intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Để trái dưa hấu to và đẹp- Phòng trừ ruồi đục quả và lá cây khổ qua

Chia sẻ: Nang Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

144
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'để trái dưa hấu to và đẹp- phòng trừ ruồi đục quả và lá cây khổ qua', khoa học tự nhiên, nông - lâm phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Để trái dưa hấu to và đẹp- Phòng trừ ruồi đục quả và lá cây khổ qua

  1. Để trái dưa hấu to và đẹp - Phòng trừ ruồi đục quả và lá cây khổ qua
  2. Dưa hấu là một loại rau quả được nhiều người ưa chuộng vì vị ngon ngọt, thanh mát và đặc biệt không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền của người dân Việt Nam. Mặc dù hiện nay dưa hấu có thể trồng quanh năm song dưa Tết vẫn được nông dân trồng nhiều nhất và ngoài yếu tố phẩm chất thì người tiêu dùng còn quan tâm đến vẻ đẹp bên ngoài của dưa. Vậy, để có quả dưa hấu to, ngon và đẹp, nông dân cần chú ý đến nhiều yếu tố trong kỹ thuật canh tác dưa hấu. Trước hết, khoảng cách trồng có ảnh hưởng trực tiếp đến độ lớn của trái. Không nên trồng quá dày. Khoảng cách thường áp dụng trong sản xuất là 2,5-3m (hàng cách hàng) x 0,4-0,7m ( cây cách cây). Mật độ thay đổi từ 500-1.000 cây/m2 đất. Dưa hấu Tết cần trái lớn để chưng nên trồng thưa 500-650 cây/m2 . Phân bón ảnh hưởng rất lớn đến phẩm chất trái dưa. Để dưa hấu có năng suất và phẩm chất cao cần chú ý đến thời kỳ bón phân và số lượng phân bón một cách
  3. cân đối hợp lý. Tùy vào độ màu mỡ của đất mà lượng phân bón khác nhau. Lượng phân bón trung bình cho 1.000 m2 dưa hấu là : 1-2 tấn phân chuồng hoai mục; 5 kg phân Urea; 8 kg phân DAP; 6 kg phân KCL và 60 kg phân NPK (16-16-8). Sửa dây cũng là một kỹ thuật cần thiết trong việc trồng dưa hấu. Việc sửa dây cho dưa hấu được tiến hành khi dây bắt đầu bỏ vòi ( khoảng 20 ngày sau khi xuống bầu ). Cho các dây bò song song nhau theo thứ tự thẳng gốc với hàng trồng. Không để dây quấn chồng lên nhau, gây khó khăn trong việc chấm nụ, tuyển trái và ảnh hưởng khả năng quang hợp của cây, đồng thời tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển. Trong thời kỳ ra hoa rộ, khi dây dưa dài khoảng 1,5m ( 35-40 ngày sau khi gieo) thường tiến hành thụ phấn nhân tạo (nông dân còn gọi là úp nụ). Đây là kỹ thuật rất cần thiết trong canh tác dưa hấu, giúp cho trái có độ đồng đều cao, dễ chăm sóc. Trồng dưa hấu thì phải úp nụ, vì mỗi cây dưa hấu chỉ giữ một trái, trái càng to thì càng có giá trị nên người trồng dưa phải chủ động úp nụ, lấy trái đúng vị trí trên thân, trái sẽ phát triển như mong muốn. Úp nụ thường được tập trung 4-7 ngày. Thời gian úp nụ càng ngắn càng tốt, tiến hành vào 7-9 giờ sáng. Để cho trái dưa hấu to, chỉ nên để một trái / dây. Việc tuyển trái tiến hành khoảng 40-45 ngày sau khi gieo. Khi trái bằng trái chanh, chọn trái thứ ba trên dây chính. Nếu trên dây chính không tuyển trái được thì chọn trái thứ hai trên dây nhánh ( vị
  4. trí lá thứ 8-14 ). Chọn trái đầy đặn, cuống to dài, có nhiều lông tơ thẳng, không sâu bệnh. Ngoài ra, chăm sóc trong giai đoạn mang trái cũng là yếu tố giúp trái dưa hấu đẹp, tăng giá trị thương phẩm. Khi trái lớn bằng trái cam, nếu giống dưa trái tròn, trong mùa nắng thì nên sửa cho trái đứng để trái phát triển đồng đều. Còn trong mùa mưa, nên để trái nằm ngang, tránh đít trái tiếp xúc với mặt đất ẩm ướt dễ bị nấm bệnh tấn công. Trong quá trình trái phát triển thỉnh thoảng trở bề để trái đẹp và màu vỏ trái xanh đều. Chỉ để trái đứng khoảng 10 ngày trước khi thu hoạch. Thận trọng trong việc sử dụng phân bón lá và thuốc kích thích sinh trưởng. Những loại này có tác dụng giúp thân, lá, trái phát triển nhanh nhưng thường làm phẩm chất trái giảm và cây chống chịu kém với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh. Trong dịp Tết Nguyên Đán, dưa hấu ngoài việc dùng làm thực phẩm còn là loại quả được chưng bàn thờ tổ tiên nên hình dáng đẹp bên ngoài sẽ làm tăng giá trị thương phẩm gấp nhiều lần.
  5. Phòng trừ ruồi đục quả và lá cây khổ qua Khổ qua là loại rau ngắn ngày, lợi nhuận thu được từ cây khổ qua khá cao. Tuy nhiên, trong quá trình sinh trưởng, khổ qua bị rất nhiều loại sâu bệnh tấn công, trong đó, có hai loại ruồi gây hại rất phổ biến là ruồi đục lá và ruồi đục trái khổ qua. Dây khổ qua bị bệnh ruồi đục
  6. Ruồi đục lá phá hại trên lá, phá hại từ giai đoạn có lá thật đến ra hoa, đậu trái nhưng nặng nhất vào giai đoạn sinh trưởng mạnh ra nhiều lá. Ruồi đục lá có tên khoa học là Liriomyza, thuộc họ Agromyzidae, bộ Ditera. Trưởng thành là loài ruồi nhỏ, dài khoảng 1,5–2 mm, màu đen, có vệt vàng trên ngực. Chúng đẻ trứng trong mô biểu bì mặt trên lá. Sâu non dạng dòi, màu vàng nhạt. Dòi nở ra đục dưới lớp biểu bì lá thành những đường vòng vèo màu trắng ( nên nông dân còn gọi là sâu vẽ bùa), có thể nhìn thấy con dòi và phân của chúng dưới đường đục. Nhiều con dòi phá hại trên cùng một lá, làm lá bị cháy khô, giảm khả năng quang hợp, dây khổ qua sinh trưởng kém. Nếu giai đoạn ra hoa bị ruồi đục lá gây hại mật số cao thì dây khổ qua sẽ đậu trái ít, trái nhỏ. Vòng đời của ruồi đục lá khoảng 15-20 ngày, thời gian trứng 2-3 ngày, sâu non 10-14 ngày, nhộng 8-10 ngày. Ngoài ruồi đục lá, ruồi đục trái khổ qua ảnh hưởng quan trọng về kinh tế, làm giảm năng suất, giá trị thương phẩm của trái. Ruồi đục trái có tên khoa học là Bactrocera cucurbitae, thuộc họ Ruồi đục quả Trypetidae, bộ Diptera. Ruồi trưởng thành có hình dạng giống ruồi nhà, dài khoảng 6-8mm, màu vàng có các vạch đen trên ngực và bụng. Cuối bụng ruồi cái có vòi đẻ trứng dài và nhọn dùng chích vào vỏ trái để đẻ trứng. Trứng nở ra dòi màu trắng ngà hoặc vàng nhạt. Ruồi trưởng thành hoạt động vào sáng sớm hoặc chiều mát, sức bay yếu. Một con cái có thể đẻ trên 100 trứng. Ruồi cái dùng bộ phận đẻ trứng chọc thủng vỏ trái và đẻ trứng vào trong, vết chích rất nhỏ chỉ nhìn thấy nhờ vết mủ chảy ra. Ấu trùng (dòi)
  7. nở ra đục ngay vào trong trái, chổ vết đục bên ngoài là một chấm nâu, bên trong trái, dòi đục thành đường hầm vòng vèo làm trái bị thối mềm và dễ rụng. Triệu chứng nhận biết khi trái khổ qua bị ruồi gây hại là trái chuyển màu vàng tươi, mềm, bẻ ra bên trong có nhiều dòi. Trong một trái khổ qua có nhiều con dòi gây hại. Dòi đẩy sức chui ra ngoài và rơi xuống đất hóa nhộng. Ruồi thường phá hại từ khi trái khổ qua già đến chín. Bình bát dây và dây cứt quạ là hai đối tượng nhiễm ruồi cao, đây là nơi trú ngụ và tích luỹ mật số của ruồi. Để phòng trừ ruồi nên áp dụng nhiều biện pháp - Vệ sinh đồng ruộng, thường xuyên thu gom và tiêu huỷ các trái bị rụng hoặc trái bị dòi hại.
  8. Bẫy treo diệt ruồi bằng các chất dẫn dụ - Dựa vào đặc tính bị hấp dẫn của ruồi trưởng thành bởi màu sắc nên có thể sử dụng bẩy dính màu vàng, dùng những tấm nhựa màu vàng được trét keo để bắt ruồi trưởng thành. - Sử dụng bẩy ViZubon – D dẫn dụ ruồi đực ( đặt 5-10m/1 bẩy). - Phun SOFRI Protein thuỷ phân diệt ruồi trưởng thành đực và cái. Phun ngay sau khi hoa thụ phấn. Không phun toàn ruộng mà chỉ phun theo luống và bỏ cách luống, không phun trực tiếp lên trái. Đối với ruồi đục lá có thể sử dụng một trong
  9. những loại thuốc sau: Eska 250EC, Vimatrine 0.6L,…Chú ý đảm bảo đúng thời gian cách ly./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2