Đề án môn học: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
lượt xem 379
download
Tham khảo luận văn - đề án 'đề án môn học: kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án môn học: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
- Đề án môn học GVHD: Nguyễn Thị Thanh Huyền ĐẾ ÁN MÔN HỌC Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương SVTH: Nguy n Th Ng c Ánh Trang 1
- Đề án môn học GVHD: Nguyễn Thị Thanh Huyền M CL C LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................... 3 PHẦN I ................................................................................................... 5 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG............... 5 VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG ........................................... 5 Khái niệm, ý nghĩa, các nhân tố ảnh hưởng và nhiệm vụ kế toán của tiền lương và các khoản trích theo lương : ..................................................... 5 Khái niệm: .............................................................................................. 5 1.1.2. Ý nghĩa của tiền lương: ................................................................. 6 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương: .......................................... 7 1.1.4. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: ............................................................................................... 8 Phân loại lao động trong doanh nghiệp sản xuất: .................................... 9 Khái niệm về lao động: ........................................................................... 9 1.2.1. Các hình thức trả lương:................................................... 12 1.3. Hạch toán lao động trong doanh nghiệp: .............................. 19 1.3.1. Hạch toán số lượng lao động: ........................................... 19 1.3.2. Hạch toán thời gian lao động: .......................................... 20 1.3.3. Hạch toán kết quả lao động: ............................................. 20 1.5. Nội dung kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: . 20 1.5.1. Nội dung kế toán tiền lương: .............................................. 20 1.5.2. Nội dung kế toán các khoản trích theo lương: ............................. 25 1.5.2.1. Chứng từ kế toán sử dụng: ....................................................... 25 PHẦN II................................................................................................ 29 NHẬN XÉT CHUNG VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN. 29 CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC ............................... 29 KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG......................................................... 29 Nhận xét chung: .................................................................................... 29 2.1.1. Mặt tích cực: ............................................................................. 30 SVTH: Nguy n Th Ng c Ánh Trang 2
- Đề án môn học GVHD: Nguyễn Thị Thanh Huyền 2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Việt Nam: ..................................................32 L IM Đ U Trong thời đại ngày nay với cơ chế thị trường mở cửa thì tiền lương là một vấn đề rất quan trọng. Đó là khoản thù lao cho công lao động của người lao động. Lao động là hoạt động chân tay và trí óc của con người nhằm tác động biế n đổi các vật tự nhiên thành những vật phẩm có ích đáp ứng nhu cầu của con người. Trong Doanh nghiệp lao động là yếu tố cơ bản quyết định quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn làm cho quá trình sản xuất kinh doanh c ủa doanh nghiệp được diễn ra liên tục, thường xuyên chúng ta phải tái tạo sức lao động hay ta phải trả thù lao cho người lao động trong thời gian họ tham gia sản xuất kinh doanh. Tiền lương là biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động tương ứng với thời gian, chất lượng và kết quả lao động mà họ đã cống hiến. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, ngoài ra người lao động còn được hưởng một số nguồn thu nhập khác như: Trợ cấp, BHXH, Tiền thưởng… Đối với doanh nghiệp thì chi phí tiền lương là một bộ phận chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra. Tổ chức sử dụng lao động hợp lý, hạch toán tốt lao động và tính đúng thù lao của người lao động, thanh toán tiền lương và các khoản liên quan kịp thời sẽ kích thích người lao động quan tâm đến thời gian và chất lượng lao động từ đó nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Từ đó thấy kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp cũng rất quan trọng. Do vậy em chọn đề tài “Kế toán tiền lương và các SVTH: Nguy n Th Ng c Ánh Trang 3
- Đề án môn học GVHD: Nguyễn Thị Thanh Huyền khoản trích theo lương” làm đề án môn học KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP. SVTH: Nguy n Th Ng c Ánh Trang 4
- Đề án môn học GVHD: Nguyễn Thị Thanh Huyền PHẦN I NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Khái niệm, ý nghĩa, các nhân tố ảnh hưởng và nhiệm vụ kế toán của tiền lương và các khoản trích theo lương : Khái niệm: Quá trình sản xuất là quá trình ký hợp đồng đồng thời tiêu hao các yếu tố cơ bản (lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động). Trong đó lao động với tư cách là hoạt động chân tay và trí óc của con người sử dụng các tư liệu lao động nhằ m tác động, biến đổi các đối tượng lao động thành các vật phẩ m có ích phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người. Để đảm bảo tiến hành liên tục quá trình tái sản xuất, trước hết cần phải bảo đả m tái sản xuất sức lao động, nghĩa là sức lao động mà con người bỏ ra phải được bồi hoàn dưới dạng thù lao lao động. Tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng công việc mà người lao động đã cống hiến cho doanh nghiệp. Vì vậy tiền lương chính là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ. Nói cách khác, tiền lương chính là nhân tố thúc đẩy năng suất lao động đối với doanh nghiệp. Ý nghĩa của tiền lương đối với người lao động, đối với doanh nghiệp sẽ vô cùng to lớn nếu đảm bảo đầy đủ các chức năng: SVTH: Nguy n Th Ng c Ánh Trang 5
- Đề án môn học GVHD: Nguyễn Thị Thanh Huyền - Chức năng thước đo giá trị: Là cơ sở để điều chỉnh giá cả cho phù hợp mỗ i khi giá cả (bao gồm cả sức lao động) biến động. - Chức năng tái sản xuất sức lao động: Nhằm duy trì năng lực làm việc lâu dài có hiệu quả trên cơ sở tiền lương bảo đảm bù đắp được sức lao động đã hao phí cho người lao động. - Chức năng kích thích lao động: Bảo đả m khi người lao động làm việc hăng say có hiệu quả thì được nâng lương và ngược lại. - Chức năng tích luỹ: Bảo đả m có dự phòng cho cuộc sống lâu dài khi người lao động hết khả năng lao động hoặc gặp bất trắc rủi ro. Trong bất cứ DN nào cũng cần sử dụng một lượng lao động nhất định tuỳ theo quy mô yêu cầu sản xuất cụ thể. Chi phí về tiền lương là yếu tố chi phí cơ bả n cấu thành lên giá trị sản phẩ m do DN sản xuất ra. Vì vậy sử dụng hợp lý lao động cũng chính là tiết kiệm chi phí về lao động sống ( lương), do đó góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng doanh lợi cho DN và là điều kiện để cải thiện, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho công nhân viên, cho người lao động trong DN. 1.1.2. Ý nghĩa của tiền lương: Tiền lương là bộ phận cơ bản trong thu nhập của người lao động vì vậy tiền lương đóng vai trò quyết định trong việc ổn định và phát triển kinh tế gia đình, tức là tiền lương phải duy trì cuộc sống tối thiểu của người lao động. Như vậy, trước hết tiền lương có vai trò quan trọng đối với sự sống của con người lao động từ đó trở thành đòn bẩy kinh tế giúp người lao động phát huy nỗ lực tối đa hoàn thành công việc. Có thể nói tiền lương đã góp phần quan trọng giúp nhà tổ chức điề u hành công việc dễ dàng, thuận lợi. SVTH: Nguy n Th Ng c Ánh Trang 6
- Đề án môn học GVHD: Nguyễn Thị Thanh Huyền Trong DN việc sử dụng công cụ tiền lương ngoài mục đích tạo vật chất cho người lao động, tiền lương còn có ý nghĩa to lớn trong việc theo dõi, kiểm tra hiệu quả lao động. Tiền lương được sử dụng như thước đo hiệu quả công việc vì bả n thân tiền lương là một bộ phận cấu thành nên chi phí sản xuất kinh doanh. Vì vậy tiền lương là yếu tố nằm trong giá thành sản phẩm. Chính vì vậy tiền lương cũng ảnh hưởng tới lợi nhuận của DN. Với những vai trò to lớn như trên của tiền lương trong sản xuất và trong đờ i sống người lao động thì việc lựa chọn hình thức trả lương phù hợp với điều kiệ n đặc thù từng nghành, từng DN sẽ có tác dụng thúc đẩy người lao động quan tâm đến hiệu quả lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đây luôn là vấn đề được các DN quan tâm hàng đầu để có thể xây dựng một chế độ tiền lương lý tưởng vừa bảo đảm lợi ích người lao động vừa giúp DN quản lý tốt người lao động đạt hiệu quả. 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương: Giờ công, ngày công lao động, năng suất lao động, cấp bậc hoặc chức danh, thang lương quy định, số lượng, chất lượng sản phẩm hoàn thành, độ tuổi, sức khoẻ, trang thiết bị kỹ thuật đều là những nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương cao hay thấp Giờ công: Là số giờ mà người lao động phải làm việc theo quy định. Ví Dụ: 1 ngày công phải đủ 8 giờ… nếu làm không đủ thì nó có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất sản phẩ m, đến năng suất lao động và từ đó ảnh hưởng đến tiề n lương của người lao động. Ngày công: Là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến tiền lương của người lao động, ngày công quy định trong tháng là 22 ngày. Nếu người lao động làm thay đổi tăng hoặc giảm số ngày làm việc thì tiền lương của họ cũng thay đổi theo. SVTH: Nguy n Th Ng c Ánh Trang 7
- Đề án môn học GVHD: Nguyễn Thị Thanh Huyền Cấp bậc, Chức danh: Căn cứ vào mức lương cơ bản của các cấp bậc, chức vụ, chức danh mà CBCNV hưởng lương theo hệ số phụ cấp cao hay thấp theo quy định của nhà nước do vậy lương của CBCNV cũng bị ảnh hưỏng rất nhiều. Số lượng chất lượng hoàn thành cũng ảnh hưởng rất lớn đến tiền lương. Nếu làm được nhiều sản phẩm có chất lượng tốt đúng tiêu chuẩn và vượt mức số sản phẩ m được giao thì tiền lương sẽ cao. Còn làm ít hoặc chất lượng sản phẩm kém thì tiền lương sẽ thấp. Độ tuổi và sức khoẻ cũng ảnh hưởng rất lớn đến tiền lương. Nếu cùng 1 công việc thì người lao động ở tuổi 30 – 40 có sức khoẻ tốt hơn và làm tốt hơn những người ở độ tuổi 50 – 60. Trang thiết bị, kỹ thuật, công nghệ cũng ảnh hưởng rất lớn tới tiền lương. Với 1 trang thiết bị cũ kỹ và lạc hậu thì không thể đem lại những sản phẩ m có chất lượng cao và cũng không thể đem lại hiệu quả sản xuất như những trang thiết bị kỹ thuật công nghệ tiên tiến hiện đại được. Do vậy ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng sản phẩm hoàn thành cũng từ đó nó ảnh hưởng tới tiền lương. 1.1.4. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Trong một doanh nghiệp, để công tác kế toán hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và trở thành một công cụ đắc lực phục vụ công tác quản lý toàn doanh nghiệp thì nhiệm vụ của bất kỳ công tác kế toán nào đều phải dựa trên đặc điể m, vai trò của đối tượng được kế toán. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương cũng không nằm ngoài qui luật này. Tính đúng thù lao lao động và thanh toán đầy đủ tiền lương và các khoản trích theo lương cho người lao động một mặt kích thích người lao động quan tâm đến thời gian lao động, đến chất lượng và kết quả lao động mặt khác góp phần tính đúng tính đủ chi phí và giá thành sản phẩm, hay chi phí của hoạt động. Vì vậy kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương phải thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau đây: SVTH: Nguy n Th Ng c Ánh Trang 8
- Đề án môn học GVHD: Nguyễn Thị Thanh Huyền Theo dõi, ghi chép, phản ánh, tổng hợp chính xác, đầy đủ, kịp thời về số lượng, chất lượng, thời gian và kết quả lao động. Tính toán các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động và tình hình thanh toán các khoản đó cho người lao động. Kiểm tra việc sử dụng lao động, việc chấp hành chính sách chế độ về lao động, tiền lương trợ cấp bảo hiể m xã hội ( BHXH ), bảo hiể m y tế ( BHYT ), kinh phí công đoàn ( KPCĐ ), trợ cấp thất nghiệp ( TCTN ) và việc sử dụng các quỹ này. Tính toán và phân bổ các khoản chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo từng đối tượng. Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đúng chế độ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, TCTN, mở sổ, thẻ kế toán và hạch toán lao động, tiền lương, và các khoản trích theo lương đúng chế độ. Lập báo cáo về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, TCTN, phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương, đề xuất biện pháp để khai thác có hiệu quả tiề m năng lao động, tăng năng suất lao động, ngăn ngừa những vi phạm k ỷ luật lao động, vi phạ m chính sách chế độ về lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương. Phân loại lao động trong doanh nghiệp sản xuất: Khái niệm về lao động: Lao động là yếu tố cơ bản và cần thiết cho mọi quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Trên phương diện kế toán ,khái niệm lao động được hiểu như sau: Lao động là một trong những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Lao động là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh SVTH: Nguy n Th Ng c Ánh Trang 9
- Đề án môn học GVHD: Nguyễn Thị Thanh Huyền doanh,chi phí về lao động là một trong các yếu tố chi phí cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra. 1.1.1. Vai trò của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh: Lao động là một yếu tố quan trọng góp phần vào quá trình sản xuất được hoạt động liên tục và có hiệu quả. Lao động là một thành phần không thể thiếu trong các doanh nghiệp sản xuất. Lao động tạo ra của cải vật chất nuôi sống và duy trì con người, phát triển đất nước. 1.1.2. Ý nghĩa của việc phân loại lao động trong doanh nghiệp sản xuất: Phân loại lao đông trong DN có ý nghĩa to lớn trong việc nắm bắt thông tin về số lượng và thành phẩm lao động, về trình độ nghề nghiệp của người lao động, về sự bố trí lao động trong DN. Từ đó thực hiện qui hoạch lao động, lập kế hoạch lao động. Mặt khác thông qua việc phân loại lao động trong từng DN, từng bộ phận giúp cho việc lập dự toán chi phí nhân công trong chi phí sản xuất kinh doanh và công tác kiểm tra tình hình thực hiên kế hoạch quỹ lương được thuận lợi. 1.1.3. Phân loại lao động: Doanh nghiệp hiện nay có thể phân chia lao động dưới các hình thức như sau: a. Phân loại lao động theo thời gian: Theo thời gian lao động được phân thành lao động thường xuyên trong danh sách và lao động ngoài danh sách. SVTH: Nguy n Th Ng c Ánh Trang 10
- Đề án môn học GVHD: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lao động thường xuyên trong danh sách là lao động do DN trực tiếp quản lý và chi trả lương như công nhân sản xuất kinh doanh cơ bản và nhân viên thuộc bộ phận quản lý… Lao động ngoài danh sách: Là lực lượng lao động làm việc tại các DN khác do các nghành khác chi trả lương như cán bộ chuyên trách đoàn thể, học sinh… b. Phân loại lao động theo quan hệ vơí quá trình sản xuất: Lao động trực tiếp sản xuất: Là người trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm hay thực hiện các công việc nhiệ m vụ nhất định. Trong lao động trực tiếp được phân loại như sau: - Lao động có tay nghề cao: Bao gồm những lao động đã qua đào tạo chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm trong công việc thực tế. - Lao động có tay nghề trung bình: Gồm những lao động đã qua quá trình đào tạo nhưng công tác thực tế chưa nhiều. - Lao động phổ thông: Là lao động không phải qua đào tạo vẫn làm được. Phần lớn lao động này là công nhân trong các xưởng sản xuất. Lao động gián tiếp sản xuất: Là bộ phận lao động tham gia một cách gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh. Lao động gián tiếp là những người chỉ đạo, phục vụ và quản lý kinh doanh. Lao động gián tiếp bao gồm: - Chuyên viên chính: Là những người có trình độ đại học trở lên có chuyên môn cao, khả năng giải quyết các công việc mang tính tổng hợp, phức tạp. - Chuyên viên: Là những lao động đã tốt nghiệp đại học có thời gian công tác dài, trình độ chuyên môn cao. - Cán sự: Gồm những lao động mới tốt nghiệp đại học và chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế và thời gian công tác. SVTH: Nguy n Th Ng c Ánh Trang 11
- Đề án môn học GVHD: Nguyễn Thị Thanh Huyền - Nhân viên: Là những lao động gián tiếp với trình độ chuyên môn thấp có thể đã qua đào tạo hoặc chưa qua đào tạo. c. Phân loại theo chức năng của lao động: Căn cứ theo chức năng lao động trong doanh nghiệp ta có thể chia làm ba loại như sau: Lao động thực hiện chức năng sản xuất: Công nhân viên ở các phân xưởng, tổ, bộ phận sản xuất. Lao động thực hiện chức năng bán hàng :Là những công nhân bán hàng trên thị trường, nhân viên tiếp thị, nhân viên quảng cáo. Lao động thực hiện chức năng quản lý: Là giám đốc ,trưởng phó phòng ban b ộ phận trong doanh nghiệp. 1.2. Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp: 1.2.1. Các hình thức trả lương: Ở nước ta hiện nay việc trả lương cho người lao động trong các DN chủ yếu được tiến hành theo 2 hình thức: Hình thức tiền lương theo thời gian và hình thức tiền lương theo sản phẩ m. a. Hình thức tiền lương theo thời gian: Tiền lương theo thời gian là hình thức tiền lương tính theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và thang lương người lao động. Đơn vị tính lương thời gian là lương tháng, lương ngày hoặc lương giờ. Công thức: SVTH: Nguy n Th Ng c Ánh Trang 12
- Đề án môn học GVHD: Nguyễn Thị Thanh Huyền Tiền lương theo Thời gian làm việc Đơn giá tiền lương = x thời gian thực tế thời gian Trả lương theo thời gian giản đơn: Tiền lương theo thời gian giản đơn bao gồ m: - Tiền lương tháng: Là tiền lương trả cho người lao động theo thang bậc lương quy định gồ m tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp như phụ cấp độc hại, phụ cấp khu vực…Tiền lương tháng thường được áp dụng cho nhân viên làm công việc quản lý hành chính, quản lý kinh tế. - Công thức: Mi = Mn x Hi + ( Mn x Hi x Hp ) Trong đó: Mi: Mức lương lao động bậc i Mn: Mức lương tối thiểu Hi: Hệ số cấp bậc lương bậc i Hp: Hệ số lương phụ cấp - Tiền lương ngày: Là tiền lương trả cho một ngày làm việc và là căn cứ để trợ cấp BHXH phải chi trả cho CBCNV, thường áp dụng trả cho nhân viên trong thời gian học tập, hội họp hoặc làm nhiệm vụ khác. Lương ngày được xác định bằng cách lấy tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc theo chế độ trong tháng. - Công thức: Tiền lương tháng Tiền lương ngày = Số ngày làm việc theo chế độ quy định SVTH: Nguy n Th Ng c Ánh Trang 13
- Đề án môn học GVHD: Nguyễn Thị Thanh Huyền - Lương giờ: Là tiền lương trả cho 1 giờ làm việc được áp dụng để tính đơn giá tiền lương trả theo sản phẩm. - Công thức: Tiền lương ngày Tiền lương giờ = Số giờ làm việc trong ngày theo chế độ - Tiền lương theo thời gian có thưởng: là sự kết hợp giữa hình thức tiề n lương giản đơn với chế độ tiền thưởng trong sản xuất. - Công thức: Tiền lương thời gian Tiền thưởng có Tiền lương thời gian có thưởng = + giản đơn tính chất lương - Ưu điểm: dễ làm, dễ tính đến thời gian làm việc thực tế có thể lập bảng tính sẵn. - Nhược điểm: Chưa đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động vì hình thức này chưa tính đến một cách đầy đủ chất lượng lao động, chưa phát huy hết khả năng sẵn có của người lao động nên không khuyến khích được người lao động quan tâm đến kết quả lao động. - Vì vậy để khắc phục bớt những hạn chế này ngoài việc tổ chức theo dõi ghi chép đầy đủ thời gian làm việc của công nhân viên, DN cần phải thường xuyên kiể m tra tiến độ làm việc và chất lượng công việc của công nhân viên kết hợp với chế độ khen thưởng hợp lý. b. Hình thức tiền lương theo sản phẩm: SVTH: Nguy n Th Ng c Ánh Trang 14
- Đề án môn học GVHD: Nguyễn Thị Thanh Huyền Theo hình thức này tiền lương tính trả cho người lao động căn cứ vào kết quả lao động, số lượng và chất lượng sản phẩm công việc lao vụ đã hoàn thành và đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm, công việc và lao vụ đó. Các hình thức tiền lương sản phẩm như sau: - Hình thức trả lương sản phẩm trực tiếp: Được áp dụng chủ yếu đối vớ i công nhân trực tiếp sản xuất căn cứ vào số lượng sản phẩm mà họ hoàn thành đúng quy cách, phẩ m chất và đơn giá của mỗi đơn vi SP. - Công thức: Tiền lương SP = Khối lượng SP hoàn thành x Đơn giá tiền lương - Hình thức trả lương sản phẩm gián tiếp: Đây là tiền lương trả cho công nhân viên phụ cùng tham gia sản xuất với công nhân viên chính đã ảnh hýởng lýõng theo sản phẩm. - Công thức: Tiền lương SP Số lượng SP hoàn thành Đơn giá tiền lương = x gián tiếp của công nhân sản xuất SP gián tiếp - Hình thức tiền lương tính theo sản phẩm có thưởng: Đây là sự kết hợp giữa hai hình thức tiền lương kể trên với các khoản tiền thưởng có tính chất lương. - Hình thức tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến: Tiền lương trả cho công nhân viên căn cứ vào số lượng sản phẩm đã sản xuất ra theo hai loại đơn giá khác nhau: Đơn giá cố định đối với số sản phẩ m trong mức qui định và đơn giá luỹ tiến đối với số sản phẩ m vượt định mức. Hình thức trả lương này có tác dụng khuyến khích nâng cao năng suất lao động nên nó thường được áp dụng ở những khâu trọng yếu mà việc tăng năng suất lao SVTH: Nguy n Th Ng c Ánh Trang 15
- Đề án môn học GVHD: Nguyễn Thị Thanh Huyền động có tác dụng thúc đẩy tăng năng suất ở các khâu khác nhau trong thời điể m chiến dịch kinh doanh để giải quyết kịp thời hạn qui định… Tuy nhiên cách trả lương này dễ dẫn đến khả năng tốc độ tăng của tiền lương bình quân nhanh hơn tốc độ tăng của năng suất lao động. Vì vậy khi sản xuất đã ổn định, các điều kiện nêu trên không còn cần thiết thì chuyển sang hình thức tiền lương sản phẩ m bình thường. - Hình thức tiền lương khoán: Theo hình thức này người lao động sẽ nhận được một khoản tiền nhất định sau khi hoàn thành xong khối lượng công việc được giao theo đúng thời gian chất lượng quy định đối với loại công việc này. - Có 2 phương pháp khoán: Khoán công việc và khoán quỹ lương. + Khoán công việc: Doanh nghiệp quy định mức tiền lương cho mỗi công việc hoặc khối lượng sản phẩm hoàn thành. Người lao động căn cứ vào mức lương này có thể tính được tiền lương của mình thông qua khối lượng công việc mình đã hoàn thành. + Khoán quỹ lương: Theo hình thức này, người lao động biết trước số tiề n lương mà họ sẽ nhận được sau khi hoàn thành công việc kịp thời gian được giao. Căn cứ vào khối lượng từng công việc hoặc khối lượng sản phẩm và thời gian cần thiết để hoàn thành mà DN tiến hành khoán quỹ lương. 1.2.2. Quỹ lương và các khoản trích theo lương: 1.2.2.1. Khái niệm và nội dung quỹ lương: Quỹ tiền lương là toàn bộ số tiền phải trả cho tất cả các loại lao động mà DN quản lý, sử dụng kể cả trong và ngoài DN. Theo nghị định 235/HĐBT ngày 19/09/1985 của Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Chính Phủ) quỹ tiền lương gồm các khoản sau: SVTH: Nguy n Th Ng c Ánh Trang 16
- Đề án môn học GVHD: Nguyễn Thị Thanh Huyền - Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế. - Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất vì các nguyên nhân khách quan như hội họp, nghỉ phép… - Tiền lương trả cho người lao động khi làm ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ quy định. - Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian điều động công tác hoặc đi làm nghĩa vụ của Nhà Nước và xã hội. - Các khoản phụ cấp thường xuyên, phụ cấp theo chế độ quy định và các khoản phụ cấp khác được ghi trong quỹ lương. * Phân loại tiền lương trong doanh nghiệp. Về phương diện kế toán tiền lương của DN được chia thành 2 loai: - Tiền lương chính: Là khoản tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ chính nghĩa là thời gian có tiêu hao thực sự sức lao động gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo (phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực…) - Tiền lương phụ: Là khoản tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực hiện nhiệm vụ khách quan ngoài nhiệm vụ chính của họ và thời gian người lao động được nghỉ theo đúng chế độ (nghỉ phép, nghỉ lễ, đi học, nghỉ vì ngừng sản xuất…) Việc phân chia tiền lương thành lương chính và lương phụ có ý nghĩa quan trọng đối với công tác kế toán và phân tích tiền lương trong giá thành sản xuất. Tiền lương chính của người lao động gắn liền với quá trình làm ra sản phẩ m và được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩ m. Tiền lương phụ của người lao động không gắn liền với từng loại sản phẩm nên được hạch toán gián SVTH: Nguy n Th Ng c Ánh Trang 17
- Đề án môn học GVHD: Nguyễn Thị Thanh Huyền tiếp vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩm theo một tiêu chuẩn phân bổ nhất định. 1.2.2.2. Các khoản trích theo lương: a. Quỹ BHXH: Theo khái niệm của tổ chức lao động quốc tế ( ILO) BHXH được hiểu là sự bảo vệ của xã hội các thành viên của mình, thông qua một loạt các biện pháp công cộng để chống lại tình trạng khó khăn về kinh tế – xã hội do bị mất việc hoặc giảm thu nhập gây ra bởi ố m đau, mất khả năng lao động…Theo Nghị định số 43/CP ngày 22/06/1993 quy định tạm thời chế độ BHXH của Chính phủ, quỹ BHXH được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động và một phần hỗ trợ của Nhà nước. Theo quy định hiện hành hàng tháng DN tiến hành trích lập quỹ BHXH theo quy định là 22% trong đó: - 16% thuộc về trách nhiệm đóng góp của DN bằng cách trừ vào chi phí. - 6% thuộc trách nhiệm đóng góp của người lao động bằng cách trừ lương. Quỹ BHXH dùng để tạo ra nguồn vốn tài trợ cho công nhân viên trong trường hợp ốm đau, thai sản…và tổng hợp chi tiêu để quyết toán với cơ quan chuyên trách. b. Quỹ BHYT: BHYT thực chất là sự trợ cấp về y tế cho người tham gia bảo hiểm nhằ m giúp họ một phần nào đó tiền khám, chữa bệnh, tiền viện phí… Về đối tượng, BHYT áp dụng cho những người tham gia đóng BHYT thông qua việc mua thẻ bảo hiểm trong đó chủ yếu là người lao động. Theo quy định của Bộ Tài Chính hiện hành thì quỹ BHYT được hình thành bằng cách trích 1,5% tiề n SVTH: Nguy n Th Ng c Ánh Trang 18
- Đề án môn học GVHD: Nguyễn Thị Thanh Huyền lương cơ bản do người lao động đóng và 3% quỹ tiền lương cơ bản tính vào chi phí sản xuất do người sử dụng lao động chịu. c. KPCĐ: Là quỹ tài trợ cho hoạt động công đoàn các cấp và quỹ KPCĐ được hình thành do việc trích lập theo một tỷ lệ nhất định phải trả cho người lao động và tính vào chi phí trong kỳ. Theo quy chế hiện hành việc trích lập 2% được tính vào chi phí SXKD. d. BHTN (Trợ cấp thất nghiệp): Theo Khoản 2 Điều 41 Nghị định 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ về Bảo hiểm thất nghiệp, các đối tượng được hưởng bảo hiểm thất nghiệp là những đối tượng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên, trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc làm hoặc bị chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật. Cụ thể là trong thời gian làm việc hàng tháng, người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước cùng đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Trong đó, người lao động đóng 1% tiền lương, tiền công; người sử dụng lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công của những người lao động và Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công của những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp. 1.3. Hạch toán lao động trong doanh nghiệp: 1.3.1. Hạch toán số lượng lao động: Để quản lý lao động về mặt số lượng, doanh nghiệp sử dụng “Sổ sách theo dõi lao động của DN” thường do phòng tổ chức lao động theo dõi. Sổ này hạch toán về mặt số lượng từng loại lao động theo nghề nghiệp, công việc và trình độ tay nghề của công nhân viên. Phòng tổ chức lao động có thể lập sổ chung cho toàn DN và SVTH: Nguy n Th Ng c Ánh Trang 19
- Đề án môn học GVHD: Nguyễn Thị Thanh Huyền lập riêng cho từng bộ phận để nắ m chắc tình hình phân bổ, sử dụng lao động hiện có trong DN. 1.3.2. Hạch toán thời gian lao động: Hạch toán thời gian lao động là việc hạch toán thời gian đối với mỗi ngườ i công nhân ở từng bộ phận. Để phản ánh kịp thời số ngày công, giờ làm việc thực tế cũng như ngày nghỉ, ngừng việc của từng lao động, từng bộ phận sản xuất, từng phòng ban trong doanh nghiệp. Trên cơ sở đó để tính lương phải trả cho từng người. Bảng chấm công là chứng từ ban đầu quan trọng nhất để hạch toán thời gian lao động trong các DN. Bảng chấm công dùng để ghi chép thời gian làm việc trong tháng thực tế và vắng mặt của CBCNV trong tổ, đội, phòng, ban…, bảng chấm công phải lập riêng cho từng tổ sản xuất, từng phòng ban và dùng trong một tháng. 1.3.3. Hạch toán kết quả lao động: Hạch toán kết quả lao động là nội dung quan trọng trong toàn bộ công tác quản lý và hạch toán lao động ở các DN sản xuất. Công việc tiến hành là ghi chép chính xác, kịp thời số lượng hoặc chất lượng sản phẩ m hoặc khối lượng công việc hoàn thành của từng cá nhân, tập thể làm căn cứ tính lương và trả lương chính xác. Chứng từ hạch toán thường được sử dụng là phiếu xác nhận sản phẩm và công việc hoàn thành, hợp đồng khoán. Hạch toán kết quả lao động là cơ sở tính lương theo sản phẩm cho từng người, cho bộ phận hưởng lương theo sản phẩm. 1.5. Nội dung kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: 1.5.1. Nội dung kế toán tiền lương: SVTH: Nguy n Th Ng c Ánh Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án môn học: Luật Kinh doanh
26 p | 1710 | 403
-
Đề tài : KẾ TOÁN CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ
28 p | 698 | 133
-
Đề án môn học: Hoàn thiện tính giá nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất
32 p | 464 | 126
-
Đồ án môn học Thiết kế hầm giao thông
68 p | 598 | 119
-
ĐỒ ÁN MÔN HỌC MÁY NÂNG VÀ CGH CÔNG TÁC LẮP GHÉP NHIỆM VỤ THIẾT KẾ: MC-CẦN TRỤC THÁP KB 160.2
78 p | 491 | 84
-
Đồ án môn học Quá trình và thiết bị: Thiết kế thiết bị cô đặc chân không 1 nồi liên tục để cô đặc dung dịch NaOH
62 p | 423 | 72
-
Đồ án môn học: Thiết kế dao - SV Trần Xuân Tôn
25 p | 312 | 71
-
Đồ án môn học Động cơ đốt trong: Thiết kế động cơ xăng, (không tăng áp), có công suất danh nghĩa Nen = 106 KW, tốc độ quay danh nghĩa nn = 6000 rpm , dùng để trên xe Ô tô KIA carens 2.0 144 hp
47 p | 320 | 64
-
Đồ án môn học Thiết kế máy: Thiết kế hệ thống dẫn động máy nâng hàng
60 p | 385 | 49
-
Đồ án môn học: Thiết kế cung cấp điện cho phân xưởng CKCT và CNC
56 p | 197 | 45
-
Đề án môn học Kế toán: Bàn về phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng
24 p | 401 | 45
-
Đồ án môn học: Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí
67 p | 220 | 44
-
Đồ án môn học: Kỹ thuật thi công - SV. Lê Hồng Tân
43 p | 200 | 41
-
Đồ án môn học: Thiết kế mạng lưới thu gom và khu liên hợp xử lý chất thải rắn
61 p | 152 | 35
-
Đề án môn học: “Khảo sát thực trạng tiền lương của công ty may thăng long”
37 p | 172 | 35
-
Đồ án môn học Cơ đất – VLCD: Đồ án nền móng
36 p | 269 | 31
-
Đồ án môn học: Chưng cất dầu thô nhiều phần nhẹ
55 p | 180 | 22
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn