VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 444 (Kì 2 - 12/2018), tr 37-41<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỢP TÁC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
CỦA HỌC SINH THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC WEBQUEST<br />
TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC 10<br />
Trần Trung Ninh - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Nguyễn Thị Thu Thủy - Trường Trung học phổ thông Lăk, tỉnh Đăk Lăk<br />
Ngày nhận bài: 16/09/2018; ngày sửa chữa: 20/09/2018; ngày duyệt đăng: 27/09/2018.<br />
Abstract: Collaborative problem solving skills have become increasingly important in the modern<br />
world. However, the assessment of the collaborative problem solving skills is still new and difficult<br />
for teachers. This article presents the structure of the collaborative problem solving skills, the tools<br />
for assessing students' collaborative problem solving skills by WebQuest method. According to<br />
pedagogical experiments and statistical processing results, this assessment toolkit is of high<br />
reliability and validity, which can be widely applied.<br />
Keywords: Collaborative problem solving skills, teaching Chemistry for grade 10, Webquest<br />
method, students.<br />
1. Mở đầu<br />
Sự phát triển của một quốc gia phụ thuộc vào sự<br />
thành công của nền giáo dục ở quốc gia đó. Ngày nay,<br />
cuộc cách mạng 4.0 đang mở ra một thời kì mới với nhiều<br />
cơ hội, nhưng đồng thời cũng có những thách thức.<br />
Trong những năng lực cần có của người học, hợp tác giải<br />
quyết vấn đề (HTGQVĐ) là một năng lực quan trọng.<br />
Năm 2015, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (tiếng<br />
Anh: Organization for Economic Co-operation and<br />
Development; viết tắt: OECD) đã lần đầu tiên đề xuất<br />
khung năng lực HTGQVĐ cho học sinh (HS) độ tuổi 15<br />
[1]. Griffin và E.Care đã giới thiệu việc đánh giá năng<br />
lực HTGQVĐ [2].<br />
Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu bước đầu về<br />
năng lực và đánh giá năng lực giải quyết vấn đề [3]. Đã<br />
có một số nghiên cứu về năng lực HTGQVĐ [4]. Tuy<br />
nhiên, do sự đa dạng của đánh giá năng lực, việc đánh<br />
giá năng lực HTGQVĐ vẫn còn khá mới và gây khó<br />
khăn cho giáo viên. Trong quá trình dạy học, biểu hiện<br />
có thể quan sát được của năng lực HTGQVĐ là khác<br />
nhau, do đó cần có những công cụ đánh giá phù hợp. Bài<br />
viết giới thiệu cấu trúc của năng lực HTGQVĐ, đánh giá<br />
năng lực HTGQVĐ của HS thông qua phương pháp dạy<br />
học WebQuest chủ đề “Oxi - ozon” trong chương trình<br />
Hóa học 10.<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Năng lực hợp tác giải quyết vấn đề<br />
2.1.1. Khái niệm<br />
Theo The Programme for International Student<br />
Assessment: “Năng lực HTGQVĐ là năng lực của một<br />
cá nhân tham gia có hiệu quả vào một quá trình mà ở đó,<br />
<br />
37<br />
<br />
hai hoặc nhiều người cố gắng giải quyết vấn đề bằng<br />
cách chia sẻ những hiểu biết, nỗ lực cần thiết để đi đến<br />
một giải pháp và tổng hợp các kiến thức, kĩ năng, nỗ lực<br />
để đạt được giải pháp đó” [1; tr 6].<br />
Sự hợp tác có thể được đánh giá ở cấp độ cá nhân,<br />
nhóm hoặc tổ chức. Một ưu điểm của sự hợp tác là kết<br />
quả của nhóm trong việc giải quyết vấn đề có thể lớn hơn<br />
tổng các kết quả cá nhân đạt được. Tuy nhiên, trong đánh<br />
giá của PISA, hiệu quả HTGQVĐ phụ thuộc vào khả<br />
năng hợp tác của các thành viên trong nhóm và ưu tiên<br />
thành công của nhóm hơn là thành công của cá nhân.<br />
Sự cộng tác là hoạt động làm việc cùng nhau,<br />
hướng tới mục tiêu chung. Thành tố đầu tiên của sự<br />
cộng tác là giao tiếp, trao đổi kiến thức hoặc ý kiến<br />
nhằm tối ưu hóa sự hiểu biết của người học. HTGQVĐ<br />
có nghĩa là tiếp cận vấn đề một cách có trách nhiệm<br />
bằng cách làm việc cùng nhau, trao đổi ý tưởng. Hợp<br />
tác là một công cụ hữu ích, đặc biệt là khi dựa vào các<br />
yếu tố: kiến thức và khả năng giải quyết xung đột của<br />
các thành viên. Quá trình HTGQVĐ là cần thiết khi<br />
giải quyết một số vấn đề phức tạp mà một cá nhân<br />
không thực hiện được, cần năng lực chung của cả<br />
nhóm. Do các thành viên trong nhóm sẽ khác nhau về<br />
năng lực và kinh nghiệm, nên khi HTGQVĐ, mỗi<br />
thành viên sẽ có cơ hội chia sẻ các kiến thức, kinh<br />
nghiệm của bản thân để đạt được mục tiêu chung.<br />
Dựa theo bảng cấu trúc năng lực HTGQVĐ của<br />
PISA, chúng tôi đã xây dựng bảng cấu trúc năng lực<br />
HTGQVĐ như sau (xem hình 1 trang bên):<br />
2.1.2. Các bước phát triển năng lực hợp tác giải quyết<br />
vấn đề cho học sinh<br />
Email: ninhtt@hnue.edu.vn<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 444 (Kì 2 - 12/2018), tr 37-41<br />
<br />
Phát hiện các nguồn lực và khả năng của<br />
các thành viên trong nhóm<br />
<br />
Năng lực HTGQVĐ<br />
<br />
Năng lực khám phá<br />
và hiểu biết<br />
<br />
Đưa ra các kiểu, nguyên tắc<br />
hoạt động nhóm<br />
Xây dựng, chia sẻ, trao đổi ý kiến<br />
của các thành viên trong nhóm<br />
<br />
Năng lực mô tả<br />
và trình bày<br />
<br />
Phân tích, phát hiện vấn đề<br />
Thu thập, xử lí thông tin,<br />
đề xuất giải pháp<br />
<br />
Năng lực lập kế hoạch<br />
và thực hiện<br />
<br />
Đưa ra kế hoạch<br />
Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề<br />
theo các nguyên tắc hợp tác của nhóm<br />
<br />
Năng lực giám sát<br />
và phản ánh<br />
<br />
Theo dõi quá trình giải quyết vấn đề<br />
và điều chỉnh<br />
<br />
Hình 1. Cấu trúc năng lực HTGQVĐ<br />
Bước 1: Nhận thức rõ các biểu hiện của năng lực<br />
HTGQVĐ, lập kế hoạch phát triển năng lực HTGQVĐ,<br />
thể hiện ở kế hoạch bài học. GV cần lựa chọn nội dung<br />
kiến thức phù hợp để thiết kế các tình huống có vấn đề.<br />
Bước 2: Tạo tình huống, tổ chức các hoạt động, sử<br />
dụng phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học phù hợp<br />
để hình thành và phát triển năng lực HTGQVĐ cho HS.<br />
Lựa chọn các phương pháp dạy học có kết hợp hoạt động<br />
nhóm (như: dạy học theo dự án, dạy học theo góc, dạy<br />
học WebQuest, dạy học giải quyết vấn đề,…). Trong<br />
phạm vi bài viết này, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương<br />
pháp dạy học WebQuest.<br />
Bước 3: Tổ chức các hoạt động dạy học theo kế<br />
hoạch bài học. Sử dụng phương pháp dạy học phù hợp<br />
nhằm phát triển năng lực HTGQVĐ cho HS. Theo dõi,<br />
hướng dẫn, điều chỉnh các hoạt động học tập của HS<br />
trong quá trình dạy học.<br />
Bước 4: Đánh giá sự phát triển năng lực HTGQVĐ<br />
của HS thông qua các công cụ: - Phiếu đánh giá của HS<br />
trong nhóm; - Biên bản hoạt động nhóm; - Phiếu đánh<br />
giá của GV.<br />
Bước 5: Rút kinh nghiệm, phát huy những kết quả đã<br />
đạt được, đề xuất biện pháp khắc phục hạn chế của HS.<br />
<br />
38<br />
<br />
Tiếp tục triển khai các hoạt động nhằm phát triển năng<br />
lực HTGQVĐ của HS.<br />
2.2. Biểu hiện của năng lực hợp tác giải quyết vấn đề<br />
của học sinh thông qua dạy học WebQuest<br />
Theo Bernd Meier và Nguyễn Văn Cường [5],<br />
phương pháp dạy học WebQuest là hình thức học tập<br />
theo nhóm, các nhóm tự lực thực hiện các nhiệm vụ về<br />
một chủ đề phức hợp, gắn với tình huống thực tiễn.<br />
Những thông tin cơ bản được truy cập từ các trang liên<br />
kết do GV chọn lọc từ trước. Quá trình học tập theo định<br />
hướng nghiên cứu và khám phá, kết quả học tập được HS<br />
trình bày. Dạy học WebQuest là một trong những<br />
phương pháp dạy học tích cực, giúp HS thể hiện năng lực<br />
HTGQVĐ. Thông qua những biểu hiện, hoạt động<br />
HTGQVĐ của HS, GV có thể đánh giá năng lực<br />
HTGQVĐ của các em.<br />
Tiêu chí đánh giá: Để làm tăng tính khách quan,<br />
chúng tôi không đánh giá các sản phẩm của dạy học<br />
WebQuest mà chỉ đánh giá biểu hiện của năng lực<br />
HTGQVĐ của HS thông qua quá trình các em giải quyết<br />
nhiệm vụ học tập.<br />
Dựa trên cấu trúc năng lực HTGQVĐ của PISA [1],<br />
chúng tôi xác định các biểu hiện của năng lực HTGQVĐ<br />
trong dạy học theo phương pháp WebQuest như sau<br />
(xem bảng 1 trang bên):<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 444 (Kì 2 - 12/2018), tr 37-41<br />
<br />
Bảng 1. Biểu hiện của năng lực HTGQVĐ trong dạy học theo phương pháp WebQuest<br />
Năng lực<br />
thành<br />
phần<br />
<br />
Năng lực<br />
khám phá<br />
và<br />
hiểu biết<br />
<br />
Năng lực<br />
mô tả và<br />
trình bày<br />
<br />
Năng lực<br />
lập kế<br />
hoạch và<br />
thực hiện<br />
<br />
Biểu hiện<br />
(còn gọi là<br />
tiêu chí)<br />
<br />
Công cụ<br />
đánh giá<br />
<br />
Mức độ<br />
Mức 1 (1đ)<br />
<br />
Mức 2 (2đ)<br />
<br />
Mức 3 (3đ)<br />
<br />
1. Phát hiện<br />
các nguồn<br />
lực và khả<br />
năng của các<br />
thành viên<br />
trong nhóm<br />
<br />
Không hoặc rất ít<br />
phát hiện được ưu,<br />
nhược điểm của<br />
các thành viên<br />
trong nhóm, không<br />
phân công được<br />
công việc cụ thể<br />
<br />
Tìm hiểu được ưu,<br />
nhược điểm của các<br />
thành viên trong nhóm<br />
nhưng chưa đầy đủ,<br />
phân công được một<br />
số công việc cụ thể,<br />
hợp lí<br />
<br />
Phát hiện được<br />
các ưu, nhược<br />
điểm của các<br />
thành viên trong<br />
nhóm, phân công<br />
được các công<br />
việc cụ thể, hợp lí<br />
<br />
- Phiếu quan sát<br />
- Biên bản hoạt<br />
động nhóm<br />
<br />
2. Đưa ra<br />
các nguyên<br />
tắc hoạt<br />
động nhóm<br />
<br />
Chỉ họp nhóm 1<br />
hoặc 2 lần nhưng<br />
không hiệu quả,<br />
các thành viên<br />
trong<br />
nhóm<br />
không tham gia<br />
xây dựng nhóm,<br />
không tuân thủ<br />
nguyên tắc hoạt<br />
động nhóm<br />
<br />
Họp nhóm thường<br />
xuyên nhưng chưa<br />
hiệu quả, các thành<br />
viên trong nhóm tham<br />
gia xây dựng nhóm<br />
nhưng chưa tích cực,<br />
thực hiện theo đúng<br />
các nguyên tắc hoạt<br />
động nhóm nhưng<br />
chưa tự giác<br />
<br />
Họp<br />
nhóm<br />
thường xuyên,<br />
đạt hiệu quả, các<br />
thành viên tham<br />
gia xây dựng tích<br />
cực, tự giác thực<br />
hiện các nguyên<br />
tắc hoạt động<br />
nhóm<br />
<br />
- Phiếu quan sát<br />
- Biên bản hoạt<br />
động nhóm<br />
<br />
3. Đóng góp<br />
ý kiến, chia<br />
sẻ, trao đổi ý<br />
kiến với các<br />
thành viên<br />
trong nhóm<br />
<br />
Chỉ có một hoặc<br />
một số thành viên<br />
trong nhóm (1/3<br />
thành viên) đóng<br />
góp ý kiến, chưa<br />
có sự chia sẻ, trao<br />
đổi ý kiến của các<br />
thành viên trong<br />
nhóm<br />
<br />
Các thành viên có sự<br />
đóng góp ý kiến nhưng<br />
chưa đầy đủ (2/3 thành<br />
viên), có sự chia sẻ,<br />
trao đổi ý kiến nhưng<br />
chưa mang lại hiệu<br />
quả cao<br />
<br />
Tất cả các thành<br />
viên đều đóng<br />
góp, chia sẻ, trao<br />
đổi ý kiến tích<br />
cực, mang đến<br />
hiệu quả cao,<br />
hợp lí<br />
<br />
- Phiếu quan sát<br />
- Phiếu đánh giá<br />
nhóm<br />
<br />
4. Phân tích,<br />
phát hiện,<br />
phát biểu<br />
vấn đề<br />
<br />
Không phân tích,<br />
phát hiện và phát<br />
biểu được vấn đề<br />
<br />
Phân tích nhưng phát<br />
hiện và phát biểu vấn<br />
đề chưa đầy đủ, chưa<br />
chính xác<br />
<br />
Phân tích, phát<br />
hiện, phát biểu<br />
vấn đề đầy đủ,<br />
chính xác<br />
<br />
- Phiếu quan sát<br />
- Phiếu đánh giá<br />
nhóm<br />
<br />
5. Thu thập,<br />
xử lí thông<br />
tin<br />
<br />
Không thu thập,<br />
xử lí thông tin<br />
<br />
Thu thập, xử lí được<br />
thông tin nhưng chưa<br />
đầy đủ<br />
<br />
Thu thập, xử lí<br />
thông tin đầy đủ<br />
<br />
- Phiếu quan sát<br />
- Phiếu đánh giá<br />
nhóm<br />
<br />
6. Lập kế<br />
hoạch<br />
<br />
Chưa lập được kế<br />
hoạch đầy đủ,<br />
logic, khoa học<br />
<br />
Lập được kế hoạch<br />
đầy đủ nhưng chưa<br />
khoa học, logic<br />
<br />
Lập được kế<br />
hoạch đầy đủ,<br />
logic, khoa học<br />
<br />
- Phiếu quan sát<br />
- Biên bản hoạt<br />
động nhóm<br />
<br />
7. Thực hiện<br />
kế hoạch<br />
giải quyết<br />
vấn đề theo<br />
nguyên tắc<br />
<br />
Chưa đề xuất<br />
được giải pháp,<br />
chỉ nhận xét về sự<br />
khác biệt trong<br />
giải quyết vấn đề,<br />
không giải quyết<br />
<br />
Đề xuất được giải<br />
pháp nhưng chưa phù<br />
hợp, cố gắng giải<br />
quyết vấn đề nhưng<br />
chưa giải quyết được<br />
mâu thuẫn trong<br />
<br />
Đề xuất được<br />
giải pháp phù<br />
hợp, giải quyết<br />
được mâu thuẫn,<br />
thống nhất giải<br />
pháp chung của<br />
<br />
- Phiếu quan sát<br />
- Phiếu đánh giá<br />
nhóm<br />
<br />
39<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 444 (Kì 2 - 12/2018), tr 37-41<br />
<br />
hoạt động<br />
nhóm<br />
<br />
8. Theo dõi<br />
quá trình<br />
giải quyết<br />
vấn đề và<br />
điều chỉnh<br />
<br />
Năng lực<br />
giám sát<br />
và<br />
điều chỉnh<br />
<br />
được mâu thuẫn<br />
phát sinh, không<br />
có ý kiến lựa chọn<br />
giải pháp đúng,<br />
các thành viên<br />
không tích cực<br />
Không ghi chép<br />
quá trình làm việc<br />
nhóm, không có<br />
sự điều chỉnh các<br />
hoạt động nhóm<br />
không phù hợp,<br />
các phương án<br />
giải quyết vấn đề<br />
không khả thi<br />
<br />
nhóm, không thống<br />
nhất được giải pháp<br />
chung, thỉnh thoảng có<br />
phản hồi, các thành<br />
viên không tích cực<br />
<br />
nhóm, phản hồi<br />
thường<br />
xuyên<br />
đến các thành<br />
viên không tích<br />
cực<br />
<br />
Ghi chép nhưng<br />
không cụ thể, logic;<br />
có sự điều chỉnh<br />
những nguyên tắc và<br />
phương án giải quyết<br />
chưa phù hợp, các<br />
thành viên có cố gắng<br />
nhưng chưa tự giác<br />
<br />
Ghi chép cụ thể,<br />
logic, điều chỉnh<br />
các sai lầm phù<br />
hợp, các thành<br />
viên thích nghi<br />
tốt với những đổi<br />
mới<br />
<br />
vào tháng 2-3/2018 nhằm đánh giá năng lực HTGQVĐ<br />
của HS trước khi sử dụng phương pháp dạy học<br />
WebQuest (trước thực nghiệm) và sau khi sử dụng<br />
phương pháp dạy học WebQuest trong dạy học chủ đề<br />
“Oxi - ozon” (sau thực nghiệm).<br />
Từ số liệu thực nghiệm, chúng tôi thu được kết quả<br />
điểm trung bình theo từng tiêu chí như sau (xem bảng 2):<br />
Từ bảng kết quả điểm trung bình của từng tiêu chí,<br />
chúng tôi đã xây dựng đồ thị biểu thị sự phát triển của<br />
các tiêu chí như sau (xem hình 2):<br />
Bảng kiểm định độ tin cậy của dữ liệu thu được (xem<br />
bảng 3 trang bên):<br />
<br />
Cách tính điểm:<br />
Điểm trung bình của HS =<br />
<br />
- Phiếu quan sát<br />
- Biên bản hoạt<br />
động nhóm<br />
<br />
Tổng điểm các tiêu chí<br />
8<br />
<br />
Phân loại năng lực:<br />
- Từ 1-1,7 điểm: năng lực HTGQVĐ ở mức độ thấp.<br />
- Từ 1,7-2,4 điểm: năng lực HTGQVĐ ở mức độ<br />
trung bình.<br />
- Từ 2,4-3,0 điểm: năng lực HTGQVĐ ở mức độ cao.<br />
2.3. Thực nghiệm sư phạm<br />
Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm 32 HS lớp<br />
10A15 ở Trường Trung học phổ thông Lăk - Đăk Lăk<br />
<br />
Bảng 2. Kết quả điểm trung bình theo từng tiêu chí<br />
Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 Tiêu chí 4 Tiêu chí 5 Tiêu chí 6 Tiêu chí 7 Tiêu chí 8<br />
Trước<br />
thực nghiệm<br />
Sau<br />
thực nghiệm<br />
<br />
1,53<br />
<br />
1,66<br />
<br />
1,75<br />
<br />
1,56<br />
<br />
1,47<br />
<br />
1,44<br />
<br />
1,56<br />
<br />
1,44<br />
<br />
1,78<br />
<br />
1,88<br />
<br />
2,03<br />
<br />
1,75<br />
<br />
1,88<br />
<br />
1,63<br />
<br />
1,78<br />
<br />
1,63<br />
<br />
4<br />
<br />
3<br />
STN<br />
<br />
2<br />
<br />
TTN<br />
1<br />
0<br />
TC1<br />
<br />
TC2<br />
<br />
TC3<br />
<br />
TC4<br />
<br />
TC5<br />
<br />
TC6<br />
<br />
TC7<br />
<br />
Hình 2. Biểu đồ sự phát triển của các tiêu chí<br />
<br />
40<br />
<br />
TC8<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 444 (Kì 2 - 12/2018), tr 37-41<br />
<br />
Bảng 3. Bảng kiểm định độ tin cậy của dữ liệu<br />
Trước thực<br />
Sau thực<br />
Các giá trị<br />
nghiệm<br />
nghiệm<br />
Hệ số tương<br />
0,72<br />
0,76<br />
quan chẵn lẻ<br />
Độ tin cậy rSB<br />
0,83<br />
0,86<br />
Bảng kiểm định T-test phụ thuộc (xem bảng 4):<br />
Bảng 4. Bảng kiểm định T-test phụ thuộc<br />
Trước thực Sau thực<br />
Các giá trị<br />
nghiệm<br />
nghiệm<br />
Điểm trung bình các tiêu chí<br />
1,55<br />
1,79<br />
-9<br />
T-test phụ thuộc (p)<br />
1,6 x 10<br />
Từ kết quả thu được, chúng tôi nhận thấy, thông qua<br />
dạy học WebQuest, HS có sự phát triển về năng lực<br />
HTGQVĐ, cụ thể:<br />
Trước khi thực nghiệm, điểm trung bình các tiêu chí<br />
của HS tương đối thấp, chủ yếu là ở mức điểm < 2 (trung<br />
bình, thấp), điểm trung bình của năng lực HTGQVĐ của<br />
lớp là 1,55. Sau khi được học bằng phương pháp<br />
WebQuest, số HS đạt mức điểm > 2 (cao) tăng lên, số<br />
HS đạt điểm thấp giảm đi, điểm trung bình về năng lực<br />
HTGQVĐ của lớp là 1,79. Như vậy, đã có sự phát triển<br />
rõ rệt về năng lực HTGQVĐ của HS sau thực nghiệm.<br />
Trong tất cả các tiêu chí của năng lực HTGQVĐ, tiêu<br />
chí có sự tiến bộ nhiều nhất là tiêu chí 5 (thu thập, xử lí thông<br />
tin) và tiêu chí 3 (đóng góp ý kiến, chia sẻ, trao đổi ý kiến<br />
với các thành viên trong nhóm). Thông qua việc sử dụng<br />
phương pháp dạy học WebQuest, HS có cơ hội được rèn<br />
luyện kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin, tìm kiếm các<br />
thông tin trên internet. Đối với tiêu chí 3, khi được làm việc<br />
nhóm để giải quyết vấn đề, HS có cơ hội được rèn luyện kĩ<br />
năng thảo luận nhóm, trao đổi, chia sẻ và trình bày ý tưởng.<br />
Tiêu chí mà HS có sự tiến bộ thấp nhất là tiêu chí 4<br />
(phân tích, phát hiện, phát biểu vấn đề), tiêu chí 6 (lập kế<br />
hoạch), tiêu chí 8 (theo dõi quá trình giải quyết vấn đề và<br />
điều chỉnh). Do đó, cần có thêm thời gian cho HS phát<br />
triển các tiêu chí tốt hơn, đồng đều hơn.<br />
Thông qua bảng kiểm định độ tin cậy của dữ liệu,<br />
chúng tôi nhận thấy, độ tin cậy trước thực nghiệm và sau<br />
thực nghiệm lần lượt là 0,83 và 0,86 (> 0,7). Như vậy, dữ<br />
liệu trên là đáng tin cậy.<br />
Giá trị xác suất xảy ra ngẫu nhiên (p) là 1,6 x 10-9 < 0,05<br />
cho thấy, sự chênh lệch giữa điểm trung bình sau thực<br />
nghiệm và trước thực nghiệm là có ý nghĩa. Như vậy, điểm<br />
trung bình về năng lực HTGQVĐ của HS đã tăng lên thông<br />
qua việc sử dụng phương pháp dạy học WebQuest.<br />
3. Kết luận<br />
Bài viết đã phân tích khái niệm, cấu trúc và các biểu hiện<br />
của năng lực HTGQVĐ. Qua đó thiết kế bộ công cụ đánh<br />
<br />
41<br />
<br />
giá năng lực HTGQVĐ thông qua dạy học WebQuest chủ<br />
đề “Oxi - ozon”. Kết quả thực nghiệm sư phạm trong năm<br />
học 2017-2018 bước đầu cho thấy, năng lực HTGQVĐ của<br />
HS lớp 10 đã có những phát triển nhất định thông qua việc<br />
sử dụng phương pháp dạy học WebQuest; bộ công cụ đánh<br />
giá năng lực HTGQVĐ có độ tin cậy, độ giá trị cao và<br />
nghiên cứu này có thể nhân rộng được.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1] Organisation for Economic Co-operation Development (OECD) (2013). PISA 2015<br />
Collaborative Problem Solving Frameworks.<br />
[2] Griffin - E.Care (2015). Assesment and Teaching of<br />
21st Century Skills, Methods and Approach (Eds)<br />
Springer. Dordrecht.<br />
[3] Nguyễn Thị Lan Phương (2014). Đề xuất cấu trúc<br />
và chuẩn đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong<br />
chương trình giáo dục phổ thông mới. Tạp chí Khoa<br />
học Giáo dục, số 111, tr 1-7.<br />
[4] Lê Thái Hưng - Lê Thị Hoàng Hà - Dương Thị Anh<br />
(2016). Năng lực hợp tác giải quyết vấn đề trong dạy<br />
học và đánh giá bậc trung học ở Việt Nam. Tạp chí<br />
Quản lí giáo dục, số 80, tr 8-13.<br />
[5] Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường (2010). Một số<br />
vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở<br />
trường trung học phổ thông. Dự án Phát triển giáo<br />
dục trung học phổ thông, Bộ GD-ĐT.<br />
[6] Nguyễn Lăng Bình (chủ biên) - Đỗ Hương Trà Nguyễn Phương Hồng - Cao Thị Thặng (2010). Dạy<br />
và học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật<br />
dạy học. NXB Đại học Sư phạm.<br />
[7] Bộ GD-ĐT (2017). Chương trình giáo dục phổ<br />
thông - Chương trình tổng thể.<br />
[8] Campbell J (1968). Individual versus group<br />
problem solving in an industrial sample. Journal of<br />
Applied Psychology, Vol. 52, pp. 205-210.<br />
[9] Dillenbourg P.(ed.) (1999). Collaborative learning:<br />
Cognitive and computational approaches.<br />
Advances in Learning and Instruction Series,<br />
Elsevier Science, Inc, New York, NY.<br />
[10] Fiore S.M.et al.(2010). Toward an understanding of<br />
macro cognition in teams: Predicting process in<br />
complex collaborative contexts. The Journal of the<br />
Human Factors and Ergonomics Society, Vol. 53,<br />
pp. 203-224.<br />
[11] Fiore S.M.et al (2017). Collaborative Problem<br />
Solving: Considerations for National Assessment of<br />
Education Progress.<br />
[12] Nguyễn Thị Lan Phương (2015). Đánh giá năng lực<br />
giải quyết vấn đề ở trường phổ thông. Tạp chí Khoa<br />
học Giáo dục, số 112, tr 3-6.<br />
<br />