàn bàng hệ và mức độ nặng do cục máu đông.<br />
* Từ khóa: Nhồi máu não; Hẹp động mạch cảnh trong; Chụp cắt lớp vi tính mạch máu não.<br />
<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ chia thành đột quỵ thiếu máu não và xuất<br />
huyết não, trong đó đột quỵ nhồi máu<br />
Đột quỵ là một bệnh khá phổ biến trên chiếm trên 80%. NMN được chia thành<br />
Thế giới và Việt Nam, là một trong những 5 loại dựa vào nguyên nhân (thuyên tắc<br />
nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong, từ tim; vữa xơ động mạch lớn; bệnh mạch<br />
để lại di chứng nặng nề, đồng thời là gánh máu nhỏ; đột quỵ có nguyên nhân xác<br />
nặng cho gia đình và xã hội. Đột quỵ được định khác như rối loạn đông máu và đột quỵ<br />
<br />
<br />
1. Bệnh viện Quân y 110<br />
2. Bệnh viện Quân y 103<br />
3. Bệnh viện Quân y 17<br />
Người phản hồi (Corresponding author): Ngô Tiến Quyền (ngotienquyen17121981@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 14/02/2020; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 26/02/2020<br />
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2020<br />
<br />
70<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2020 - chuyªn ®Ò thÇn kinh häc<br />
<br />
nguyên nhân không xác định) [4]. Trong đó CTA 64 dãy để xác định hình ảnh NMN ở<br />
vữa xơ động mạch lớn là nguyên nhân vùng phân bố của ICA chi phối.<br />
chính của NMN, gồm có vữa xơ động mạch * Tiêu chuẩn loại trừ: NMN thuộc động<br />
nội sọ và vữa xơ động mạch ngoài sọ. mạch đốt sống thân nền chi phối, NMN có<br />
Các nghiên cứu đã khẳng định có sự kèm chảy máu trong não hoặc chảy máu<br />
khác biệt đáng kể giữa hai nhóm bệnh lý khoang dưới nhện, NMN xảy ra ở trên<br />
này về dịch tễ chủng tộc, yếu tố nguy cơ, BN có bệnh lý van tim (như hẹp, hở van<br />
cơ chế NMN, tiên lượng tái phát và điều hai lá).<br />
trị dự phòng. Những tiến bộ gần đây<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
trong phương tiện chẩn đoán, như cộng<br />
* Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu<br />
hưởng từ mạch máu, cắt lớp vi tính mạch<br />
mô tả, cắt ngang.<br />
máu, chụp mạch số hóa xóa nền (Digital<br />
- Dữ liệu thu thập gồm các yếu tố nguy<br />
Subtraction Angiography - DSA)... cho<br />
cơ, đặc điểm lâm sàng và hình ảnh CTA.<br />
phép thăm dò và chẩn đoán bệnh lý hệ<br />
- Đánh giá lâm sàng mức độ nghiêm<br />
động mạch cảnh dễ dàng hơn. Mỗi một<br />
trọng đột quỵ bằng thang điểm của Viện<br />
phương tiện chẩn đoán đều có ưu nhược<br />
nghiên cứu sức khỏe Quốc gia Mỹ (NIHSS):<br />
điểm riêng. Trong đó, DSA vẫn là tiêu<br />
nhẹ < 5 điểm, trung bình từ 5 - 15 điểm,<br />
chuẩn vàng trong chẩn đoán tổn thương<br />
nặng từ 16 - 20 điểm và rất nặng từ<br />
mạch máu não, tuy nhiên có tỷ lệ tai biến<br />
21 - 42 điểm. Đánh giá tình trạng rối loạn<br />
nhất định. Ngày nay, CTA là một phương<br />
ý thức bằng thang điểm Glasgow, trong<br />
pháp chẩn đoán hiện đại không xâm lẫn,<br />
đó rối loạn ý thức nặng từ 3 - 4 điểm,<br />
ít tai biến, có độ tin cậy cao chỉ sau DSA.<br />
rối loạn ý thức vừa từ 3 - 8 điểm, nhẹ từ<br />
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu<br />
9 - 14 điểm, tỉnh táo 15 điểm. Đánh giá<br />
này nhằm: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình diện nhồi máu theo thang điểm ASPECTS<br />
ảnh học ICA qua CTA 64 dãy và phân (Alberta Stroke Program Early CT score)<br />
tích một số yếu tố liên quan với hình ảnh điểm cut off là 7. Đánh giá gánh mức độ<br />
tổn thương ICA ở BN NMN. nặng do cục máu đông bằng thang điểm<br />
CBS (Clot Burden Score) điểm cut off<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP là 6. Đánh giá tuần hoàn bàng hệ bằng<br />
NGHIÊN CỨU thang điểm CS (Collateral Score): nghèo<br />
1. Đối tượng nghiên cứu (< 50%), trung bình (50% - < 100%),<br />
- 124 BN mắc bệnh đột quỵ NMN được tốt (100%) vùng chi phối của động mạch<br />
chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện não giữa.<br />
Quân y 110 từ tháng 02/2018 - 5/2019. Phân tích số liệu được thực hiện bằng<br />
BN được chẩn đoán đột quỵ dựa trên phần mềm SPSS phiên bản 20.0, p < 0,05<br />
định nghĩa của WHO 1970. Sau đó, chụp được coi là có ý nghĩa thống kê.<br />
<br />
71<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2020 - chuyªn ®Ò thÇn kinh häc<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 1: Các yếu tố nguy cơ của BN NMN.<br />
<br />
Các yếu tố nguy cơ của BN đột quỵ và liên quan đến nguy cơ tăng NMN. Đột<br />
NMN thể hiện ở biểu đồ 1. Theo WHO, quỵ não tái phát sau khi bị đột quỵ lần<br />
tuổi cao là yếu tố nguy cơ trong đột quỵ. đầu trong vòng 5 năm đầu tiên dao động<br />
Trong nghiên cứu này, tuổi ≥ 50 chiếm khoảng 15 - 40%, nguy cơ tái phát cao<br />
93,3%, tuổi càng cao nguy cơ NMN càng<br />
trong năm đầu (6 - 14%) [4]. Theo kết quả<br />
cao, có thể do nhiều bệnh lý nguy cơ<br />
phối hợp như tăng huyết áp, đái tháo nghiên cứu của chúng tôi, tiền sử BN có<br />
đường, rối loạn lipid, xơ vữa mạch. Theo một hay nhiều lần bị đột quỵ não là 12,1%.<br />
nhiều nghiên cứu, đột quỵ NMN gặp ở Tiền sử đột quỵ thường tích lũy nhiều yếu<br />
nam nhiều hơn nữ, sự chênh lệch này có tố nguy cơ, do vậy hiển nhiên đó là một<br />
thể do nam là đối tượng mang nhiều yếu yếu tố nguy cơ. Thiếu máu não cục bộ<br />
tố nguy cơ như hút thuốc lá, uống rượu, thoảng qua (Transient Ischemic Attack -<br />
tăng huyết áp hơn nữ. Trong nghiên cứu<br />
TIA) là yếu tố nguy cơ được thừa nhận<br />
của chúng tôi, tỷ lệ nam (69,4%) cao gấp<br />
2,3 lần nữ giới, tăng huyết áp chiếm 63,7%, của đột quỵ và được xem tương tự các<br />
đái tháo đường 9,7%. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ khác, tỷ lệ TIA trong<br />
yếu tố nguy cơ trong cơ chế bệnh sinh nghiên cứu của chúng tôi là 4,0%. Theo<br />
của đột quỵ não, tăng huyết áp kéo dài nghiên cứu của Hà Thành Văn [3], các<br />
gây tổn thương thành mạch, hình thành yếu tố nguy cơ của đột quỵ não là tuổi<br />
các mảng vữa xơ, tạo huyết khối tắc > 50 (89,7%), nam (51,5%), tăng huyết áp<br />
mạch, tạo các vi phình mạch trong não…<br />
(67,7%), đái tháo đường và có tiền sử<br />
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận, tỷ lệ<br />
đột quỵ (26,5%). Theo nghiên cứu Nguyễn<br />
BN hút thuốc lá 34,7%, nghiện rượu<br />
11,3% (chỉ gặp ở nam). Lạm dụng rượu Quang Ân và CS [1], các yếu tố này bao<br />
sẽ làm tăng áp lực máu, tăng kết tập gồm nam (59,0%), tăng huyết áp (55,7%),<br />
tiểu cầu, đông máu, tăng mức triglycerid đái tháo đường (9,7%), hút thuốc (11,2%).<br />
<br />
72<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2020 - chuyªn ®Ò thÇn kinh häc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 2: Đặc điểm lâm sàng nhóm BN nghiên cứu.<br />
<br />
Các triệu chứng lúc nhập viện (biểu đồ 2) cho thấy, rối loạn cảm giác nửa người và<br />
liệt nửa người là hai triệu chứng gặp ở gần như toàn bộ BN (99,2%), là biểu hiện chính<br />
khiến BN phải nhập viện, liệt dây VII 73,4%, rối loạn ngôn ngữ 58,1%. Theo Nguyễn<br />
Quang Ân và CS [1], liệt nửa người chiếm 95,5%, rối loạn ngôn ngữ 70,9%, chỉ 18,7%<br />
có cảm giác tê nửa người. Kết quả của chúng tôi gần giống với Hà Thành Văn [3],<br />
liệt và rối loạn cảm giác nửa người đều gặp 100% và rối loạn ngôn ngữ gặp 61,8%.<br />
<br />
Bảng 1: Điểm Glasgow nhóm BN nghiên cứu.<br />
<br />
Điểm Glagow n %<br />
<br />
Nặng (3 - 4 điểm) 0 0<br />
<br />
Vừa (5 - 8 điểm) 1 0,8<br />
<br />
Nhẹ (9 - 14 điểm) 54 43,6<br />
<br />
Tỉnh táo (15 điểm) 69 55,6<br />
<br />
Điểm trung bình 13,9 ± 1,5<br />
<br />
<br />
Đánh giá mức độ rối loạn ý thức của BN khi vào viện rất quan trọng trong chẩn đoán và<br />
đưa ra biện pháp điều trị kịp thời và phù hợp. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận<br />
(bảng 1), điểm Glasgow trung bình lúc vào viện là 13,9 ± 1,5, trong đó từ 9 - 15 điểm<br />
chiếm tỷ lệ rất cao (99,2%). Như vậy BN vào viện chủ yếu trong tình trạng tỉnh táo<br />
(55,6%) hoặc rối loạn ý thức nhẹ (43,6%), có rất ít BN trong tình trạng hôn mê sâu<br />
và rất sâu. Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của Hà Thành Văn [3],<br />
điểm Glasgow trung bình lúc vào viện là 12,7 ± 2,5, từ 9 - 15 điểm là 91,2%.<br />
<br />
73<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2020 - chuyªn ®Ò thÇn kinh häc<br />
<br />
Bảng 2: Mức độ đột quỵ theo NIHSS của nhóm BN nghiên cứu.<br />
<br />
Điểm NIHSS n %<br />
<br />
Nhẹ (< 5 điểm) 28 22,6<br />
<br />
Vừa (5 - 15 điểm) 76 61,3<br />
<br />
Nặng (16 - 20 điểm) 20 16,1<br />
<br />
Rất nặng (21 - 42 điểm) 0 0<br />
<br />
Điểm trung bình 8,8 ± 5,3<br />
<br />
Độ nặng của đột quỵ não khi vào viện được đánh giá bằng thang điểm NIHSS,<br />
thang điểm này được sử dụng rộng rãi như một công cụ đo lường các khiếm khuyết<br />
thần kinh. Điểm NIHSS trung bình lúc vào viện trong nghiên cứu của chúng tôi là<br />
8,8 ± 5,3; trong đó BN đột quỵ ở mức độ nặng và rất nặng là 16,1% (bảng 2). Theo Hà<br />
Thành Văn [3], điểm NIHSS là 16,5 ± 10,2, nhóm BN nặng và rất nặng là 57,3%.<br />
Trong nghiên cứu của Nguyễn Quang Ân và CS [1], điểm NIHSS trung bình là<br />
17,37 ± 6,8, < 6 điểm là 5,22%, 6 - 15 điểm là 32,83%, 16 - 29 điểm là 55,97% và<br />
≥ 30 điểm là 5,98%.<br />
Bảng 3: Đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính của BN đột quỵ NMN.<br />
Đặc điểm ổ nhồi máu n %<br />
<br />
1ổ 110 88,7<br />
Số lượng ổ tổn thương<br />
≥2ổ 14 11,3<br />
<br />
≥ 1,5cm 58 46,8<br />
Kích thước<br />
< 1,5cm 66 53,2<br />
<br />
6 106 85,5<br />
<br />
Nghèo 10 8,1<br />
<br />
Mức độ tuần hoàn bàng hệ (CS) Trung bình 24 19,4<br />
<br />
Tốt 90 72,5<br />
<br />
<br />
Bảng 3 cho thấy hình ảnh tổn thương với kết quả của Mai Hữu Phước [2], NMN<br />
NMN trên CTA, BN có một ổ nhồi máu một ổ chiếm 73,47%, nhiều ổ 26,53%.<br />
chiếm 88,7% và có nhiều hơn một chiếm Kích thước NMN ổ lớn (≥ 1,5cm) là<br />
11,3%; nghiên cứu cho kết quả tương tự 46,8%, NMN ổ nhỏ (< 1,5cm) là 53,2%.<br />
<br />
74<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2020 - chuyªn ®Ò thÇn kinh häc<br />
<br />
Tỷ lệ NMN ổ nhỏ nhóm vữa xơ ICA cũng nhóm ASPECTS ≤ 7 điểm là 48%, có thể<br />
rất thấp, vì rõ ràng cơ chế gây tổn thương giải thích sự khác nhau này là do nghiên<br />
ổ nhỏ là hiện tượng thoái hóa mỡ kính, cứu của chúng tôi số BN tắc động mạch<br />
hậu quả của bệnh lý gây tổn thương lớn chiếm tỷ lệ thấp hơn.<br />
mạch nhỏ như tăng huyết áp. Kết quả Theo kết quả nghiên cứu, nhóm CBS<br />
này cho thấy không phải tất cả các đột > 6 điểm là 106 BN (85,5%), nhóm CBS ≤ 6<br />
quỵ não ổ NMN nhỏ vùng dưới vỏ đều là là 18 BN (14,5%). Kết quả này tương tự<br />
đột quỵ não ổ khuyết, nhận xét này cũng nghiên cứu của Sillanpaa. N và CS [6],<br />
phù hợp với nghiên cứu của Yoneumura nhóm CBS > 6 điểm là 89,2%, nhóm CBS<br />
K. và CS [8]. Do đó, nếu đột quỵ não ≤ 6 điểm là 10,8%.<br />
“trông giống ổ khuyết”, nhưng không phù<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuần<br />
hợp với một hội chứng cổ điển, cần tiến<br />
hoàn bàng hệ theo CS: tốt 72,5%, trung<br />
hành quy trình chẩn đoán chi tiết để đánh<br />
bình 19,4% và nghèo 8,1%. Như vậy, đa<br />
giá cẩn thận nguồn gốc huyết khối và vữa<br />
số BN trong nghiên cứu này có tuần hoàn<br />
xơ động mạch lớn.<br />
bàng hệ tốt. Nambiar V và CS nghiên cứu<br />
Điểm ASPECT trung bình trong nghiên trên 84 BN NMN do tắc động mạch não<br />
cứu của chúng tôi là 8,2 ± 1,6; trong đó giữa, lúc vào viện tuần hoàn bàng hệ tốt<br />
nhóm ASPECTS < 7 điểm chiếm tỷ lệ là 22,6%, trung bình 40,5%, nghèo 36,9%<br />
thấp (9,7%). Theo nghiên cứu của Hà [5], mức độ tuần hoàn bàng hệ thấp hơn<br />
Thành Văn [3], nhóm ASPECTS ≤ 7 điểm nghiên cứu của chúng tôi là do tác giả chỉ<br />
chiếm 67,6%; của Yoneumura K. và CS [8], nghiên cứu tắc ở động mạch não giữa.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 3: Tỷ lệ hẹp/tắc động mạch cảnh đoạn nội sọ.<br />
<br />
Kết quả tại biểu đồ 3 cho thấy 34,7% BN NMN trong nghiên cứu có bệnh lý vữa xơ<br />
hẹp tắc hệ động mạch cảnh nội sọ. Điều đó cho thấy người Việt Nam cũng giống như<br />
các quốc gia châu Á khác, vữa xơ hẹp động mạch nội sọ là nguyên nhân phổ biến hơn<br />
vữa xơ hẹp động mạch cảnh ngoài sọ trong đột quỵ NMN. Nghiên cứu CICAS có thiết<br />
kế tương tự về bệnh lý vữa xơ mạch máu não lớn nội sọ, qua phân tích 2.864 BN<br />
NMN, 37,5% BN có vữa xơ hẹp động mạch nội sọ [7].<br />
<br />
75<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2020 - chuyªn ®Ò thÇn kinh häc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 4: Tỷ lệ hẹp/tắc các đoạn động mạch nội sọ của BN NMN.<br />
<br />
Biểu đồ 4 cho thấy vữa xơ hẹp động mạch cảnh nội sọ, trong đó vữa xơ hẹp động<br />
mạch não giữa (MCA) chiếm tỷ lệ cao nhất (36,3%), trong đó đoạn M1 16,1%, M2<br />
20,2%, động mạch cảnh trong ở đoạn nội sọ (ICA) là 2,4%, động mạch não trước<br />
(ACA) là 8,1 %. Mặc dù tỷ lệ khác nhau, nhưng các nghiên cứu đều cho kết quả tương<br />
đồng, đó là vữa xơ hẹp nội sọ ở MCA chiếm tỷ lệ cao nhất. Trong nghiên cứu CICAS<br />
tại Trung Quốc động mạch cảnh trong đoạn nội sọ là 6,1%, động mạch não giữa<br />
19,6%, động mạch não trước 7,65%, động mạch não sau 17,9%, động mạch thân nền<br />
6,1% [7].<br />
<br />
Bảng 4: Mối liên quan giữa điểm Glasgow, NIHSS và ASPECTS với CBS.<br />
CBS<br />
CBS ≤ 6 (n = 18) CBS > 6 (n = 106) p<br />
Thang điểm đánh giá<br />
<br />
NIHSS 13,83 ± 6,11 7,69 ± 4,67 < 0,05<br />
<br />
Glasgow 12,61 ± 1,94 14,09 ± 1,31 < 0,05<br />
<br />
ASPECTS 6,61 ± 1,82 8,42 ± 1,36 < 0,05<br />
<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu (bảng 4) cho thấy BN ở nhóm CBS ≤ 6 có điểm NIHSS trung<br />
bình 13,83 ± 6,11 cao hơn ở nhóm CBS > 6 (7,69 ± 4,67), sự khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê (p < 0,05). BN có thang điểm CBS thấp thì tắc các mạch lớn nhiều hơn, gây<br />
ra NMN diện rộng, ảnh hưởng đến chức năng của não. Theo Sillanpaa N và CS [6],<br />
đánh giá lâm sàng và hình ảnh học lúc vào viện trên cắt lớp vi tính đa dãy của 83 BN<br />
NMN trong vòng 3 giờ đầu được điều trị tiêu huyết khối đường tĩnh mạch cho thấy<br />
nhóm CBS ≤ 6 có điểm NIHSS trung bình (13,6 ± 4,4) cao hơn ở nhóm CBS > 6 (8,2 ± 6,4),<br />
sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.<br />
<br />
76<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2020 - chuyªn ®Ò thÇn kinh häc<br />
<br />
Ở nhóm CBS ≤ 6, điểm Glasgow trung bình (12,61 ± 1,94) thấp hơn ở nhóm CBS > 6<br />
(14,09 ± 1,31), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Các BN ở nhóm CBS<br />
thấp hơn thì Glasgow thấp hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy BN ở nhóm CBS ≤ 6 có<br />
điểm ASPECTS trung bình là 6,61 ± 1,82 thấp hơn nhóm CBS > 6 với điểm ASPECTS<br />
trung bình là 8,42 ± 1,36, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Các BN ở nhóm<br />
điểm CBS thấp hơn thì có điểm ASPECTS thấp hơn. Kết quả của chúng tôi tương tự<br />
nghiên cứu của Sillanpaa N. [6], điểm ASPECTS và CBS có mối liên quan, có ý nghĩa<br />
thống kê.<br />
Bảng 5: Mối liên quan giữa kích thước, số lượng ổ tổn thương với CBS.<br />
<br />
CBS CBS ≤ 6 CBS > 6<br />
p<br />
Yếu tố đánh giá n (%) n (%)<br />
<br />
1ổ 16 (88,9%) 94 (88,68%)<br />
Số lượng ổ > 0,05<br />
≥2ổ 2 (11,1%) 12 (11,32%)<br />
<br />
≥ 1,5cm 14 (77,8%) 44 (41,5%)<br />
Kích thước < 0,05<br />
< 1,5cm 4 (22,2%) 62 (58,5%)<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu (bảng 5) cho thấy, phân bố điểm CBS ≤ 6 ở BN NMN có kích<br />
thước ổ nhồi máu ≥ 1,5cm cao hơn so với nhóm BN NMN có kích thước ổ nhồi máu<br />
< 1,5cm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. BN có điểm CBS thấp thì tắc<br />
các mạch lớn nhiều hơn, gây ra NMN diện rộng, kích thước ổ nhồi máu sẽ lớn.<br />
Kết quả của chúng tôi tương tự nghiên cứu của Sillanpaa N. [6], kích thước ổ nhồi máu<br />
có mối liên quan với điểm CBS, có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Nghiên cứu của<br />
chúng tôi chưa thấy mối liên quan giữa số lượng ổ nhồi máu với điểm CBS.<br />
<br />
Bảng 6: Mối liên quan giữa thang điểm Glasgow, NIHSS và ASPECTS với CS.<br />
<br />
CS Nghèo Trung bình Tốt<br />
p<br />
Yếu tố đánh giá (n = 10) (n = 24) (n = 90)<br />
<br />
NIHSS ( 16,20 ± 6,89 12,17 ± 5,59 7,10 ± 3,72 < 0,05<br />
<br />
Glasgow 12,30 ± 2,11 13,00 ± 1,56 14,29 ± 1,17 < 0,05<br />
<br />
ASPECTS 5,90 ± 1,91 7,21 ± 1,38 8,67 ± 1,20 < 0,05<br />
<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu (bảng 6) cho thấy mối liên quan giữa NIHSS với CS, điểm<br />
NIHSS càng cao thì tuần hoàn bàng hệ càng kém, điểm Glasgow, điểm ASPECTS<br />
càng thấp thì tuần hoàn bàng hệ càng kém. Mối liên quan giữa thang điểm Glasgow<br />
NIHSS và ASPECTS với CS có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết quả<br />
của chúng tôi tương tự nghiên cứu của Nambiar V [5], mối liên quan giữa NIHSS với<br />
CS khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.<br />
<br />
77<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2020 - chuyªn ®Ò thÇn kinh häc<br />
<br />
Bảng 7: Mối liên quan giữa kích thước, số lượng ổ tổn thương với CS.<br />
CS Nghèo Trung bình<br />
Tốt n (%) p<br />
Yếu tố đánh giá n (%) n (%)<br />
<br />
1ổ 9 (9%) 21 (87,5%) 80 (88,9%)<br />
Số lượng ổ > 0,05<br />
≥2ổ 1 (1%) 3 (12,5%) 10 (11,1%)<br />
<br />
< 1,5cm 0 (0%) 2 (8,3%) 64 (71,1%)<br />
Kích thước < 0,05<br />
≥ 1,5cm 10 (100%) 22 (91,7%) 26 (28,9%)<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu (bảng 7) cho thấy, kích thước ổ nhồi máu ≥ 1,5cm của nhóm có<br />
thang điểm CS nghèo, trung bình, tốt lần lượt là 100%, 91,7%, 28,9%. Kích thước ổ<br />
nhồi máu < 1,5cm của nhóm thang điểm CS nghèo, trung bình, tốt lần lượt là 0%,<br />
8,3%, 71,1%. Tuần hoàn bàng hệ càng kém thì kích thước ổ nhồi máu càng lớn. Kích<br />
thước ổ nhồi máu có liên quan với thang điểm CS, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê<br />
(p < 0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự của Nambiar V [5] về mối liên<br />
quan giữa kích thước ổ nhồi máu với thang điểm CS, BN có tuần hoàn bàng hệ tốt thì<br />
có kích thước ổ nhồi máu nhỏ hơn. Trong nghiên cứu của chúng tôi, chưa thấy mối<br />
liên quan giữa số lượng ổ nhồi máu với thang điểm CS với p > 0,05.<br />
<br />
KẾT LUẬN Ở nhóm BN có NIHSS cao hơn, điểm<br />
Triệu chứng lâm sàng: liệt nửa người Glasgow và ASPECTS thấp hơn, ổ nháu<br />
(99,2%), rối loạn cảm giác nửa người lớn ≥ 1,5cm thì tuần hoàn bàng hệ theo<br />
(99,2%), liệt dây VII (73,4%), rối loạn CS kém hơn (p < 0,05).<br />
ngôn ngữ (58,1%), điểm Glasgow trung Các yếu tố nguy cơ: tuổi ≥ 50 (90,3%),<br />
bình 13,9 ± 1,5, điểm NIHSS trung bình nam (69,4%), tăng huyết áp (63,7%), đái<br />
8,8 ± 5,3. tháo đường (9,7%), hút thuốc lá (34,7%),<br />
Hình ảnh CTA, có 1 ổ nhồi máu (88,7%), nghiện rượu (11,3%), tiền sử đột quỵ<br />
kích thước ổ tổn thương lớn ≥ 1,5cm (12,1%) và TIA (4,0%).<br />
(46,8%), điểm ASPECTS trung bình 8,2 ±<br />
1,6, CBS lúc vào viện ≤ 6 điểm (14,5%); TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
tuần hoàn bàng hệ theo CS: nghèo 8,1%,<br />
1. Nguyễn Quang Ân và CS. Nghiên cứu<br />
trung bình 19,4% và tốt 72,5%; BN bị<br />
mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và hình<br />
hẹp/tắc ICA ở phía nội sọ là 34,7%, trong<br />
ảnh cắt lớp vi tinh ở BN đột quỵ hiếu máu não<br />
đó ở đoạn M1 16,1%, đoạn M2 20,2%, cấp trong 6 giờ đầu kể từ khi khởi phát. Tạp<br />
đoạn A1 8,1%, ICA đoạn nội sọ 2,4%. chí Y - Dược học Quân sự. 2018, 4, tr.84-92.<br />
BN lúc vào viện có CBS ≤ 6 thì có 2. Mai Hữu Phước. Nghiên cứu tương<br />
điểm NIHSS cao hơn, điểm Glasgow và quan đặc điểm lâm sàng và chụp cắt lớp vi<br />
ASPECTS thấp hơn, tỷ lệ BN có ổ máu tính ở bệnh nhân nhồi máu não thuộc hệ cảnh<br />
lớn ≥ 1,5cm ở nhóm CBS > 6 thấp hơn giai đoạn cấp. Tạp chí Y học Thực hành.<br />
nhóm BN có CBS ≤ 6 (p < 0,05). 2012, 811 - 812, tr.142-147.<br />
<br />
78<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2020 - chuyªn ®Ò thÇn kinh häc<br />
<br />
3. Hà Thành Văn. Nghiên cứu đặc điểm Scale, the cerebral blood volume ASPECTS,<br />
lâm sàng, hình ảnh học và giá trị tiên lượng and two novel imaging parameters in the<br />
của thang điểm ASPECT ở BN nhồi máu não prediction of clinical outcome of ischemic<br />
cấp do tắc động mạch não giữa. Luận văn stroke patients receiving intravenous<br />
Thạc sĩ Y học.Trường Đại học Y Hà Nội. 2017. thrombolytic therapy. Neuroradiology. 2012,<br />
4. Adams H. P. et al. Classification of 54 (7), pp.663-672.<br />
subtype of acute ischemic stroke. Definitions 7. Yongjun Wang et al. Prevalence and<br />
for use in a multicenter clinical trial. TOAST. outcomes of symptomatic intracranial large<br />
Trial of Org 10172 in Acute Stroke Treatment. artery stenoses and occlusions in China. The<br />
Stroke. 1993, 24 (1), pp.35-41. Chinese intracranial atherosclerosis (CICAS)<br />
5. Nambiar V. et al. CTA collateral status study. Stroke. Journal of Cerebral Circulation.<br />
and response to recanalization in patients with 2014, 45, pp.663-669.<br />
acute ischemic stroke. AJNR Am J 8. Yonemura K. et al. Small centrum ovale<br />
Neuroradiol. 2014, 35 (5), pp.884-890. infarcts on diffusion-weighted magnetic<br />
6. Sillanpaa N. et al. The clot burden resonance imaging. Stroke. 2002, 33 (6),<br />
score, the Boston Acute Stroke Imaging pp.1541-1544.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
79<br />