intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI VÀ CÁC BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ

Chia sẻ: Nguyễn Thị Bích Ngọc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

229
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày nay, các hiểm họa và thách thức về môi trường không còn giới hạn trong phạm vi của từng quốc gia hay từng khu vực mà đã mang tính toàn cầu. Một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại đó là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng - những biểu hiện chính của biến đổi khí hậu (BĐKH).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI VÀ CÁC BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ

  1. ÁNH GIÁ T NG QUÁT TÁC NG C A BI N I KHÍ H U I V I TÀI NGUYÊN T AI VÀ CÁC BI N PHÁP NG PHÓ
  2. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI VÀ CÁC BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ ThS. Mai Hạnh Nguyên1 Ngày nay, các hiểm họa và thách thức về môi trường không còn giới hạn trong phạm vi của từng quốc gia hay từng khu vực mà đã mang tính toàn cầu. Một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại đó là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng - những biểu hiện chính của biến đổi khí hậu (BĐKH). Với hơn 75% dân số sống dọc theo bờ biển dài hơn 3260 km, Việt Nam là một trong năm nước bị uy hiếp nhiều nhất bởi sự BĐKH toàn cầu. Trong đó, tài nguyên đất là một trong những đối tượng chịu tác động mạnh mẽ của BĐKH. Các vấn đề ngập úng, hạn hán, sa mạc hóa, nhiễm mặn, xói mòn, rửa trôi, sạt lở... ngày càng nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người và sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của đất đai trong sản xuất và đời sống của con người, để có thể ứng phó hiệu quả và giảm thiểu thiệt hại của BĐKH, việc đánh giá mức độ tác động của BĐKH đối với tài nguyên đất từ đó làm căn cứ xây dựng kế hoạch hành động, đưa ra các giải pháp có tính khả thi ứng phó hiệu quả với BĐKH nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững là vô cùng cần thiết. I. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẤT ĐAI VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU VIỆT NAM 1.1. Mối quan hệ giữa đặc điểm của đất đai và các yếu tố khí hậu BĐKH giờ đây là một thực tế đã được chứng minh có cơ sở khoa học. Trong những năm qua BĐKH đã có những biểu hiện xảy ra ở Việt Nam thông qua: nhiệt độ bề mặt trái đất tăng cao, trong vòng 50 năm qua (1958 - 2008) nhiệt độ trung bình năm của Việt Nam đã tăng lên từ 0,5 đến 0,70C; mưa bão diễn biến bất thường theo không gian và thời gian, sự thay đổi về tổng lượng mưa tháng và mưa năm không thể hiện xu thế tăng hay giảm nhưng cường độ mưa đang có xu hướng tăng lên rõ rệt, những vùng mưa nhiều, lượng mưa trở nên nhiều hơn, cường độ mưa lớn hơn; mực nước biển dâng cao, mực nước biển trung bình hiện nay ở nước ta đã tăng lên 20 cm so với 50 năm trước... Khí hậu là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến đất đai. Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến đất thể hiện ở lượng nước mưa và nhiệt; ảnh hưởng gián tiếp thông qua sinh vật. BĐKH gây rối loạn chế độ mưa, nguy cơ nắng nóng nhiều hơn,… làm cho lượng dinh dưỡng trong đất bị mất cao hơn, hiện tượng xói mòn, khô hạn nhiều hơn. Nước biển dâng, thiên tai, bão lũ gia tăng sẽ làm tăng hiện tượng nhiễm mặn, ngập úng, sạt lở bờ sông, bờ biển… dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng tới tài nguyên đất. Những thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa, thời điểm mưa và những thay đổi về hình thái trong chu trình nước: mưa - nước bốc hơi… đều dẫn đến sự thay đổi                                                              1 Viện Nghiên cứu quản lý đất đai 272
  3.   cơ chế ẩm trong đất, lượng nước ngầm và các dòng chảy. Ngược lại, việc sử dụng đất đai cũng có ảnh hưởng đối với sự thay đổi các yếu tố khí hậu. Lượng phát thải khí nhà kính do sử dụng đất, chặt phá dẫn đến suy thoái rừng,… là những nguyên nhân tác động đến sự nóng lên của toàn cầu. 1.2. Hiện trạng và biến động sử dụng đất Việt Nam năm 1990 - 2008 Việt Nam có diện tích tự nhiên hơn 33 triệu ha, trong đó diện tích sông suối, núi đá và các đảo chiếm gần 2 triệu ha, còn lại khoảng 31 triệu ha là diện tích đất liền, được phân bố theo các nhóm đất như sau: Bảng 1: Hiện trạng, biến động sử dụng đất đai cả nước năm 1990 - 2008 Năm 1990 Năm 2000 Năm 2008 Mục đích sử TT dụng đất Diện tích Tỷ lệ Diện tích Tỷ lệ Diện tích Tỷ lệ (1.000 ha) (%) (1.000 ha) (%) (1.000 ha) (%) Tổng diện tích TN 33.103 100,00 32.924 100,00 33.115 100,00 1 Đất nông ngiệp 16.406 49,56 20.388 61,92 24.997 75,49 2 Đất phi nông nghiệp 2.422 7,32 3.253 9,88 3.386 10,22 3 Đất chưa sử dụng 14.275 43,12 9.283 28,20 4.732 14,29 (Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường) - Nhóm đất nông nghiệp: Đất sản xuất nông nghiệp: Trong vòng 19 năm (từ năm 1990 đến 2008) nhờ những chính sách khuyến khích đầu tư cơ bản, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vừa khai hoang phục hóa mở rộng diện tích vừa chú ý các biện pháp cải tạo đất nên đất sản xuất nông nghiệp tăng liên tục (tăng 2.427,1 nghìn ha), trung bình mỗi năm tăng khoảng 127,7 nghìn ha. Năm 2008 cả nước có 9.420,3 nghìn ha đất nông nghiệp, chiếm 28,45% tổng diện tích đất tự nhiên và chiếm 33,19% tổng diện tích đất đang sử dụng vào các mục đích. Trong đó diện tích đất nông nghiệp phần lớn được phân bổ ở các vùng: Đồng bằng sông Cửu Long (27,18%), vùng Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung (18,67%). Diện tích đất trồng cây hàng năm có khoảng 6.309,6 nghìn ha (chiếm 66,98% đất nông nghiệp). Trong đó, đáng chú ý nhất là đất trồng lúa, giai đoạn 1990 - 2000, diện tích trồng lúa tương đối ổn định và có xu hướng tăng dần. Gần 10 năm trở lại đây, với quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi và dịch vụ, diện tích trồng lúa đã giảm nhanh chóng, giảm hơn 400 ngàn ha, trung bình mỗi năm giảm 52 ngàn ha. Châu thổ sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là hai khu vực giảm diện tích đất trồng lúa nhiều nhất, chiếm tỷ lệ 80% của cả nước. Đất lâm nghiệp có rừng: Do có các biện pháp hợp lý về bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng cùng với thực hiện các chính sách và chương trình trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc nên diện tích đất lâm nghiệp của cả nước và ở 273  
  4.   các vùng (Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ) có xu hướng tăng liên tục từ năm 1990 - 2008, diện tích đất lâm nghiệp cả nước tăng tuyệt đối gần 5,4 triệu ha. Năm 2008, diện tích đất lâm nghiệp là 14.816,6 nghìn ha. Diện tích đất lâm nghiệp tăng nhanh nhưng chất lượng rừng lại giảm sút đáng lo ngại. Năm 1943, loại rừng giàu cả nước có gần 10 triệu ha (chiếm 70% diện tích rừng), tuy nhiên hiện nay thì rừng tự nhiên chỉ có 9% là rừng giàu (trữ lượng trên 150 m3/ha), 33% rừng trung bình (trữ lượng 80 - 150 m3/ha) và khoảng 58% rừng nghèo (trữ lượng dưới 80 m3/ha). Diện tích rừng ngập mặn của cả nước, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện có khoảng 280.000 ha, tăng gần 25.000 ha so với năm 1990 nhưng lại giảm trên 10.000 ha so với năm 1996 (năm 1943 diện tích RNM Việt Nam có hơn 400.000 ha) và vẫn tiếp tục giảm. - Diện tích đất phi nông nghiệp có tỷ lệ không cao, hiện nay cả nước có 3.385,78 nghìn ha (chiếm 10,22% tổng diện tích tự nhiên cả nước), tăng khoảng 963 nghìn ha so với năm 1990. Loại đất này phân bố không đồng đều, thường tập trung nhiều ở những nơi trọng điểm phát triển kinh tế như các khu đô thị, khu công nghiệp, các vùng Đồng bằng và Duyên hải,… đã làm cho có sự chênh lệch về mật độ dân số, mật độ xây dựng. Điều này làm tăng thêm những vấn đề môi trường, sức khỏe khi phải đối mặt với các hiện tượng BĐKH (như nước biển dâng, lũ lụt, triều cường…). - Diện tích đất chưa sử dụng giảm nhiều so với năm 1990 (giảm 9.543 nghìn ha). Tuy nhiên, loại đất này hiện vẫn còn 4.732,1 nghìn ha, chiếm 14,29% tổng diện tích đất tự nhiên là quá lớn. Nguy hiểm hơn là trong đất chưa sử dụng thì chủ yếu là đất đồi núi (4.042 nghìn ha, chiếm 85% diện tích đất chưa sử dụng). Thực chất một số diện tích loại đất này đã từng được sử dụng nhưng không ổn định, chưa bền vững nên bị bỏ hóa trở lại thành đất hoang trọc. II. THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN ĐẤT VIỆT NAM Việt Nam là một quốc gia được xếp vào loại khan hiếm đất, bình quân đất đầu người xếp thứ 159 và chỉ bằng khoảng 1/6 bình quân của thế giới. Những thay đổi về điều kiện thời tiết (nhiệt độ, lượng mưa, hiện tượng khí hậu cực đoan,…) đã làm diện tích đất bị xâm nhập mặn, khô hạn, hoang mạc hóa, ngập úng, xói mòn, rửa trôi, sạt lở… xảy ra ngày càng nhiều hơn. Sự không đồng nhất về địa hình, địa mạo, khí hậu, thổ nhưỡng cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội đã tạo nên những vùng lãnh thổ đặc trưng, đồng thời cũng gặp phải những tác động của sự thay đổi các yếu tố khí hậu đến tài nguyên đất khác nhau. Nguyên nhân của chúng không thể khẳng định hoàn toàn là do BĐKH nhưng cũng không thể phủ nhận là không chịu ảnh hưởng của BĐKH. 274
  5.   Vùng núi trung du Miền Bắc: bão, lũ quét, hạn hán - xói mòn, sạt lở đất Đồng bằng sông Hồng: bão, lũ, lụt, nước biển dâng - sạt lở đất, ngập úng Dải ven biển: bão, lũ, lũ quét, nước biển dâng - xâm nhập mặn, hạn hán, ngập úng Tây Nguyên: lũ, hạn hán, bão - xói mòn, sạt lở đất Đồng bằng sông Cửu Long: lũ, bão, nước biển dâng - xâm nhập mặn, ngập úng, sạt lở đất Hình 1: Các tác động của BĐKH đến tài nguyên đất Việt Nam - Đất bị xâm nhập mặn: Hiện nay, nước mặn xâm nhập ngày càng sâu vào đất liền, độ mặn tăng cao và thời gian ngập mặn kéo dài. Đó là hậu quả của các yếu tố: nước biển dâng cao; lưu lượng nước sông trong mùa khô ít đi do rừng thượng nguồn ở các nước đầu nguồn thuộc lưu vực sông bị tàn phá nặng nề... Năm 2005, tình trạng xâm nhập mặn sớm, xâm nhập sâu, độ mặn cao và thời gian duy trì dài xảy ra phổ biến ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Trên sông Tiền, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên xâm nhập mặn đã tiến sâu vào phạm vi 60 - 80 km. Còn trên tuyến sông Hậu, nhập mặn cũng vào sâu 60 - 70 km. Riêng các dòng sông chính như Vàm Cỏ Tây, Vàm Cỏ Đông độ mặn đã xâm nhập sâu tới mức kỷ lục 120 - 140km. Năm 2008, tình trạng hạn - nước mặn xâm nhập diễn biến gay gắt hơn. Tại Cà Mau, trong tháng 3/2008, nước mặn đã xâm nhập nghiêm trọng vào vùng ngọt của huyện U Minh. Tại một số khu vực này, người dân đã phá các đập để đưa nước mặn vào nuôi tôm làm cho tình hình nhiễm mặn càng trở nên nghiêm trọng. Tại Bến Tre, trên sông Cửa Đại, nước mặn vào đến xã Phú Thuận, huyện Bình Đại cách biển 30km . Năm 2009, vào tháng 5, nước mặn đã xâm nhập sâu nội địa vùng Đồng bằng sông Cửu Long 70 km qua các cửa thuộc sông Mê Kông, sâu hơn 5 km so với cùng kỳ 2008. Tại Hậu Giang, nước mặn từ sông Trần Đề đã vào đến xã Phú 275  
  6.   Hữu; tại Vĩnh Long, nước mặn từ sông Định An, Cung Hầu đã vào đến xã Quới An (huyện Vũng Liêm) và thị trấn huyện Trà Ôn. Trên địa bàn Cà Mau, nước mặn từ sông Ông Đốc đã xâm nhập sâu 65 km. Nước mặn từ sông Cái Lớn cũng xâm nhập sâu 65 km đến thị xã Vị Thanh (Hậu Giang). Trước đó, nước mặn từ 6 cửa sông nói trên và cửa Cổ Chiên (thuộc hệ thống sông Mê kông), từ cửa sông Ông Đốc, Cái Lớn đã xâm nhập sâu từ 10 - 60 km đến địa bàn 53 xã thuộc các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau, Vĩnh Long, Hậu Giang. Hiện tượng nhiễm mặn ở vùng ven biển lớn hơn nhiều ở các khu vực khác. Nước mặn xâm nhập sâu kết hợp với suy giảm nguồn nước ở hạ lưu đã gây ảnh hưởng lớn đến nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp. - Đất bị khô hạn và hoang mạc hóa: Sự phối hợp không hài hòa giữa chế độ nhiệt và chế độ mưa tạo nên sự khắc nghiệt có khả năng thúc đẩy các quá trình hạn hán, hoang mạc hóa của đất. Nguy cơ nắng nóng và đất đai bị khô cằn nhiều hơn làm giảm năng suất trồng trọt. Khô hạn: Tại những vùng đất khô hạn, bán khô hạn, sự thay đổi nhỏ của nhiệt độ và lượng mưa có thể ảnh hưởng lớn tới đất đai. Hạn hán đã gây thiệt hại nhiều mặt cho các vùng Nam Bộ, Tây Nguyên, Nam Trung bộ. Hạn hán kéo dài, làm tăng nguy cơ cháy rừng và làm suy giảm đáng kể sức sản xuất của đất. Trung bình trong 10 năm qua, diện tích bị khô hạn ở miền Trung lên tới 140.000 ha và mất trắng gần 50.000 ha. Theo báo cáo mới nhất của Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hạn hán đã gây thiếu nước cho trên 120.000 ha đất canh tác, tập trung ở hầu hết các tỉnh Tây Nguyên, Ninh Thuận và Bình Thuận. Hạn hán cũng đã bắt đầu ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ, mực nước trên các sông, hồ đều cạn kiệt. Điều đáng nói là sự gia tăng nhanh chóng diện tích hoang mạc ở các vùng khô hạn, bán khô hạn, kể cả một số vùng ẩm ướt không chỉ do khí hậu và BĐKH, mà còn do sức ép của sự gia tăng dân số và hoạt động sống của con người. Diện tích đất liên quan đến hoang mạc hóa phân bố trên khắp các vùng trong cả nước, đặc biệt là ở Tây Bắc và Duyên hải Miền Trung. Theo kết quả điều tra gần đây nhất, cả nước có tới 9,34 triệu ha đất đồi núi trọc, đồi cát, trảng cỏ có liên quan tới hoang mạc hóa, chiếm 28% tổng diện tích đất đai trên toàn quốc, trong đó khoảng 7,85 triệu ha chịu tác động mạnh bởi hoang mạc hóa với trên 4 triệu ha đất trống trọc chưa sử dụng, khoảng 2 triệu ha đất đang được sử dụng nhưng đã bị thoái hóa nặng và 1 triệu ha đang có nguy cơ thoái hóa cao. Tại các tỉnh miền núi phía Bắc, nơi còn nhiều vùng đồi núi trọc đang bị mưa lũ làm lở đất, xói mòn và suy thoái đến khô cằn hoang mạc. Đây là những vấn đề đáng lo ngại, là thách thức lớn cho việc sử dụng đất của nước ta hiện nay. Dọc theo bờ biển miền Trung đã xuất hiện hiện tượng sa mạc hóa cục bộ ở các dải cát hẹp trải dài với khoảng 462.000 ha, chiếm khoảng 1,4% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc, trong đó có 87.800 ha là các đụn cát, đồi cát lớn di động. Với điều kiện độ che phủ kém, đất cát thường chứa ít nước và nhiều không khí, nguồn nước mặt cung cấp hầu như không đáng kể, vì vậy vào những ngày nắng, 276
  7.   đất cát thường bị nung nóng mạnh mẽ bởi bức xạ mặt trời. Kết cấu đất vốn đã kém bền vững lại càng dễ bị phá hủy. Cùng với gió mạnh, hình dạng các cồn cát di dộng thay đổi hàng ngày, những trận gió cát, bão cát khiến cho khu vực khô nóng càng trở nên khắc nghiệt. - Đất bị ngập úng: Những năm gần đây thiên tai, lũ lụt, hiện tượng triều cường xảy ra liên tiếp đã làm cho vấn đề ngập úng đất ngày càng trở nên nghiêm trọng. Tại miền Bắc, hội tụ đới gió Đông Nam kết hợp với bộ phận không khí lạnh phía Bắc tràn xuống là nguyên nhân dẫn đến trận mưa cực lớn gây ngập úng ở nhiều nơi. Cuối tháng 10 năm 2008 tại Hà Nội, tính riêng lượng mưa trong vòng 24 giờ đầu tiên tại đường Láng đã lớn thứ hai trong lịch sử (sau trận mưa năm 1984), đây là hiện tượng thời tiết bất thường, trái với quy luật. Tại miền Trung, Bình quân mỗi năm có khoảng 12 vạn ha lúa bị úng ngập (trong đó có khoảng 4 vạn ha bị mất trắng, trên 7 vạn ha bị ảnh hưởng) và có trên 6,2 vạn ha hoa màu bị úng ngập. Tại miền Nam, từ năm 2004 - 2007, đỉnh triều cường trên sông Hậu tại thành phố Cần Thơ mỗi năm cao thêm 4 cm, gây nên tình trạng ngập lụt thường xuyên ở một số tuyến đường phố trung tâm Thành phố Cần Thơ. Ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1999 đến nay, mực nước thủy triều của Thành phố Hồ Chí Minh cũng liên tục tăng nhanh, từ mức 1,22m lên 1,55m. - Đất bị xói mòn, rửa trôi: BĐKH gây rối loạn chế độ mưa nắng, nguy cơ nắng nóng nhiều hơn, lượng mưa thay đổi, lượng dinh dưỡng trong đất bị mất cao hơn trong suốt các đợt mưa dài, gây ra hiện tượng xói mòn nhiều hơn. Các quan trắc có hệ thống về xói mòn đất từ 1960 đến nay cho thấy trên thực tế có khoảng 10 - 20% lãnh thổ Việt Nam bị ảnh hưởng xói mòn từ trung bình đến mạnh. Vùng Tây Bắc đất dốc chiếm 98% nên nguy cơ thoái hóa và xói mòn là rất lớn. Hàng năm, chỉ trong 6 tháng mùa mưa, lượng đất mất đã chiếm tới 75 - 100% tổng lượng xói mòn cả năm, còn lại dưới 25% lượng đất bị xói mòn xẩy ra trong các trận mưa giông ở thời kỳ chuyển tiếp từ mùa khô sang mùa mưa (tháng 3 - 4) hoặc từ mùa mưa sang mùa khô (tháng 11). Ở các tỉnh miền Trung, mùa mưa tập trung vào 4 tháng đầu năm và giữa mùa gió mùa Đông bắc, có nơi mưa dồn dập từ tháng 9 đến tháng 12, là nguyên nhân chính gây xói mòn rửa trôi. - Sạt lở đất: Tình hình sạt lở đất trong mấy thập niên vừa qua đã xảy ra rất phổ biến với hai loại hình sạt lở đó là xói lở bờ biển; sạt lở đất ven sông và vùng cao: Xói lở bờ biển: Hầu hết bờ biển nước ta đang bị xói lở với cường độ vài mét chục mét mỗi năm. Xu hướng dâng lên của mực nước biển trong những năm gần đây cũng góp phần gây ra sụt lở mạnh hơn. Ngoài ra, sự tăng dòng chảy sông cũng là một nguyên nhân gây xói lở, nhưng thường xảy ra vào mùa mưa và chỉ ảnh hưởng ngắn hạn. Hiện trạng xói lở đường bờ ở nước ta có thể được nghiên cứu theo các dải như sau: - Dải bờ biển từ Quảng Ninh đến Ninh Bình: Giai đoạn 1965 - 1980 trước khi đập Đình Vũ được xây dựng, xói lở xảy ra với tỷ lệ cao nhất (11,8 m/năm); 277  
  8.   Giai đoạn 1980 - 2001 sau khi xây dựng đập Đình Vũ, tỉ lệ xói lở giảm xuống khá nhiều (4,3 m/năm). - Dải bờ biển từ Thanh Hóa đến Bình Thuận: có 263 khu vực bị xói lở, nơi rộng nhất là 262,8 ha, nơi nhỏ nhất là 1,4 ha. Bờ biển bị xói lở nghiêm trọng nhất là Tuy An (Phú Yên), Phan Rí, Thành phố Phan Thiết (Bình Thuận). - Dải bờ biển từ Vũng Tàu đến Hà Tiên: Trước năm 1940 không có xói lở; những năm 1940 - 1950 xói lở xảy ra ở cửa sông với tốc độ chậm; từ năm 1995 đến nay, xói lở diễn ra rộng hơn và khá phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng. Nơi có tốc độ xói lở lớn nhất là Gò Công Đông (Tiền Giang), Hiệp Thành, Duyên Hải (Trà Vinh), Gành Hào (Bạc Liêu). - Tại mũi Cà Mau, tốc độ lấn biển tới 150m/năm. Tuy nhiên, trong những năm gần gây, các nhà nghiên cứu môi trường Việt Nam cảnh báo, mũi Cà Mau - đã và đang có biểu hiện bị xói lở khá mạnh. Sạt lở đất ở ven sông và vùng cao: Sạt lở đất ven sông và vùng cao cũng là một vấn đề xẩy ra thường xuyên ở Việt Nam. Dọc theo các hệ thống sông vào mùa mưa lũ, có hiện tượng sạt lở đất nghiêm trọng ở nhiều nơi, đặc biệt ở phần hạ lưu các con sông Hồng, Cửu Long, Trà Khúc, Ba... Những nơi có độ dốc cao, tầng đất không dày, sâu trên 1 m đã gặp những tầng đá vụn, đất không bám được vào lớp đá vụn phía dưới bị bong ra, lở xuống xuống phía dưới theo trọng lực. Ở Mường Tè (Lai Châu), Yên Sơn (Sơn La) và Trạm Tấu (Yên Bái) các trận mưa rào đầu vụ đã làm trượt cả tầng đất mặt đang trồng lúa, ngô xuống dưới chân dốc. Sạt đất, trượt lở đất không chỉ làm lấp đất đang sản xuất mà còn làm hư hại đường giao thông, công trình xây dựng và có những vụ đã vùi lấp một phần diện tích bản làng, sông, suối. III. CÁC ĐÁP ỨNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN ĐẤT 3.1. Một số các giải pháp có liên quan đến đất đai đã được áp dụng Trong những năm qua, nhiều giải pháp cụ thể có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài nguyên đất giúp Việt Nam ứng phó với BĐKH đã được đề ra như: - Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 134 của Công ước quốc tế về chống sa mạc hóa vào tháng 11 năm 1998. Phòng chống hoang mạc hóa, sa mạc hóa là một vấn đề mang tính chiến lược vừa cấp bách, vừa lâu dài. Việt Nam đã và đang tiến hành hai chương trình mục tiêu quốc gia quan trọng nhất liên quan tới chống hoang mạc hóa giai đoạn 2000 - 2010, đó là Chương trình trình trồng mới 5 triệu ha rừng và Chương trình quốc gia về tăng trưởng toàn diện và giảm nghèo. Cả hai chương trình mục tiêu này đều đang hướng tới bốn vùng ưu tiên chống sa mạc hóa, đó là Duyên hải miền Trung, Tây Bắc, Tây Nguyên và Tứ giác Long Xuyên. - Hệ thống đê biển ở Việt Nam không ngừng được bổ sung, nâng cấp, xây dựng coi đó là giải pháp hữu hiệu nhất để phòng, chống và thích nghi với bão lụt, ngăn chặn nước biển dâng và xâm nhập mặn, vừa là phương thức "quai đê lấn 278
  9.   biển" mở rộng diện tích đất ở và canh tác. Hiện nay cả nước đã có 2.800km đê biển thuộc 28 tỉnh, thành phố bao gồm 110 huyện, thị xã đã và đang phát huy hiệu quả. Tuy nhiên ở nhiều nơi do hệ thống đê biển đắp bằng đất, nền đất yếu, người dân chủ động xây dựng thiếu hẳn sự quy hoạch một cách thống nhất và khoa học, nên một số tuyến đê phải đập đi để di dời đắp lại. - Ngoài ra, còn có các biện pháp bảo vệ những vùng đất ngập nước dễ bị tổn hại; phát triển giống cây chịu hạn, chịu nhiệt và giống cây có biên độ sinh thái rộng; chuyển đổi cơ cấu và đa dạng hóa cây trồng thích ứng với BĐKH; khôi phục và bảo vệ rừng đầu nguồn; xóa bỏ du canh, du cư, chặt phá rừng, đốt nương rẫy; thực hiện kỹ thuật canh tác trên đất dốc, chống xói mòn, trượt lở đất; tổ chức các chiến dịch truyền thông theo chủ đề thích ứng với BĐKH bằng nhiều hình thức, nhằm vào các nhóm đối tượng khác nhau, phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi địa phương; xây dựng chương trình giáo dục về BĐKH trong các trường phổ thông,... 3.2. Một số giải pháp ứng phó với tác động của BĐKH đến tài nguyên đất Việt Nam Các giải pháp quản lý và sử dụng đất trong bối cảnh BĐKH, về cơ bản, không có sự khác biệt lớn với những nguyên tắc của chính sách đất đai cũng như các giải pháp ứng phó chung đối với BĐKH. Ngoài những giải pháp chung để ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu, các giải pháp này bao gồm 2 loại chính đó là giải pháp thích ứng và giải pháp giảm nhẹ: 3.2.1. Giải pháp chung Dựa trên kinh nghiệm của các nước đã triển khai kế hoạch quốc gia và thực tiễn ở Việt Nam, có thể đề xuất một số nhóm giải pháp như sau. - Chiến lược, chính sách: Việt Nam cần phải tăng cường hành động hơn nữa trong lĩnh vực này, các cơ quan chức năng trong nước phải phối hợp chặt chẽ với nhau, với các tổ chức quốc tế để thực hiện tốt những biện pháp lồng ghép ứng phó với diễn biến của khí hậu, đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý Nhà nước liên quan đến biến đổi khí hậu, xây dựng, bổ sung, sửa đổi các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai. Rà soát hệ thống pháp luật, chính sách hiện hành, đánh giá mức độ quan tâm đến yếu tố BĐKH trong các văn bản pháp luật và chính sách đất đai của Nhà nước, từ đó xác định những văn bản cần ban hành, cần sửa đổi bổ sung và những nội dung cần bổ sung để nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp. Xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống văn bản qui phạm pháp luật về đất đai liên quan đến thích ứng và giảm với BĐKH và các cơ chế chính sách khác có liên quan. Tích hợp yếu tố BĐKH vào các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất: là hoạt động rà soát, điều chỉnh, bổ sung cho các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch đó, bao gồm chủ trương, chính sách, cơ chế, tổ chức có liên quan đến việc thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch, các nhiệm vụ và sản phẩm cũng như các phương tiện, điều kiện thực hiện cho phù hợp với xu thế BĐKH, các hiện tượng khí hậu cực đoan và những tác động trước mắt và lâu dài của chúng đối với tài nguyên đất. 279  
  10.   BIẾN ĐỐI KHÍ HẬU Gia tăng nhiệt độ và ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI Đất đai sử dụng cho mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp,… T G H I Í Ả C M SỬ DỤNG ĐẤT H Quy hoạch sử dụng đất, định cư, tái định cư,… N Ứ H N Ẹ G CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI   GIẢI GIẢI PHÁP GIẢI PHÁP THÍCH PHÁP GIẢM NHẸ ỨNG CHUNG Hình 2: Ảnh hưởng của BĐKH đến tài nguyên đất đai và các đáp ứng giải quyết vấn đề BĐKH với tài nguyên đất - Khoa học công nghệ: Các kết luận khoa học chính là cơ sở cho việc hoạch định các quy hoạch, chiến lược và chính sách về đất đai cho sự phát triển bền vững. Nhà nước cần đầu tư thích đáng cho các chương trình nghiên cứu nhằm giảm nhẹ và thích ứng với những tác động của BĐKH đến tài nguyên đất, các chương trình nghiên cứu và đánh giá tính tổn thương của các loại hình sử dụng đất, các vùng ven biển, xây dựng các kịch bản ngập lụt ở các vùng cửa sông, ven biển thấp, các kịch bản nước biển dâng cho Việt Nam cho giai đoạn 2010 - 2100. - Nâng cao năng lực, giáo dục và truyền thông: Biện pháp quan trọng khác nữa là cần nâng cao nhận thức của cộng đồng, năng lực cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách... về khí hậu và BĐKH đến tài nguyên đất ở Việt Nam để có cách thích ứng với BĐKH. - Hợp tác quốc tế: Xây dựng kế hoạch quản lý, sử dụng đất nhằm ứng phó với BĐKH, danh mục các chưng trình, dự án thuộc lĩnh vực BĐKH đến tài nguyên đất ở Việt Nam để kêu gọi tài trợ và tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ 280
  11.   các nước phát triển. 3.2.2. Giải pháp thích ứng Đối với đất đai chịu ảnh hưởng hoặc có nguy cơ chịu ảnh hưởng của BĐKH, việc sử dụng đất sẽ hạn chế và phải được quản lý chặt chẽ. Để làm được điều đó, cần phải đánh giá mức độ bị ảnh hưởng, khả năng chịu ảnh hưởng, tình hình sử dụng đất hiện tại, tính tuần hoàn của việc sử dụng đất. Đối với từng vùng cần lưu ý các vấn đề sau: - Vùng Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long: Đối với hai vùng đồng bằng cần xây dựng kế hoạch quản lý, sử dụng đất thích ứng với BĐKH cho các tỉnh một cách thiết thực. Giải pháp "sống chung" với lũ đã được người dân địa phương lựa chọn và trải nghiệm qua nhiều năm cần được tiếp tục phát triển, nâng cao và hoàn thiện theo hướng thích ứng tác động của mực nước biển dâng trong tương lai. - Dải ven biển: Thích ứng xu thế hạn hán gia tăng và hoang mạc hóa ở dải ven biển Nam Trung Bộ là định hướng ưu tiên nhằm giảm tính dễ bị tổn hại, phòng ngừa và hạn chế thoái hóa đất và hoang mạc hóa, xâm nhập mặn, ngập lụt và xói lở bờ biển do tác động của BÐKH đối với vùng có khí hậu khô hạn và bán khô hạn. Để hạn chế tối đa những thiệt hại đối với kinh tế xã hội, giảm thiểu những rủi ro cho con người và tài sản, bảo vệ nguồn tài nguyên đất, ngay từ bây giờ, vùng ven biển cần được xem xét quy hoạch sử dụng đất một cách cẩn trọng có xét đến các yếu tố BĐKH và nước biển dâng. - Vùng núi và cao nguyên: Ðây là vùng thường xuyên chịu tác động của những hiện tượng khí hậu, như mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất, khô nóng và hạn hán. Hiện tượng này càng có xu hướng xảy ra mạnh mẽ hơn do ảnh hưởng của BĐKH. Do vậy, định hướng sử dụng đất của khu vực này cần chú trọng đẩy mạnh thâm canh ở những nơi có khả năng tưới, tiêu; Tăng cường nông lâm kết hợp, khai thác hợp lý nhất nguồn tài nguyên đất theo hướng sản xuất hàng hóa; Bảo vệ duy trì và phát triển thảm thực vật ở khu vực đầu nguồn, khu vực núi cao, khu vực có tính phòng hộ. 3.2.3. Giải pháp giảm nhẹ - Những giải pháp về quản lý, sử dụng đất để giảm nhẹ phát thải khí nhà kính: + Bảo vệ, bảo tồn diện tích đất lâm nghiệp hiện có, mở rộng diện tích đất trồng rừng… nhằm thúc đẩy thực hiện các chương trình để bảo tồn và tăng cường bể hấp thụ khí nhà kính. Đảm bảo bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất được quy hoạch cho lâm nghiệp. + Xây dựng chương trình sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống, đồi núi trọc tạo việc làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo. + Áp dụng mô hình sử dụng đất có tiềm năng giảm thiểu hoặc xóa bỏ phát thải khí nhà kính. Hệ thống thâm canh lúa cải tiến và nông nghiệp hữu cơ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu khí nhà kính, gây ô nhiễm môi trường. 281  
  12.   - Rà soát quy hoạch, đặc biệt là các vùng ven biển và đô thị chịu ảnh hưởng của BĐKH: Ưu tiên đất thủy lợi để xây dựng các công trình tiêu úng; Đất giao thông để xây dựng cơ sở hạ tầng phòng chống lụt bão; Đất ở phục vụ cho việc tái định cư, di dân. Quy hoạch sử dụng đất hợp lý tạo điều kiện cho việc định canh, định cư. KẾT LUẬN Vị trí địa lý và địa hình đã tạo cho tài nguyên đất của Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn của các điều kiện khí hậu. Nhưng ngược lại, việc sử dụng đất của Việt Nam cũng là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng không nhỏ đến những biến đổi về thời tiết. Kết quả đánh giá tổng quát tác động của BĐKH đối với tài nguyên đất đai cho thấy hiện tượng xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền, diện tích đất bị khô hạn có xu hướng mở rộng, hiện tượng ngập úng, xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất… xảy ra thường xuyên và diễn biến phức tạp, đối với các vùng khác nhau có những tác động đặc thù khác nhau. Việc đánh giá tác động của BĐKH đến tài nguyên đất đai là một việc đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian và kinh phí, kết quả của nghiên cứu này mới chỉ là những đánh giá mang tính tổng quan. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu và các đề xuất về giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu đối với tài nguyên đất đai được đưa ra sẽ là các tài liệu tham khảo hữu ích khi xây dựng định hướng về quản lý, sử dụng đất. 282
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2