intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đào tạo nguồn nhân lực kinh doanh nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

22
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết, tác giả sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp các tài liệu và thông tin thứ cấp để hệ thống hiện trạng nhân lực trong kinh doanh nông nghiệp của Việt Nam hiện nay, từ đó thấy được tầm quan trọng của đào tạo nguồn nhân lực và cuối cùng tác giả đề xuất một số quan điểm định hướng đào tạo nhân lực kinh doanh nông nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đào tạo nguồn nhân lực kinh doanh nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC KINH DOANH NÔNG NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ThS. Lê Thị Kim Thu* TÓM TẮT Trong những năm gần đây, nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam phát triển chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên và lực lượng lao động phổ thông đông đảo. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị khai thác cạn kiện, lao động nông nghiệp nhiều về số lượng nhưng yếu về chất lượng lại đang trở thành rào cản cho khả năng cạnh tranh và phát triển kinh tế nông nghiệp của Việt Nam. Do vậy, đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực trình độ cao trong kinh doanh nông nghiệp, đáp ứng được nhu cầu trong thời kỳ hội nhập quốc tế của nông nghiệp Việt Nam là yêu cầu cấp thiết và quan trọng hàng đầu. Trong bài viết, tác giả sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp các tài liệu và thông tin thứ cấp để hệ thống hiện trạng nhân lực trong kinh doanh nông nghiệp của Việt Nam hiện nay, từ đó thấy được tầm quan trọng của đào tạo nguồn nhân lực và cuối cùng tác giả đề xuất một số quan điểm định hướng đào tạo nhân lực kinh doanh nông nghiệp. Từ khóa: Đào tạo nhân lực, kinh doanh nông nghiệp, hội nhập quốc tế. 1. Đặt vấn đề Trong giai đoạn quốc tế hóa nền kinh tế thế giới cùng với tác động mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và tình trạng biến đổi khí hậu thế giới, giống như các ngành khác trong nền kinh tế - xã hội, kinh doanh nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng và thay đổi đáng kể. Những tác động trực tiếp phải kể đến đó là những đòi hỏi khắt khe hơn trong quy trình sản xuất các sản phẩm nông nghiệp trong thời kỳ hội nhập. Nhân lực kinh doanh nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đang trở thành một xu hướng tất yếu để tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong kinh doanh nông nghiệp, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường. Để quyết định được sự thành công của các doanh nghiệp nông nghiệp ở một quốc gia nông nghiệp như Việt Nam, đồng thời để tăng được sức cạnh tranh của nền nông nghiệp quốc gia thì nhân tố quyết định hàng đầu chính là nâng cao chất lượng nguồn nhân lược trong kinh doanh nông nghiệp. Mà chất lượng nguồn nhân lực gắn liền chặt chẽ với quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Do vậy, trong thời gian tới, công tác đào tạo nhân lực trong kinh doanh nông nghiệp cần được chú trọng và quan tâm, tập trung nâng cao cả số lượng và chất lượng. * Trường Đại học FPT 151
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI 2. Cơ sở lý luận 2.1. Đào tạo nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động. Có khái niệm khác hiểu rằng: nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hay một địa phương sẵn sàng tham gia vào một công việc nào đó. Tóm lại nguồn nhân lực là tổng thể những tiềm năng của con người gồm thể lực, trí lực, nhân cách của con người nhằm đáp ứng yêu cầu của một tổ chức hoặc một cơ cấu kinh tế - xã hội nhất định. Đào tạo là hoạt động làm cho con người trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định, là quá trình học tập để làm cho người lao động có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ có hiệu quả hơn trong công tác của họ. Đào tạo nguồn nhân lực là một loại hoạt động có tổ chức, được thực hiện trong một thời gian nhất định và nhằm đem đến sự thay đổi nhân cách và nâng cao năng lực của con người. Đào tạo nguồn nhân lực là cần thiết cho sự thành công của tổ chức và sự phát triển chức năng của con người. Việc đào tạo nguồn nhân lực không chỉ được thực hiện bên trong một tổ chức, mà còn bao gồm một loạt những hoạt động khác được thực hiện từ bên ngoài, như: học việc, học nghề và hành nghề. Kết quả của quá trình đào tạo nguồn nhân lực sẽ nâng cao chất lượng, số lượng cũng như phát triển nguồn nhân lực. 2.2. Kinh doanh nông nghiệp Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt  và  chăn nuôi, khai thác  cây trồng  và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản. Theo nghĩa rộng, nông nghiệp còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản. Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ chốt, đóng vai trò sống còn và là bệ đỡ của nền kinh tế Việt Nam. Kinh doanh nông nghiệp là một lĩnh vực kinh doanh của xã hội bao gồm nông nghiệp và các hoạt động thương mại liên quan đến nông nghiệp. Kinh doanh nông nghiệp là tổng thể tất cả các bước cần thiết để đưa một sản phẩm nông nghiệp ra thị trường: sản xuất, chế biến và phân phối. Ngành đào tạo kinh doanh nông nghiệp là ngành học chuyên về lĩnh vực kinh tế trong nông nghiệp, tài chính, thương mại và quản trị trong lĩnh vực nông nghiệp cũng như kinh doanh nông sản… nhằm khai thác và sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp một cách hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. 152
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI 2.3. Nhân lực kinh doanh nông nghiệp Nguồn nhân lực kinh doanh nông nghiệp là tổng thể tiềm năng bao gồm thể lực, trí lực và nhân cách của người lao động trong lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu của ngành kinh doanh nông nghiệp. Mục tiêu hướng tới của ngành nông nghiệp Việt Nam hiện đại là nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh; do đó, nhân lực kinh doanh nông nghiệp là yếu tố then chốt quyết định sự thắng lợi của ngành kinh doanh nông nghiệp. 3. Vai trò của đào tạo nguồn nhân lực kinh doanh nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay 3.1. Thực trạng hoạt động đào tạo nguồn nhân lực kinh doanh nông nghiệp Theo quy hoạch phát triển nhân lực nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sẽ phát triển tỷ lệ nhân lực qua đào tạo khối ngành nông – lâm - ngư nghiệp tăng từ mức 15,5% năm 2010 lên khoảng 50% vào năm 2020. Cụ thể, tăng nhanh tỷ lệ nhân lực qua đào tạo trong toàn ngành nông nghiệp với cơ cấu hợp lý: tổng số nhân lực qua đào tạo đạt khoảng 12 triệu người vào năm 2020 (bằng 50% trong tổng số 24 triệu người làm việc trong toàn ngành nông nghiệp). Tuy nhiên, tính đến thời điểm cuối năm 2020, nguồn nhân lực trong ngành nông nghiệp đang thiếu khoảng 3,2 triệu lao động qua đào tạo. Không những vậy, lao động nông nghiệp đang ở độ tuổi cao và thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Việt Nam mặc dù có nhiều lợi thế trong phát triển ngành nông nghiệp, nhưng nguồn nhân lực trong nông nghiệp với tỷ trọng khoảng 46% chưa đáp ứng được yêu cầu của việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp. Việc đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao để phát triển kinh doanh nông nghiệp, là yêu cầu cấp bách và là thách thức lớn nhất đối với các cơ sở đào tạo. Sinh viên tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng ngành kinh doanh nông nghiệp hiện nay không những phải có kiến thức và trình độ chuyên môn giỏi mà còn phải có kỹ năng cần thiết để không bị thay thế bởi rô-bốt và trí tuệ nhân tạo, đặc biệt là kỹ năng sáng tạo, hợp tác, tư duy phản biện. Hiện nay, cả nước có 13 trường đại học và cao đẳng đào tạo về nông - lâm nghiệp; 60% trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề đào tạo về nông - lâm nghiệp. Các trường này chuyên đào tạo các cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý, đào tạo tay nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn. Trong số đó, chỉ có số ít các trường đào tạo trong lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp như: Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Hà Nội, Trường Đại học Lâm nghiệp, Đại học Cần Thơ… Sinh viên được trang bị các kiến 153
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI thức nền tảng và chuyên sâu về kinh doanh nông nghiệp với các môn học tiêu biểu như: kinh tế nông nghiệp, phân tích chuỗi giá trị nông sản, quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm… Sau khi ra trường, sinh viên có thể đảm nhận các vị trí như quản trị kinh doanh nông sản hay marketing nông nghiệp… Tuy nhiên, có thể thấy rằng, việc tổ chức đào tạo đến nay vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu xã hội về cả số lượng và chất lượng. Tại một số trường, ngành kinh doanh nông nghiệp chưa thực sự thu hút được người học, tuyển sinh gặp khó khăn dẫn đến đầu ra nhân lực cho kinh doanh nông nghiệp rất thiếu. Mặt khác, hệ thống các trường đào tạo kinh doanh nông nghiệp, chưa có sự kết nối giữa cung và cầu, làm giảm động lực học tập của người học. 3.2. Vai trò của đào tạo nguồn nhân lực kinh doanh nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay Trên cơ sở phân tích thực trạng nguồn nhân lực cũng như đào tạo nhân lực kinh doanh nông nghiệp hiện tại, có thể thấy những vai trò tiền đề quan trọng của đào tạo nhân lực kinh doanh nông nghiệp như sau: Thứ nhất, đối với các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp: Doanh nghiệp nông nghiệp có nguồn nhân lực chất lượng cao giúp phân tích thị trường kinh doanh nông sản nội địa và quốc tế, từ đó tạo ra và cung cấp cho thị trường các loại sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, nâng cao được năng suất lao động, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận, thị phần cũng tạo lợi thế cạnh tranh lớn mạnh cho doanh nghiệp trên thị trường nội địa và quốc tế. Bên cạnh đó, nhờ có đội ngũ nhân lực chất lượng, các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp sẽ phát triển ở hiện tại và trong tương lai thông qua đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn kinh doanh nông nghiệp kế cận, tạo ra hệ thống nhân viên với chuyên môn kỹ năng cần thiết trong kinh doanh nông nghiệp. Thứ hai, đối với người lao động kinh doanh nông nghiệp: Năng lực làm việc cùng các kỹ năng làm việc hiệu quả là yếu tố trực tiếp giúp người lao động có thể thực hiện công việc, đáp ứng được tiêu chuẩn, và phù hợp với xu thế hiện tại và tương lai. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ thay đổi mạnh mẽ cách thức làm việc của các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp Việt Nam, từ chỗ chủ yếu sử dụng nguồn nhân lực nông nghiệp phổ thông chuyển sang nhân lực nông nghiệp công nghệ, nông nghiệp thông minh. Như vậy, nếu không được đào tạo và trang bị hệ thống kiến thức, kỹ năng đầy đủ thì người lao động sẽ bị thay thế bởi rô-bốt cũng như hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại. Thứ ba, đối với nền nông nghiệp nước nhà: Quá trình đào tạo nguồn nhân lực kinh doanh được xem là vấn đề sống còn của ngành nông nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ngành và của xã hội, đồng thời sẽ là một trong những giải pháp 154
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI chống lại thất nghiệp hiệu quả. Việc đầu tư cho đào tạo nhân lực kinh doanh nông nghiệp là những khoản đầu tư mang tính chiến lược chủ chốt quyết định sức cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam với thế giới. Thứ tư, đối với quá trình hội nhập và xuất khẩu: Tham gia vào quá trình quốc tế hóa nền kinh tế thế giới, mục tiêu gia tăng xuất khẩu những sản phẩm nông sản có giá trị cao, ghi điểm chất lượng nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế cho những sản phẩm nông nghiệp hiện tại. Rào cản về tiêu chuẩn kỹ thuật trong nhập khẩu hàng hóa vào thị trường nước ngoài, khó khăn trong tham gia chuỗi giá trị toàn cầu hay marketing quốc tế cho sản phẩm nông nghiệp… là những thách thức rất lớn, điều này chỉ có thể giải quyết được khi đội ngũ nhân lực kinh doanh nông nghiệp sắc bén, giỏi chuyên môn quản trị kinh doanh, quản trị marketing… đồng thời giỏi ngoại ngữ, giỏi đàm phán thương mại quốc tế. Vì vậy, đào tạo nhân lực mang tầm quốc tế là lời giải cho bài toán tăng chất và lượng cho nhân lực kinh doanh nông nghiệp hiện nay. 4. Định hướng đào tạo nguồn nhân lực kinh doanh nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay Tương lai của nông nghiệp là nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp thông minh. Điều này đúng với nền nông nghiệp nói chung trên toàn thế giới ngày nay cũng như nền nông nghiệp Việt Nam đang hướng đến. Dưới đây là một số định hướng đào tạo nguồn nhân lực kinh doanh nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay tại Việt Nam: Một là, Nhà nước cần ban hành các chính sách hợp lý và cụ thể về đào tạo nguồn nhân lực trong sản xuất nông nghiệp nói riêng và đào tạo nhân lực trong kinh doanh nông nghiệp nói chung. Trong điều kiện số lượng các trường đào tạo trong lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp còn ít, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần mở thêm và giao thêm chỉ tiêu tuyển sinh ngành kinh doanh nông nghiệp ở một số trường đại học như: Trường Đại học Kinh tế qQuốc dân, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội…, đồng thời xây dựng cơ chế đặt hàng đào tạo, đào tạo lại nhân lực kinh doanh nông nghiệp từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau; xây dựng Chương trình mục tiêu về đào tạo và đào tạo lại nhân lực kinh doanh nông nghiệp; ban hành chuẩn năng lực kinh doanh nông nghiệp và có chính sách hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị trong nghiên cứu và đào tạo ngành kinh doanh nông nghiệp công nghệ cao, hỗ trợ hình thành và phát triển các vườn ươm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong các trường đại học đào tạo về kinh doanh nông nghiệp, tạo hệ sinh thái cho các doanh nghiệp kinh doanh khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.  Hai là, cần xây dựng các mô hình đào tạo thành các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp hay “thung lũng” kinh doanh nông nghiệp trong liền kết với các trường đại học 155
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI hoặc liên kết với các trường đại học phục vụ việc tăng cường liên kết trong đào tạo, đổi mới sáng tạo trong kinh doanh nông nghiệp, nâng cao giá trị cạnh tranh của chuỗi giá trị kinh doanh nông nghiệp, gắn kết giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp thành lập cơ sở dạy nghề công nghệ nông nghiệp, thực hiện chương trình hợp tác đào tạo tại khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Ba là, các cơ sở đào tạo cần phải phối hợp chặc chẽ với các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp để tự đánh giá cải tiến các chương trình đào tạo kinh doanh nông nghiệp, điều chỉnh nội dung môn học, đồng thời cập nhật nội dung mới đưa vào chương trình giảng dạy, nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo, đặc biệt là năng lực trong nghiên cứu và giảng dạy; tăng cường kỹ năng thực hành, thực tập cho sinh viên ngành kinh doanh nông nghiệp song song với trình độ ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin. Bốn là, cần xây dựng cơ chế chính sách tạo cầu nối lao động - thị trường lao động cũng rất cần thiết. Đây là chính sách hết sức quan trọng để tạo sự gắn kết giữa hoạt động đào tạo với thị trường lao động. Chính sách này sẽ là một trong những nền tảng chính đảm bảo tính hiệu quả của công tác dạy nghề − dạy được nghề và sử dụng được nghề đã học. 5. Kết luận Tóm lại, đào tạo nhân lực kinh doanh nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay đóng vai trò hết sức quan trọng và cần thiết. Thực tế hoạt động đào tạo nhân lực trong kinh doanh nông nghiệp đã có bước đầu đạt được những kết quả khả quan. Dựa vào nhu cầu nhân lực kinh doanh nông nghiệp hiện tại và tương lai cũng như thực trạng nhân lực, các cơ quan nhà nước cùng với các trường đào tạo cần có những giải pháp thay đổi theo định hướng để nâng cao được kết quả hoạt động đào tạo nhân lực trong kinh doanh nông nghiệp, cung cấp cho thị trường lao động một đội ngũ nhân lực chất và lượng trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Nguyễn Ngọc Anh (2014). Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Cần Thơ. 2. Đỗ Kim Chung (2018). Nông nghiệp thông minh: Các vấn đề đặt ra và định hướng cho nghiên cứu vào đào tạo. Tạp chí Khoa học và Nông nghiệp Việt Nam. 156
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI 3. Nguyễn Thanh Sơn (2020), “Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp và nông thôn Việt Nam”. 4. Đàm Quang Thắng và cộng sự (2019). Liên kết hộ nông dân với doanh nghiệp trong kinh doanh nông nghiệp: một số lí luận và thực tiễn. Tạp chí Khoa học và Nông nghiệp Việt Nam 2019. 5. Link: https://enternews.vn/dinh-huong-dao-tao-nhan-luc-cong-nghe-cao-trong-no ng-nghiep-187859.html 6. Link: http://kinhtevn.com.vn/nhan-luc-chat-luong-cao-trong-nong-nghiep-yeu-ca u-cap-bach-38948.html 157
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0