intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Để cây chanh ra trái nghịch mùa 3 cách bón vôi cho cây trồng

Chia sẻ: Nang Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

321
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cây chanh có thể trổ bông và cho trái quanh năm. Tuy nhiên, vụ chanh chính thường trổ hoa vào tháng 2, 3, 4. Mùa thuận giá chanh thường rất thấp đã làm hiệu quả kinh tế các nhà vườn bị giảm vì thế họ thường loại bỏ trái và chăm sóc, bón phân để cây trổ hoa vào tháng 9, 10 và cho thu hoạch trái vào tháng 1 – 2 năm sau (vụ này gọi là vụ nghịch).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Để cây chanh ra trái nghịch mùa 3 cách bón vôi cho cây trồng

  1. Để cây chanh ra trái nghịch mùa 3 cách bón vôi cho cây trồng
  2. Cây chanh có thể trổ bông và cho trái quanh năm. Tuy nhiên, vụ chanh chính thường trổ hoa vào tháng 2, 3, 4. Mùa thuận giá chanh thường rất thấp đã làm hiệu quả kinh tế các nhà vườn bị giảm vì thế họ thường loại bỏ trái và chăm sóc, bón phân để cây trổ hoa vào tháng 9, 10 và cho thu hoạch trái vào tháng 1 – 2 năm sau (vụ này gọi là vụ nghịch). Chanh thu hoạch và bán vào thời gian này giá thường cao gấp 4 – 5 lần so với vụ thuận. Theo kinh nghiệm của ông Huỳnh Thanh Tú (Thới An, Ô Môn, TP. Cần Thơ), một nông dân có nhiều kinh nghiệm để chanh ra trái nghịch mùa thì có thể làm theo cách sau: Cách 1:
  3. Đầu tháng 8 bón 0,5 – 1 kg hỗn hợp của ba loại phân urê + DAP + kali. sau khi tưới nước khoảng 2 ngày cho tan phân thì tiến hành xiết nước (không tưới nước cho chanh nữa). Lúc này để mức nước trong mương cách mặt liếp từ 0,7 – 1 m. Khoảng 15 ngày sau khi bón phân sẽ rụng 30% số lá trên cây (chủ yếu là những lá già). Thời gian xiết nước 15 – 20 ngày. Đến cuối tháng 8, tiến hành tưới nước trở lại. Hai ngày đầu tưới 2 – 3 lần/ngày và tới ngày thứ ba thì bón 0,2 – 1 kg (urê + DAP/gốc theo tỷ lệ 1:1). Những ngày đầu tháng 9 cây sẽ trổ hoa, khoảng 20/9 thì đậu trái, đến 10/1 thì trái có đường kính 0,5 – 1 cm, bón thêm phân, mỗi gốc 0,2 – 1 kg urê + DAP. Sau giai đoạn này mỗi tháng bón hai lần vào ngày 15 và 30 hàng tháng, bón liên tục trong 2 tháng cuối. Cách 2: Ban đầu cũng chăm sóc như cách 1, nhưng dùng thêm 1 kg urê hòa với 8 lít nước phun thẳng vào lá. Sau vài ngày lá sẽ rụng khoảng 30 – 50% và cũng tiến hành ngưng tưới như cách trên. Khoảng cuối tháng 8, phun Flower -95 hoặc phân bón lá Thiên nông trên lá (theo liều khuyến cáo). Sau đó tưới nước và bón phân theo cách 1. Khi trái vừa đậu có thể phun thêm các loại phân bón lá như Komix, HPV… để trái phát triển tốt.
  4. Ở một số nơi, để kích thích cây chanh ra hoa nhà vườn còn dùng bừa cào xới nhẹ lên lớp đất mặt để kích thích bộ rễ, làm cây mất cân đối dinh dưỡng đột ngột đưa đến hiện tượng cây rụng lá và sau đó sẽ ra hoa. Cũng có trường hợp dùng cây chống nhánh và tán cây chanh lên, sau đó hạ xuống gây ức chế sinh trưởng của cây, làm cây chanh rụng lá. Sau đó tưới nước, cây chanh sẽ trổ hoa. Bón phân cho chanh: Cây chanh cần cung cấp đủ dinh dưỡng như những loại cây trồng khác. tuy nhiên, tùy theo đất, giống, giai đoạn sinh trưởng mà cung cấp lượng phân cho cây. Trên cây chanh, vào thời kỳ cho trái ổn định có thể sử dụng phân bón như sau: 0,6 – 1,7 kg urê/gốc/năm; 0,5 – 1,8 kg DAP/gốc/năm (sau khi thu hoạch có thể bón thêm phân lân); 0,2 – 0,3 kg kali/gốc/năm; 10 – 15 kg phân chuồng/gốc/năm. Số lần bón từ 4 – 6 lần/năm, chủ yếu vào giai đoạn kích thích ra hoa và nuôi trái của cây. Với những cây đã cho trái ổn định có thể bón theo kinh nghiệm sau: - Sau khi thu hoạch trái của vụ trước bón 2/3 lân + 5 kg phân hữu cơ. - Trước khi chuẩn bị xiết nước bón 1/3 lân + 1/4 đạm + 1/3 kali. - Sau khi tưới nước trở lại (trước khi trổ hoa) bón 1/4 đạm + 1/3 kali.
  5. - Giai đoạn nuôi trái, ngoài 1/4 lượng đạm còn lại thì lượng phân nên cung cấp theo mức độ đậu trái và sự phát triển của trái. Cần chú ý phòng trừ sâu bệnh cho chanh vào giai đoạn này.
  6. 3 cách bón vôi cho cây trồng Nhắc tới vôi làm chúng ta liên tưởng ngay tới tác dụng khử phèn của vôi nông nghiệp nói chung, thật ra vôi còn nhiều tác dụng tích cực khác đối với cây trồng nếu chúng ta biết sử dụng vôi phù hợp với yêu cầu đất và cây trồng. Sau đây là 3 cách bón vôi cho cây trồng 1. Tùy vào kết cấu và độ chua của đất mà bón vôi đúng liều lượng - Đất có độ chua cao thì bón vôi nhiều hơn, tuy nhiên nếu bón vôi lót phía dưới lớp đất thì liều lượng sử dụng nhiều hơn bón vôi phía trên bề mặt đất. Ví dụ: bón vôi lót khử phèn khi trồng cây thì có thể dùng 1-2 ký vôi bột cho một hố trồng cây lớn, còn rải bên trên mặt đất xung quang gốc cây thì dùng 200-300g cho một lần bón. Trường hợp đất có độ PH từ 3,5-4,5 thì bón 200 ký vôi/ 1000m2, nếu PH từ 4,6-5,5 thì bón 100 ký vôi/ 1000m2, PH từ 5,6- 6 thì bón 50 ký vôi/ 1000m2, PH > 6 thì không cần bón vôi nữa. - Nếu đất sét hay đất thịt thì có thể bón 1-2 lần trong năm có thể vào lúc thời tiết chuyển mùa ( đầu và cuối mùa mưa). Ngược lại nơi đất có tỷ lệ cát cao thì bón vôi
  7. thành nhiều đợt 1-2 tháng bón một lần với liều lượng bằng ¼ khối lượng bình thường. 2. Bón vôi đúng vào thời điểm mà đất yêu cầu Bón vôi đúng vào thời điểm mà đất yêu cầu Thông thường người ta sử dụng vôi cho những vùng đất mới khai thác trồng trọt như lên mương liếp, khử phèn khi cơ giới xới xáo đất…nhằm đẩy nhanh quá trình khử chua đất và ém phèn. Bón vôi vào đầu mùa mưa để xử lý nước mưa đầu mùa mang nhiều axít mầm bệnh cho đất, riêng đối với nơi sử dụng nước giếng khoan tưới cây trồng thì đa số nước giếng có độ PH thấp khoảng từ 5-5,5 rất cần bón thêm vôi vào các mặt chậu cây khi thấy xuất hiện lớp váng màu vàng nhạt hay vàng xanh rêu (lớp phèn đọng trên
  8. mặt chậu), chỉ cần rải một lớp mỏng vôi bột xung quanh gốc cây (vôi bột không làm cháy lá cây). Xử lý vôi kịp thời sẽ giúp rễ cây hấp thu phân bón gốc dễ dàng, nếu bón phân hạt sau khi bón vôi sẽ thấy cây xanh lá hơn. Ở những khu đất đã khai thác trồng trọt nhiều năm làm đất bị suy thoái cũng cần bón lót vôi và phân hữu cơ để cải tạo và tăng độ mùn cho đất, qua đó sẽ tăng hiệu quả sử dụng đất rõ rệt. 3. Bón vôi gốc cây giúp khử trùng và tiêu diệt mầm bệnh Vôi không chỉ khử chua đất mà còn có thể khử trùng tiêu diệt mầm bệnh cho cây trồng nhất là đối với cây ăn trái. Thường người ta bón vôi khử trùng kết hợp với cắt tỉa cành nhánh dọn dẹp cỏ dại xung quanh gốc cây. Đối với đất trồng rau chuyên canh cũng cần rải vôi trên khắp bề mặt khi thời tiết chuyển mùa để xử lý mầm bệnh cho rau trồng. Trường hợp khi cày ải đất trồng lại vụ rau mới thì người ta bón vôi với liều lượng 150 – 200ký/1000m2 rồi cày sâu xới đất phơi nắng trong thời gian 5-7 ngày nhằm khử chua và diệt mầm bệnh tồn dư nằm dưới lớp đất sâu.
  9. Bón vôi không tốn nhiều chi phí vì giá thành vôi nông nghiệp khá rẻ, chỉ cần nhân công thực hiện thường xuyên với việc bón phân là cây trồng của chúng ta luôn luôn xanh tốt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2