intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dẫn động phanh dầu

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

121
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đặc điểm phanh dầu là các bánh xe được phanh cùng một lúc vì áp suất trong đường ống chỉ bắt đầu tăng lên khi tất cả các má phanh ép sát vào trống phanh. Dựa trên định luật Pascal Lực tác dụng từ pedal đến cơ cấu phanh qua chất lỏng ở các đường ống. Đặc điểm phanh dầu là các bánh xe được phanh cùng một lúc vì áp suất trong đường ống chỉ bắt đầu tăng lên khi tất cả các má phanh ép sát vào trống phanh. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dẫn động phanh dầu

  1. Dẫn động phanh dầu Đặc điểm phanh dầu là các bánh xe được phanh cùng một lúc vì áp suất trong đường ống chỉ bắt đầu tăng lên khi tất cả các má phanh ép sát vào trống phanh. Dựa trên định luật Pascal Lực tác dụng từ pedal đến cơ cấu phanh qua chất lỏng ở các đường ống. Đặc điểm phanh dầu là các bánh xe được phanh cùng một lúc vì áp suất trong đường ống chỉ bắt đầu tăng lên khi tất cả các má phanh ép sát vào trống phanh. Lực được nhân lên do tương quan về diện tích qua xylanh chính đến xylanh làm việc Lực đạp phanh truyền đến các xylanh bánh xe với tỷ số truyền 1:6 hoặc 1:7 Ưu điểm: - Kết cấu đơn giản.Phanh đồng thời các bánh xe. - Hiệu suất cao. Độ nhạy tốt. - Có khả năng dùng trên nhiều loại ôtô khác nhau mà chỉ cần thay đổi cơ cấu phanh.
  2. Khuyết điểm: - Tỷ số truyền lớn, lực tác dụng lên pedal lớn ( phải cường hóa đối với ôtô lớn ). - Nếu bị rò rỉ thì cả hệ thống không làm việc ( khắc phục bằng cách dùng dẫn động phanh hai dòng ). - Hiệu suất dẫn động sẽ giảm ở nhiệt độ thấp. a. Xylanh chính: Khi đạp phanh: Piston duy chuyển trong xylanh chính. Cuppen mở lổ bù ( lổ A ) cho dầu thắng điền đầy piston qua lổ nạp ( lổ B ). Piston và cuppen tiến đến tạo áp suất đẩy dầu thắng xuyên qua van thoát đến các xylanh bánh xe. Khi không phanh: Nhờ lực lò xo hồi nơi mâm thắng kéo hai guốc phanh về. Hai piston xylanh con ép dầu thắng hồi trở lại bình chứa qua lổ bù ở xylanh chính. Trong xylanh chính có hai piston đặt nối tiếp nhau, mỗi piston có một bình dầu thắng riêng. Bộ piston thứ nhất bơm dầu thắng cho các xylanh con hai bánh trước, Bộ piston thứ nhất bơm dầu cho các xylanh con hai bánh sau. Khi đạp phanh: Piston số 1 tiến tới đóng kín lỗ bù, tạo áp suất ở các xylanh bánh xe trước. Đồng thời tạo áp suất phía sau piston số 2 đẩy piston n ày tới bịt lổ bù và tạo áp suất bánh xe sau. b. Xylanh bánh xe: ( Xylanh con ) Xylanh con nhận áp suất dầu thắng từ xylanh chính tác động lên guốc phanh để hãm xe. Xylanh con bao gồm: Piston- Xylanh - Cuppen – Lò xo – Vít xả gió – Cao su che bụi.
  3. c. Van cân bằng: Proportioning Valve 1:Bầu áp thấp 2: Xylanh chính 3: Van cân bằng 4: Thắng trước bên trái 5: Thắng sau bên trái Ap dụng cho dòng xe có thắng đĩa phía trước, thắng tăm bua phía sau. Do khi hãm phanh đột ngột, phần lớn trọng lượng ôtô dồn về hai bánh trước nên hai bánh sau không cần áp suất tác động thắng mạnh. Van cân bằng không làm việc khi thắng bình thường. Tuy nhiên khi thắng đột xuất, áp suất dầu đạt đến giá trị nhất định van tự động điều chỉnh giảm bớt áp suất tác động vào hai bánh sau d. Dầu phanh: Dầu phanh phải đảm bảo yêu cầu nhà sản suất, không được dùng lẫn gữa các loại dầu thắng ( có ghi hướng dẫn sử dụng, chủng loại, màu sắc trên mỗi bình dầu thắng cũng như ghi trên nắp bình dầu xylanh chính ). Tuyệt đối không được làm lẫn dầu, mỡ, xăng, nhớt..v…v… e. Bầu trợ lực phanh: Reaction mechanism: Đĩa phản lực Diaphragm: màng Booster piston: Piston trơ lực Vacuum: Chân không Push rod: Cần đẩy Diaphragm spring: Lò xo màng Constant pressure chamber: Buồng áp suất không đổi Variable pressure chamber: Buồng áp suất thay đổi
  4. - Không đạp phanh: Van khí được nối với cần điều khiển và bị kéo sang phải nhờ lò xo hồi. Vì vậy không khí bên ngoài sau khi qua lọc khí không vào được buồng áp suất thay đổi. Khi đó, van chân không của thân van bị tách khỏi van điều khiển làm thông giữa hai buồng. Do luôn có độ chân không trong buồng áp suất không đổi nên cũng có độ chân không trong buồng áp suất thay đổi. - Đạp phanh: Van điều khiển bị đẩy ép vào van khí, nên nó dịch chuyển sang trái tiếp xúc với van chân không. Do đó không còn sự thông nhau giữa hai buồng. Van khí tiếp tục dịch chuyển sang trái, nó tách khỏi van điều khiển nên không khí lọt được vào buồng áp suất thay đổi. Sự chênh lệch áp suất giữa hai buồng làm piston dịch chuyển sang trái. Khi đó đĩa phản lực đẩy cần đẩy trợ lực sang trái và làm tăng lực phanh. - Nhả phanh: Cần điều khiển van và van khí bị đẩy sang phải nhờ lò xo hồi và phản lực xylanh chính. Làm cho van khí tiếp xúc van điều khiển, đóng đường thông áp suất khí trời. Cùng lúc đó van khí cũng nén lò xo van điều khiển lại, nên nó bị tách khỏi van chân không là làm thông giữa hai buồng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2